BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18-TBXH | Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 1978 |
Ngày 08 tháng 8 năm 1978, Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết định số 198-CP sửa đổi một số điểm về chế độ hưu trí và chế độ nghỉ việc vì mất sức lao động đối với công nhân, viên chức Nhà nước và quân nhân.
Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ Thương binh và xã hội hướng dẫn cụ thể một số điểm để thi hành như sau:
1. Điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí
Điều 1 và điều 2 trong quyết định số 198-CP ngày 08/8/1978 của Hội đồng Chính phủ chỉ sửa đổi điều 4 trong nghị định số 163-CP ngày 04/07/1974, điều 32 trong Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân và điểm c (mục 1), điểm b (mục 2) trong điều 1 của nghị định số 10-NĐ/76 ngày 18/6/1976. Do đó các điều khác quy định về tuổi, thời gian công tác để hưởng chế độ hưu trí nói trong 2 bản Điều lệ tạm thời (ban hành theo nghị định số 218-CP ngày 27/12/1961, nghị định số 161-CP ngày 30-10-1964) và các điểm khác ở trong nghị định số 10-NĐ/76 ngày 18/6/1976 vẫn thi hành (nếu người được giải quyết có đủ điều kiện phù hợp với 01 điều trong các nghị định đó)
Dưới đây nói rõ thêm quy định của điều 1 và điều 2 về việc thi hành chế độ hưu trí đối với công nhân, viên chức Nhà nước đã hoạt động trong thời kỳ kháng chiến và đối với quân nhân (kể cả công an nhân dân):
a) Những công nhân, viên chức đã hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp nói ở điều 1 của quyết định số 198-CP là những người đã tham gia công tác trước ngày 20 tháng 7 năm 1954 (bao gồm cả những người lúc đó làm công tác ở cơ sở). Những người này, nếu đã có đủ 25 năm công tác liên tục (kể cả đối với nữ) và ốm đau mất sức lao động phải nghỉ việc thì dù chưa đủ tuổi về hưu cũng được hưởng chế độ hưu trí.
Đối với công nhân, viên chức đã tham gia kháng chiến ở miền
b) Những quân nhân được hưởng điều kiện quy định nói ở điều 2 của quyết định là những quân nhân còn đang tại ngũ (kể cả công an nhân dân) nếu có đủ 15 năm công tác liên tục (trong đó có 10 năm công tác trong các lực lượng vũ trang nhân dân) nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và ốm đau mất sức phải xuất ngũ về gia đình thì cũng được hưởng chế độ hưu trí. Còn những quân nhân đã có đủ 25 năm công tác liên tục (kể cả thời gian trước đó công tác trong cơ quan, xí nghiệp Nhà nước nếu có) mà vì ốm đau không công tác được nữa thì dù chưa đủ tuổi nói trên vẫn được hưởng chế độ hưu trí.
c) Để phù hợp với đặc điểm cụ thể của đội ngũ cán bộ, từ nay đối với công nhân, viên chức nói trên nếu đã có đủ 55 tuổi (nam) hay 50 tuổi (nữ), hoặc đối với quân nhân (kể cả quân nhân có 5 tuổi quân đã chuyển ngành) đã có đủ 50 tuổi (nam) hay 45 tuổi (nữ) và có thời gian công tác liên tục đủ 25 năm mà do ốm đau thực sự không làm việc được nữa thì không phải ra hội đồng giám định y khoa để giám định sức khỏe.
2. Đối tượng được hưởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn
Điều 4 của quyết định số 198-CP đã bổ sung đoạn cuối của điểm 2 (điều 1) của nghị định số 163-CP ngày 04/7/1974 và điểm b (mục 4) phần II điều 1 của nghị định số 10-NĐ/76 ngày 18/6/1976 và đối tượng được hưởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn.
Như vậy, kể từ ngày 08 tháng 8 năm 1978 (ngày ban hành quyết định số 198-CP), những công nhân, viên chức Nhà nước về nghỉ việc vì mất sức lao động (bao gồm cả những công nhân, viên chức Nhà nước đã về nghỉ việc vì mất sức lao động từ trước đây mà hiện còn hưởng trợ cấp hàng tháng) thuộc diện hưởng trợ cấp dài hạn, ngoài những đối tượng trước đây đã quy định nay có thêm những người sau đây:
- Những công nhân, viên chức được nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã có 3 năm hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được tính là thời gian công tác (kể cả tính thời gian công tác nói chung)
- Những công nhân, viên chức đã có 15 năm công tác liên tục và khi về nghỉ việc nam đã 50 tuổi, nữ đã 45 tuổi.
Ngoài ra, cũng theo quy định tại điều 4, đối với tất cả những người đang hưởng trợ cấp mất sức hàng tháng, nếu thuộc diện hưởng trợ cấp dài hạn thì khi chết, thân nhân của người đó cũng được xét để cho hưởng tiền tuất như chế độ tiền tuất hiện hành đối với người về hưu chết.
3. Thủ tục điều chỉnh cho những người có đủ điều kiện được chuyển sang hưởng chế độ hưu trí.
Quyết định số 198-CP của Hội đồng Chính phủ được thi hành kể từ ngày ký; do đó, nếu có trường hợp công nhân viên chức và quân nhân đã có quyết định cho về nghỉ việc theo chế độ mất sức lao động và ghi ngày hưởng trợ cấp sau ngày 8 tháng 8 năm 1978 (đã được cấp sổ trợ cấp hoặc đang làm thủ tục để cấp sổ), nhưng nay xét theo quyết định số 198-CP, người đó lại có đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, thì đều được điều chỉnh lại và được hưởng trợ cấp hưu trí kể từ ngày nghỉ việc.
Các Sở, Ty thương binh và xã hội căn cứ vào hồ sơ của những người nói trên, lập phiếu điều chỉnh và cấp sổ trợ cấp hưu trí cho đương sự như đã quy định tại thông tư số 03-TBXH ngày 22/01/1977 của Bộ thương binh và xã hội.
Trên đây, Bộ Thương binh và xã hội hướng dẫn một số điểm cần thiết. Trong khi thực hiện phải căn cứ vào yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới mà làm cho mọi người quán triệt và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Hội đồng Chính phủ.
Những nội dung hướng dẫn ở các văn bản trước đây trái với hướng dẫn của thông tư này đều bãi bỏ.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Kiện |
- 1 Quyết định 198-CP năm 1978 sửa đổi một số điểm về chế độ và nghỉ việc vì mất sức lao động đối với công nhân, viên chức Nhà nước và quân nhân do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 198-CP năm 1978 sửa đổi một số điểm về chế độ và nghỉ việc vì mất sức lao động đối với công nhân, viên chức Nhà nước và quân nhân do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 1 Thông tư 15/2008/TT-BCA hướng dẫn chế độ hưu trí của công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 3 Thông tư 03-TBXH-1977 quy định thủ tục cấp sổ trợ cấp trong trường hợp bị mất, và việc điều chỉnh mức trợ cấp ở các sổ trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tiền tuất của công nhân, viên chức và quân nhân do Bộ Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Nghị định 163-CP năm 1974 sửa đổi chế độ thôi việc vì mất sức lao động và chế độ hưu trí đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 161-CP năm 1964 ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị và dân quân tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự do Hội đồng chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 218-CP năm 1961 ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 1 Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2 Thông tư 03-TBXH-1977 quy định thủ tục cấp sổ trợ cấp trong trường hợp bị mất, và việc điều chỉnh mức trợ cấp ở các sổ trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tiền tuất của công nhân, viên chức và quân nhân do Bộ Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Nghị định 161-CP năm 1964 ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị và dân quân tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự do Hội đồng chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 218-CP năm 1961 ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 5 Nghị định 163-CP năm 1974 sửa đổi chế độ thôi việc vì mất sức lao động và chế độ hưu trí đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 6 Thông tư 15/2008/TT-BCA hướng dẫn chế độ hưu trí của công an nhân dân do Bộ Công an ban hành