- 1 Thông tư 16/2021/TT-BTTTT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2 Quyết định 138/QĐ-BTTTT năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2021
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2009/TT-BTTTT | Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2009 |
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC LIÊN HOAN PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
Căn cứ Nghị định 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUY ĐỊNH:
Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động liên hoan phát thanh, truyền hình được tổ chức tại Việt Nam, bao gồm:
1. Liên hoan phát thanh, truyền hình trên quy mô toàn quốc.
2. Liên hoan chuyên đề trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình; liên hoan phát thanh, truyền hình khu vực.
1. Các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình hoạt động theo Luật Báo chí.
2. Các cơ quan báo chí của các bộ, ngành hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình được phát sóng định kỳ trên các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình.
3. Các tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều lệ, Thể lệ của từng Liên hoan.
4. Mỗi đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình, cơ quan báo chí quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 mục I là một đơn vị tham gia dự thi trong Liên hoan phát thanh, truyền hình tổ chức trên quy mô toàn quốc.
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI LIÊN HOAN PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH TRÊN QUY MÔ TOÀN QUỐC
Tên gọi chính thức của liên hoan phát thanh, truyền hình trên quy mô toàn quốc là “Liên hoan Phát thanh, Truyền hình Việt Nam”.
Liên hoan phát thanh, truyền hình Việt Nam sử dụng biểu tượng chung thống nhất trong tất cả các kỳ Liên hoan.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thi và quyết định chọn biểu tượng của Liên hoan.
1. Liên hoan phát thanh, truyền hình Việt Nam là hoạt động sinh hoạt nghiệp vụ và khen thưởng định kỳ hàng năm của ngành phát thanh và truyền hình Việt Nam và nằm trong hệ thống các giải thưởng chính thức của Nhà nước.
2. Liên hoan được tổ chức nhằm đánh giá, biểu dương những tác phẩm phát thanh, truyền hình đặc sắc; ghi nhận công lao của những cá nhân, tập thể có những tác phẩm phát thanh, truyền hình có nội dung và hình thức thể hiện tốt; thúc đẩy sự sáng tạo, góp phần xây dựng đời sống văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Liên hoan cũng là diễn đàn để các đài phát thanh, truyền hình trao đổi, hợp tác sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình và để những người làm phát thanh, truyền hình tăng cường đoàn kết, trao đổi học tập kinh nghiệm; giới thiệu những tác phẩm phát thanh, truyền hình xuất sắc, giao lưu với đông đảo khán, thính giả.
1. Ban Chỉ đạo Liên hoan gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban kiêm Chủ tịch Liên hoan, các Phó Trưởng ban và một số thành viên do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập.
Chủ tịch Liên hoan là người trực tiếp điều hành Liên hoan.
Ban Chỉ đạo Liên hoan được sử dụng con dấu của Bộ Thông tin và Truyền thông để phục vụ công tác điều hành hoạt động của Liên hoan.
2. Ban Chỉ đạo Liên hoan chỉ đạo các hoạt động chung của Liên hoan thông qua Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Liên hoan.
3. Ban Chỉ đạo Liên hoan quyết định ban hành Tiêu chí, Quy chế chấm thi, chủ đề Liên hoan; phê duyệt Điều lệ Liên hoan, kế hoạch tổ chức, kế hoạch chấm thi; trình Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định mức độ và hình thức khen thưởng tại Liên hoan.
1. Ban Tổ chức Liên hoan gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các thành viên do Trưởng ban Chỉ đạo Liên hoan trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập.
2. Xây dựng tiêu chí, chủ đề Liên hoan, Điều lệ của Liên hoan và kế hoạch tổ chức Liên hoan trình Trưởng ban Chỉ đạo Liên hoan quyết định.
3. Quyết định việc thành lập Tiểu ban chuyên môn, Tổ thư ký giúp việc.
4. Triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Liên hoan.
Điều 8. Ban Giám khảo Liên hoan
1. Ban Giám khảo Liên hoan gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các thành viên do Trưởng ban Chỉ đạo Liên hoan trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập.
2. Xây dựng Quy chế chấm thi, Kế hoạch chấm thi trình Trưởng ban Chỉ đạo Liên hoan phê duyệt.
3. Tổ chức thực hiện việc chấm thi.
4. Lập báo cáo đánh giá, phân loại các tác phẩm dự thi và đề nghị mức độ, hình thức khen thưởng trình Trưởng ban Chỉ đạo Liên hoan.
