BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 162/2018/TT-BQP | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2018 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG CẢNH VỆ THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật Cảnh vệ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 90/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cảnh vệ;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù đối với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù đối với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng; nguồn kinh phí bảo đảm và trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị.
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp biên chế tại Phòng Cảnh vệ thuộc Cục Bảo vệ An ninh Quân đội, Tổng cục Chính trị.
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được cấp có thẩm quyền quyết định tăng cường làm nhiệm vụ theo các chức danh quy định tại Phòng Cảnh vệ thuộc Cục Bảo vệ An ninh Quân đội, Tổng cục Chính trị trong thời gian từ 01 tháng trở lên.
3. Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 3. Mức phụ cấp đặc thù và cách tính hưởng
1. Mức phụ cấp đặc thù
Đối tượng quy định tại
a) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ thực hiện nhiệm vụ: Bảo vệ tiếp cận; bảo vệ khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc, khu vực trọng yếu, sự kiện đặc biệt quan trọng theo quy định;
- Sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy Phòng Cảnh vệ và Đội nghiệp vụ cảnh vệ;
- Sĩ quan có cấp bậc quân hàm từ Trung úy hoặc quân nhân chuyên nghiệp có mức lương tương đương sĩ quan cấp bậc quân hàm Trung úy trở xuống.
b) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ thực hiện nhiệm vụ: Lái xe bảo vệ tiếp cận, lái xe nghiệp vụ, dẫn đường, hộ tống; kiểm tra chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ hoặc vật nguy hiểm khác, kiểm nghiệm độc chất; tác chiến; trinh sát; thông tin phục vụ công tác bảo vệ; đặc nhiệm; cơ động;
- Sĩ quan có cấp bậc quân hàm Thượng úy, Đại úy hoặc quân nhân chuyên nghiệp có mức lương tương đương sĩ quan cấp bậc quân hàm Thượng úy, Đại úy (trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm a khoản này).
c) Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ trực tiếp phục vụ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Sĩ quan có cấp bậc quân hàm từ Thiếu tá hoặc quân nhân chuyên nghiệp có mức lương tương đương sĩ quan cấp bậc quân hàm Thiếu tá trở lên (trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm a, b khoản này).
d) Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ không thuộc đối tượng hướng dẫn tại điểm a, b, c khoản này.
2. Cách tính hưởng
Mức hưởng phụ cấp đặc thù được tính theo công thức sau:
Mức phụ cấp đặc thù | = | Hệ số lương cấp bậc quân hàm hoặc loại, nhóm, bậc | x | Mức tiền lương cơ sở | x | Tỷ lệ % phụ cấp đặc thù được hưởng |
Trong đó: Mức tiền lương cơ sở được thực hiện theo quy định của Chính phủ tại từng thời điểm.
Ví dụ: Đồng chí Đặng Văn B, QNCN (hệ số lương 4,70), lái xe làm nhiệm vụ dẫn đường, hộ tống (thuộc đối tượng hưởng phụ cấp đặc thù mức 25%). Theo quy định, từ tháng 7 năm 2018, đồng chí Đặng Văn B được hưởng phụ cấp đặc thù là:
(4,70 x 1.390.000 đồng/tháng) x 25% = 1.633.250 đồng/tháng.
1. Phụ cấp đặc thù hướng dẫn tại Thông tư này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ thuộc đối tượng hưởng mức phụ cấp đặc thù nào thì hưởng mức phụ cấp đặc thù quy định cho đối tượng đó. Trường hợp một đối tượng đủ điều kiện hưởng ở nhiều mức hưởng phụ cấp đặc thù khác nhau thì chỉ được hưởng một mức hưởng cao nhất.
3. Khi được cấp có thẩm quyền quyết định điều động, bổ nhiệm làm công tác cảnh vệ từ 01 tháng trở lên thì được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù và được tính hưởng từ tháng có quyết định.
4. Khi thay đổi vị trí công tác hoặc cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan hoặc mức lương đối với quân nhân chuyên nghiệp từ tháng nào thì áp dụng hưởng mức phụ cấp đặc thù theo vị trí công tác hoặc cấp bậc quân hàm hoặc mức lương tương ứng kể từ tháng đó.
5. Đối tượng hướng dẫn tại
a) Khi có quyết định nghỉ hưu (nghỉ chuẩn bị hưu), chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ hoặc thuyên chuyển, điều động sang cơ quan, đơn vị khác không làm công tác cảnh vệ thì thôi hưởng phụ cấp đặc thù kể từ tháng sau liền kề với tháng có quyết định;
b) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
c) Thời gian đi học tập trung tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài từ 03 tháng trở lên;
đ) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời gian quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
đ) Thời gian bị đình chỉ công tác.
Điều 5. Nguồn kinh phí bảo đảm
Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù hướng dẫn tại Thông tư này được bảo đảm trong dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Bộ Quốc phòng giao cho Cục Bảo vệ An ninh Quân đội, Tổng cục Chính trị.
1. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ theo hướng dẫn tại Thông tư này; phối hợp giải quyết các vướng mắc, phát sinh.
2. Cục Bảo vệ An ninh Quân đội/Tổng cục Chính trị
a) Tổ chức xét duyệt, lập và phê duyệt danh sách các đối tượng, chức danh được hưởng, mức hưởng chế độ phụ cấp đặc thù bảo đảm chặt chẽ, chính xác, dân chủ, công khai; tổ chức chi trả chế độ và thanh quyết toán theo quy định.
b) Hàng tháng, tiến hành rà soát, bổ sung đối tượng, điều chỉnh mức phụ cấp đặc thù (nếu có) theo quy định; chủ trì giải quyết các vướng mắc, phát sinh tại đơn vị.
3. Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng
Phân cấp bảo đảm kinh phí theo quy định; phối hợp kiểm tra việc thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ và giải quyết các vướng mắc, phát sinh.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2018.
2. Chế độ phụ cấp đặc thù hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
3. Bãi bỏ Thông tư số 85/2009/TT-BQP ngày 08 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với lực lượng Cảnh vệ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị) để xem xét, giải quyết./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1 Nghị định 90/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cảnh vệ
- 2 Thông tư 14/2018/TT-BCA quy định về mẫu, quản lý và sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 3 Quyết định 1636/QĐ-TTg năm 2017 về kế hoạch triển khai thi hành Luật Cảnh vệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật Cảnh vệ 2017
- 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 1 Công văn số 5854/VPCP-KTTH ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Văn phòng Chính phủ về dự án trang bị phương tiện cho lực lượng cảnh vệ Bộ Công an
- 2 Quyết định 1636/QĐ-TTg năm 2017 về kế hoạch triển khai thi hành Luật Cảnh vệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 14/2018/TT-BCA quy định về mẫu, quản lý và sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 4 Thông tư 89/2021/TT-BCA sửa đổi Thông tư 14/2018/TT-BCA quy định về mẫu, quản lý và sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành