- 1 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2 Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3 Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 4 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 5 Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 6 Nghị định 63/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 1 Thông tư 25/2018/TT-BYT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành
- 2 Quyết định 7757/QĐ-BYT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến 31 tháng 12 năm 2018
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2012/TT-BYT | Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2012 |
HƯỚNG DẪN VIỆC CÔNG BỐ HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;
Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Thông tư này quy định trình tự, hồ sơ công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là công bố sản phẩm) đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi tắt là sản phẩm); trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận đăng ký) và tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân); kiểm tra sau công bố sản phẩm.
Trong Thông tư này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm: là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: là mức hoặc định lượng các chất quyết định giá trị dinh dưỡng và tính chất đặc thù của sản phẩm để nhận biết, phân loại và phân biệt với thực phẩm cùng loại.
3. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm: là bản yêu cầu kỹ thuật của một sản phẩm (có chung tên sản phẩm, nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn về hóa lý, vi sinh vật) do tổ chức, cá nhân xây dựng và công bố phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKT) tương ứng hoặc phù hợp với các quy định an toàn thực phẩm của Việt Nam (trong trường hợp sản phẩm chưa có QCKT) hoặc phù hợp với quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) trong trường hợp Việt Nam chưa có quy định.
4. Phòng kiểm nghiệm được chỉ định: là phòng kiểm nghiệm được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam chỉ định.
5. Phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận: là phòng kiểm nghiệm được công nhận bởi tổ chức công nhận và độc lập với tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm.
6. Phòng kiểm nghiệm được thừa nhận: là phòng kiểm nghiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm được công nhận bởi tổ chức công nhận và phòng kiểm nghiệm được cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài chỉ định.
1. Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm được công bố với QCKT tương ứng (sau đây gọi tắt là đánh giá hợp quy) đối với sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật: Nội dung đánh giá hợp quy áp dụng cho từng loại sản phẩm cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm được công bố với quy định an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm) đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật: Nội dung đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm áp dụng cho từng loại sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy định thì áp dụng theo quy định của Codex.
TRÌNH TỰ, HỒ SƠ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
Điều 4. Trình tự, hồ sơ công bố hợp quy
1. Trình tự công bố hợp quy:
a) Bước 1: Đánh giá hợp quy
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá hợp quy theo một trong hai phương thức sau: Tự đánh giá hợp quy theo nội dung đánh giá hợp quy được quy định tại
b) Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến cơ quan tiếp nhận đăng ký được quy định tại
2. Hồ sơ công bố hợp quy:
a) Các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 5 và Điều 7 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2012/NĐ-CP);
b) Riêng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm được quy định như sau: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.
Điều 5. Trình tự, hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
1. Trình tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
a) Bước 1: Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm và theo nội dung được quy định tại
b) Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố được quy định tại Khoản 2 Điều này đến cơ quan tiếp nhận đăng ký quy định tại
2. Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
a) Các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP;
b) Riêng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm được quy định như sau: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận;
c) Kết quả thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với thực phẩm chức năng có công dụng mới, được chế biến từ các chất mới hoặc theo công nghệ mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả.
1. Hồ sơ công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bảng kê khai sản phẩm:
- Đối với nguyên liệu thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nhập khẩu chỉ nhằm phục vụ sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp: bảng kê khai được quy định tại Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm nhập khẩu chỉ nhằm phục vụ sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp: bảng kê khai được quy định tại Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu chỉ nhằm kinh doanh trong siêu thị, khách sạn bốn sao trở lên: bảng kê khai được quy định tại Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao có đóng dấu của tổ chức, cá nhân);
c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng của nhà sản xuất hoặc bản thông tin chi tiết về sản phẩm của nhà sản xuất; hoặc kết quả kiểm nghiệm sản phẩm của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.
2. Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố được quy định tại Khoản 1 Điều này đến cơ quan tiếp nhận đăng ký được quy định tại
1. Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký; cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy (sau đây gọi tắt là Giấy tiếp nhận), Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Giấy xác nhận) đối với: thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; xác nhận bằng văn bản đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng) chỉ nhằm phục vụ sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, kinh doanh trong siêu thị, khách sạn bốn sao trở lên.
2. Sở Y tế giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cấp Giấy tiếp nhận, Giấy xác nhận đối với: sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn.
3. Sản phẩm sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.
4. Sản phẩm có cùng chất lượng của cùng một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm nhưng được sản xuất tại 02 (hai) tỉnh, thành phố trở lên được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm hoặc tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn.
5. Cơ quan tiếp nhận đăng ký quy định tại Khoản 1, 2 Điều này tổ chức tiếp nhận, cấp Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận theo quy định tại Khoản 3, 4, 5 Điều 4 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP.
Trong vòng 02 (hai) tháng kể từ ngày nhận được văn bản thông báo lý do không cấp Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận của cơ quan tiếp nhận đăng ký, nếu tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận đăng ký sẽ hủy hồ sơ công bố.
6. Cơ quan tiếp nhận đăng ký có trách nhiệm cấp và quản lý số Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận.
a) Đối với Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận do Cục An toàn thực phẩm cấp sẽ được quy định ghi ký hiệu tương ứng như sau: (số thứ tự)/(năm cấp)/ATTP-TNCB và (số thứ tự)/(năm cấp)/ATTP-XNCB.
b) Đối với Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố cấp được quy định ghi ký hiệu tương ứng như sau: (số thứ tự)/(năm cấp)/YT tên viết tắt tỉnh, thành phố-TNCB và (số thứ tự)/(năm cấp YT tên viết tắt tỉnh, thành phố -XNCB.
Quy ước viết tắt tên tỉnh, thành phố trong Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận được quy định tại Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Công bố đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
1. Đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có trong danh mục được phép sử dụng do Bộ Y tế ban hành: Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố sản phẩm theo quy định tại
2. Đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng của Việt Nam; sản phẩm có chứa phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng của Việt Nam nhưng thuộc danh mục theo quy định của Codex hoặc được phép sử dụng ở nước sản xuất, Cục An toàn thực phẩm sẽ xem xét để cho phép công bố sản phẩm.
Điều 9. Cấp lại Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận
1. Việc cấp lại Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận lần đầu tiên cho sản phẩm đó và theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP.
2. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại sản phẩm nhưng không thực hiện đúng, đủ chế độ kiểm nghiệm định kỳ thì cơ quan tiếp nhận đăng ký tổ chức kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh. Dựa trên kết quả xử lý vi phạm và hành động khắc phục, cơ quan tiếp nhận đăng ký sẽ quyết định cấp lại hay phải công bố lại.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN TIẾP NHẬN ĐĂNG KÝ VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÔNG BỐ SẢN PHẨM
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận đăng ký
Cơ quan tiếp nhận đăng ký có quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân.
2. Cấp và cấp lại Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận theo đúng thời hạn quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 4 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP.
3. Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận, cơ quan tiếp nhận đăng ký có trách nhiệm thông báo công khai các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận trên trang thông tin điện tử của mình.
4. Đóng dấu giáp lai vào Bản thông tin chi tiết sản phẩm và đóng dấu vào nhãn sản phẩm để xác nhận các nội dung ghi nhãn bắt buộc theo quy định của pháp luật. Việc đóng dấu này không có giá trị xác nhận về quyền sở hữu công nghiệp. Cơ quan tiếp nhận đăng ký trả tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm một bộ hồ sơ sản phẩm và lưu hồ sơ theo quy định.
5. Tổ chức việc quản lý và sử dụng phí, lệ phí cấp Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm có quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Công bố sản phẩm và công bố lại sản phẩm tại cơ quan tiếp nhận đăng ký được quy định tại
2. Tự giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm của mình. Thực hiện chế độ kiểm tra và kiểm nghiệm định kỳ theo quy định và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm đã công bố.
3. Công bố tên sản phẩm phải rõ ràng, thể hiện được đúng bản chất (phản ánh thành phần cấu tạo, chức năng, công nghệ chế biến). Tên sản phẩm không rõ bản chất thì phải ghi kèm tên nhóm sản phẩm và ghi chi tiết các nội dung ghi nhãn bắt buộc.
4. Nộp nhãn chính thức sau một (01) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận, nếu khi công bố chỉ nộp bản thiết kế dự thảo nội dung ghi nhãn.
5. Khi phát hiện các sản phẩm vi phạm quy định pháp luật về chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm, ghi nhãn, quảng cáo, công bố không trung thực, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
a) Kịp thời thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cơ quan tiếp nhận đăng ký về sự không phù hợp của sản phẩm;
b) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
c) Khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì phải tạm ngừng việc sản xuất, xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm không phù hợp đang lưu thông trên thị trường;
d) Thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cơ quan tiếp nhận đăng ký về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm vào sản xuất, kinh doanh.
6. Lưu giữ hồ sơ công bố sản phẩm theo thời hạn làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra hoặc để chứng minh sự phù hợp của các sản phẩm của mình với những nội dung đã công bố, cam kết trong hồ sơ.
7. Trường hợp chỉ thay đổi các nội dung trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đối với hình thức nhãn, quy cách bao gói, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, nội dung ghi nhãn không bắt buộc, địa chỉ trụ sở của tổ chức, cá nhân hay nơi sản xuất, tên tổ chức, cá nhân (trong trường hợp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) thì tổ chức, cá nhân được phép nộp công văn đề nghị bổ sung kèm theo xác nhận về các nội dung đã thay đổi, bổ sung của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm để được tiếp tục sử dụng số Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận đã được cấp hay cấp lại.
Cơ quan tiếp nhận đăng ký và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn có thẩm quyền tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm, chế độ kiểm nghiệm định kỳ đối với sản phẩm đã công bố.
Điều 13. Lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ
1. Chế độ kiểm nghiệm định kỳ như sau:
a) 01 (một) lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.
b) 02 (hai) lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.
2. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
3. Các chỉ tiêu để kiểm nghiệm định kỳ là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Kết quả kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được tổ chức, cá nhân sử dụng làm kết quả kiểm nghiệm định kỳ nếu đáp ứng yêu cầu tại Khoản 3 Điều này.
Các Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm được cấp theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8 tháng 12 năm 2005 của Bộ Y tế về quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm vẫn còn giá trị cho đến khi hết thời hạn hiệu lực được ghi trong Giấy chứng nhận.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2012.
2. Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 15 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
1. Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi toàn quốc.
Định kỳ sáu tháng, Cục An toàn thực phẩm báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế về công tác cấp Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận.
2. Sở Y tế giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi địa bàn quản lý.
Định kỳ hằng tháng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm báo cáo Sở Y tế và Cục An toàn thực phẩm về công tác cấp Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận.
- 1 Quyết định 42/2005/QĐ-BYT về "Quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 1387/QĐ-BYT năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành đã hết hiệu lực pháp luật tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2013
- 3 Thông tư 25/2018/TT-BYT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành
- 4 Quyết định 7757/QĐ-BYT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến 31 tháng 12 năm 2018
- 5 Quyết định 7757/QĐ-BYT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến 31 tháng 12 năm 2018
- 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5-1:2017/BYT về Các sản phẩm sữa dạng lỏng
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 18-1:2015/BYT về Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm - Dung môi
- 3 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 19-1:2015/BYT về Hương liệu thực phẩm - Các chất tạo hương vani
- 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-4:2015/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 5 Quyết định 5182/QĐ-BYT năm 2014 triển khai 02 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 Cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
- 6 Quyết định 40/QĐ-TĐC năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11-1:2012/BYT về sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi do Bộ Y tế ban hành
- 8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11-2:2012/BYT về sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi do Bộ Y tế ban hành
- 9 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11-3:2012/BYT về sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi do Bộ Y tế ban hành
- 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11-4:2012/BYT về sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi do Bộ Y tế ban hành
- 11 Nghị định 63/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 12 Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 13 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 14 Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 15 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 16 Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 17 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 1 Quyết định 42/2005/QĐ-BYT về "Quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 40/QĐ-TĐC năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 3 Quyết định 1387/QĐ-BYT năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành đã hết hiệu lực pháp luật tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2013
- 4 Quyết định 5182/QĐ-BYT năm 2014 triển khai 02 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 Cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
- 5 Thông tư 25/2018/TT-BYT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành
- 6 Quyết định 7757/QĐ-BYT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến 31 tháng 12 năm 2018