1. Liên hoan được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần.
2. Thời gian tổ chức Liên hoan cụ thể hàng năm do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.
1. Giải thưởng của Liên hoan do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định trao tặng.
2. Giải thưởng dành cho các tác phẩm phát thanh, truyền hình tham gia dự thi tại Liên hoan theo từng nhóm thể loại tác phẩm bao gồm: Huy chương vàng, Huy chương bạc, Huy chương đồng; một số giải thưởng đặc biệt khác.
3. Khen thưởng dành cho các tập thể, cá nhân có đóng góp quan trọng trong Liên hoan là Bằng khen.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của tập thể, cá nhân được trao giải thưởng
1. Tập thể, cá nhân được trao tặng các giải thưởng trong Liên hoan được nhận kèm theo Giấy chứng nhận và tiền thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Nghiêm cấm hành vi mua bán, cho thuê, cho mượn, tặng lại các giải thưởng bằng hiện vật, trừ việc đưa vào phòng truyền thống của đơn vị, địa phương, ngành mà tập thể, cá nhân được trao giải là thành viên.
3. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu sai phạm liên quan đến tác phẩm, tổ chức, cá nhân được trao giải thưởng tại Liên hoan, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét việc quyết định thu hồi giải thưởng và có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Các hoạt động trong Liên hoan
1. Hoạt động đánh giá và công bố tác phẩm dự thi.
2. Hoạt động nghiệp vụ
3. Hội chợ trao đổi, giới thiệu chương trình phát thanh, truyền hình, giới thiệu khả năng hợp tác sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình và các hoạt động khác có liên quan.
Khuyến khích các hoạt động trao đổi, chia sẻ miễn phí các tác phẩm dự liên hoan giữa các đài phát thanh, truyền hình nhằm làm phong phú nội dung các chương trình phát thanh, truyền hình trong nước.
Điều 13. Nguồn tài chính tổ chức Liên hoan
1. Ngân sách nhà nước;
2. Kinh phí đóng góp của các đơn vị tham gia theo Điều lệ Liên hoan;
3. Kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân.
Tên gọi của liên hoan do đơn vị tổ chức liên hoan quy định phù hợp với quy mô, tính chất của liên hoan và quy định của pháp luật.
Tên gọi của Liên hoan này không được trùng với tên gọi của Liên hoan phát thanh, truyền hình Việt Nam quy định tại
Các Liên hoan có thể sử dụng biểu tượng riêng tùy theo tính chất, đặc trưng, mục đích ý nghĩa của mỗi liên hoan. Biểu tượng của những liên hoan này không được trùng với biểu tượng của Liên hoan phát thanh, truyền hình Việt Nam quy định tại
1. Việc tổ chức liên hoan phải tuân theo các quy định pháp luật chuyên ngành và phải được sự chấp thuận của cơ quan chủ quản của đơn vị tổ chức liên hoan và cơ quan quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình ở địa phương nơi tổ chức liên hoan.
2. Các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình tổ chức liên hoan chịu trách nhiệm xây dựng và công bố công khai điều lệ, thể lệ tổ chức liên hoan.
Điều lệ, thể lệ liên hoan phải quy định rõ mục đích của liên hoan, thành phần và điều kiện tham gia liên hoan, thời gian, địa điểm tổ chức, các hoạt động trong liên hoan, tiêu chí xét giải thưởng và hình thức khen thưởng của Liên hoan.
3. Nguồn tài chính tổ chức Liên hoan do đơn vị tổ chức xác định căn cứ theo tình hình thực tế và nội dung của từng Liên hoan cụ thể.
Điều 17. Thông báo kế hoạch và kết quả tổ chức Liên hoan
Đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình có trách nhiệm thông báo kế hoạch tổ chức liên hoan quy định tại
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.
2. Các đài phát thanh, truyền hình, đài phát thanh – truyền hình, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét điều chỉnh các quy định tại Thông tư này phù hợp với tình hình thực tế.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 671/QĐ-BTTTT năm 2009 đính chính lỗi chính tả trong Thông tư 15/2009/TT-BTTTT do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2 Nghị định 187/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 3 Nghị định 51/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi
- 4 Luật Báo chí sửa đổi 1999
- 5 Luật Báo chí 1989