BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2011/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2011 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ và cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:
1. Điểm a khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"a) Nhà trường được tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học (sau đây viết tắt là VLVH) các ngành đã có quyết định mở ngành đào tạo chính quy."
2. Điểm c khoản 2 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"c) Có văn bản giao nhiệm vụ đặt lớp tại địa phương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây viết tắt là Bộ GD&ĐT) đối với ngành tuyển sinh lần đầu."
3. Bổ sung điểm d vào khoản 2 Điều 2 như sau:
"d) Các trường mở lớp tại địa phương phải có ít nhất 2 năm đào tạo chính quy ngành đó tại trường."
4. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Hàng năm các trường có chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng hình thức VLVH chỉ tổ chức tuyển sinh 4 đợt, vào các tháng 3, tháng 4, tháng 10 và tháng 11, mỗi đợt thi 4 ngày, công việc từng ngày được quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Quy chế này, lịch thi do Hiệu trưởng nhà trường quy định.
Các trường tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng cao miền núi được ưu tiên giao chỉ tiêu VLVH, nhưng không được dùng chỉ tiêu VLVH để liên kết tuyển sinh tại các vùng khác.
2. Môn thi, khối thi của đề thi tuyển sinh hình thức VLVH được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 của Quy chế này.
3. Giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) chịu trách nhiệm toàn diện trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức VLVH: Thông báo tuyển sinh, tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, xây dựng kế hoạch tuyển sinh, ra đề thi, in sao, bảo quản, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển; giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến kỳ thi.
4. Trước ngày thi 45 ngày, các trường báo cáo Bộ GD&ĐT kế hoạch triển khai đợt thi tuyển sinh, chỉ tiêu và ngành nghề dự kiến tuyển sinh, số môn thi và tên các môn thi, ngày thi, địa điểm thi và địa điểm đặt lớp để bố trí kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đầy đủ thông tin về đợt thi tuyển sinh. Các thay đổi về kế hoạch tuyển sinh, môn thi tuyển sinh, chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo, ngày thi, địa điểm thi phải báo cáo Bộ GD&ĐT chậm nhất 30 ngày trước ngày tổ chức tuyển sinh và thông báo công khai để thí sinh biết."
5. Điểm a khoản 1 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"a) Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề (sau đây gọi chung là trung học);
Người đã tốt nghiệp trung cấp nghề phải là người đã tốt nghiệp trung học cơ sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa trung học phổ thông đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT"
6. Điểm b khoản 1 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"b) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với những người tàn tật, khuyết tật, tuỳ tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học, hiệu trưởng xem xét, quyết định."
7. Bổ sung điểm d vào khoản 4 Điều 6 như sau:
"d) Thí sinh là người khuyết tật không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày: Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét quyết định cho vào học."
8. Bổ sung điểm đ vào khoản 4 Điều 6 như sau:
"đ) Thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét quyết định cho vào học."
9. Khoản 2 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tuyển sinh (HĐTS): HĐTS có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu: chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho kỳ thi, ra đề thi, in sao, bảo quản đề thi, tổ chức kỳ thi; coi thi, chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi tuyển sinh; thu và sử dụng lệ phí đăng ký dự thi, lệ phí dự thi; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản (bộ, ngành, UBND cấp tỉnh/thành phố có trường)."
10. Điểm a khoản 3 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"a) Giúp Chủ tịch HĐTS xác định yêu cầu xây dựng đề thi và ra đề thi; tổ chức in sao, đóng gói đề thi; bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi theo các quy định của Quy chế này."
11. Điểm d khoản 3 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"d) Các trường không có điều kiện tự ra đề thi không được mời người tham gia biên soạn, phản biện đề thi với tư cách cá nhân mà phải ký hợp đồng làm đề thi với trường khác. Hợp đồng phải ghi rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên. Mỗi thành viên tham gia làm đề thi của hai bên đều phải tuân thủ các quy định tại Điều 10 của Quy chế này, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 34 của Quy chế này."
12. Khoản 2 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Khối thi và môn thi của các trường, ngành năng khiếu:
a) Khối N thi các môn: Ngữ văn, Kiến thức âm nhạc, năng khiếu âm nhạc.
b) Khối H thi các môn: Ngữ văn, Hội hoạ, Bố cục.
c) Khối M thi các môn: Ngữ văn, Toán, Đọc, kể diễn cảm và hát.
d) Khối T thi các môn: Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT.
đ) Khối V thi các môn: Toán, Vật lý, Vẽ mỹ thuật.
e) Khối S thi các môn: Ngữ văn, 2 môn năng khiếu điện ảnh.
g) Khối R thi các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí.
h) Khối K thi các môn: Toán, Vật lý, Kỹ thuật nghề.
