- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3 Luật Lâm nghiệp 2017
- 4 Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công
- 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 6 Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2019/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2019 |
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH LÂM SINH
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh,
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh, bảo vệ rừng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán và nghiệm thu; xử lý rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng.
1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư liên quan đến việc triển khai công trình lâm sinh trong các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn đầu tư công (vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật); liên quan đến việc triển khai hoạt động bảo vệ rừng, công trình lâm sinh có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
2. Khuyến khích các chủ đầu tư sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác vào việc áp dụng các quy định tại Thông tư này.
1. Công trình lâm sinh là công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, được tạo thành từ việc thực hiện hoạt động đầu tư lâm sinh theo thiết kế, dự toán, gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung; nuôi dưỡng rừng tự nhiên; làm giàu rừng tự nhiên; cải tạo rừng tự nhiên; trồng rừng; chăm sóc rừng trồng; nuôi dưỡng rừng trồng.
2. Nghiệm thu hạng mục là hoạt động đánh giá, kết luận về kết quả thi công hạng mục so với thiết kế được phê duyệt.
3. Nghiệm thu hoàn thành là hoạt động đánh giá, xác định diện tích thành rừng khi kết thúc giai đoạn đầu tư đối với các công trình lâm sinh, bao gồm: trồng rừng; cải tạo rừng tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ, DỰ TOÁN
Điều 4. Nguyên tắc lập hồ sơ thiết kế, dự toán
1. Đối với các công trình lâm sinh đã được phê duyệt dự án đầu tư, chủ đầu tư lập thiết kế, dự toán công trình lâm sinh. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, việc lập thiết kế, dự toán công trình lâm sinh được thực hiện đồng thời với việc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
2. Đối với công trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước lập thiết kế, dự toán một lần cho nhiều năm hoặc lập thiết kế, dự toán hằng năm theo kế hoạch ngân sách được giao.
3. Chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thuê tư vấn lập hồ sơ thiết kế, dự toán hoặc tự lập khi có đủ điều kiện, năng lực như tổ chức tư vấn.
Dự toán được tính toán trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành. Các hạng mục chi phí gồm:
1. Chi phí xây dựng:
a) Chi phí trực tiếp, gồm:
Chi phí nhân công: chuẩn bị hiện trường, trồng, chăm sóc, kiểm tra, giám sát, bảo vệ rừng và chi phí khác có liên quan;
Chi phí máy và thiết bị thi công: làm đất, vận chuyển cây con bằng máy; san, ủi mặt bằng, làm đường ranh cản lửa và chi phí khác có liên quan;
Chi phí vật tư: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác có liên quan.
b) Chi phí chung: được tính bằng 5,0% chi phí trực tiếp, gồm:
Chi phí trang bị bảo hộ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh;
Chi phí vận chuyển máy móc, thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường;
Chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có).
c) Thu nhập chịu thuế tính trước: là lợi nhuận dự tính trong dự toán xây dựng công trình, được tính bằng 5,5% tổng chi phí trực tiếp và chi phí chung;
d) Thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định của nhà nước.
2. Chi phí thiết bị, gồm: mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công), lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị, vận chuyển, bảo hiểm thiết bị, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
3. Chi phí quản lý: được tính bằng 3,0% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị, gồm: chi phí tổ chức quản lý công trình từ giai đoạn chuẩn bị đến khi kết thúc, nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng.
4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: được xác định bằng dự toán chi tiết, gồm: khảo sát; lập thiết kế, dự toán; giám sát và các chi phí tư vấn khác có liên quan.
5. Chi phí khác:
a) Rà phá bom mìn, vật nổ;
b) Xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công; chi phí hoàn trả, phục hồi hạ tầng bị ảnh hưởng khi thi công;
c) Bảo hiểm công trình trong thời gian thực hiện. Trường hợp công trình thuộc đối tượng khuyến khích mua bảo hiểm thì kinh phí mua bảo hiểm được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
d) Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
đ) Kiểm tra, nghiệm thu trong quá trình thi công và khi nghiệm thu hoàn thành của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
e) Nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan; lãi vay trong thời gian xây dựng (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được);
g) Thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định;
h) Các chi phí thực hiện các công việc khác.
6. Chi phí dự phòng:
a) Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng 5,0% của tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác;
b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình (tính bằng tháng, quý, năm), khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
7. Đối với công trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng thực hiện bằng hình thức khoán cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư: giá trị khoán cho các đối tượng nhận khoán, chi phí lập hồ sơ và các chi phí khác áp dụng định mức hỗ trợ của nhà nước theo các chính sách hiện hành.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán
1. Tờ trình đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
2. Thuyết minh thiết kế được lập theo Mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
3. Dự toán được lập theo quy định tại
4. Bản đồ thiết kế: xây dựng trên nền bản đồ địa hình theo hệ quy chiếu VN 2.000 với tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000. Trình bày và thể hiện nội dung bản đồ áp dụng TCVN 11566:2016 về bản đồ quy hoạch lâm nghiệp.
5. Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc kế hoạch vốn được giao đối với hoạt động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các tài liệu khác có liên quan.
Điều 7. Phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công
1. Cơ quan thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh:
a) Đối với các dự án do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư: Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;
b) Đối với các dự án do các Bộ, ngành trung ương khác quyết định đầu tư: cơ quan chuyên môn trực thuộc chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;
c) Đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;
d) Đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư: Phòng chức năng cấp huyện hoặc cơ quan kiểm lâm sở tại chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh.
2. Cơ quan phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh:
a) Cơ quan phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh là cơ quan quyết định đầu tư dự án. Người quyết định đầu tư có thể phân cấp hoặc ủy quyền phê duyệt cho cơ quan cấp dưới theo quy định;
b) Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ đầu tư thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh.
3. Quy trình thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh:
a) Chủ đầu tư nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh) 01 bộ hồ sơ theo quy định tại
b) Cơ quan chủ trì thẩm định kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trả giấy tiếp nhận hoặc không tiếp nhận ngay cho chủ đầu tư đối với trường hợp nộp trực tiếp; sau 02 ngày làm việc đối với các trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng;
c) Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chủ trì thẩm định tổ chức thẩm định và có báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục III, dự thảo quyết định phê duyệt theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Thông tư này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định, cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh và chuyển trả kết quả cho chủ đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định. Trường hợp không phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền quyết định thông báo bằng văn bản cho cơ thẩm định và chủ đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc.
1. Hồ sơ phê duyệt thiết kế, dự toán theo quy định tại
2. Đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tự phê duyệt thiết kế, dự toán theo quy định của Luật Ngân sách.
Điều 9. Điều chỉnh thiết kế, dự toán
1. Điều chỉnh thiết kế, dự toán trong các trường hợp:
a) Khi dự án đầu tư có yêu cầu điều chỉnh thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;
b) Khi có thay đổi về kinh phí được bố trí hằng năm đối với công trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
c) Trong quá trình thực hiện có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế để bảo đảm chất lượng.
2. Hồ sơ điều chỉnh thiết kế, dự toán theo quy định tại
3. Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí, không làm thay đổi giá trị dự toán đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng, chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức điều chỉnh và báo cáo người quyết định đầu tư hoặc cơ quan giao kinh phí về nội dung điều chỉnh dự toán.
4. Chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước xác định dự toán điều chỉnh làm cơ sở để điều chỉnh giá trị hợp đồng.
NGHIỆM THU VÀ XỬ LÝ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ
Điều 10. Quy định chung về nghiệm thu
1. Chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tiến hành nghiệm thu khi hoàn thành các hạng mục hoặc kết thúc giai đoạn đầu tư. Thời điểm nghiệm thu phải được xác định cụ thể để đảm bảo tính chính xác của kết quả nghiệm thu.
2. Thành phần nghiệm thu:
a) Đại diện chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ giám sát;
b) Đại diện đơn vị hoặc cá nhân thi công;
c) Các bên khác có liên quan:
Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế tham gia theo đề nghị của chủ đầu tư (nếu có);
Đại diện đơn vị tư vấn giám sát (nếu có);
Đại diện chủ quản lý, chủ sử dụng công trình (trong trường hợp chủ đầu tư không phải là chủ quản lý, chủ sử dụng công trình);
Đại diện tổ chức, chính quyền xã, thôn bản, hợp tác xã tham gia theo đề nghị của chủ đầu tư.
3. Hồ sơ nghiệm thu:
a) Quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu (nếu có);
b) Thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Hợp đồng;
d) Báo cáo kết quả thực hiện;
đ) Biên bản nghiệm thu theo Mẫu số 04 Phụ lục III kèm theo Thông tư này;
e) Tài liệu khác có liên quan.
4. Hình thức nghiệm thu:
a) Nghiệm thu hạng mục: áp dụng đối với các công trình lâm sinh, bảo vệ rừng để xác định được khối lượng, chất lượng các hạng mục công việc được thực hiện làm cơ sở để tạm ứng, thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành và quyết toán;
b) Nghiệm thu hoàn thành: áp dụng đối với các công trình lâm sinh cần xác định được diện tích thành rừng để quản lý theo quy chế quản lý rừng quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
5. Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trong quá trình nghiệm thu:
a) Cung cấp các tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Kiểm tra tính hợp pháp của đại diện các bên tham gia nghiệm thu;
c) Hướng dẫn các bên liên quan về phương pháp, nội dung nghiệm thu và ký biên bản nghiệm thu.
Điều 11. Nghiệm thu trồng rừng
1. Thời điểm nghiệm thu:
a) Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật;
b) Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
2. Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục I Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Nghiệm thu khối lượng, gồm: kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, xác định vị trí ranh giới, đối chiếu với bản đồ thiết kế, khoanh vẽ và xác định tỷ lệ thực hiện bằng đo đạc trực tiếp.
4. Nghiệm thu chất lượng: theo các tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng quy định trong thiết kế kỹ thuật được duyệt, cụ thể:
a) Đối với rừng trồng tập trung thuần loài: lập ô tiêu chuẩn hình tròn có diện tích tối thiểu là 100 m2 trên tuyến đại diện của lô nghiệm thu, số lượng ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
Diện tích lô dưới 3 ha: 10 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 3 đến dưới 5 ha: 15 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 5 ha trở lên: tối thiểu 20 ô tiêu chuẩn.
b) Đối với rừng trồng tập trung hỗn giao: lập ô tiêu chuẩn hình vuông có diện tích tối thiểu 500 m2 trên tuyến đại diện của lô nghiệm thu, số lượng ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
Diện tích lô dưới 3 ha: 3 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 3 đến dưới 5 ha: 5 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 5 ha trở lên: 10 ô tiêu chuẩn.
c) Đối với rừng trồng hỗn giao theo băng: dùng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra tối thiểu 10% số băng trồng rừng trong lô; đếm số lượng cây trên toàn bộ băng trồng. Trường hợp số băng trong lô nhỏ hơn 10 phải kiểm tra ít nhất 01 băng;
d) Đối với rừng trồng hỗn giao theo đám: dùng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra tối thiểu 10% số đám trồng rừng cải tạo trong lô. Trường hợp đám trồng có diện tích dưới 1000 m2 tiến hành đếm số lượng cây trên toàn bộ đám trồng. Trường hợp diện tích đám trồng lớn hơn 1000 m2 lập ô tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Trường hợp số đám trồng trong lô nhỏ hơn 10 phải kiểm tra ít nhất 01 đám.
Điều 12. Nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên
1. Thời điểm nghiệm thu:
a) Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện biện pháp kỹ thuật;
b) Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
2. Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục I Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Phương pháp tiến hành: thực hiện theo quy định tại
Điều 13. Nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
1. Thời điểm nghiệm thu:
a) Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật;
b) Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
2. Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục IV Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Phương pháp tiến hành:
a) Nghiệm thu khối lượng: thực hiện theo quy định tại
b) Nghiệm thu chất lượng: theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định trong thiết kế kỹ thuật được duyệt, lập ô tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ tiêu nghiệm thu, cụ thể:
Ô tiêu chuẩn có diện tích tối thiểu 1000 m2 trên tuyến đại diện của lô nghiệm thu, số lượng ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
Diện tích lô dưới 3 ha: 1 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 3 đến dưới 5 ha: 3 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 5 ha trở lên: 5 ô tiêu chuẩn.
Điều 14. Nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung
1. Thời điểm nghiệm thu:
a) Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật;
b) Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
2. Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục V Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Phương pháp tiến hành:
a) Nghiệm thu khối lượng: thực hiện theo quy định tại
b) Nghiệm thu chất lượng:
Đối với diện tích trồng rừng bổ sung thực hiện theo quy định tại
Đối với diện tích không trồng rừng bổ sung thực hiện theo quy định tại
Điều 15. Nghiệm thu chăm sóc rừng trồng
1. Thời điểm nghiệm thu hạng mục: được tiến hành hằng năm sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật.
3. Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục II Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
2. Phương pháp tiến hành: thực hiện theo quy định tại
Điều 16. Nghiệm thu bảo vệ rừng
1. Thời điểm nghiệm thu hạng mục: được tiến hành vào cuối năm kế hoạch.
2. Chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo thiết kế được duyệt và hợp đồng giao khoán.
3. Phương pháp tiến hành: kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, căn cứ bản đồ thiết kế để xác định vị trí, ranh giới, tỷ lệ kết quả thực hiện, cụ thể:
a) Trường hợp 100% diện tích rừng không bị tác động phá hoại: được nghiệm thu hoàn thành 100% khối lượng công việc;
b) Trường hợp rừng bị phá hoại (chặt phá, xâm lấn, phát, đốt rừng làm nương, rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái pháp luật...), căn cứ tình hình cụ thể sẽ xác định thanh toán giá trị thực hiện hợp đồng theo tỷ lệ, cụ thể:
Người nhận khoán bảo vệ rừng, người nhận kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng được giao phát hiện rừng bị xâm hại và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền (bên giao khoán hoặc chính quyền địa phương hoặc kiểm lâm địa bàn): hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng và được thanh toán tiền công theo hợp đồng.
Người nhận khoán bảo vệ rừng, người nhận kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng được giao không phát hiện được rừng bị xâm hại hoặc phát hiện nhưng không báo cho cơ quan có thẩm quyền: không được thanh toán tiền công bảo vệ rừng đối với diện tích rừng bị xâm hại, tùy theo mức độ sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Nghiệm thu nuôi dưỡng rừng trồng
1. Thời điểm nghiệm thu hạng mục: được tiến hành hằng năm sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật.
2. Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục III Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Phương pháp tiến hành: thực hiện theo quy định tại
Điều 18. Nghiệm thu nuôi dưỡng rừng tự nhiên
1. Thời điểm nghiệm thu hạng mục: được tiến hành hằng năm sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật.
2. Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục IV Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Phương pháp tiến hành: thực hiện theo quy định tại
Điều 19. Nghiệm thu làm giàu rừng tự nhiên
1. Thời điểm nghiệm thu hạng mục: được tiến hành hằng năm sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật.
2. Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục V Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Phương pháp tiến hành:
a) Nghiệm thu khối lượng: thực hiện theo quy định tại
b) Nghiệm thu chất lượng: thực hiện theo
Điều 20. Xử lý rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng
1. Xử lý rủi ro do thiên tai:
a) Chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước lập biên bản đánh giá tình hình thiệt hại, xác định nguyên nhân, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định điều chỉnh dự án đầu tư hoặc điều chỉnh kế hoạch vốn được giao; điều chỉnh thiết kế và dự toán theo quy định tại
b) Việc thống kê, đánh giá và báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT- BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và các văn bản có liên quan.
2. Xử lý rủi ro do các nguyên nhân khác:
Tùy theo quy mô và mức độ thiệt hại, chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước lập biên bản đánh giá tình hình thiệt hại, xác định nguyên nhân, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Điều 21. Trách nhiệm của Tổng cục Lâm nghiệp
1. Tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh của các dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư.
2. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện công tác lập, thẩm định phê duyệt và thực hiện của cơ quan, đơn vị có liên quan.
3. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xử lý các vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện Thông tư này.
Điều 22. Trách nhiệm của cấp quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán
Người quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán theo quy định tại
1. Quyết định việc phân cấp, ủy quyền thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện cụ thể.
2. Thực hiện các quyền, trách nhiệm của người quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật đối với các dự án do mình quyết định đầu tư.
3. Kiểm tra công tác thẩm định của các cơ quan chuyên môn trực thuộc, xử lý, giải quyết kịp thời các vướng mắc.
Điều 23. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh của các dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư.
2. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý các vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện Thông tư này của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
2. Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế bởi văn bản khác thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có những khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, giải quyết.
1. Thiết kế, dự toán công trình lâm sinh đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa được phê duyệt không phải thẩm định lại.
2. Việc điều chỉnh thiết kế và dự toán công trình lâm sinh sau ngày Thông tư này có hiệu lực được thực hiện theo quy định của Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH THIẾT KẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Tên công trình: xác định tên công trình cụ thể là trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, cải tạo rừng,… hoặc bảo vệ rừng.
2. Dự án: tên dự án, số quyết định phê duyệt, ngày tháng năm ban hành, cấp ban hành.
3. Mục tiêu: xác định rõ mục tiêu xây dựng nhằm mục đích phòng hộ, đặc dụng, sản xuất...
4. Địa điểm xây dựng: theo đơn vị hành chính, theo hệ thống đơn vị tiểu khu, khoảnh, lô.
5. Chủ quản đầu tư: cấp quyết định đầu tư hoặc cấp giao ngân sách.
6. Chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao kinh phí ngân sách nhà nước:
7. Căn cứ pháp lý và tài liệu liên quan: những tài liệu liên quan trực tiếp đến công trình gồm:
- Văn bản pháp lý;
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc quy hoạch ngành liên quan;
- Dự án đầu tư được phê duyệt đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công;
- Kế hoạch bố trí kinh phí hằng năm đối với công trình sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
- Các tài liệu liên quan khác.
8. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
a) Vị trí địa lý: khu đất/rừng thuộc tiểu khu, khoảnh, lô;
b) Đặc điểm địa hình, đất đai, thực bì;
c) Tình hình khí hậu, thủy văn và các điều kiện tự nhiên khác trong vùng: xác định các yếu tố ảnh hưởng như đến yếu tố mùa vụ, việc lựa chọn biện pháp kỹ thuật ...;
d) Điều kiện kinh tế - xã hội: khái quát những nét cơ bản, liên quan trực tiếp đến hoạt động thực thi công trình lâm sinh, bảo vệ rừng.
9. Nội dung thiết kế: nêu nội dung thiết kế từng công trình cụ thể theo quy định tại mục II Phụ lục này.
10. Thời gian thực hiện, gồm: thời gian khởi công và hoàn thành; nội dung hoạt động từng năm (nếu công trình kéo dài nhiều năm); chi tiết các hoạt động theo tháng (nếu công trình thực hiện một năm).
STT | Hạng mục | ĐVT (ha/lượt ha) | Khối lượng | Kế hoạch thực hiện | ||
Năm… | Năm… | Năm… | ||||
1 | ||||||
2 | ||||||
11. Dự toán vốn đầu tư, nguồn vốn
11.1. Dự toán vốn đầu tư: việc tính toán vốn đầu tư được tiến hành theo từng lô. Những lô có điều kiện tương tự được gộp thành một nhóm. Tổng vốn cho từng công trình lâm sinh được tính thông qua việc tính toán chi phí trực tiếp cho từng lô, sau khi nhân với diện tích sẽ tổng hợp và tính các chi phí cần thiết khác.
STT | Hạng mục | Số tiền (1.000 đ) |
TỔNG (I+II+…+ VI) | ||
I | Chi phí xây dựng | |
1 | Chi phí trực tiếp |
|
1.1 | Chi phí nhân công |
|
Xử lý thực bì | ||
Đào hố | ||
Vận chuyển cây con thủ công | ||
Phát đường ranh cản lửa | ||
Trồng dặm | ||
….. | ||
….. | ||
1.2 | Chi phí máy | |
Đào hố bằng máy | ||
Vận chuyển cây con bằng cơ giới | ||
Ủi đường ranh cản lửa | ||
….. | ||
….. | ||
1.3 | Chi phí vật tư, cây giống | |
Cây giống (bao gồm cả trồng dặm) | ||
Phân bón | ||
Thuốc bảo vệ thực vật | ||
….. | ||
….. | ||
2 | Chi phí chung | |
….. | ||
….. | ||
3 | Thu nhập chịu thuế tính trước |
|
….. | ||
….. | ||
4 | Thuế giá trị gia tăng | |
….. | ||
….. | ||
II | Chi phí thiết bị | |
….. | ||
….. | ||
III | Chi phí quản lý |
|
….. | ||
….. | ||
IV | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng |
|
….. | ||
….. | ||
V | Chi phí khác | |
….. | ||
….. | ||
VI | Chi phí dự phòng | |
….. | ||
….. |
11.2. Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn Ngân sách Nhà nước;
- Vốn khác (vay ngân hàng, liên doanh, liên kết,...).
11.3. Tiến độ giải ngân
STT | Nguồn vốn | Tổng | Năm 1 | Năm 2 | …. | Năm kết thúc |
Tổng vốn | ||||||
1 | Vốn ngân sách nhà nước | |||||
2 | Vốn khác |
12. Tổ chức thực hiện
- Phân công trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân tham gia các công việc cụ thể;
- Nguồn nhân lực thực hiện: xác định rõ tổ chức hoặc hộ gia đình của thôn, xã hoặc cộng đồng dân cư thôn thực hiện.
I. Điều tra, khảo sát hiện trạng
1. Công tác chuẩn bị:
a) Thu thập tài liệu có liên quan:
- Bản đồ địa hình có hệ tọa độ gốc VN 2.000 với tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi, bản đồ hiện trạng và quy hoạch của dự án được phê duyệt;
- Định mức kinh tế kỹ thuật thực hiện các biện pháp lâm sinh và định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ bản khác có liên quan của trung ương và địa phương;
- Tài liệu, văn bản khác có liên quan đến công tác thiết kế.
b) Dụng cụ kỹ thuật, văn phòng phẩm, bao gồm: máy định vị GPS, thiết bị đo vẽ, dao phát, phiếu điều tra thu thập số liệu...;
c) Chuẩn bị lương thực, thực phẩm, phương tiện, tư trang...;
d) Lập kế hoạch thực hiện: về nhân sự, kinh phí, thời gian thực hiện.
2. Công tác ngoại nghiệp:
a) Sơ bộ khảo sát, xác định hiện trường khu thiết kế.
b) Đánh giá hiện trạng, xác định đối tượng cần thực hiện các biện pháp lâm sinh.
c) Xác định ranh giới tiểu khu, khoảnh (hoặc ranh giới khu thiết kế), lô trên thực địa.
d) Đo đạc các đường ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô thiết kế; lập bản đồ thiết kế ngoại nghiệp và đóng cọc mốc trên các đường ranh giới.
đ) Cắm mốc: Tại điểm các đường ranh giới tiểu khu, đường khoảnh, đường lô giao nhau và trên đường ranh giới lô khi thay đổi góc phương vị phải cắm cọc mốc, trên mốc ghi số hiệu tiểu khu, khoảnh, lô và diện tích lô.
e) Khảo sát các yếu tố tự nhiên:
- Địa hình: Độ cao (tuyệt đối, tương đối), hướng dốc, độ dốc.
- Đất đai: đá mẹ; loại đất, đặc điểm của đất; độ dày tầng đất mặt; thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng; tỷ lệ đá lẫn: %; độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn; đá nổi: %; tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh.
- Thực bì: loại thực bì; loài cây ưu thế; chiều cao trung bình (m); tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu); độ che phủ; cấp thực bì.
- Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển.
- Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại.
g) Thiết kế công trình phòng chống cháy rừng (nếu có);
h) Thu thập các tài liệu về dân sinh kinh tế xã hội;
i) Điều tra trữ lượng rừng:
Áp dụng đối với các lô rừng thiết kế chăm sóc rừng trồng, trồng lại rừng, nuôi dưỡng rừng trồng, cải tạo rừng tự nhiên, nuôi dưỡng rừng tự nhiên và làm giàu rừng tự nhiên.
- Phương pháp và nội dung điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
k) Điều tra cây tái sinh:
Áp dụng đối với việc thiết kế các công trình lâm sinh, bao gồm: trồng rừng; cải tạo rừng tự nhiên; nuôi dưỡng rừng tự nhiên; làm giàu rừng tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.
Phương pháp và nội dung điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
l) Điều tra xác định độ tàn che đối với rừng gỗ và tỷ lệ che phủ đối với rừng tre nứa, cau dừa:
Áp dụng đối với việc thiết kế các công trình lâm sinh, bao gồm: nuôi dưỡng rừng trồng; cải tạo rừng tự nhiên; nuôi dưỡng rừng tự nhiên; làm giàu rừng tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung;
Phương pháp điều tra thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành.
m) Hoàn chỉnh tài liệu ngoại nghiệp;
n) Xác định các công trình kết cấu hạ tầng phụ trợ để xây dựng các giải pháp thi công.
3. Công tác nội nghiệp:
a) Xác định biện pháp kỹ thuật cụ thể trong từng lô rừng;
b) Tính toán sản lượng khai thác tận dụng đối với công trình cải tạo rừng tự nhiên;
c) Dự toán chi phí đầu tư cho 01 ha, từng lô hoặc nhóm lô, xây dựng kế hoạch thi công trong từng năm và toàn bộ thời gian thực hiện;
(Các số liệu điều tra, tính toán được thống kê theo hệ thống biểu quy định tại Phần III mục này).
d) Xây dựng bản đồ thiết kế;
(i) Đối với những lô có trồng rừng thể hiện cụ thể các thông tin sau:
Tử số là số hiệu lô (6) - Trồng rừng (TR) - Loài cây trồng (Keolai); Mẫu số là diện tích lô tính bằng hec ta (24,8).
Thí dụ:
(ii) Đối với những lô không trồng rừng, thì chỉ thể hiện thông tin về số lô và diện tích;
đ) Xây dựng báo cáo thuyết minh cụ thể cho từng công trình lâm sinh.
