- 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- 2 Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- 3 Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- 1 Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 2 Luật hợp tác xã 2012
- 3 Nghị định 93/2017/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước
- 4 Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
BỘ TÀI CHÍNH ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2018/TT-BTC | Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2018 |
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều về chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân.
Thông tư này hướng dẫn một số điều về chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 93/2017/NĐ-CP).
1. Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) (sau đây gọi tắt là Luật các tổ chức tín dụng)
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 3. Vốn chủ sở hữu của quỹ tín dụng nhân dân
1. Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào điều lệ quỹ tín dụng nhân dân, hạch toán bằng đồng Việt Nam.
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nước hoặc các trường hợp đánh giá lại tài sản khác theo quy định của pháp luật.
3. Các quỹ bao gồm:
a) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
b) Quỹ đầu tư phát triển;
c) Quỹ dự phòng tài chính.
4. Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối; lỗ lũy kế chưa xử lý.
5. Vốn khác thuộc sở hữu của quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 4. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản
1. Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn, tài sản theo quy định tại Chương II Nghị định số 93/2017/NĐ-CP, quy định pháp luật có liên quan và một số hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.
2. Thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; quy định rõ trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của quỹ.
3. Quỹ tín dụng nhân dân được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán của quỹ tín dụng nhân dân.
4. Đối với những tài sản đi thuê, nhận cầm cố, nhận thế chấp, nhận bảo quản giữ hộ của khách hàng, quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm quản lý, bảo quản hoặc sử dụng theo thỏa thuận với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Đối với các bất động sản nắm giữ do việc xử lý nợ vay theo quy định tại khoản 3 Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng:
a) Đối với các bất động sản quỹ tín dụng nhân dân nắm giữ tạm thời để bán, chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn trong thời hạn 3 năm, quỹ tín dụng nhân dân không hạch toán tăng tài sản, không trích khấu hao.
b) Đối với các bất động sản được quỹ tín dụng nhân dân mua lại để phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh, quỹ tín dụng nhân dân hạch toán tăng tài sản, thực hiện trích khấu hao theo quy định của pháp luật và đảm bảo giới hạn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Các khoản thu của quỹ tín dụng nhân dân phải được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan, có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các khoản thu sau:
1. Thu từ lãi và các khoản thu nhập tương tự:
a) Thu lãi tiền gửi;
b) Thu lãi cho vay;
c) Thu lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ;
d) Thu khác từ hoạt động tín dụng.
2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ:
a) Thu từ dịch vụ thanh toán gồm: Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên;
b) Thu từ dịch vụ ngân quỹ;
c) Thu từ việc nhận ủy thác, làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Thu từ làm đại lý kinh doanh bảo hiểm;
đ) Thu từ cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên;
e) Thu từ hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Thu từ hoạt động góp vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: Thu lãi từ việc góp vốn vào Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
4. Thu từ các hoạt động khác:
a) Thu từ các khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro (bao gồm cả các khoản nợ đã được xóa nay thu được);
b) Thu từ nghiệp vụ mua bán nợ;
c) Thu từ việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản;
d) Thu từ hoàn nhập dự phòng;
đ) Thu từ hoạt động khác:
- Thu từ cho thuê tài sản trừ số tiền thu từ cho thuê các bất động sản tạm thời nắm giữ do việc xử lý nợ vay theo quy định tại khoản 3 Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ;
- Thu từ hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
5. Thu nhập khác:
a) Thu các khoản nợ phải trả nay đã mất chủ hoặc không xác định được chủ nợ theo quy định của pháp luật được ghi tăng thu nhập;
b) Thu tiền phạt khách hàng, tiền khách hàng bồi thường do vi phạm hợp đồng được hạch toán vào thu nhập;
c) Thu tiền bảo hiểm được bồi thường được hạch toán vào thu nhập sau khi đã bù đắp khoản tổn thất đã mua bảo hiểm;
d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với các khoản thu của quỹ tín dụng nhân dân quy định tại Điều 16 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP như sau:
1. Việc xác định doanh thu khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.
2. Đối với thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự;
a) Thu lãi từ hoạt động cấp tín dụng: Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm đánh giá khả năng thu hồi nợ và thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định của pháp luật ngân hàng để làm căn cứ hạch toán lãi phải thu và thực hiện hạch toán như sau:
- Quỹ tín dụng nhân dân hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Số lãi phải thu của các khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn do thực hiện chính sách của Nhà nước và số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại thì không phải hạch toán thu nhập, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.
b) Thu lãi tiền gửi: là số lãi phải thu trong kỳ.
3. Đối với thu lãi góp vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: là số lãi được chia khi có nghị quyết hoặc quyết định chia của Hội đồng quản trị của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
4. Đối với doanh thu từ các hoạt động còn lại: doanh thu là toàn bộ số tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.
5. Đối với các khoản doanh thu phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì quỹ tín dụng nhân dân hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.
1. Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự:
a) Chi trả lãi tiền gửi: Chi trả lãi tiền gửi thành viên, tổ chức, cá nhân khác;
b) Chi trả lãi tiền vay bao gồm chi cho việc trả lãi vay vốn điều hòa, vay vốn của tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính khác, chi trả lãi tiền vay Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam;
c) Chi khác cho hoạt động tín dụng.
2. Chi phí hoạt động dịch vụ:
a) Chi về dịch vụ thanh toán: Chi cho hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên; chi vận chuyển tiền; chi nghiệp vụ kho quỹ;
b) Chi về dịch vụ ngân quỹ
c) Chi về dịch vụ viễn thông;
d) Chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý;
đ) Chi cho dịch vụ tư vấn;
e) Chi hoa hồng môi giới:
- Quỹ tín dụng nhân dân được chi hoa hồng môi giới đối với các hoạt động môi giới được pháp luật cho phép.
- Hoa hồng môi giới để chi cho bên thứ ba (làm trung gian), không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của quỹ tín dụng nhân dân; các chức danh quản lý, nhân viên của quỹ tín dụng nhân dân và người có liên quan của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
- Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa quỹ tín dụng nhân dân và bên nhận hoa hồng môi giới, trong đó phải có các nội dung cơ bản gồm: tên của bên nhận hoa hồng; nội dung chi; mức chi; phương thức thanh toán; thời gian thực hiện và kết thúc; trách nhiệm của các bên.
- Đối với khoản chi môi giới để cho thuê tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ): mức chi môi giới để cho thuê mỗi tài sản của quỹ tín dụng nhân dân tối đa không quá 5% tổng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài sản đó do môi giới mang lại trong năm.
- Đối với khoản chi môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố: mức chi hoa hồng môi giới bán mỗi tài sản thế chấp, cầm cố của quỹ tín dụng nhân dân không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản đó qua môi giới.
- Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân ban hành quy chế chi hoa hồng môi giới để áp dụng thống nhất và công khai.
3. Chi góp vốn: Các chi phí phát sinh khi thực hiện góp vốn vào Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
4. Chi hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật:
a) Chi về nghiệp vụ mua bán nợ;
b) Chi hoạt động kinh doanh khác.
5. Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí.
6. Chi cho nhân viên theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Chi tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các khoản có tính chất lương cho cán bộ, nhân viên làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân:
- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp cho thành viên chuyên trách của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Mức chi do Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân quyết định trên cơ sở nghị quyết của Đại hội thành viên.
- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho cán bộ, nhân viên của quỹ tín dụng nhân dân căn cứ theo hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
b) Chi các khoản đóng góp theo lương: Chi nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn;
c) Chi trang phục giao dịch cho cán bộ nhân viên (nếu có);
d) Chi bảo hộ lao động: chỉ được chi cho những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc;
đ) Chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động;
e) Chi mua bảo hiểm tai nạn con người;
g) Chi ăn ca;
h) Chi y tế bao gồm các khoản chi khám bệnh định kỳ cho người lao động, chi mua thuốc dự phòng và các khoản chi y tế khác thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành;
i) Các khoản chi khác cho người lao động theo quy định của pháp luật:
- Chi tiền nghỉ phép hàng năm, các khoản chi thêm cho lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động;
- Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
7. Chi cho hoạt động quản lý, công vụ bao gồm các khoản chi sau:
a) Chi vật liệu giấy tờ in;
b) Chi công tác phí;
c) Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
d) Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ gồm:
- Chi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Chi cho phần còn thiếu trong trường hợp số dư quỹ phát triển khoa học và công nghệ không đủ để chi cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong năm.
đ) Chi thưởng sáng kiến cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí theo nguyên tắc phù hợp với hiệu quả thực tế đem lại; quỹ tín dụng nhân dân phải xây dựng và công bố công khai các quy chế chi thưởng và thành lập hội đồng để nghiệm thu sáng kiến;
e) Chi bưu phí và điện thoại;
g) Chi xuất bản tài liệu, công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại;
h) Chi mua tài liệu, sách báo;
i) Chi về các hoạt động đoàn thể;
k) Chi điện, nước, vệ sinh cơ quan;
l) Chi hội nghị, lễ tân, khánh tiết, giao dịch đối ngoại;
m) Chi thuê tư vấn, kiểm toán; chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước;
n) Chi phòng cháy chữa cháy;
o) Chi cho công tác bảo vệ môi trường. Nếu số chi trong năm lớn và có tác dụng trong nhiều năm thì được phân bổ cho các năm sau;
p) Chi hoạt động quản lý, công vụ khác:
- Chi xây dựng, phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cung cấp;
- Chi bảo vệ cơ quan; chi cho công tác dân quân tự vệ, quốc phòng, an ninh;
- Chi khác theo quy định của pháp luật.
8. Chi về tài sản:
a) Chi khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh thực hiện theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với doanh nghiệp;
b) Chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản;
c) Chi mua sắm, sửa chữa công cụ, dụng cụ;
d) Chi bảo hiểm tài sản;
đ) Chi thuê tài sản cố định: Chi phí thuê tài sản cố định được thực hiện theo hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm sử dụng tài sản.
e) Chi thuê dịch vụ quản lý, vận hành tài sản, tòa nhà thực hiện theo hợp đồng thuê;
g) Chi khác về tài sản.
9. Chi trích lập dự phòng:
a) Chi trích lập dự phòng bao gồm:
- Chi trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động theo quy định tại Điều 131 Luật các tổ chức tín dụng;
- Chi trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và khoản 12 Điều 1 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP; hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung (nếu có);
- Chi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi và các khoản dự phòng khác (nếu có) theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp.
b) Phần chi phí trích lập dự phòng rủi ro được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
10. Chi bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi:
a) Chi bảo hiểm tiền gửi: chi đóng phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
b) Chi bảo toàn tiền gửi: chi đóng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
11. Chi khác:
a) Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà quỹ tín dụng nhân dân tham gia theo mức phí do các hiệp hội này quy định;
b) Chi cho công tác đảng, đoàn thể tại quỹ tín dụng nhân dân (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định);
c) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán (nếu có);
d) Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu là các khoản chi cho việc thu hồi nợ bao gồm cả chi phí để thực hiện mua bán nợ và chi trả phí dịch vụ thu hồi nợ cho các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu hồi nợ theo quy định của pháp luật;
đ) Chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại: Quỹ tín dụng nhân hạch toán vào chi phí giá trị tổn thất còn lại sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm; sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí; sử dụng quỹ dự phòng tài chính của quỹ tín dụng nhân dân;
e) Chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được;
g) Chi công tác xã hội theo quy định của pháp luật về thuế;
h) Chi nộp phạt vi phạm hành chính trừ các khoản nộp phạt mà cá nhân phải nộp theo quy định của pháp luật;
i) Chi khác:
- Chi các khoản nợ phải trả, đã xác định mất chủ và hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó lại xác định được chủ nợ;
- Chi trả tiền phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế thuộc trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân;
- Chi án phí, lệ phí thi hành án thuộc trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân;
- Chi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí
1. Việc xác định chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.
2. Chi phí của quỹ tín dụng nhân dân là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Quỹ tín dụng nhân dân không được hạch toán vào chi phí các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 9. Phân phối lợi nhuận, quản lý và sử dụng các quỹ
Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện phân phối lợi nhuận, quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định tại Điều 22 và Điều 24 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP.
Điều 10. Chế độ báo cáo tài chính
1. Cuối kỳ kế toán, quỹ tín dụng nhân dân phải lập và gửi các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo này.
3. Báo cáo tài chính
a) Nội dung, mẫu biểu, kỳ báo cáo thực hiện theo quy định về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.
b) Báo cáo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về kiểm toán độc lập đối với quỹ tín dụng nhân dân.
4. Thời hạn gửi báo cáo
a) Báo cáo tài chính năm: chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Đối với quỹ tín dụng nhân dân phải thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: gửi báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập (báo cáo kiểm toán) ngay sau khi kết thúc kiểm toán.
b) Báo cáo tài chính giữa niên độ: chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
5. Nơi nhận báo cáo
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan quản lý và quỹ tín dụng nhân dân
1. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 37, Điều 38 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP các nội dung về quỹ tín dụng nhân dân.
a) Số lượng quỹ tín dụng nhân dân (trong đó, nêu rõ số lượng quỹ tín dụng nhân dân bị lỗ, số lượng quỹ tín dụng nhân dân không bị lỗ, số lượng quỹ tín dụng nhân dân lãi);
b) Tổng số lãi; tổng số lỗ;
c) Các vi phạm về chế độ tài chính của các quỹ tín dụng nhân dân được phát hiện trong quá trình thanh tra, giám sát (nếu có).
3. Trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân
Thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; Nghị định số 93/2017/NĐ-CP; các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2018.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 94/2013/TT-BTC ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
- 1 Thông tư 94/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 84/2020/TT-BTC sửa đổi quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
- 3 Thông tư 84/2020/TT-BTC sửa đổi quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
- 1 Chỉ thị 06/CT-TTg năm 2019 về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017
- 3 Nghị định 93/2017/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước
- 4 Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 5 Công văn 8704/NHNN-TCKT năm 2016 về chế độ báo cáo tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6 Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 7 Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- 8 Quyết định 2219/QĐ-BTC năm 2013 đính chính Thông tư 94/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9 Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- 10 Luật hợp tác xã 2012
- 11 Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- 1 Thông tư 94/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 2219/QĐ-BTC năm 2013 đính chính Thông tư 94/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4 Công văn 8704/NHNN-TCKT năm 2016 về chế độ báo cáo tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5 Chỉ thị 06/CT-TTg năm 2019 về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành