BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2009/TT-BTC | Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2009 |
- Căn cứ Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn;
- Căn cứ Quyết định số 133/2008/QĐ-TTg ngày 01/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc trích nộp kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Căn cứ Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghịêp;
- Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích nộp kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:
Thông tư này quy định việc trích nộp và sử dụng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có tổ chức công đoàn hoạt động theo Luật Công đoàn.
a. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam;
b. Doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trên 49%;
c. Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
3. Mức và căn cứ để trích nộp kinh phí công đoàn
a. Mức trích nộp kinh phí công đoàn bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho lao động người Việt Nam làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
b. Quỹ tiền lương, tiền công để làm căn cứ trích nộp kinh phí công đoàn là toàn bộ tiền lương, tiền công trả cho người lao động Việt Nam được phép khấu trừ vào chi phí hợp lý, hợp lệ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Thời gian trích nộp và phương thức hạch toán
a. Doanh nghiệp, văn phòng phải tiến hành trích nộp kinh phí công đoàn một quí một lần vào tháng đầu tiên của quí cho công đoàn cơ sở doanh nghiệp hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn doanh nghiệp theo đề nghị của công đoàn cơ sở.
b. Cuối kỳ kế toán, sau khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp trích nộp đủ kinh phí công đoàn còn thiếu cho công đoàn cơ sở.
c. Khoản trích nộp kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
a. Toàn bộ kinh phí công đoàn thu được, công đoàn cơ sở được sử dụng phục vụ cho các hoạt động công đoàn tại cơ sở, chi cho các hoạt động phúc lợi của người lao động Việt Nam và trả lương, phụ cấp (nếu có) cho cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
b. Số dư của kinh phí công đoàn năm trước được tự động chuyển sang năm sau.
a. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn công đoàn cơ sở quản lý và sử dụng nguồn thu kinh phí công đoàn theo Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
b. Chủ doanh nghiệp, trưởng văn phòng điều hành của phía nước ngoài có trách nhiệm thực hiện quy định về trích nộp kinh phí công đoàn theo quy định tại Thông tư này. Chủ doanh nghiệp không can thiệp vào việc quản lý và sử dụng kinh phí công đoàn của công đoàn cơ sở, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc trích nộp kinh phí công đoàn của doanh nghiệp, văn phòng.
c. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm quản lý và sử dụng khoản trích nộp kinh phí công đoàn phục vụ lợi ích của công đoàn viên cơ sở theo đúng quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
d. Cơ quan công đoàn các cấp chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan thuế trên địa bàn kiểm tra việc trích nộp và sử dụng kinh phí công đoàn tại các doanh nghiệp, văn phòng.
e. Thời điểm trích nộp kinh phí công đoàn theo quy định tại Thông tư này được thực hiện theo Điều 3 Quyết định số 133/2008/QĐ-TTg ngày 1/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc trích nộp kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
a. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
b. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để có hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 2 Quyết định 133/2008/QĐ-TTg về việc trích nộp kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 139/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Doanh nghiệp
- 4 Nghị định 133-HĐBT năm 1991 hướng dẫn Luật công đoàn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5 Luật Công đoàn 1990