- 1 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình
- 2 Quyết định 87/QĐ-BTTTT năm 2017 Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2016
- 3 Quyết định 163/QĐ-BTTTT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2014-2018
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2009/TT-BTTTT | Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2009 |
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC LIÊN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 cùa Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUY ĐỊNH
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này điều chỉnh hoạt động liên kết để thực hiện việc sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình mà trong đó quyền lợi của đối tác liên kết được trả bằng quyền lợi từ hoạt động quảng cáo, tài trợ hoặc từ nguồn thu phí phát thanh, truyền hình theo một phương thức nhất định khi phát sóng chính sản phẩm liên kết của đài phát thanh, truyền hình.
2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Thông tư này là các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình (sau đây gọi chung là đài phát thanh, truyền hình), các đối tác liên kết.
1. Hoạt động liên kết trong sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình là hình thức hợp tác giữa một bên là đài phát thanh, truyền hình với một bên là đối tác liên kết để tạo ra một phần hoặc toàn bộ sản phẩm liên kết.
Thông tư này chỉ điều chỉnh các hoạt động liên kết được quy định tại khoản 1 Điều 1.
2. Đối tác liên kết trong sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình là tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh đang hoạt động theo pháp luật Việt Nam tham gia hợp tác với các đài phát thanh, truyền hình để tạo ra một phần hoặc toàn bộ sản phẩm liên kết.
3. Sản phẩm liên kết trong sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình là các chương trình hoặc kênh chương trình phát thanh, truyền hình được tạo ra bởi hoạt động liên kết.
4. Chương trình định kỳ quy định tại Thông tư này là một chuỗi ít nhất 05 (năm) chương trình có cùng định dạng, được phát mới vào cùng một khung giờ theo ngày, theo tuần, hoặc theo tháng.
Điều 3. Các hình thức hoạt động liên kết
1. Trao đổi bản quyền chương trình hoàn chỉnh;
2. Trao đổi bản quyền định dạng chương trình;
3. Tổ chức sản xuất chương trình hoặc một phần chương trình;
4. Tổ chức sản xuất toàn bộ kênh chương trình.
Các đài phát thanh, truyền hình, đối tác liên kết có thể lựa chọn một hoặc nhiều hình thức hoạt động liên kết.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động liên kết
1. Hoạt động liên kết phải tuân theo các quy định của pháp luật về báo chí đối với nội dung các sản phẩm liên kết và hoạt động khai thác sản phẩm liên kết.
2. Hoạt động liên kết được thực hiện theo nguyên tắc công bằng về quyền và trách nhiệm giữa các bên tham gia liên kết theo quy định của pháp luật.
3. Các kênh chương trình không quy định tại
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động liên kết phải được quy định cụ thể trong Hợp đồng liên kết.
5. Hợp đồng liên kết được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
6. Các bên tham gia hoạt động liên kết phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thuế, về quản lý tài chính đối với hoạt động liên kết.
Điều 5. Các chương trình phát thanh, truyền hình không thực hiện hoạt động liên kết
1. Không thực hiện hoạt động liên kết đối với các chương trình phát thanh, truyền hình thời sự, chính trị.
2. Đối với các đài phát thanh, truyền hình có từ 02 (hai) kênh chương trình quảng bá trở lên, phải xác định 01 (một) kênh thời sự - chính trị tổng hợp.
Các chương trình thực hiện hoạt động liên kết trong kênh thời sự - chính trị tổng hợp không được vượt quá 30% (ba mươi phần trăm) tổng thời lượng chương trình phát sóng lần 1 (một) của kênh này.
Điều 6. Đăng ký kênh, chương trình thời sự, chính trị
Các đài phát thanh, truyền hình có trách nhiệm đăng ký kênh thời sự - chính trị tổng hợp (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 5 và khung giờ phát các chương trình thời sự, chính trị với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 7. Đăng ký chương trình liên kết
1. Đài phát thanh, truyền hình trước khi thực hiện hoạt động liên kết đối với các sản phẩm liên kết là kênh chương trình, chương trình định kỳ phải đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ đăng ký bao gồm các thông tin về tên, nội dung, định dạng chương trình, thời điểm, thời lượng, kênh phát sóng của sản phẩm liên kết; tên, địa chỉ và năng lực của đối tác liên kết, hình thức liên kết, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét và có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận hoạt động liên kết. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Thông tin và Truyền thông phải nêu rõ lý do.
Đài phát thanh, truyền hình chỉ được thực hiện hoạt động liên kết sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Khi thay đổi một trong những nội dung đăng ký được quy định tại khoản 1 Điều 7, các đài phát thanh, truyền hình phải thực hiện việc đăng ký bổ sung với Bộ Thông tin và Truyền thông và phải được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản việc đăng ký bổ sung này.
4. Khi thực hiện hoạt động liên kết đối với các sản phẩm liên kết không quy định tại khoản 1 Điều 7, đài phát thanh, truyền hình có trách nhiệm thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông về tên, nội dung, thời điểm, thời lượng, kênh phát sóng của sản phẩm liên kết; tên, địa chỉ của đối tác liên kết, hình thức liên kết và quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết trong thời hạn chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc kể từ thời điểm phát sóng sản phẩm liên kết đó.
Khi thực hiện hoạt động liên kết đài phát thanh, truyền hình phải ký hợp đồng với đối tác liên kết theo quy định của pháp luật. Hợp đồng liên kết phải thể hiện những nội dung sau:
1. Tên sản phẩm liên kết;
2. Mục đích thực hiện hoạt động liên kết;
3. Nội dung sản phẩm liên kết;
4. Hình thức liên kết;
5. Thời gian, thời lượng, kênh phát sóng sản phẩm liên kết;
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên; quy định về cách xử lý đối với các trường hợp thay đổi kế hoạch phát sóng sản phẩm liên kết;
7. Bản quyền sản phẩm liên kết;
8. Trách nhiệm của các bên liên kết khi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm các quy định của pháp luật;
9. Quy định điều khoản bất khả kháng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về quản lý báo chí ở Trung ương về việc thay đổi kế hoạch phát sóng, ngừng thực hiện hoặc ngừng phát sóng sản phẩm liên kết và quy định cụ thể trách nhiệm của đài phát thanh, truyền hình và đối tác liên kết khi áp dụng điều khoản này.
Điều 9. Điều kiện của đối tác liên kết
1. Có tư cách pháp nhân và đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam.
2. Đã sản xuất hoặc tham gia sản xuất tối thiểu 03 (ba) chương trình phát thanh, truyền hình được phát sóng khi thực hiện hình thức liên kết quy định tại
3. Có phương án bảo đảm nguồn lực tài chính, nhân sự và cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện Hợp đồng liên kết.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của đài phát thanh, truyền hình
1. Tổng Giám đốc, Giám đốc đài phát thanh, truyền hình có hoạt động liên kết phải chịu trách nhiệm toàn bộ về nội dung các sản phẩm liên kết và hoạt động khai thác sản phẩm liên kết theo quy định của pháp luật về báo chí.
2. Tổng Giám đốc, Giám đốc đài phát thanh, truyền hình có trách nhiệm ban hành công khai Quy chế nội bộ về hoạt động liên kết và thực hiện đúng Quy chế đã được ban hành.
3. Thực hiện hoạt động liên kết theo đúng hợp đồng liên kết và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Ban hành và thực hiện đúng quy trình duyệt nội dung sản phẩm liên kết trước khi phát sóng.
5. Kế hoạch liên kết sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình phải được thực hiện công khai dân chủ trong đài phát thanh, truyền hình.
6. Đài phát thanh, truyền hình có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản sự tham gia của đối tác liên kết để phục vụ hoạt động nghiệp vụ khi thực hiện chương trình liên kết.
7. Được hưởng các quyền lợi theo quy định trong Hợp đồng liên kết.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của đối tác liên kết
1. Người đứng đầu tổ chức đối tác liên kết liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung sản phẩm liên kết và phạm vi công việc được quy định trong Hợp đồng liên kết.
2. Thực hiện hoạt động liên kết theo đúng hợp đồng liên kết và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Phải đứng tên trong sản phẩm liên kết.
4. Được hưởng các quyền lợi quy định trong Hợp đồng liên kết.
5. Được đứng tên khi sản phẩm liên kết được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Hoạt động liên kết sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình trả tiền thực hiện theo các quy định tại Thông tư này trừ khoản 3 Điều 4 và khoản 2 Điều 5 của Thông tư.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2009.
2. Các đài phát thanh, truyền hình, đối tác liên kết, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này.
3. Cơ quan chủ quản của các đài phát thanh, truyền hình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này.
4. Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm theo dõi kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí và các quy định tại Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có các vướng mắc nảy sinh, các đài phát thanh, truyền hình, các tổ chức có liên quan có trách nhiệm thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét điều chỉnh./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình
- 2 Quyết định 87/QĐ-BTTTT năm 2017 Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2016
- 3 Quyết định 163/QĐ-BTTTT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2014-2018
- 4 Quyết định 163/QĐ-BTTTT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2014-2018
- 1 Quyết định 102/QĐ-BTTTT năm 2013 gia hạn hiệu lực thực hiện Quyết định 382/QĐ-BTTTT về đơn giá hỗ trợ sản xuất mới chương trình truyền hình sử dụng ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2012 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2 Nghị định 187/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 3 Nghị định 51/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi
- 4 Luật Báo chí sửa đổi 1999
- 5 Luật Báo chí 1989
- 1 Quyết định 102/QĐ-BTTTT năm 2013 gia hạn hiệu lực thực hiện Quyết định 382/QĐ-BTTTT về đơn giá hỗ trợ sản xuất mới chương trình truyền hình sử dụng ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2012 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình
- 3 Quyết định 87/QĐ-BTTTT năm 2017 Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2016
- 4 Quyết định 163/QĐ-BTTTT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2014-2018