BỘ Y TẾ | VIỆT |
Số: 19-BYT/TT | Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 1959 |
VỀ CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ ĐỐI VỚI CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG
Thi hành Nhị định số 100-TTg ngày 03-03-1959 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập lực lượng công an nhân dân vũ trang, tổ chức phải gọn, nhẹ, hoạt động phân tán nhỏ, rải rác khắp toàn quốc. Do đó, ngoài chế độ điều trị tại đơn vị, không thể thành lập riêng bệnh viện, bệnh xá khắp nơi được. Tuy lực lượng công an nhân dân vũ trang không phải là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, nhưng vẫn có tính chất chiến đấu, tiêu chuẩn như quân đội nên Cục Quân y có trách nhiệm chỉ đạo nghiệp vụ là chủ yếu, đồng thời Bộ Y tế cũng có trách nhiệm trong vấn đề này.
Sau khi thống nhất ý kiến giữa Bộ cùng Bộ Tài chính, Cục Quân y và Ban Chỉ huy trung ương lực lượng công an nhân dân vũ trang trong việc quy định trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho anh em công an nhân dân vũ trang, Bộ nêu lên một số điểm cụ thể về nhiệm vụ nói trên cùng các Khu, Sở, Ty Y tế, các Ban Quản đốc bệnh viện bệnh xá như sau:
Thương bệnh binh công an nhân dân vũ trang sẽ dựa vào cơ sở điều trị nào gần nhất mà đưa đến. Nơi nào không có cơ sở điều trị của quân y, thì các bệnh xá, bệnh viện tỉnh nhận các cán bộ và chiến sĩ công an nhân dân vũ trang khám bệnh, cho hướng điều trị hoặc nhận vào điều trị. Nơi nào có cả cơ sở dân y và quân y, thì bệnh nhân có thể được chuyển Viện từ quân y qua dân y, hoặc từ dân y qua quân y, trên cơ sở khả năng kỹ thuật và trên tinh thần bảo đảm tính mệnh bệnh nhân, không đun đẩy lẫn nhau, và chỉ chuyển lên cơ sở có khả năng hơn nếu bệnh ấy vượt quá khả năng của mình.
Giải quyết 3 trường hợp cụ thể:
1. Phải thu nhận cấp cứu và cấp tính để giải quyết kịp thời, sau đó: hoặc giữ lại chữa nếu đúng là tuyến chữa bệnh, hoặc nếu quá khả năng mình thì phải chuyển lên tuyến cao hơn với tất cả phương tiện sẵn có của bệnh viện, bệnh xá.
2. Đối với các trường hợp sang chấn, cơ sở nào có khả năng chữa thì phải giữ lại chữa trong một thời gian nhất định rồi cho về đơn vị nằm mà hẹn ngày trở lại như đã giải quyết đối với các bệnh nhân khác, để bảo đảm luân lưu gường bệnh, hoặc chuyển qua một bệnh viện nào tùy theo tình hình sang chấn.
3. Những bệnh nội thương xét có thể điều trị ngắn ngày thì cố gắng thu xếp để nhận chữa. Nếu bệnh trở thành kinh niên phải nằm lâu ngày, thì phải chuyển lên bệnh viện quân khu.
1. Giấy tờ:
Khi gửi bệnh nhân đến bệnh viện, bệnh xá, phải mang theo:
- Giấy giới thiệu của ban chỉ huy đơn vị (nộp 2 bản).
- Giấy giới thiệu cung cấp và trả lương (ghi rõ cấp bậc, mức sinh hoạt được cấp).
- Bệnh án (nếu có), nhất là khi chuyển viện cần phải kèm theo.
Trường hợp cấp bách không kịp lấy giấy tờ, cần có thẻ quân nhân của bệnh nhân hoặc của người mang đến, rồi sẽ hợp lý sau.
2. Mức ăn:
Thương bệnh binh công an nhân dân vũ trang vào bệnh viện, bệnh xá dân y phải theo mức ăn bên dân y. Cụ thể:
- Công an nhân dân vũ trang có sinh hoạt phí 21đ một tháng: ăn theo chế độ 1đ (ốm nhẹ), 1đ20 (ốm nặng) một ngày; bản thân phải trả 0đ60 một ngày.
- Công an nhân dân vũ trang có sinh hoạt phí 27đ một tháng: ăn theo chế độ 1đ20 (ốm nhẹ), 1đ60 (ốm nặng) một ngày; bản thân phải trả 0đ80 một ngày. Phần ăn thêm do đơn vị có bệnh nhân đài thọ.
Trường hợp bệnh nhân ra Viện chưa kịp lĩnh sinh hoạt phí của đơn vị gửi đến, thì bệnh viện ứng cho bệnh nhân ấy tiền tầu xe đi đường và tiền ăn về nếu đơn vị, rồi sau sẽ thanh toán.
3. Thanh toán:
Ban chỉ huy công an nhân dân vũ trang mỗi tỉnh sẽ thanh toán hàng tháng cho tất cả đơn vị của mình theo hóa đơn tổng hợp của bệnh viện dân y. Nếu bệnh nhân được chuyển đi bệnh viện tỉnh khác, thì nơi nhận bệnh nhân sẽ thanh toán với Ban chỉ huy trung ương lực lượng công an nhân dân vũ trang, và nơi chuyển bệnh nhân phải báo cho Ban chỉ huy công an nhân dân vũ trang địa phương mình biết để tiếp tục theo dõi cán bộ của mình.
Trong khi thi hành, có gặp gì khó khăn trở ngại, các Ủy ban Hành chính khu, tỉnh, thành phố, các Khu, Sở, Ty Y tế phản ánh kịp thời về Bộ nghiên cứu giải quyết.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
- 1 Thông tư 20-TKV năm 1959 áp dụng chế độ gửi thư, đi xe lửa, qua phà, qua bến đối với Công an nhân dân vũ trang do Bộ Giao thông và Bưu điện - Bộ Công an - Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 100-TTg năm 1959 về việc thống nhất các đơn vị bộ đội quốc phòng, công an biên phòng, cảnh sát vũ trang thành Công an nhân dân vũ trang do Thủ tướng Chính phủ ban hành