BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT |
Số: 17-TC/NHKT | Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 1975 |
Thi hành nghị định số 200-CP ngày 30-12-1973 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ lập kế hoạch nhập khẩu, ký kết hợp đồng, giao nhận và trả tiền hàng nhập khẩu, liên bộ Tài chính - Ngoại thương – Ngân hàng Nhà nước đã có thông tư số13-TT/LB ngày 10-07-1974 hướng dẫn thi hành chương V của Điều lệ về trả tiền hàng nhập khẩu.
Thông tư này hướng dẫn thêm một số chi tiết thi hành về trả tiền hàng thiết bị toàn bộ và vật tư, hàng hoá nhập cho xây dựng cơ bản.
(dưới đây gọi chung là thiết bị toàn bộ)
a) Nguồn vốn thanh toán thiết bị toàn bộ :
1. Tiền thiết bị toàn bộ kể cả các thứ chi phí ở nước ngoài và trong nước về bảo hiểm, chuyên chở, bốc dỡ, tiếp nhận… và các chi phí phải trả cho nước ngoài về khảo sát, thiết kế, chuyên gia, thực tập sinh…được thanh toán bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nếu đã có đối tượng đầu tư là một công trình xây dựng cơ bản có đủ 2 điều kiện: có nhiệm vụ thiết kế và được ghi trong kế hoạch Nhà nước hàng năm hoặc 5 năm (trường hợp đặc biệt thì ít nhất cũng phải có một trong hai điều kiện đó).
Nếu chưa có đối tượng đầu tư đủ điều kiện như trên thì tạm thanh toán bằng vốn dự trữ thiết bị do ngân sách trung ương hay ngân sách địa phương chuyển cho Ngân hàng kiến thiết đến khi có đối tượng đầu tư đủ điều kiện như trên thì cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản để hoàn trả vốn dự trữ thiết bị.
2. Vật liệu xây dựng nhập kèm theo thiết bị toàn bộ đã có đối tượng đầu tư và luân chuyển nhanh thì thanh toán bằng vốn cho vay ngắn hạn của Ngân hàng kiến thiết; nếu không thì thanh toán bằng vốn dự trữ thiết bị hoặc bằng vốn cho vay dự trữ đặc biệt do ngân sách trung ương hay ngân sách địa phương chuyển cho Ngân hàng kiến thiết.
3. Nếu kèm theo thiết bị toàn bộ có nhập thêm thiết bị thi công thì các thiết bị thi công này được thanh toán bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nếu có đối tượng được đầu tư và việc đầu tư cho đối tượng này đã được ghi vào kế hoạch Nhà nước hàng năm; nếu không thì thanh toán bằng vốn dự trữ thiết bị.
4. Nếu kèm theo thiết bị toàn bộ có nhập thêm một số phụ tùng thay thế (ngoài số phụ tùng thường bán kèm thiết bị và được thanh toán gộp trong giá thiết bị) và nguyên liệu sản xuất để dùng sau này cho nhà máy khi đã xây dựng xong và đi vào sản xuất thì số phụ tùng thay thế và nguyên liệu này được thanh toán bằng vốn dự trữ thiết bị đến khi nhà máy đi vào sản xuất sẽ xin cấp vốn lưu động để hoàn trả vốn dự trữ thiết bị.
b) Ngân hàng phục vụ việc thanh toán thiết bị toàn bộ
1. Tiền thiết bị toàn bộ nhập bằng vốn của ngân sách trung ương thì thanh toán tại Ngân hàng kiến thiết trung ương.
2. Tiền thiết bị toàn bộ nhập bằng vốn trợ cấp của ngân sách trung ương cho thành phố Hà Nội hiện nay không có nữa, nhưng sau này nếu có thì thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Hà Nội. Số vốn trợ cấp cần thiết do việc thanh toán sẽ do Bộ Tài chính chuyển về tài khoản 740 của chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Hà Nội tại Ngân hàng Nhà nước Hà Nội theo thông tư số 17-TC/ĐT ngày 12-9-1974 của Bộ Tài chính.
3. Tiền thiết bị toàn bộ nhập bằng vốn trợ cấp của ngân sách trung ương cho các địa phương khác thì thanh toán tại Ngân hàng kiến thiết trung ương. Bộ Tài chính sẽ không chuyển số vốn trợ cấp cần thiết cho việc thanh toán vào tài khoản 740 của Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết địa phương tại Ngân hàng Nhà nước địa phương theo thông tư số 17-TC/DT nói trên đây mà chuyển vào tài khoản 740 của Ngân hàng kiến thiết trung ương tại Ngân hàng Nhà nước trung ương, nhưng đồng thời thông báo cho Sở hay Ty tài chính địa phương và cho Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết địa phương để hạch toán việc tiếp nhận số vốn trợ cấp này. Sau khi trả tiền cho các Tổng công ty ngoại thương, Ngân hàng kiến thiết trung ương chuyển hồ sơ về Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết địa phương để hạch toán việc trả tiền bằng nguồn vốn thích hợp tuỳ theo là đã có hay chưa có đối tượng đầu tư như đã nói ở điểm a trên đây.
4. Tiền thiết bị toàn bộ nhập bằng vốn tự có của ngân sách thành phố Hà Nội thì thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Hà Nội bằng số vốn cần thiết do Sở Tài chính Hà Nội chuyển trước cho Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Hà Nội.
Tiền thiết bị toàn bộ nhập bằng vốn tự có của ngân sách các địa phương khác thì thanh toán tại Ngân hàng kiến thiết trung ương bằng vốn tạm ứng trước của Ngân sách trung ương. Sau khi thanh toán, Ngân hàng kiến thiết trung ương chuyển hồ sơ về Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết địa phương để hạch toán việc trả tiền bằng nguồn vốn thích hợp (như đã nói ở điều a trên đây), đồng thời yêu cầu ngân sách địa phương chuyển ngay đủ số vốn tự có cần thiết để hoàn trả số vốn tạm ứng trước của ngân hàng trung ương. Nếu ngân sách địa phương không chuyển ngay đủ số vốn cần thiết thì Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết địa phương được phép ưu tiên thu hồi đủ số vốn tạm ứng trước bằng cách trích các số vốn tự có để cấp phát cho các công trình xây dựng cơ bản của địa phương mà ngân sách địa phương đã hay sẽ chuyển vào tài khoản 740 của Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết địa phương tại Ngân hàng Nhà nước địa phương.
II. THANH TOÁN TIỀN VẬT TƯ HÀNG HOÁ NHẬP CHO XÂY DỰNG CƠ BẢN NGOÀI CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG THIẾT BỊ TOÀN BỘ
Theo điều 43 của điều lệ 200-CP thì vốn để trả tiền vật tư, hàng hóa nhập cho nhu cầu sản xuất và lưu thông phải giải quyết bằng vốn lưu động tự có của đơn vị đặt hàng hay đi vay của Ngân hàng phục vụ đơn vị (Ngân hàng Nhà nước hay Ngân hàng kiến thiết).
Thi hành điều 43, Ngân hàng kiến thiết sẽ phải phục vụ việc thanh toán tiền vật tư, hàng hóa nhập cho các xí nghiệp xây lắp, các xí nghiệp cung ứng và các xí nghiệp khác có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng kiến thiết (qua các cơ quan tập trung đầu mối sẽ nói dưới đây). Nếu có xí nghiệp không trả tiền đúng thời hạn quy định ở điều 46 của điều lệ 200-CP và ở phần II đoạn B-2 của thông tư số 13-TT/LB thì Ngân hàng kiến thiết phải tự động trích tài khoản tiền gửi thanh toán của xí nghiệp hoặc cho xí nghiệp vay bắt buộc để trả.
Điều 12 của Điều lệ 200-CP quy định là các Bộ đặt hàng phải chỉ định những cơ quan tập trung đầu mối đặt hàng, ký hợp đồng, nhận hàng và trả tiền rồi phân phối lại cho các đơn vị sử dụng trong các ngành và các địa phương. Nếu cơ quan được các Bộ chỉ định để tập trung đầu mối đặt hàng, ký hợp đồng, nhận hàng và trả tiền cho các xí nghiệp xây lắp, xí nghiệp cung ứng hay xí nghiệp khác có tài khoản tiền gửi thanh toán tại các Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết là một cục, vụ trực thuộc Bộ thì Ngân hàng kiến thiết phục vụ việc thanh toán là Ngân hàng kiến thiết trung ương; sau khi thanh toán Ngân hàng kiến thiết trung ương sẽ chuyển cho các Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết hữu quan để ghi nợ vào tài khoản tiền gửi hay tài khoản cho vay của xí nghiệp đối với tiền vật tư, hàng hoá đã trả cho mỗi xí nghiệp. Nếu cơ quan được các Bộ chỉ định để tập trung đầu mối là một xí nghiệp nhập hàng chuyên dụng với số lượng lớn (cũng theo quy định trong điều 12 nói trên) thì xí nghiệp tập trung đầu mối này có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết nào thì Chi nhánh ấy phải phục vụ việc thanh toán và cho vay vốn bắt buộc để thanh toán nếu cần.
III. CÁC GIẤY TỜ MÀ CÁC TỔNG CÔNG TY NGOẠI THƯƠNG PHẢI GỬI CHO NGÂN HÀNG KIẾN THIẾT
1. Để Ngân hàng kiến thiết có thể chuẩn bị và đôn đốc chuẩn bị kịp thời cho việc thanh toán, các Tổng công ty ngoại thương khi gửi hoá đơn báo trước cho các đơn vị đặt hàng phải đồng thời báo cho đơn vị Ngân hàng kiến thiết phục vụ việc thanh toán quy định ở hai phần I và II trên đây. Nếu khi ký hợp đồng thiết bị toàn bộ chưa gửi cho Ngân hàng kiến thiết phục vụ bên mua một bản thì khi thanh toán, Tổng công ty phải đính kèm một bản hợp đồng vào giấy nhờ thu gửi Ngân hàng kiến thiết. Ngân hàng kiến thiết sẽ hoàn trả cho Tổng công ty sau khi thanh toán xong.
2. Chứng từ thanh toán cần phân tích riêng số lượng hoặc trọng lượng và giá tiền thiết bị toàn bộ, tiền khảo sát thiết kế, tiền chuyên gia, tiền thực tập sinh, số lượng và giá tiền từng thứ thiết bị thi công, số lượng và giá tiền từng thứ vật liệu xây dựng … và cho riêng từng công trình xây dựng cơ bản hay cho riêng từng bộ thiết bị toàn bộ.
Các Tổng công ty ngoại thương phải chuẩn bị điều kiện cho việc phân tích này ngay từ khâu ký kết hợp đồng với đơn vị đặt hàng. Trường hợp chứng từ do Ngân hàng nước ngoài gửi về không có đủ tài liệu cho việc phân tích như trên thì Tổng công ty ngoại thương phải bàn bạc với đơn vị đặt hàng để phân tích.
Đối với thiết bị toàn bộ nhập bằng vốn viện trợ và vay , ngân sách Nhà nước vừa phải chuyển vốn cho Ngân hàng kiến thiết để thanh toán tiền thiết bị và các chi phí khác lại vừa được các Tổng công ty ngoại thương nộp lại phần vốn viện trợ hay vay. Để ngân sách Nhà nước có thể lấy ngay số vốn viện trợ hay vay thu được để chuyển cho Ngân hàng kiến thiết, Bộ Tài chính (Vụ quản lý ngân sách) sẽ phát hành đồng thời lệnh chi để chuyển vốn cho Ngân hàng kiến thiết với lệnh thu đối với số vốn viện trợ hay vay mà các Tổng công ty ngoại thương phải nộp vào ngân sách và Ngân hàng Nhà nước (Vụ quản lý quỹ ngân sách) sẽ hạch toán đồng thời các lệnh chi và lệnh thu đó.
V. VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH THỜI GIAN LUÂN
Khi các Tổng công ty ngoại thương gửi giấy nhờ thu tiền thiết bị toàn bộ, Ngân hàng ngoại thương phục vụ đơn vị bán hàng phải chuyển 3 liên của giấy nhờ thu đó đến Ngân hàng kiến thiết phục vụ đơn vị đặt hàng để gửi một liên cho đơn vị đặt hàng và đơn vị đặt hàng nhận được liên giấy nhờ thu này phải thanh toán trong thời hạn một ngày hay năm ngày quy định trong phần II-B-2b của thông tư liên bộ số 13-TT/LB.
Đối với trường hợp chuyển giấy nhờ thu cho các đơn vị đặt hàng qua Bưu điện, Ngân hàng kiến thiết trung ương cũng như các Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết sẽ không thể biết được kịp thời khi nào thì đơn vị đặt hàng nhận được liên giấy nhờ thu đó do Bưu điện chuyển đến để nếu cần thì cấp phát và cho vay bắt buộc đúng thời hạn. Để khắc phục khó khăn này, Ngân hàng kiến thiết trung ương và các Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết phải cùng các cơ quan Bưu điện xác định các mức về thời gian luân chuyển chứng từ thanh toán từ cơ quan Bưu điện đến các địa điểm có các đơn vị đặt hàng để mỗi khi gửi giấy nhờ thu thì Ngân hàng kiến thiết trung ương hay các Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết căn cứ vào các mức thời gian đó mà xác định lúc nào phải tiến hành việc cấp phát và cho vay bắt buộc, và tính tiền lãi và tiền phạt. Trường hợp đơn vị không nhận được giấy tờ qua Bưu điện đúng mức thời hạn đó thì trách nhiệm để chậm trễ thuộc về ngành Bưu điện.
| K.T BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |