Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 18-TC/ĐTXD

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 1985

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 18-TC-ĐTXD NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 1985 HƯỚNG DẪN VỀ ĐỊNH MỨC LỢI NHUẬN, PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN XÍ NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN

Thi hành Nghị quyết số 166-HĐBT ngày 15-12-1984 của Hội đồng Bộ trưởng "về cải tiến quản lý xây dựng cơ bản" sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ có liên quan, Bộ Tài chính hướng dẫn về định mức lợi nhuận cho sản phẩm xây lắp, khảo sát, thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình xây dựng và việc phân phối lợi nhuận với xí nghiệp, công ty, xí nghiệp liên hợp xây lắp (gọi tắt là xí nghiệp xây lắp); xí nghiệp, công ty khảo sát xây dựng;Xí nghiệp, viện thiết kế quy hoạch xây dựng, xí nghiệp, viện thiết kế công trình xây dựng (gọi tắt là xí nghiệp khảo sát, quy hoạch, thiết kế xây dựng) quốc doanh, hạch toán kinh tế độc lập như sau:

I. ĐỊNH MỨC LỢI NHUẬN

1. Lợi nhuận dịnh mức là một bộ phận cấu thành của giá dự toán xây lắp và giá khảo sát, quy hoạch, thiết kế xây dựng.

2. Lợi nhuận định mức được tinh theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá thành dự toán lập theo định mức, đơn giá Nhà nước của sản phẩm xây lắp, khảo sát, quy hoạch, thiết kế xây dựng.

Đối với sản phẩm xây lắp làm bằng vật tư xí nghiệp tự kiếm, lợi nhuận định mức được tính bằng lợi nhuận, định mức (theo số tuyệt đối) của sản phẩm đó khi làm bằng vật tư do Nhà nước cung ứng.

3. Dựa trên khung tỷ lệ lợi nhuận định mức quy định trong Nghị quyết số 166-HĐBT; tỷ lệ lợi nhuận định mức được quy định cụ thể như sau:

STT

Loại công trình (hạng mục công trình) xây dựng

Tỷ lệ lợi nhuận định mức (%)

I

Khảo sát xây dựng

10

II

Thiết kế quy hoạch và thiết kế công trình xây dựng

11

III

Xây dựng, lắp đặt (xây dựng)

1

Xây dựng công nghiệp

Riêng:

9

Xây dựng hầm, lò; xây dựng mỏ

12

Xây dựng đường dây tải điện

10

2

Xây dựng nông, lâm nghiệp

12

Riêng:

Xây dựng trạm, trại

9

3

Xây dựng thuỷ lợi

11

Riêng:

Xây dựng đầu mối

9

4

Xây dựng giao thông:

10

Riêng:

Xây dựng đường, sân bay

11

Xây dựng nhà ga, bến cảng, công trình bưu điện, hệ thống điện thoại, truyền thanh, truyền hình...

9

5

Xây dựng cung ứng vật tư và thương nghiệp

9

Riêng:

Xây dựng đường ống dẫn dầu, bể chứa

10

6

Xây dựng nhà ở, công trình công cộng (văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, công sở...)

9

7

Xây dựng khác (bao gồm cả các công trình, hạng mục công trình thi công hoàn toàn bằng cơ giới : nạo vét, san lắp...).

8

4. Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng mục công trình thuộc các chuyên ngành khác nhau thì lợi nhuận định mức tính cho các hạng mục công trình đó áp dụng theo tỷ lệ thích hợp của từng chuyên ngành quy định trên.

II. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Lợi nhuận xí nghiệp phải được kế hoạch hoá và được phản ánh trong kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính của xí nghiệp.

Lợi nhuận kế hoạch được duyệt của xí nghiệp là chỉ tiêu kế hoạch Pháp lệnh Nhà nước giao cho xí nghiệp.

Riêng dối với xí nghiệp xây lắp, lợi nhuận kế hoạch pháp lệnh bao gồm lợi nhuận của phần khối lượng làm bằng vật tư do Nhà nước cung ứng và bằng vật tư do xí nghiệp tự kiếm. Ngoài ra, xí nghiệp xây lắp có thể tận dụng năng lực sản xuất đăng ký làm thêm các công trình ngoài danh mục công trình đã ghi trong kế hoạch pháp lệnh Nhà nước giao cho xí nghiệp. Các công trình làm thêm này nếu là công trình của Nhà nước thì phải nằm trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản đã được phê duyệt. Phần lợi nhuận thu được từ các công trình này được thể hiện trong chỉ tiêu kế hoạch hướng dẫn và được coi là lợi nhuận ngoài kế hoạch pháp lệnh.

2. Kế hoạch phân phối lợi nhuận của xí nghiệp được lập đồng thời với kế hoạch lợi nhuận. Phần lợi nhuận (và các khoản khác) phải nộp vào ngân sách của xí nghiệp được cấp có thẩm quyền duyệt y là chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh Nhà nước giao cho xí nghiệp.

3. Tổng số lợi nhuận thực hiện của xí nghiệp bao gồm: lợi nhuận trong chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, lợi nhuận vượt chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh.

Đối với xí nghiệp xây lắp, lợi nhuận thực hiện còn chia ra lợi nhuận trong chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh thuộc phần khối lượng làm bằng vật tư do Nhà nước cung ứng, bằng vật tư do xí nghiệp tự kiếm và lợi nhuận ngoài chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh.

Việc xác định lợi nhuận trong chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh thuộc các phần khối lượng làm bằng vật tư do Nhà nước cung ứng và bằng vật tư do xí nghiệp tự kiếm được thực hiện theo phương thức: lấy tổng số lợi nhuận kế hoạch pháp lệnh nhân với tỷ trọng giá trị của từng phần vật tư tương ứng (do Nhà nước cấp hoặc xí nghiệp tự kiếm) chiếm trong tổng giá trị vật tư chi phí trong năm (trường hợp không tách riêng được các phần vật tư chi phí trong năm thì lấy theo tỷ trọng vật tư nhập trong năm). Giá để tính là giá quy định thống nhất của Nhà nước.

Lợi nhuận thực hiện của xí nghiệp không bao gồm các khoản chênh lệch giá.

Các khoản phải nộp phạt do vi phạm hợp đồng, vi phạm chế độ tín dụng Ngân hàng và các khoản chi phí bất hợp lý, bất hợp lệ, xí nghiệp không được hạch toán vào giá thành mà phải trứ vào phần lợi nhuận để lại xí nghiệp sau khi đã thực hiện việc phân phối giữa Ngân sách và xí nghiệp.

4. Lợi nhuận thực hiện của xí nghiệp được phân phối trên các nguyên tắc sau:

a) Khuyến khích xí nghiệp lập kế hoạch tích cực. Phần lợi nhuận trong phạm vi kế hoạch xí nghiệp được hưởng tỷ lệ phân phối cao hơn phần lợi nhuận vượt kế hoạch. Nếu xí nghiệp không hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh thì phần lợi nhuận dể lại xí nghiệp sẽ bị giảm trừ.

b) Ổn định tỷ lệ phân phối lợi nhuận cho xí nghiệp, mở rộng phạm vi sử dụng lợi nhuận và nâng cao quyền tự chủ của xí nghiệp trong việc sử dụng phần lợi nhuận để lại xí nghiệp.

c) Bảo đảm mối quan hệ hợp lý giữa tiền lương và tiền thưởng.

d) Khuyến khích xí nghiệp xây lắp tự kiếm vật tư để tham gia cân đối kế hoạch.

Vật tư do xí nghiệp tự kiếm là vật tư thuộc các nguồn sau:

- Xí nghiệp tận dụng năng lực dôi thừa để tự tổ chức sản xuất, khai thác.

- Xí nghiệp tự kiếm thông qua các biện pháp liên kết kinh tế theo quy định hiện hành của Nhà nước, trên cơ sở các hợp đồng kinh tế.

- Vật liệu mua của hợp tác xã và tư nhân theo giá thực mua trong khung giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

5. Trong năm, căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch phân phối lợi nhuận, xí nghiệp phải lập kế hoạch phân phối lợi nhuận hàng quý. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp lợi nhuận vào ngân sách Nhà nước, xí nghiệp được trích 70% mức kế hoạch quý để lập các quỹ xí nghiệp.

Hàng năm, khi xét duyệt quyết toán và mức trích lập các quỹ xí nghiệp chính thức, xí nghiệp sẽ được xác định phần lợi nhuận để lại theo quy định.

6.Thời điểm để xí nghiệp được trích đủ (100%) sô lợi nhuận còn lại để lập 3 quỹ xí nghiệp là khi xí nghiệp nộp đủ 100%) số lợi nhuận phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

B. KẾ HOẠCH PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN:

1. Đối với xí nghiệp khảo sát, quy hoạch, thiết kế xây dựng, tổng số lợi nhuận kế hoạch pháp lệnh được phân phối:

Nộp ngân sách Nhà nước: 50%

Để lại xí nghiệp: 50%

2. Đối với xí nghiệp xây lắp:

a) Lợi nhuận kế hoạch pháp lệnh:

Phân phối

Lợi nhuận

Nộp ngân sách Nhà nước

Để lại xí nghiệp

- Thuộc phần khối lượng làm bằng vật tư do Nhà nước cung ứng

50%

50%

- Thuộc phần khối lượng làm bằng vật tư do xí nghiệp tự kiếm

30%

70%

b) Đối với lợi nhuận ngoài kế hoạch pháp lệnh, xí nghiệp được dể lại 80% và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước 20%.

3. Số lợi nhuận để lại xí nghiệp theo kế hoạch trên đây được phân phối cho các quỹ xí nghiệp như sau:

- Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất và bổ sung vốn lưu động định mức: từ 35% trở lên và không hạn chế mức tối đa. Tỷ lệ cụ thể do xí nghiệp tính toán và ghi vào kế hoạch.

- Số còn lại để lập quỹ phúc lợi (1/3) và quỹ khen thưởng (2/3).

C. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN THỰC HIỆN:

1. Phần lợi nhuận thực hiện trong kế hoạch (kể cả trong kế hoạch pháp lệnh và ngoài kế hoạch pháp lệnh) được phân phối theo tỷ lệ ghi trong kế hoạch nêu ở phần B, mục II trên đây.

2. Phần lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch được phân phối:

Nộp ngân sách Nhà nước: 60%

Để lại xí nghiệp: 40%

3. Trường hợp xí nghiệp không hoàn thành 2 chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh chủ yếu dưới đây thì tỏng số lợi nhuận để lại xí nghiệp của cả 2 phần trên đây sẽ bị giảm trừ như sau:

- Danh mục công trình (hạng mục công trình) hoàn thành bàn giao.

Mức giảm trừ tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của số lợi nhuận để lại xí nghiệp căn cứ vào mức độ hoàn thành bàn giao chậm của mỗi công trình hoặc hạng mục công trình. Cụ thể là:

Đối với hạng mục công trình

Đối với công trình

1. Chậm dưới 3 tháng

2%

5%

2. Chậm từ 3 tháng trở lên hoặc không hoàn thành bàn giao trong năm ...


5%


10%

- Giá trị sản lượng khảo sát, quy hoạch, thiết kế xây dựng hoặc xây lắp thực hiện được thanh toán.

Mức giảm trừ như sau: Cứ mỗi phần trăm (1%) không hoàn thành về chỉ tiêu này thì số lợi nhuận để lại xí nghiệp bị giảm trừ 2%.

4. Nếu xí nghiệp vi phạm chế độ chính sách quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước kê dưới đây thì cứ mỗi vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm mà giảm trừ tử 2% - 5% số lợi nhuận để lại xí nghiệp:

- Nộp không đầy đủ và kịp thời theo kế hoạch hàng quý các khoản nộp ngân sách: Lợi nhuận, khấu hao cơ bản phải nộp và các khoản phải nộp khác như chênh lệch giá v.v...

- Vi phạm các chế độ báo cáo thống kê, kế toán.

5. Toàn bộ số tiền giảm trừ xí nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

6. Phần lợi nhuận để lại xí nghiệp, sau khi đã thanh toán các khoản nộp bắt buộc (nộp phạt, nộp giảm trừ) còn lại được trích vào các quỹ xí nghiệp theo tỷ lệ ghi trong kế hoạch phân phối lợi nhuận (theo quy định ở điểm 3, phần B, mục II trên đây).

III. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC SỬ DỤNG 3 QUỸ XÍ NGHIỆP

Ngoài những quy định hiện hành về nội dung sử dụng 3 quỹ xí nghiệp, nay bổ sung thêm các nội dung sau:

1. Dành từ 1% - 3% quỹ khuyến khích phát triển sản xuất để lập quỹ dự trữ tài chính tập trung ở các cơ quan quản lý cấp trên (Liên hiệp các xí nghiệp, Bộ hoặc Sở chủ quản). Mức cụ thể do cơ quan cấp trên của xí nghiệp quy định.

2. Xí nghiệp được sử dụng quỹ khuyến khích phát triển sản xuất để:

a) Bổ sung vào phần vốn lưu động định mức cần bổ sung thêm hàng năm theo kế hoạch của xí nghiệp.

b) Làm nguồn vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của xí nghiệp.

3. Giành 1% quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng nộp lên cấp trên để lập quỹ Bộ trưởng hoặc quỹ Tổng giám đốc liên hiệp các xí nghiệp (nếu có),

Việc trích lập và sử dụng các quỹ nói ở điểm 1, 2, 3 trên đây được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

4. Không hạn chế mức trích tối đa vào quỹ khen thưởng, nhưng khi số trích vào quỹ này vượt quá 30% quỹ lương cơ bản thực hiện cả năm của số công nhân viên xây lắp (khảo sát, quy hoạch, thiết kế) của xí nghiệp thì số vượt quá 30% được phân phối như sau:

- Từ trên 30% đến 50% quỹ lương cơ bản thực hiện, xí nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước 40% và 20% nộp lên cơ quan quản lý cấp trên để lập quỹ dự trữ tài chính, số còn lại 40% bổ sung vào các quỹ xí nghiệp, vào quỹ nào, bao nhiêu do Giám đốc xí nghiệp quyết định.

- Từ trên 50% quỹ lương cơ bản thực hiện trở đi, xí nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước 60% và 10% nộp lên cơ quan quản lý cấp trên để lập quỹ dự trữ tài chính, số còn lại 30% để bổ sung vào các quỹ xí nghiệp, vào quỹ nào, bao nhiêu do Giám đốc xí nghiệp quyết định.

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Về việc áp dụng tỷ lệ lợi nhuận định mức:

a) Đối với sản phẩm quy hoạch và thiết kế xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận định mức được dùng làm cơ sở để xây dựng lại giá sản phẩm quy hoạch và thiết kế xây dựng.

b) Đối với sản phẩm xây lắp, tỷ lệ lợi nhuận định mức được áp dụng cho khối lượng xây lắp thực hiện dược thanh toán từ 1-1-1985, không áp dụng cho khối lượng xây lắp đã đủ tiêu chuẩn được thanh toán trước ngày 1-1-1984 nhưng làm thủ tục thanh toán sau ngày 1-1-1985.

c) Căn cứ vào các quy định trên, các chủ đầu tư và xí nghiệp xây lắp tiến hành bổ sung dự toán và kế hoạch năm 1985 với cấp có thẩm quyền.

2. Về phân phối lợi nhuận:

a) Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, ngay từ cuối năm trước hoặc đầu năm kế hoạch, Bộ chủ quản (và Sớ chủ quản đối với các xí nghiệp địa phương) phải duyệt kế hoạch tài chính, trong đó có kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận cho các đơn vị cơ sở trực thuộc. Tổng số kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của cơ quan chủ quản giao cho các xí nghiệp không được thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho cơ quan chủ quản. Nếu thấp hơn thì phải phạt trừ vào các quỹ dự trữ tài chính hoặc quỹ Bộ tưởng (quỹ Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp) của cơ quan quản lý cấp trên. Mức phạt trừ cụ thể do Bộ tài chính quy định trong các Thông tư hướng dẫn về sử dụng quỹ Bộ trưởng và quỹ dự trữ tài chính. Kế hoạch nộp lợi nhuận của Nhà nước giao cho ngành chủ quản cũng phải được tính toán từ cơ sở và cân đối với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của đơn vị.

b) Hàng năm, xí nghiệp phải đăng ký kế hoạch trích lập 3 quỹ có phân ra từng quỹ với cơ quan Ngân hàng nơi xí nghiệp mở tài khoản và được trích hàng quý như quy định ở điểm 5, phần A, mục II của Thông tư này.

c) Căn cứ vào số duyệt quyết toán chính thức hàng năm cho xí nghiệp, cơ quan chủ quản xí nghiệp sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp tiến hành duyệt số lợi nhuận xí nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước và số lợi nhuận để lại xí nghiệp. Nếu xí nghiệp đã trích quá số để lại được duyệt thì phải trừ vào số trích của năm sau và ngược lại, nếu thiếu được trích thêm.

d) Nếu xí nghiệp có tài sản cố định đầu tư bằng nguồn vốn vay ngân hàng, xí nghiệp phải bảo đảm trả nợ Ngân hàng bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản của tài sản cố định đó. Trường hợp phải sử dụng thêm một phần lợi nhuận để trả nợ Ngân hàng, xí nghiệp phải có kế hoạch được cơ quan chủ quản duyệt sau khi đã thoả thuận với cơ quan tài chính đồng cấp. Số lợi nhuận để trả nợ đó được trừ vào lợi nhuận thực hiện trước khi phân phối giữa Nhà nước và xí nghiệp.

3. Đối với đơn vị vừa sản xuất, vừa làm nhiệm vụ xây dựng cơ bản theo hình thức tự tổ chức thi công thuộc ngành cao su, lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, thuỷ lợi... theo quy định của Nhà nước, lợi nhuận định mức cho sản phẩm xây lắp và phân phối lợi nhuận do tiêu thụ sản phẩm xây lắp được áp dụng theo các quy định trong Thông tư này.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1-1-1985. Trường hợp phương án giá - hàng - lương - tiền mới được ban hành, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn sửa đổi lại cho phù hợp.

Những quy định khác trái với Thông tư này đều không có hiệu lực thi hành.

Thông tư này không áp dụng trong việc phân phối lợi nhuận thực hiện năm 1984.

Lý Tài Luận

(Đã ký)