III. HỆ THỐNG BIỂU KÈM THEO THUYẾT MINH THIẾT KẾ
Biểu 1: Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất
Tiểu khu:
Khoảnh:
Hạng mục | Khảo sát | ||
Lô…. | Lô… | Lô…. | |
1. Địa hình1 (+) | |||
- Độ cao (tuyệt đối, tương đối) | |||
- Hướng dốc | |||
- Độ dốc | |||
2. Đất (++) | |||
a. Vùng đồi núi. | |||
- Đá mẹ | |||
- Loại đất, đặc điểm của đất. | |||
- Độ dày tầng đất: mét | |||
- Thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng | |||
- Tỷ lệ đá lẫn: % | |||
- Độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn. | |||
- Đá nổi: % (về diện tích) | |||
- Tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh | |||
b. Vùng ven sông, ven biển: | |||
- Vùng bãi cát: | |||
+ Thành phần cơ giới: cát thô, cát mịn, cát pha. | |||
+ Tình hình di động của cát: di động, bán di động, cố định | |||
+ Độ dày tầng cát. | |||
+ Thời gian bị ngập nước. | |||
+ Loại nước: ngọt, mặn, lợ. | |||
- Vùng bãi lầy: | |||
+ Độ sâu tầng bùn. | |||
+ Độ sâu ngập nước. | |||
+ Loại nước: ngọt, mặn, lợ. | |||
+ Thời gian bị ngập nước, chế độ thủy triều. | |||
3. Thực bì | |||
- Loại thực bì. | |||
- Loài cây ưu thế. | |||
- Chiều cao trung bình (m). | |||
- Tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu). | |||
- Độ che phủ. | |||
- Mật độ cây tái sinh mục đích (cây/ha)2 (*) | |||
- Gốc cây mẹ có khả năng tái sinh chồi (gốc/ha) (**) | |||
- Cây mẹ có khả năng gieo giống tại chỗ (cây/ha) (***) | |||
4. Hiện trạng rừng3 | |||
- Trạng thái rừng | |||
- Trữ lượng rừng (m3/ha). | |||
- Chiều cao trung bình (m). | |||
- Đường kính trung bình (m) | |||
- Độ tàn che. | |||
- Khác (nếu có) | |||
5. Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển (+++) | |||
6. Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại |
Biểu 2: Các chỉ tiêu về sinh khối rừng4
Tiểu khu:
Khoảnh:
Chỉ tiêu | Lô | Lô | Lô | Lô | Lô |
1. Phân bố số cây theo cấp đường kính | |||||
8 cm - 20 cm | |||||
21 cm - 30 cm | |||||
31 cm - 40 cm | |||||
> 40 cm | |||||
Tổng số | |||||
2. Tổ thành theo số cây | |||||
Loài 1 | |||||
Loài 2 | |||||
Loài 3 | |||||
……… | |||||
Tổng số | |||||
3. Tổ thành theo trữ lượng gỗ | |||||
Loài 1 | |||||
Loài 2 | |||||
Loài 3 | |||||
……… | |||||
Tổng số | |||||
4. Tổ thành theo nhóm gỗ | |||||
Nhóm gỗ I | |||||
Nhóm gỗ II | |||||
Nhóm gỗ III | |||||
…. | |||||
Tổng số |
(Tổ thành theo loài cây xác định cho 10 loài từ cao nhất trở xuống)
Biểu 3: Sản lượng gỗ tận thu trong các lô rừng cải tạo5
Tiểu khu:
Khoảnh:
Chỉ tiêu | Lô | Lô | Lô | Lô | Tổng số |
1. Sinh khối | |||||
- Trữ lượng cây đứng bình quân/ha | |||||
- Diện tích lô | |||||
- Trữ lượng cây đứng/lô | |||||
2. Sản lượng tận thu/lô | |||||
- Gỗ lớn | |||||
- Gỗ nhỏ | |||||
- Củi | |||||
3. Sản lượng tận thu theo nhóm gỗ | |||||
Nhóm gỗ I | |||||
Nhóm gỗ II | |||||
Nhóm gỗ III | |||||
…. | |||||
Tổng số |
Biểu 4: Thiết kế trồng, chăm sóc rừng năm thứ nhất6
Tiểu khu:
Khoảnh:
Biện pháp kỹ thuật | Lô thiết kế | ||
Lô … | Lô… | … | |
I. Xử lý thực bì: | |||
1. Phương thức | |||
2. Phương pháp | |||
3. Thời gian xử lý | |||
II. Làm đất: | |||
1. Phương thức: | |||
- Cục bộ - Toàn diện | |||
2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố…): | |||
- Thủ công - Cơ giới - Thủ công kết hợp cơ giới | |||
3. Thời gian làm đất | |||
III. Bón lót phân | |||
1. Loại phân | |||
2. Liều lượng bón | |||
3. Thời gian bón | |||
IV. Trồng rừng: | |||
1. Loài cây trồng | |||
2. Phương thức trồng | |||
3. Phương pháp trồng | |||
4. Công thức trồng | |||
5. Thời vụ trồng | |||
6. Mật độ trồng: | |||
- Cự ly hàng (m) | |||
- Cự ly cây (m) | |||
7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính cổ rễ, tuổi) | |||
8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm) | |||
V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu: | |||
1. Lần thứ nhất: (tháng…..đến tháng…..) | |||
- Nội dung chăm sóc: | |||
+ … | |||
2. Lần thứ 2, thứ 3…: Nội dung chăm sóc như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp | |||
3. Bảo vệ: | |||
-....... |
Biểu 5: Thiết kế chăm sóc, bảo vệ rừng trồng năm thứ 2, 3…7
Tiểu khu:
Khoảnh:
Hạng mục | Vị trí tác nghiệp | ||
Lô | Lô | Lô | |
I. Đối tượng áp dụng (rừng trồng năm thứ II, III) II. Chăm sóc: 1. Lần thứ nhất (tháng …. đến …tháng….) a. Trồng dặm. b. Phát thực bì: toàn diện, theo băng, theo hố hoặc không cần phát). c. Làm cỏ, xới đất, vun gốc, cày bừa đất d. Bón phân: (loại phân bón, liều lượng, kỹ thuật bón…) ……………….. 2. Lần thứ 2, thứ 3,…: nội dung chăm sóc tương tự như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp. | |||
III. Bảo vệ: 1. Tu sửa đường băng cản lửa. 2. Phòng chống người, gia súc phá hoại ………………………………. ……………………………… |
Biểu 6: Thiết kế biện pháp tác động8
Tiểu khu:
Khoảnh:
Biện pháp kỹ thuật | Lô thiết kế | ||
Lô … | Lô… | … | |
1. Phát dọn dây leo bụi rậm | |||
2. Cuốc xới đất theo rạch, theo đám | |||
3. Tỉa dặm cây mục đích từ chỗ dầy sang chỗ thưa | |||
4. Tra dặm hạt trồng bổ sung các loài cây mục đích | |||
5. Sửa lại gốc chồi và tỉa chồi | |||
6. Phát dọn, vun xới quanh cây mục đích cây trồng bổ sung | |||
7. Bài cây | |||
8. Chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích | |||
9. Các biện pháp tác động cụ thể khác theo các hướng dẫn kỹ thuật của từng loài cây, từng đối tượng đầu tư. | |||
10. Vệ sinh rừng sau tác động |
Biểu 7: Thiết kế trồng cây bổ sung9
Tiểu khu:
Khoảnh:
Biện pháp kỹ thuật | Lô thiết kế | ||
Lô … | Lô … | ||
I. Xử lý thực bì | |||
1. Phương thức | |||
2. Phương pháp | |||
3. Thời gian xử lý | |||
II. Làm đất | |||
1. Phương thức: | |||
- Cục bộ | |||
2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố…): | |||
- Thủ công | |||
3. Thời gian làm đất | |||
III. Bón lót phân | |||
1. Loại phân | |||
2. Liều lượng bón | |||
3. Thời gian bón | |||
IV. Trồng cây bổ sung | |||
1. Loài cây trồng | |||
2. Phương thức trồng | |||
3. Phương pháp trồng | |||
4. Công thức trồng | |||
5. Thời vụ trồng | |||
6. Mật độ trồng: | |||
- Cự ly hàng (m) | |||
- Cự ly cây (m) | |||
7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính cổ rễ, tuổi) | |||
8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm) | |||
V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu | |||
1. Lần thứ nhất: (tháng…..đến tháng…..) | |||
- Nội dung chăm sóc: | |||
+ … | |||
2. Lần thứ 2, thứ 3…: Nội dung chăm sóc như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp | |||
3. Bảo vệ: | |||
-....... |
Biểu 8: Dự toán chi phí trực tiếp cho trồng rừng10
1. Tiểu khu: 2. Khoảnh: 3. Lô: | 4. Diện tích (ha): 5. Chi phí (1.000 đ): |
TT | Hạng mục | Đơn vị tính | Định mức | Khối lượng | Đơn giá | Thành tiền | Căn cứ xác định định mức, đơn giá |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
A | Tổng = B* Diện tích lô | ||||||
B | Dự toán/ha (I+II) | ||||||
I | Chi phí trồng rừng | ||||||
1 | Chi phí nhân công | ||||||
Xử lý thực bì | |||||||
Đào hố | |||||||
Lấp hố | |||||||
Vận chuyển cây con thủ công | |||||||
Vận chuyển và bón phân | |||||||
Phát đường ranh cản lửa | |||||||
Trồng dặm | |||||||
... | |||||||
2 | Chi phí máy thi công | ||||||
Đào hố bằng máy | |||||||
Vận chuyển cây con bằng cơ giới | |||||||
Ủi đường ranh cản lửa | |||||||
Chi phí trực tiếp khác | |||||||
3 | Chi phí vật liệu | ||||||
Cây giống (bao gồm cả trồng dặm) | |||||||
Phân bón | |||||||
Thuốc bảo vệ thực vật | |||||||
... | |||||||
II | Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng trồng | ||||||
1 | Năm thứ hai | ||||||
Công chăm sóc, bảo vệ | |||||||
Vật tư | |||||||
………… | |||||||
3 | Năm thứ … | ||||||
Công chăm sóc, bảo vệ | |||||||
Vật tư | |||||||
………… |
Biểu 9: Tổng hợp khối lượng thực hiện
STT | Hạng mục | ĐVT (ha/lượt ha) | Khối lượng | Kế hoạch thực hiện | Ghi chú | ||
Năm… | Năm… | Năm… | |||||
1 | |||||||
2 | |||||||
CHỈ TIÊU NGHIỆM THU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. CHỈ TIÊU NGHIỆM THU TRỒNG RỪNG
1. Nghiệm thu hạng mục
a) Nghiệm thu chuẩn bị trồng rừng
Chỉ tiêu | Nội dung | Tiêu chuẩn đánh giá | Biện pháp xử lý |
I. Trồng rừng trên cạn | |||
1.Phát dọn thực bì | Khối lượng phát dọn thực bì, kiểm tra đánh giá chất lượng thi công so với thiết kế | Đúng thiết kế trong hợp đồng ký kết | Đạt tiêu chuẩn nghiệm thu |
Một trong các nội dung không đúng thiết kế trong hợp đồng | Phát dọn lại, nếu không thực hiện, không được trồng rừng | ||
2. Cuốc hố | Số lượng hố theo thiết kế, kích thước hố, cự li giữa các hố theo thiết kế trong hợp đồng | Đạt số lượng, kích thước, đạt cự li | Đạt tiêu chuẩn nghiệm thu |
Không đạt về số lượng, kích thước, cự li | Không đạt tiêu chuẩn nghiệm thu, cuốc lại cho đúng kích thước, nếu không thực hiện không được trồng rừng | ||
3. Bón lót | Kiểm tra loại phân bón và liều lượng bón trong hố | Đạt thiết kế | Đạt tiêu chuẩn nghiệm thu |
Không đạt quy định theo thiết kế trong hợp đồng | Không đạt tiêu chuẩn nghiệm thu, yêu cầu bón lót lại đúng quy định, nếu không thực hiện không được trồng rừng | ||
II. Trồng rừng trên đất ngập nước | |||
Cắm mốc lô | Cắm thêm tiêu, sào vào mốc lô | Đúng vị trí | Đạt tiêu chuẩn nghiệm thu |
Không đúng vị trí | Cắm lại | ||
Chuẩn bị cây giống | Đưa cây giống lên bờ để đất trong bầu ráo nước, giúp bầu chắc, ổn định | Đúng thiết kế | Đạt tiêu chuẩn nghiệm thu |
Một trong các bước không đúng | Thực hiện lại, nếu không thực hiện không được đưa cây đi trồng |
b) Nghiệm thu sau khi trồng rừng
Chỉ tiêu | Nội dung | Tiêu chuẩn đánh giá | Biện pháp xử lý |
1. Diện tích trồng | Diện tích thực trồng so với diện tích trong hợp đồng | Trồng đủ diện tích | Nghiệm thu thanh toán 100% |
Trồng không đủ diện tích | Nghiệm thu thanh toán theo diện tích thực trồng | ||
2. Loài cây trồng | Kiểm tra loài cây trồng | Đúng loài, cây giống đạt tiêu chuẩn quy định | Được nghiệm thu |
Không đúng loài | Không nghiệm thu, báo cáo cấp trên có thẩm quyền xem xét | ||
3. Tỷ lệ cây sống | Tỷ lệ phần trăm số cây sống so với mật độ cây trồng theo thiết kế. | ≥ 85% đối với rừng trên cạn ≥ 70% đối với rừng ngập nước | Nghiệm thu thanh toán 100% giá trị hợp đồng |
50% đến <85% đối với rừng trên cạn 50% đến <70% đối với rừng ngập nước | Nghiệm thu thanh toán theo quy định về tỷ lệ cây sống, diện tích này đưa vào kế hoạch chăm sóc năm thứ 2, trồng dặm cho đủ mật độ quy định | ||
< 50% | Không nghiệm thu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét |
2. Nghiệm thu hoàn thành: Áp dụng tiêu chuẩn quốc gia để xác định rừng trồng.
a) Rừng trồng thuộc nhóm loài cây sinh trưởng nhanh: TCVN 12509-1:2018;
b) Rừng trồng thuộc nhóm loài cây sinh trưởng chậm: TC VN 12509-2:2018;
c) Rừng trồng thuộc nhóm loài cây ngập mặn: TCVN 12509-3:2018;
d) Rừng trồng phòng hộ ven biển, chắn gió, chắn cát bay: TCVN 12510-1:2018;
đ) Rừng trồng phòng hộ ven biển, chắn sóng, lấn biển: TCVN 12510-2:2018.
II. CHỈ TIÊU NGHIỆM THU CHĂM SÓC RỪNG TRỒNG
Chỉ tiêu | Nội dung | Tiêu chuẩn đánh giá | Biện pháp xử lý |
1. Diện tích phát dọn | Xác định mức độ hoàn thành phát dọn dây leo cây bụi đúng thiết kế | ≥ 90% | Nghiệm thu thanh toán 100% |
< 90% | Không nghiệm thu | ||
2. Cuốc xới vun gốc | Diện tích cuốc xới vun gốc đúng thiết kế | ≥ 90% | Nghiệm thu thanh toán 100% |
< 90% | Không nghiệm thu | ||
3. Loại phân và số gốc cây được bón | Số gốc có bón đúng loại phân quy định | ≥ 90% | Nghiệm thu thanh toán 100% |
< 90% | Không nghiệm thu, yêu cầu bón bổ sung cho đủ | ||
4. Cắm cọc giữ cây (đối với trồng rừng ngập nước) | Diện tích và số lượng cây trồng có cắm cọc theo thiết kế | ≥ 90% | Nghiệm thu thanh toán 100% |
< 90% | Không nghiệm thu | ||
5. Tỷ lệ cây sống | Tỷ lệ cây sống sau khi trồng dặm | ≥85% so với mật độ thiết kế | Nghiệm thu thanh toán 100% |
50% - < 85% so với mật độ thiết kế | Nghiệm thu thanh toán theo tỷ lệ cây sống | ||
< 50% mật độ thiết kế | Không nghiệm thu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét |
III. CHỈ TIÊU NGHIỆM THU NUÔI DƯỠNG RỪNG TRỒNG
Chỉ tiêu | Nội dung | Tiêu chuẩn đánh giá | Biện pháp xử lý |
1. Diện tích phát dọn dây leo cây bụi, cỏ dại xâm lấn | phát dọn thực bì đúng thiết kế | ≥ 90% | Nghiệm thu thanh toán 100% |
< 90% | Không nghiệm thu | ||
2. Biện pháp kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng | Tỉa thưa rừng, để lại những cây có mục đích | Đúng mật độ, kỹ thuật chặt tỉa thưa thiết kế quy định trong hợp đồng | Nghiệm thu |
Không đúng mật độ, kỹ thuật thiết kế | Không nghiệm thu | ||
3. Biện pháp kỹ thuật tỉa cành và vệ sinh chăm sóc rừng sau tỉa thưa | Tỉa cành cho cây mục đích, thu gom cành cây to trong rừng để phòng cháy rừng | Đúng theo quy định trong hợp đồng | Nghiệm thu |
Không đúng theo quy định trong hợp đồng | Không nghiệm thu | ||
4. Bón phân | Loại phân và số lượng gốc có bón phân đúng loại phân theo thiết kế | ≥ 90%; đúng loại phân theo thiết kế | Nghiệm thu thanh toán 100% |
< 90% hoặc không đúng loại phân theo thiết kế | Không nghiệm thu, yêu cầu bón bổ sung cho đủ |
IV. CHỈ TIÊU NGHIỆM THU KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH TỰ NHIÊN, NGHIỆM THU NUÔI DƯỠNG RỪNG TỰ NHIÊN
1. Nghiệm thu hạng mục
Các chỉ tiêu | Nội dung nghiệm thu | Biện pháp xử lý |
1. Diện tích thực hiện | Đủ diện tích ký trong hợp đồng | Nghiệm thu 100% |
Không đủ diện tích | Nghiệm thu theo diện tích thực hiện | |
2. Độ tàn che1 | Đạt tiêu chuẩn | Nghiệm thu |
Không đạt tiêu chuẩn | Không nghiệm thu | |
3. Biện pháp kỹ thuật tác động | Đúng thiết kế quy định trong hợp đồng | Nghiệm thu |
Không đúng thiết kế | Không nghiệm thu |
2. Nghiệm thu hoàn thành: áp dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12511:2018 để xác định rừng tự nhiên đối với công trình lâm sinh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên sau giai đoạn đầu tư kiến thiết cơ bản.
1. Nghiệm thu hạng mục
Các chỉ tiêu | Nội dung nghiệm thu | Biện pháp xử lý |
1. Diện tích thực hiện | Đủ diện tích ký trong hợp đồng | Nghiệm thu 100% |
Không đủ diện tích | Nghiệm thu theo diện tích thực hiện | |
2. Các chỉ tiêu khác quy định tại mục 1 phần I Phụ lục này | Thực hiện theo mục 1 phần I Phụ lục này |
2. Nghiệm thu hoàn thành
a) Đối với những diện tích trồng rừng bổ sung theo băng hoặc theo đám: áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam để xác định thành rừng sau giai đoạn đầu tư kiến thiết cơ bản, bao gồm:
Rừng trồng thuộc nhóm loài cây sinh trưởng nhanh: TCVN 12509-1:2018
Rừng trồng thuộc nhóm loài cây sinh trưởng chậm: TC VN 12509-2:2018
Rừng trồng thuộc nhóm loài cây ngập mặn: TCVN 12509-3:2018
Rừng trồng phòng hộ ven biển, chắn gió, chắn cát bay: TCVN 12510-1:2018
Rừng trồng phòng hộ ven biển, chắn sóng, lấn biển: TCVN 12510-2:2018
b) Đối với những diện tích không trồng bổ sung:áp dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12511:2018 để xác định rừng tự nhiên đối với công trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung sau giai đoạn đầu tư kiến thiết cơ bản.
MẪU VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, NGHIỆM THU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CƠ QUAN TRÌNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. | .........., ngày......... tháng......... năm......... |
Kính gửi:
Các căn cứ pháp lý:
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
Cơ quan trình phê duyệt thiết kế, dự toán với các nội dung chính sau:
1. Tên công trình lâm sinh hoặc hoạt động bảo vệ rừng
2. Dự án (nếu là dự án đầu tư)
3. Chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí nhà nước
4. Địa điểm
5. Mục tiêu
6. Nội dung và qui mô
7. Các giải pháp thiết kế chủ yếu
8. Tổng mức đầu tư:
Trong đó:
a) Chi phí xây dựng
b) Chi phí thiết bị
c) Chi phí quản lý
d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
đ) Chi phí khác
e) Chi phí dự phòng
9. Dự toán chi tiết và tiến độ giải ngân
STT | Nguồn vốn | Tổng số | Năm 20.. | Năm 20.. | Năm 20.. |
Tổng | |||||
10. Thời gian, tiến độ thực hiện:
STT | Hạng mục | Đơn vị tính | Năm 20.. | Năm 20.. | Năm 20.. |
11. Tổ chức thực hiện
12. Các nội dung khác:
Cơ quan trình phê duyệt thiết kế, dự toán./.
| Cơ quan trình |
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………. | .........., ngày......... tháng......... năm.......... |
Kết quả thẩm định thiết kế, dự toán
Kính gửi: …(Người có thẩm quyền phê duyệt)...
Căn cứ Thông tư số... /2019/TT-BNNPTNT ngày … tháng …. năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Sau khi thẩm định, (Tên cơ quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định dự toán ........ như sau:
1. Tóm tắt các nội dung chủ yếu
a) Tên công trình, chủ đầu tư;
b) Dự án;
c) Địa điểm xây dựng;
d) Mục tiêu;
đ) Nội dung và qui mô;
e) Các giải pháp thiết kế chủ yếu;
g) Dự toán;
h) Tiến độ thực hiện.
2. Kết quả thẩm định thiết kế
a) Đánh giá sự phù hợp với các nội dung đã được duyệt tại Quyết định đầu tư, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, với nhu cầu sử dụng đất…;
b) Đánh giá tính xác thực về hiện trạng của đối tượng thiết kế;
c) Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp thiết kế;
d) Đánh giá về chất lượng hồ sơ thiết kế, việc tuân thủ các quy chuẩn quốc gia và áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan;
đ) Đánh giá năng lực của tổ chức, cá nhân lập thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;
e) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của công trình đến các khu di tích lịch sử, văn hóa hoặc tín ngưỡng của cộng đồng dân cư trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
g) Năng lực của đơn vị thực hiện công trình: kinh nghiệm và nguồn nhân lực;
h) Năng lực của tư vấn giám sát thi công (nếu có);
i) Các vấn đề rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến kết quả đầu tư.
3. Kết quả thẩm định dự toán
a) Đánh giá sự phù hợp của phương pháp xác định dự toán công trình với đặc điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của công trình;
b) Kiểm tra sự đầy đủ của các khối lượng sử dụng để xác định dự toán công trình;
c) Đánh giá sự hợp lý, phù hợp về việc áp dụng định mức, đơn giá, chế độ chính sách theo quy định, hướng dẫn của Nhà nước để tính toán, xác định các chi phí trong dự toán công trình;
d) Xác định giá trị dự toán công trình lâm sinh sau khi thực hiện thẩm định; phân tích nguyên nhân tăng, giảm;
đ) Đánh giá khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ thực hiện công trình;
e) Kết quả thẩm định dự toán được tổng hợp như sau: Trong đó:
- Chi phí xây dựng
- Chi phí thiết bị
- Chi phí quản lý
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
- Chi phí khác
- Chi phí dự phòng
Tổng cộng:
4. Kết luận:
a) Đánh giá, nhận xét:
b) Những kiến nghị:
| Đại diện cơ quan thẩm định |
CƠ QUAN PHÊ DUYỆT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | .........., ngày......... tháng......... năm......... |
Về việc phê duyệt thiết kế, dự toán công trình
(Tên cơ quan phê duyệt)
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của...;
Căn cứ Thông tư số... /2019/TT-BNNPTNT ngày … tháng … năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Xét đề nghị của... tại Tờ trình số...của (tên ) ngày… tháng… năm... và hồ sơ kèm theo;
Theo đề nghị của (tên cơ quan thẩm định) tại báo cáo kết quả thẩm định số …. ngày... tháng … năm 20.. ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt thiết kế, dự toán …...... với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên công trình, chủ đầu tư
- Tên công trình
- Dự án (nếu công trình thuộc dự án đầu tư)
- Chủ đầu tư (nếu là dự án đầu tư)
2. Địa điểm
3. Mục tiêu
4. Nội dung và qui mô
5. Giải pháp thiết kế chủ yếu
6. Dự toán:
Trong đó:
a) Chi phí xây dựng
b) Chi phí thiết bị
c) Chi phí quản lý
d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
đ) Chi phí khác, gồm
e) Chi phí dự phòng
……………
7. Nguồn vốn đầu tư và tiến độ giải ngân
8. Thời gian thực hiện dự án
9. Các nội dung khác
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành Quyết định./.
| Cơ quan phê duyệt |
CHỦ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
.........., ngày......... tháng......... năm..........
1. Tên công trình lâm sinh hoặc hoạt động bảo vệ rừng:
2. Địa điểm: (vị trí theo đơn vị hành chính)
3. Thành phần nghiệm thu (ghi rõ họ và tên, chức vụ, tổ chức)
a) Phía chủ đầu tư (bên A)
+ Ông/Bà:
+…….
b) Phía đơn vị/cá nhân nhận hợp đồng (bên B)
+ Ông/Bà:
+ …….
c) Bên khác liên quan (nếu có):
+ Ông/Bà:
4. Thời gian nghiệm thu
Bắt đầu : .......... ngày.......... tháng......... năm..........
Kết thúc : ........... ngày.......... tháng......... năm..........
Tại: .................................
5. Đánh giá các nội dung đã thực hiện:
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
Hồ sơ thiết kế được duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận:
- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (ghi rõ tên tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu).
- Hồ sơ thầu (nếu có).
- Hợp đồng thi công.
- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng.
- Biên bản nghiệm thu những bước công việc đã thực hiện trước đó.
- Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc tại hiện trường (nếu có).
b) Về chất lượng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật có liên quan đến đối tượng nghiệm thu:
- Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu;
- Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu theo bảng số liệu đo đếm tại mục 6.
b) Các ý kiến khác, nếu có.
6. Bảng đánh giá các chỉ tiêu nghiệm thu.
a) Đối với nghiệm thu hạng mục.
STT | Số hiệu lô hoặc số hiệu ô tiêu chuẩn đo đếm | Tên chỉ tiêu nghiệm thu | Biện pháp xử lý | |
Đúng thiết kế | Không đúng thiết kế | |||
Tiểu khu | ||||
Khoảnh | ||||
Lô | ||||
Ô tiêu chuẩn số 1 | ||||
Ô tiêu chuẩn số 2 | ||||
……. |
b) Đối với nghiệm thu hoàn thành: áp dụng các chỉ tiêu trong Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định 4150/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2018.
7. Kết luận :
- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn tiếp theo (nếu có);
- Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian bên nhận hợp đồng phải hoàn thành công tác sửa chữa;
- Các nội dung khác (nếu có).
Đại diện | Đại diện |
Bên khác có liên quan |
1 (+. ++, +++) Áp dụng đối với các công trình lâm sinh có trồng cây.
2 (*), (**), (***) Áp dụng đối với các công trình lâm sinh: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.
(*) Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gốm: nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên, cải tạo rừng, trồng rừng.
3 Áp dụng đối với bảo vệ rừng, các công trình lâm sinh: trồng lại rừng, chăm sóc rừng trồng, nuôi dưỡng rừng trồng, cải tạo rừng tự nhiên, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên.
4 Áp dụng đối với công trình lâm sinh, gồm: cải tạo rừng tự nhiên, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên.
5 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: cải tạo rừng tự nhiên, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng.
6 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: trồng rừng, cải tạo rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên
7 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: trồng rừng, cải tạo rừng tự nhiên.
8 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: nuôi dưỡng rừng trồng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên
9 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: làm giàu rừng tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung.
10 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh có trồng cây
1 Chỉ áp dụng đối với Nuôi dưỡng rừng tự nhiên
- 1 Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 2 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 3 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Luật Lâm nghiệp 2017
- 5 Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 6 Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công
- 7 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 9 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 10 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 11 Thông tư 12/2013/TT-BLĐTBXH về Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho nghề: Vận hành nhà máy thủy điện; Xây dựng cầu đường bộ; Xây dựng công trình thủy; Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Lâm sinh do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 12 Công văn 1592/BNN-TCLN thời gian thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công trình lâm sinh nguồn ngân sách nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13 Quyết định 198/QĐ-BNN-TCLN năm 2011 thành lập Tổ soạn thảo xây dựng “Thông tư hướng dẫn Quyết định 73/2010/QĐ-TTg về Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Quyết định 198/QĐ-BNN-TCLN năm 2011 thành lập Tổ soạn thảo xây dựng “Thông tư hướng dẫn Quyết định 73/2010/QĐ-TTg về Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Công văn 1592/BNN-TCLN thời gian thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công trình lâm sinh nguồn ngân sách nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Thông tư 12/2013/TT-BLĐTBXH về Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho nghề: Vận hành nhà máy thủy điện; Xây dựng cầu đường bộ; Xây dựng công trình thủy; Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Lâm sinh do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Thông tư 23/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn nội dung quản lý công trình lâm sinh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành