- 1 Thông tư 45/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 60/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế và Nghị định 85/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 1 Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 2 Nghị định 24/2006/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phí và Lệ phí
- 3 Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 4 Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2010/TT-BTC | Hà Nội, ngày 03 tháng 2 năm 2010 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ CẤP LẠI VÀ ĐỔI THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi có ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 8810/BYT-BH ngày 15/12/2009;
Bộ Tài chính quy định về phí cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế, như sau:
2. Phí đổi thẻ bảo hiểm y tế là khoản thu đối với người tham gia bảo hiểm y tế sau khi đã tiếp nhận thẻ bảo hiểm y tế từ cơ quan quản lý bảo hiểm y tế mà làm rách, hỏng, nay được đổi lại.
3. Không thu phí trong trường hợp đổi lại thẻ do thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hoặc có sai sót về thông tin ghi trên thẻ do cơ quan đơn vị lập danh sách người tham gia bảo hiểm gây ra.
Mức thu phí cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế quy định như sau:
1. Phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế: 4.000 đồng/thẻ;
2. Phí đổi thẻ bảo hiểm y tế: 2.000 đồng/thẻ.
1. Cơ quan thu phí được trích 90% (chín mươi phần trăm) số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thẩm định, xác minh và thu phí theo nội dung chi cụ thể sau đây:
a) Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện thẩm định, xác minh và thu phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định), bồi dưỡng làm thêm ngoài giờ theo quy định của pháp luật cho cán bộ, lao động của cơ quan thu phí;
b) Chi cho công tác xác minh, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế.
c) Chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thẩm định, thu phí như: tìm kiếm dữ liệu, văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, cập nhật cơ sở dữ liệu in thẻ bảo hiểm y tế theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
d) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thẩm định, xác minh và thu phí;
đ) Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện công việc xác minh, thẩm định và thu phí trong đơn vị theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và tối đa bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước, sau khi đảm bảo các chi phí quy định tại điểm a, b, c, d khoản này.
e) Hàng năm, cơ quan thu phí phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định. Tiền phí trích cho cơ quan thu phí để trang trải chi phí cho việc thẩm định, xác minh và thu phí không phản ánh vào ngân sách nhà nước.
2. Tổng số tiền phí thực thu được, sau khi trừ số tiền được trích theo tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều này, số còn lại (10%) cơ quan thu phí phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 2840/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực toàn bộ theo Luật Phí và lệ phí
- 2 Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 3 Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1 Thông tư 08/2014/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng, kiểm dịch y tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 3 Luật bảo hiểm y tế 2008
- 4 Thông tư 60/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế và Nghị định 85/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Thông tư 45/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Nghị định 24/2006/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phí và Lệ phí
- 7 Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 1 Thông tư 08/2014/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng, kiểm dịch y tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 2840/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực toàn bộ theo Luật Phí và lệ phí
- 3 Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018