Nếu trường đề nghị các môn thi tuyển sinh của trường khác với các môn đã được quy định trong mỗi khối thi của quy chế này thì phải báo cáo Bộ GD&ĐT theo quy định tại khoản 4, Điều 3 của Quy chế này.
Thời gian làm bài đối với mỗi môn thi tự luận là 180 phút và đối với mỗi môn thi trắc nghiệm là 90 phút; thời gian làm bài thi các môn năng khiếu, nghệ thuật do hiệu trưởng các trường quy định và thông báo công khai trước đợt thi 90 ngày. Thí sinh phải thi đủ số môn quy định. Không xét tuyển đối với thí sinh không dự thi đủ số môn thi theo quy định."
13. Khoản 4 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"4. Trước kỳ thi chậm nhất là 7 ngày, HĐTS phải tổ chức các điểm thi và chuẩn bị đủ số phòng thi cần thiết. Mỗi phòng thi chỉ bố trí tối đa 40 thí sinh theo danh sách phòng thi, phải có đủ ánh sáng, bàn, ghế, phấn, bảng. Khoảng cách giữa hai thí sinh liền kề nhau phải từ 1,2m trở lên. Vị trí phòng thi phải đảm bảo an toàn, yên tĩnh, tách biệt với khu nhà ở và khu làm việc. Mỗi phòng thi phải có hai cán bộ coi thi."
14. Tên khoản 2 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Quy trình làm đề thi: Việc biên soạn đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức VLVH được tổ chức nghiêm ngặt theo quy trình sau đây."
15. Bỏ điểm e khoản 2 Điều 16.
16. Tên khoản 3 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"3. Đối với đề thi các môn năng khiếu, nghệ thuật."
17. Gạch đầu dòng thứ nhất điểm c khoản 3 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"- Trưởng ban Đề thi tổ chức phản biện đề thi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này."
18. Điểm b khoản 4 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"b) Lịch phân phối đề thi từng buổi cho các điểm thi do Trưởng ban Đề thi chỉ đạo thực hiện theo lịch quy định của Chủ tịch HĐTS. Khi giao nhận đề thi phải có biên bản. Khi đưa đề thi đến các điểm thi phải có công an bảo vệ, nếu điểm thi ở xa phải đi bằng ôtô riêng."
19. Gạch đầu dòng thứ hai, điểm c khoản 5 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"- Bản hướng dẫn dồn túi, bản đối chiếu số báo danh - phách, biên bản chấm thi và tất cả các tài liệu, phương tiện lưu giữ thông tin có liên quan như đĩa CD, đĩa VCD, DVD, thẻ nhớ, chương trình, là những tài liệu tối mật do Chủ tịch HĐTS cất giữ theo chế độ bảo mật."
20. Khoản 1 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Trước ngày thi, Ban Thư ký hoàn thành danh sách thí sinh của từng phòng thi có xác nhận của HĐTS để dán trước mỗi phòng thi. Mỗi phòng thi có một bản danh sách kèm theo ảnh của thí sinh để trao cho cán bộ coi thi đối chiếu, kiểm tra trong các buổi thi."
21. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau
"1. Trước ngày thi 45 ngày nhà trường báo cáo Bộ GD&ĐT lịch thi, địa điểm, số máy điện thoại, địa chỉ E-mail và máy Fax trực thi của trường và tại địa phương (nếu kỳ thi tổ chức tại địa phương)
2. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi, nhà trường phải hoàn thành toàn bộ công tác tuyển sinh, báo cáo Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản kết quả tuyển sinh và danh sách thí sinh trúng tuyển để kiểm tra theo dõi. Tháng 12 hàng năm các trường báo cáo tình hình tuyển sinh VLVH trong năm và dự kiến kế hoạch tuyển sinh VLVH năm sau."
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 24 tháng 5 năm 2011. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Các Ông (Bà), Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở giáo dục và đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này này./.
- 1 Quyết định 62/2008/QĐ-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BGDĐT năm 2104 hợp nhất Quyết định về Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT Quy chế đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT Quy chế đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT về sửa đổi tên và Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 06/2014/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy kèm theo Thông tư 09/2012/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Thông tư 03/2013/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy kèm theo Thông tư 09/2012/TT-BGDĐT và 24/2012/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 09/2012/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Công văn 4171/BGDĐT-KTKĐCLGD giải thích Điều 25 Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 6 Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 7 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 1 Công văn 4171/BGDĐT-KTKĐCLGD giải thích Điều 25 Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 03/2013/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy kèm theo Thông tư 09/2012/TT-BGDĐT và 24/2012/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 09/2012/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Thông tư 06/2014/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy kèm theo Thông tư 09/2012/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT về sửa đổi tên và Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Công văn 4944/LĐTBXH-TCGDNN năm 2020 về tuyển sinh, tổ chức đào tạo cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vừa học giáo dục nghề nghiệp và học văn hóa trung học phổ thông do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành