Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2011/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2011

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NHÓM NGHỀ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ - MỸ THUẬT ỨNG DỤNG - KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Căn cứ Luật Dạy nghề, ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;

Căn cứ kết quả thẩm định của các Hội đồng thẩm định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Cắt gọt kim loại; Hàn; Lắp đặt thiết bị cơ khí; Sửa chữa máy tàu thuỷ; Công nghệ ôtô; Điện công nghiệp; Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy; Kế toán doanh nghiệp; Quản trị mạng máy tính; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc;

Xét đề nghị của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề trên như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng:

Thông tư này quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề được quy định tại Thông tư này.

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề quy định tại Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 2. Chương trình khung quy định tại Thông tư này bao gồm:

1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Cắt gọt kim loại” (Phụ lục 1).

2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Quản trị mạng máy tính” (Phụ lục 2).

3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Lắp đặt thiết bị cơ khí” (Phụ lục 3).

4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Sửa chữa máy tàu thủy” (Phụ lục 4).

5. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Công nghệ ôtô” (Phụ lục 5).

6. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Điện công nghiệp” (Phụ lục 6).

7. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy” (Phụ lục 7).

8. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Gia công và thiết kế sản phẩm mộc” (Phụ lục 8).

9. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Hàn” (Phụ lục 9).

10. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kế toán doanh nghiệp” (Phụ lục 10).

Điều 3. Trách nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề:

Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.

Điều 4. Điều khoản thi hành:

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 9 năm 2011 và thay thế cho các Quyết định 29/2007/QĐ-BLĐTBXH, 33/2007/QĐ-BLĐTBXH, 11/2008/QĐ-BLĐTBXH, 14/2008/QĐ-BLĐTBXH, 23/2008/QĐ-BLĐTBXH, 30/2008/QĐ-BLĐTBXH, 33/2008/QĐ-BLĐTBXH, 43/2008/QĐ-BLĐTBXH, 47/2008/QĐ-BLĐTBXH và Quyết định 49/2008/QĐ-BLĐTBXH. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo Website Chính phủ (2b);
- Lưu: Vụ Pháp chế, VP, TCDN (20b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Phi

PHỤ LỤC 1

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “CẮT GỌT KIM LOẠI”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 07 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 1A

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Cắt gọt kim loại

Mã nghề: 40510201

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 46

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Phân tích được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;

+ Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt;

+ Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 - 2245;

+ Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công;

+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động, công dụng của động cơ điện không đồng bộ ba pha, phương pháp sử dụng một số loại khí cụ điện đơn giản dùng trong máy cắt kim loại;

+ Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị phục vụ cho quá trình sản xuất;

+ Phân tích được quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành;

+ Trình bày được phương pháp gia công cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục;

+ Phân tích được quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC);

+ Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con người và cho sản xuất và các biện pháp nhằm giảm cường độ lao động, tăng năng suất;

+ Có khả năng tiếp tục học tập lên cao.

- Kỹ năng:

+ Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp;

+ Sử dụng thành thạo các trang thiết bị, dụng cụ cắt cầm tay;

+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề;

+ Sử dụng thành thạo các loại máy công cụ để gia công các loại chi tiết máy thông dụng và cơ bản đạt cấp chính xác từ cấp 8 đến cấp 10, độ nhám từ Rz20 đến Ra5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.

+ Có khả năng vận hành, điều chỉnh máy gia công những công nghệ phức tạp (khi được thợ bậc cao hoặc cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy hướng dẫn phương pháp gia công) đạt cấp chính xác từ cấp 9 đến cấp 11, độ nhám từ Rz20 đến Ra5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy;

+ Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật gia công;

+ Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản;

+ Vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC) để gia công các loại chi tiết máy đạt cấp chính xác từ cấp 8 đến cấp 10, độ nhám từ Rz20 đến Ra5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước;

+ Nắm được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân.

+ Có ý thức nghề nghiệp, kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc công nghiệp; có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử tốt, giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ một cách hợp lý;

+ Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng về thể dục, thể thao cần thiết;

+ Nắm được phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập và lao động sản xuất;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng - An ninh, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

+ Trực tiếp gia công trên các máy công cụ phổ biến, thông dụng của nghề và máy phay CNC;

+ Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí;

+ Tổ trưởng sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí;

+ Có khả năng tự tạo việc làm;

+ Có khả năng tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 270 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1635 giờ; Thời gian học tự chọn: 705 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 554 giờ; Thời gian học thực hành: 1786 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1635

424

1155

56

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

420

254

140

26

MH 07

Vẽ kỹ thuật

75

43

21

11

MH 08

AUTOCAD

30

10

18

2

MH 09

Cơ kỹ thuật

75

47

25

3

MH 10

Dung sai - Đo lường kỹ thuật

45

34

8

3

MH 11

Vật liệu cơ khí

45

41

2

2

MH 12

Kỹ thuật điện

45

37

5

3

MH 13

Kỹ thuật an toàn - Môi trường công nghiệp

30

28

0

2

MĐ 14

Nguội cơ bản

75

14

61

0

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1215

170

1015

30

MĐ 15

Tiện trụ ngắn, trụ bậc, tiện trụ dài l ≈ 10d

90

16

72

2

MĐ 16

Tiện rãnh, cắt đứt

30

5

24

1

MĐ 17

Tiện lỗ

60

11

47

2

MĐ 18

Phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng

105

12

91

2

MĐ 19

Phay, bào mặt phẳng bậc

45

8

35

2

MĐ 20

Phay, bào rãnh, cắt đứt

45

8

35

2

MĐ 21

Tiện côn

45

10

33

2

MĐ 22

Phay, bào rãnh chốt đuôi én

75

12

61

2

MĐ 23

Tiện ren tam giác

75

13

60

2

MĐ 24

Tiện ren vuông

60

11

47

2

MĐ 25

Tiện ren thang

60

11

47

2

MĐ 26

Phay đa giác

45

7

36

2

MĐ 27

Phay bánh răng trụ răng thẳng

60

8

51

1

MĐ 28

Phay bánh răng trụ răng nghiêng, rãnh xoắn

60

12

46

2

MĐ 29

Tiện CNC cơ bản

45

6

37

2

MĐ 30

Phay CNC cơ bản

45

6

37

2

MĐ 31

Thực tập tốt nghiệp

270

14

256

0

Tổng cộng

1845

530

1242

73

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 32

Điện cơ bản

75

15

54

6

MĐ 33

Khí nén - Thủy lực

75

34

37

4

MĐ 34

Khoét, doa lỗ trên máy tiện

30

6

22

2

MĐ 35

Lăn nhám, lăn ép

45

6

38

1

MĐ 36

Tiện lệch tâm, tiện định hình

120

23

94

3

MĐ 37

Tiện chi tiết có gá lắp phức tạp

120

16

100

4

MĐ 38

Phay, bào rãnh chữ T

75

10

63

2

MĐ 39

Phay ly hợp vấu, then hoa

120

12

106

2

MĐ 40

Phay bánh vít - Trục vít

60

8

50

2

MĐ 41

Phay thanh răng

45

6

38

1

MĐ 42

Phay bánh răng côn thẳng

75

8

66

1

MĐ 43

Phay đường cong Archimède

60

6

53

1

MH 44

Phay, xọc răng bao hình

135

18

113

4

MĐ 45

Mài mặt phẳng

90

12

74

4

MĐ 46

Mài trụ ngoài, mài côn ngoài

105

12

91

2

Tổng cộng

1230

192

999

39

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định về thời gian và phân bổ thời gian khóa học, thời gian thực học tối thiểu của trình độ Trung cấp nghề đã được xây dựng như sau:

+ Phân bổ thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học, mô đun đào tạo nghề: lý thuyết chiếm tỷ lệ 23,7%; thực hành chiếm tỷ lệ 76,3%;

+ Thời gian thực học tối thiểu cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc và các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 69,9% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm 30,1% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng, thiết kế các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1 trong chương trình khung này.

- Ví dụ có thể lựa chọn 9 trong số 15 môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn ở trên để xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo cụ thể cho Cơ sở mình. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng số giờ các môn học, mô đun tự chọn ít nhất là 705 giờ như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 32

Điện cơ bản

75

15

54

6

MĐ 33

Khí nén - Thủy lực

75

34

37

4

MĐ 34

Khoét, doa lỗ trên máy tiện

30

6

22

2

MĐ 35

Lăn nhám, lăn ép

45

6

38

1

MĐ 36

Tiện lệch tâm, tiện định hình

120

23

94

3

MĐ 37

Tiện chi tiết có gá lắp phức tạp

120

16

100

4

MĐ 38

Phay, bào rãnh chữ T

75

10

63

2

MĐ 42

Phay bánh răng côn thẳng

75

8

66

1

MĐ 45

Mài mặt phẳng

90

12

74

4

Tổng cộng

705

130

548

27

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền;

- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Cơ sở mình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Trắc nghiệm

Không quá 180 phút

Không quá 180 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các Cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, thực tập tại một số xí nghiệp, công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất;

- Để giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, mời Hội cựu chiến binh địa phương giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

- Tổ chức giải việt dã, giải bóng đá mini trong trường

- Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

- Tham gia hội thao tại địa phương.

- Do địa phương phát động

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Mời các đoàn văn công về biểu diễn

- Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

- Đoàn trường, Hội học sinh tổ chức hội thi văn nghệ

- Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn trường, hội học sinh tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt

5

Tham quan, dã ngoại:

- Đoàn trường, hội học sinh.

- Khoa chuyên nghề

Theo kế hoạch đào tạo năm học

4. Các chú ý khác:

- Phần tự chọn trong chương trình này được định hướng 100% dành cho thực hành vì đây là chương trình khung đào tạo nghề, nhưng tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của từng Cơ sở dạy nghề và vùng, miền mà các Cơ sở dạy nghề có thể xác định các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp hơn;

- Trong chương trình này, các môn học, mô đun bắt buộc và tự chọn đều được đặt tên theo mức độ phổ thông nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể tiếp tục theo học liên thông để nâng cao trình độ sau này khi ra trường. Bổ sung nhiều môn học, mô đun theo hướng phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay;

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý và đào tạo.

Phụ lục 2B

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Cắt gọt kim loại

Mã nghề: 50510201

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 56

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Phân tích được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;

+ Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt;

+ Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 - 2245;

+ Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công;

+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề;

+ Phân tích được nguyên tắc và trình tự thiết kế những bộ truyền động căn bản, thông dụng trong ngành cơ khí;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động, công dụng của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, phương pháp sử dụng một số loại khí cụ điện đơn giản dùng trong máy cắt kim loại;

+ Phân tích được công dụng, nguyên lý hoạt động của những hệ thống điều khiển tự động bằng điện, khí nén, thủy lực trong máy công cụ đang sử dụng;

+ Phân tích được quy trình công nghệ gia công cơ, hệ thống công nghệ;

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại để giải quyết một số nhiệm vụ công nghệ thực tiễn;

+ Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị phục vụ cho quá trình sản xuất;

+ Phân tích được quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành;

+ Trình bày được phương pháp gia công cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục;

+ Phân tích được nguyên tắc lập trình, quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC);

+ Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con người và cho sản xuất và các biện pháp nhằm giảm cường độ lao động, tăng năng suất;

+ Có khả năng tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất độc lập;

+ Có khả năng làm việc nhóm;

+ Có khả năng tiếp tục học tập lên cao.

- Kỹ năng:

+ Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp;

+ Sử dụng thành thạo các trang thiết bị, dụng cụ cắt cầm tay;

+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề;

+ Thiết kế được quy trình công nghệ gia công cơ đạt yêu cầu kỹ thuật;

+ Sử dụng thành thạo các loại máy công cụ để gia công các loại chi tiết máy thông dụng và cơ bản đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2.5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.

+ Có khả năng vận hành, điều chỉnh máy gia công những công nghệ phức tạp đạt cấp chính xác từ cấp 8 đến cấp 10, độ nhám từ Rz20 đến Ra5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy;

+ Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật gia công;

+ Thiết kế và chế tạo được chi tiết, thiết bị cơ khí đơn giản;

+ Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản;

+ Lập được chương trình gia công, vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC) để gia công các loại chi tiết máy đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2.5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.

2. Chính trị và đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước;

+ Nắm được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân.

+ Có ý thức nghề nghiệp, kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc công nghiệp; có lối sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng về thể dục, thể thao cần thiết;

+ Nắm được phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập và lao động sản xuất;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng - An ninh, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

+ Trực tiếp gia công trên các máy công cụ của nghề và máy tiện, phay CNC;

+ Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí;

+ Tổ trưởng sản xuất;

+ Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí;

+ Có khả năng tự tạo việc làm;

+ Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 120 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2310 giờ; Thời gian học tự chọn: 990 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 898 giờ; Thời gian học thực hành: 2240 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2310

748

1481

81

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

570

381

154

35

MH 07

Vẽ kỹ thuật

75

43

21

11

MH 08

AUTOCAD

30

10

18

2

MH 09

Cơ lý thuyết

75

56

15

4

MH 10

Sức bền vật liệu

45

33.5

8.5

3

MH 11

Dung sai - Đo lường kỹ thuật

45

34

8

3

MH 12

Vật liệu cơ khí

45

41

2

2

MH 13

Nguyên lý - Chi tiết máy

75

65.5

6.5

3

MĐ 14

Kỹ thuật điện

45

37

5

3

MH 15

Kỹ thuật an toàn - Môi trường công nghiệp

30

28

0

2

MH 16

Quản trị doanh nghiệp

30

19

9

2

MH 17

Nguội cơ bản

75

14

61

0

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1740

367

1327

46

MH 18

Nguyên lý cắt

45

34

8

3

MĐ 19

Máy cắt và máy điều khiển theo chương trình số

60

50

5

5

MĐ 20

Đồ gá

45

39

4

2

MĐ 21

Công nghệ chế tạo máy

75

64

7

4

MĐ 22

Tiện trụ ngắn, trụ bậc, tiện trụ dài l ≈ 10d

90

16

72

2

MĐ 23

Tiện rãnh, cắt đứt

30

5

24

1

MĐ 24

Tiện lỗ

60

11

47

2

MĐ 25

Khoét, doa lỗ trên máy tiện

30

6

22

2

MĐ 26

Phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng

105

12

91

2

MĐ 27

Phay, bào mặt phẳng bậc

45

8

35

2

MĐ 28

Phay, bào rãnh, cắt đứt

45

8

35

2

MĐ 29

Tiện côn

45

10

33

2

MĐ 30

Phay, bào rãnh chốt đuôi én

75

12

61

2

MĐ 31

Tiện ren tam giác

75

13

60

2

MĐ 32

Tiện ren vuông

60

11

47

2

MĐ 33

Tiện ren thang

60

11

47

2

MĐ 34

Phay đa giác

45

7

36

2

MĐ 35

Phay bánh răng trụ răng thẳng

60

8

51

1

MĐ 36

Phay bánh răng trụ răng nghiêng, rãnh xoắn

60

12

46

2

MĐ 37

Tiện CNC cơ bản

45

6

37

2

MĐ 38

Phay CNC cơ bản

45

6

37

2

MĐ 39

Thực tập tốt nghiệp

540

18

522

0

Tổng cộng

2760

968

1681

111

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 40

Điện cơ bản

75

15

54

6

MĐ 41

Khí nén - Thủy lực

75

34

37

4

MH 42

Lăn nhám, lăn ép

45

6

38

1

MH 43

Tiện lệch tâm, tiện định hình

120

23

94

3

MH 44

Tiện chi tiết có gá lắp phức tạp

120

16

100

4

MĐ 45

Phay, bào rãnh chữ T

75

10

63

2

MĐ 46

Phay ly hợp vấu, then hoa

120

12

106

2

MĐ 47

Phay bánh vít - Trục vít

60

8

50

2

MĐ 48

Phay thanh răng

45

6

38

1

MĐ 49

Phay bánh răng côn thẳng

75

8

66

1

MĐ 50

Phay đường cong Archimède

60

6

53

1

MĐ 51

Phay, xọc răng bao hình

135

18

113

4

MĐ 52

Doa lỗ trên máy doa vạn năng

120

18

100

2

MĐ 53

Mài mặt phẳng

90

12

74

4

MĐ 54

Mài trụ ngoài, mài côn ngoài

105

12

91

2

MĐ 55

Tiện Phay CNC nâng cao

60

4

54

2

MĐ 56

Gia công EDM

45

12

30

3

Tổng cộng

1425

220

1161

44

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định về thời gian và phân bổ thời gian khóa học, thời gian thực học tối thiểu của trình độ Cao đẳng nghề được xây dựng như sau:

+ Phân bổ thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học, mô đun đào tạo nghề: lý thuyết chiếm tỷ lệ 31,1%; thực hành chiếm tỷ lệ 68,9%;

+ Thời gian thực học tối thiểu cho các môn học và mô đun đào tạo nghề bắt buộc và các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được quy định như sau: thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 70% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm 30% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng, thiết kế các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1 trong chương trình khung này.

- Ví dụ có thể lựa chọn 13 trong số 17 mô đun đào tạo nghề tự chọn ở trên để xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo cụ thể cho Cơ sở mình. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng số giờ các mô đun tự chọn ít nhất là 990 giờ như bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 40

Điện cơ bản

75

15

54

6

MĐ 41

Khí nén - Thủy lực

75

34

37

4

MĐ 42

Lăn nhám, lăn ép

45

6

38

1

MĐ 43

Tiện lệch tâm, tiện định hình

120

23

94

3

MH 44

Tiện chi tiết có gá lắp phức tạp

120

16

100

4

MĐ 45

Phay, bào rãnh chữ T

75

10

63

2

MĐ 47

Phay bánh vít - Trục vít

60

8

50

2

MĐ 48

Phay thanh răng

45

6

38

1

MĐ 49

Phay bánh răng côn thẳng

75

8

66

1

MĐ 53

Mài mặt phẳng

90

12

74

4

MĐ 54

Mài trụ ngoài, mài côn ngoài

105

12

91

2

MĐ 55

Tiện Phay CNC nâng cao

60

4

54

2

MĐ 56

Gia công EDM

45

12

30

3

Tổng cộng

990

150

759

32

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền;

- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Cơ sở mình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập, thực tập tại một số doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất;

- Để giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, mời Hội cựu chiến binh địa phương giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

Tổ chức giải việt dã, giải bóng đá mini trong trường

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

Tham gia hội thao tại địa phương.

Do địa phương phát động

2

Văn hóa, văn nghệ:

Mời các đoàn văn công về biểu diễn

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

Đoàn trường, Hội sinh viên tổ chức hội thi văn nghệ

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn trường, hội sinh viên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt

5

Tham quan, dã ngoại:

Đoàn trường, hội sinh viên.

Khoa chuyên nghề

Theo kế hoạch đào tạo năm học

4. Các chú ý khác:

- Phần tự chọn trong chương trình này được định hướng 100% dành cho thực hành vì đây là chương trình khung đào tạo nghề, nhưng tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của từng Cơ sở dạy nghề và vùng, miền các Cơ sở dạy nghề có thể xác định các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp hơn;

- Trong chương trình này, các môn học, mô đun bắt buộc và tự chọn đều được đặt tên theo mức độ phổ thông nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thể tiếp tục theo học liên thông để nâng cao trình độ sau này khi ra trường. Bổ sung nhiều môn học, mô đun theo hướng phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay;

- Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông học từ Trung cấp nghề lên thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (3 học kỳ), sinh viên cần học bổ sung những môn học chung, kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ Trung cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này vẫn áp dụng như sinh viên bậc Cao đẳng nghề;

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý và đào tạo.

PHỤ LỤC 2

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ “QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 2A

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Quản trị mạng máy tính

Mã nghề: 404080206

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 29

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính;

+ Trình bày được kiến thức nền tảng về mạng máy tính;

+ Trình bày được nguyên tắc, xây dựng, cài đặt và cấu hình, vận hành và quản trị, bảo trì hệ thống mạng máy tính;

+ Mô tả các phương thức phá hoại và các biện pháp bảo vệ;

+ Có khả năng tự nâng cao trình độ chuyên môn;

- Kỹ năng:

+ Khai thác được các ứng dụng trên hệ thống mạng;

+ Thi công hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

+ Cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống mạng sử dụng Windows Server;

+ Cài đặt và cấu hình được các dịch vụ: DNS, DHCP, RRAS, Web, Mail;

+ Quản trị website, thư điện tử;

+ Đảm bảo an toàn hệ thống mạng;

+ Bảo trì được hệ thống mạng máy tính.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;

+ Thực hiện được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;

+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Phân biệt được kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Mô tả được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề Quản trị mạng máy tính, học sinh làm được công việc quản trị mạng tại các doanh nghiệp hoặc thực hiện việc thi công các công trình mạng.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1740 giờ; Thời gian học tự chọn: 810 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 815 giờ; Thời gian học thực hành: 1525 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

100

93

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

7

21

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1530

540

933

57

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

675

315

330

30

MĐ 07

Tin học văn phòng

120

45

70

5

MH 08

Kiến trúc máy tính

90

45

41

4

MH 09

Lập trình căn bản

120

45

70

5

MH 10

Cơ sở dữ liệu

90

45

41

4

MH 11

Mạng máy tính

90

45

41

4

MH 12

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

90

45

41

4

MH 13

Nguyên lý hệ điều hành

75

45

26

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

855

225

603

27

MĐ 14

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

75

45

26

4

MĐ 15

Thiết kế, xây dựng mạng LAN

120

45

70

5

MĐ 16

Quản trị mạng

120

45

70

5

MĐ 17

Quản trị hệ thống WebServer và MailServer

120

45

70

5

MH 18

An toàn mạng

60

30

27

3

MĐ 19

Thực tập tốt nghiệp

360

15

340

5

Tổng cộng

1740

640

1026

74

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 20

Toán ứng dụng

60

45

12

3

MĐ 21

Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu Microsoft Access

75

30

42

3

MĐ 22

Lắp ráp và cài đặt máy tính

90

15

72

3

MĐ 23

Vẽ đồ họa (Photoshop/Corel draw)

45

15

28

2

MH 24

Anh văn chuyên ngành

75

30

42

3

MĐ 25

Thiết kế trang WEB

90

30

56

4

MĐ 26

Chuyên đề

135

15

117

3

MH 27

An toàn vệ sinh công nghiệp

30

20

8

2

MH 28

Kỹ thuật điện - Điện tử

90

30

56

4

MĐ 29

Lập trình trực quan

120

45

70

5

MĐ 30

Vẽ kỹ thuật (AUTOCAD)

75

30

42

3

MH 31

Lập trình C

60

30

27

3

MĐ 32

Hệ điều hành Linux

90

30

56

4

MĐ 33

Lập trình mạng

90

30

56

4

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm tỷ lệ 70%, dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm tỷ lệ 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm tỷ lệ 34,8%, thực hành chiếm tỷ lệ 65,2%;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền;

- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Cơ sở mình;

- Ví dụ có thể lựa chọn 10 trong số 14 môn học, mô đun tự chọn có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 20

Toán ứng dụng

60

45

12

3

MĐ 21

Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu Microsoft Access

75

30

42

3

MĐ 22

Lắp ráp và cài đặt máy tính

90

15

72

3

MĐ 23

Vẽ đồ họa (Photoshop/Corel draw)

45

15

28

2

MH 24

Anh văn chuyên ngành

75

30

42

3

MĐ 25

Thiết kế trang WEB

90

30

56

4

MĐ 26

Chuyên đề

135

15

117

3

MH 27

An toàn vệ sinh công nghiệp

30

20

8

2

MH 28

Kỹ thuật điện - Điện tử

90

30

56

4

MĐ 29

Lập trình trực quan

120

45

70

5

Tổng cộng

810

275

503

32

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 6 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt lĩnh vực quản trị mạng hoặc các công trình mạng đang thi công;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Phần tự chọn trong chương trình này được định hướng tỷ lệ thời gian giữa các môn học và mô đun đào tạo 34,2% thời gian dành cho lý thuyết và 65,8% dành cho thực hành, nhưng tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của từng Cơ sở dạy nghề và vùng, miền các Cơ sở dạy nghề có thể xác định các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp hơn;

- Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông học từ sơ cấp nghề lên thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ sơ cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo Trung cấp nghề;

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý./.

Phụ lục 2B

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Quản trị mạng máy tính

Mã nghề: 504080206

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 41

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính;

+ Trình bày được kiến thức nền tảng về mạng máy tính;

+ Trình bày được nguyên tắc, phương pháp để hoạch định, thiết kế và xây dựng, cài đặt và cấu hình, vận hành và quản trị, bảo trì, sửa chữa và nâng cấp hệ thống mạng máy tính;

+ Phân tích, đánh giá được mức độ an toàn của hệ thống mạng và các biện pháp bảo vệ hệ thống mạng;

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về phát triển các ứng dụng trên mạng;

+ Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Kỹ năng:

+ Khai thác được các ứng dụng trên hệ thống mạng;

+ Thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

+ Cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống mạng sử dụng Windows Server;

+ Cài đặt, cấu hình và quản trị được các dịch vụ: DNS, DHCP, RRAS, Web, Mail;

+ Xây dựng và quản trị website về giới thiệu sản phẩm, thương mại điện tử;

+ Cấu hình được các thiết bị mạng thông dụng: Switch, Router;

+ Xây dựng và triển khai được hệ thống tường lửa bảo vệ hệ thống mạng;

+ Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng của hệ thống mạng;

+ Xây dựng được các ứng dụng đơn giản trên hệ thống mạng;

+ Kèm cặp, hướng dẫn được các thợ bậc thấp hơn.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Nắm được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;

+ Nắm và thực hiện được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;

+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

+ Vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

- Sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính, sinh viên làm được công việc quản trị mạng tại các doanh nghiệp; thực hiện việc thi công hoặc quản lý thi công công trình mạng;

- Làm giáo viên trong các Cơ sở dạy nghề có đào tạo quản trị mạng.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 110 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 375 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3375 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2235 giờ; Thời gian học tự chọn: 1140 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1205 giờ; Thời gian học thực hành: 2170 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2160

780

1296

84

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

885

435

410

40

MĐ 07

Tin học văn phòng

120

45

70

5

MH 08

Toán ứng dụng

60

45

12

3

MH 09

Cấu trúc máy tính

90

45

41

4

MH 10

Lập trình căn bản

120

45

70

5

MH 11

Cơ sở dữ liệu

90

45

41

4

MH 12

Mạng máy tính

90

45

41

4

MH 13

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

90

45

41

4

MĐ 14

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access

75

30

42

3

MH 15

Nguyên lý hệ điều hành

75

45

26

4

MH 16

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

75

45

26

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1275

345

886

44

MĐ 17

Quản trị cơ sở dữ liệu nâng cao (MS SQL Server)

90

30

56

4

MĐ 18

Thiết kế, xây dựng mạng LAN

120

45

70

5

MĐ 19

Quản trị mạng 1

120

45

70

5

MĐ 20

Thiết kế trang WEB

90

30

56

4

MĐ 21

Quản trị hệ thống WebServer và MailServer

120

45

70

5

MH 22

An toàn mạng

60

30

27

3

MĐ 23

Quản trị mạng 2

90

30

56

4

MĐ 24

Bảo trì hệ thống mạng

60

15

43

2

MĐ 25

Cấu hình và quản trị thiết bị mạng

90

30

56

4

MĐ 26

Công nghệ mạng không dây

75

30

42

3

MĐ 27

Thực tập tốt nghiệp

360

15

340

5

Tổng cộng

2610

1000

1496

114

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 28

Lắp ráp và cài đặt máy tính

90

15

72

3

MĐ 29

Hệ điều hành Linux

90

30

56

4

MH 30

Anh văn chuyên ngành

75

30

42

3

MĐ 31

Vẽ đồ họa (Photoshop/corel draw)

45

15

28

2

MĐ 32

Quản lý dự án Công nghệ thông tin

60

30

27

3

MĐ 33

Vẽ kỹ thuật (AUTOCAD)

75

30

42

3

MĐ 34

Lập trình trực quan

120

45

70

5

MĐ 35

Lập trình mạng

90

30

56

4

MĐ 36

Chuyên đề

90

15

72

3

MH 37

An toàn vệ sinh công nghiệp

30

20

8

2

MH 38

Kỹ thuật điện - Điện tử

90

30

56

4

MH 39

Toán cao cấp

105

60

40

5

MH 40

Lập trình C

60

30

27

3

MĐ 41

Thực tập kỹ năng nghề nghiệp

120

15

101

4

MH 42

An toàn và bảo mật thông tin

75

45

26

4

MH 43

Công nghệ chuyển mạch MPLS

60

30

27

3

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm tỷ lệ 69,6% dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm tỷ lệ 30,4%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm tỷ lệ 35,5%, thực hành chiếm tỷ lệ 64,4%;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do các Cơ sở dạy nghề tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền;

- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Cơ sở mình;

- Ví dụ có thể lựa chọn 14 trong số 16 môn học, mô đun tự chọn có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 28

Lắp ráp và cài đặt máy tính

90

15

72

3

MĐ 29

Hệ điều hành Linux

90

30

56

4

MH 30

Anh văn chuyên ngành

75

30

42

3

MĐ 31

Vẽ đồ họa (Photoshop/corel draw)

45

15

28

2

MĐ 32

Quản lý dự án Công nghệ thông tin

60

30

27

3

MĐ 33

Vẽ kỹ thuật (AUTOCAD)

75

30

42

3

MĐ 34

Lập trình trực quan

120

45

70

5

MĐ 35

Lập trình mạng

90

30

56

4

MĐ 36

Chuyên đề

90

15

72

3

MH 37

An toàn vệ sinh công nghiệp

30

20

8

2

MH 38

Kỹ thuật điện - Điện tử

90

30

56

4

MH 39

Toán cao cấp

105

60

40

5

MH 40

Lập trình C

60

30

27

3

MĐ 41

Thực tập kỹ năng nghề nghiệp

120

15

101

4

Tổng cộng

1140

395

697

48

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

- Thực hành nghề

Trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Không quá 90 phút

Không quá 6 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết và thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt lĩnh vực quản trị mạng hoặc các công trình mạng đang thi công;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Phần tự chọn trong chương trình này được định hướng tỷ lệ thời gian giữa các môn học và mô đun đào tạo 34,6%, thời gian dành cho lý thuyết và 65,4% dành cho thực hành, nhưng tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của từng Cơ sở dạy nghề và vùng, miền các Cơ sở dạy nghề có thể xác định các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp hơn;

- Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông học từ Trung cấp nghề lên thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ Trung cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo Cao đẳng nghề;

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý./.

PHỤ LỤC 3

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 3A

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí

Mã nghề: 40521902

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 27

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Mô tả được nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các dụng cụ đo, kiểm tra, các dụng cụ tháo lắp và thiết bị căn chỉnh máy;

+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành của các thiết bị nâng chuyển;

+ Lựa chọn được các dụng cụ, thiết bị nâng chuyển thường dùng;

+ Đọc được bản vẽ thi công đơn giản;

+ Trình bày được trình tự lắp đặt các thiết bị cơ khí trong dây chuyền sản xuất của nhà máy;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong nghề.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ do, kiểm tra dùng trong lắp đặt, căn chỉnh;

+ Bảo dưỡng và sử dụng được dụng cụ, thiết bị nâng chuyển;

+ Lắp đặt, căn chỉnh được các bộ phận cơ khí trong dây chuyền sản xuất, nhà máy;

+ Xử lý được các tình huống kỹ thuật thông thường trong thực tế lắp đặt.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Có ý thức về truyền thống dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, hiến pháp và pháp luật, yêu nghề, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong làm việc, luôn vươn lên và tự hoàn thiện;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề chuyên môn hợp lý.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn để biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở;

+ Có sức khỏe, có ý thức với cộng đồng và xã hội;

+ Ứng dụng được kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất thi công trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng đạt trình độ kỹ thuật và đảm bảo chất lượng.

3. Cơ hội việc làm:

- Học sinh sau khi tốt nghiệp làm việc ở các nhà máy, các dây chuyền sản xuất, các công trình xây lắp công nghiệp;

- Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2000 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 150 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1790 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1345 giờ; Thời gian học tự chọn: 445 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 422 giờ; Thời gian học thực hành: 1368 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bố thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1345

353

884

108

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

240

200

24

16

MH 07

Vẽ kỹ thuật

90

72

12

6

MH 08

Dung sai và lắp ghép

30

23

4

3

MH 09

Cơ kỹ thuật

45

41

2

2

MH 10

Vật liệu cơ khí

45

40

2

3

MH 11

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

24

4

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1105

153

860

92

MĐ 12

Đo kiểm kích thước và vị trí

90

15

59

16

MĐ 13

Nguội cơ bản

75

8

62

5

MĐ 14

Lắp mạch điện đơn giản

75

12

55

8

MĐ 15

Hàn điện cơ bản

75

10

58

7

MĐ 16

Bảo dưỡng và sử dụng thiết bị nâng đơn giản

90

20

60

10

MĐ 17

Lắp đặt máy gia công kim loại

75

10

60

5

MĐ 18

Lắp đặt máy bơm

90

14

70

6

MĐ 19

Lắp đặt băng tải

105

14

84

7

MĐ 20

Lắp đặt cầu trục

90

11

73

6

MĐ 21

Lắp đặt lò nung clinker

90

15

69

6

MĐ 22

Lắp đặt thiết bị lọc bụi tĩnh điện

90

12

70

8

MĐ 23

Thực tập sản xuất

160

12

140

8

Tổng cộng

1555

459

971

125

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Tổng thời gian cho phần học tự chọn trong Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề là 445 giờ (chiếm 25% thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề). Các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát nghề Lắp đặt thiết bị cơ khí ở nhiều doanh nghiệp thuộc các vùng, miền trên cả nước;

- Tùy theo đặc thù riêng của từng ngành, từng trường mà các trường có thể chọn các môn học, mô đun cho phù hợp nhưng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng cần được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát nghề và có chú ý đến yếu tố đón đầu. Bảng dưới đây giới thiệu danh mục một số mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 24

Lắp đặt máy nghiền nguyên liệu

105

10

88

7

MĐ 25

Lắp đặt tuốc bin hơi

180

26

140

14

MĐ 26

Lắp đặt khung nhà công nghiệp

120

14

100

6

MĐ 27

Lắp đặt thang máy

160

22

124

14

MĐ 28

Lắp đặt máy phát điện

150

18

120

12

MĐ 29

Lắp đặt tháp trao đổi nhiệt

150

20

120

10

MĐ 30

Lắp đặt máy nén khí

120

10

100

8

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Để xác định thời gian cho từng môn học, mô đun tự chọn cũng cần thiết phải phân tích công việc qua các Phiếu phân tích công việc như đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc;

- Căn cứ vào mục tiêu môn học, mô đun đào tạo nghề và nội dung chính trong đề cương chi tiết, thời gian và phân bổ thời gian để xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. Mẫu định dạng đề cương chi tiết chương trình cho từng môn học, mô đun tự chọn cũng giống như mẫu định dạng đề cương chi tiết cho từng môn học, mô đun đào tạo bắt buộc;

- Khi các Cơ sở dạy nghề chọn các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn để đưa vào chương trình đào tạo, các Cơ sở cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của Cơ sở mình để lựa chọn trong số các môn học, mô đun tự chọn ở danh mục bảng trên và điều chỉnh sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 445 giờ hoặc tự xây dựng cho phù hợp với điều kiện của Cơ sở mình. Nếu có sai lệch thì ưu tiên các công việc cơ bản, quan trọng, các công việc đã được luyện tập ở các môn học, mô đun trước thì có thể giảm thời gian;

- Ví dụ có thể lựa chọn 4 mô đun tự chọn mà chương trình khung đã giới thiệu theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 24

Lắp đặt máy nghiền nguyên liệu

105

10

88

7

MĐ 25

Lắp đặt tuốc bin hơi

180

26

140

14

MĐ 26

Lắp đặt khung nhà công nghiệp

120

14

100

6

MĐ 27

Lắp đặt thang máy

160

22

124

14

Tổng cộng

445

53

362

30

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Thi lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành kỹ năng tổng hợp của nghề

Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 4 đến 8 giờ/học sinh

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các Cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, thực tập tại một số xí nghiệp, công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất;

- Để giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, mời Hội cựu chiến binh địa phương giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

Tổ chức giải việt dã, giải bóng đá mi ni trong trường.

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

Tham gia hội thao tại địa phương.

Do địa phương phát động

2

Văn hóa, văn nghệ:

Mời các đoàn văn công về biểu diễn

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

Đoàn trường, Hội học sinh, sinh viên tổ chức hội thi văn nghệ

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn trường, Hội học sinh, sinh viên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt

5

Thăm quan, dã ngoại:

Đoàn trường, Hội học sinh, sinh viên Khoa chuyên nghề

Theo kế hoạch đào tạo năm học

4. Các chú ý khác:

- Khi các Cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của Cơ sở mình để dễ theo dõi và quản lý;

- Khi xây dựng chương trình chi tiết của môn học, mô đun cần chú ý các công cụ và phương pháp kiểm tra đánh giá phải được xây dựng và trình bày đầy đủ trong các tài liệu hướng dẫn chương trình môn học, mô đun./.

Phụ lục 3B

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí

Mã nghề: 50521902

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 37

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nêu được nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các dụng cụ đo, kiểm tra;

+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và cách sử dụng của các dụng cụ, thiết bị tháo lắp, căn chỉnh máy;

+ Tính toán, lựa chọn được các dụng cụ, thiết bị nâng chuyển thông dụng và hiện đại;

+ Trình bày được quy trình lắp đặt các thiết bị cơ khí trong dây chuyền sản xuất của nhà máy;

+ Phân tích, giải thích được các yêu cầu kỹ thuật quan trọng;

+ Tính được độ bền của các cấu kiện và chi tiết máy thông dụng;

+ Xác định được tỷ số truyền của các bộ truyền động cơ khí, tính toán được kích thước của các chi tiết ở một số mối ghép thông dụng;

+ Đọc được các bản vẽ trong thi công lắp đặt;

+ Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp xử lý sự cố thường gặp trong hoạt động của nghề;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong nghề và an toàn lao động của nước ta hiện nay.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp, dụng cụ căn chỉnh;

+ Tổ hợp lắp đặt, căn chỉnh được các bộ phận cơ khí trong dây chuyền sản xuất, nhà máy;

+ Cạo rà được bạc lót đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện các công việc được giao của các cá nhân, nhóm, tổ lao động trong các nhiệm vụ nghề cần thiết;

+ Kiểm tra, thử nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị;

+ Tổ hợp lắp đặt, căn chỉnh được các bộ phận cơ khí trong dây chuyền sản xuất, nhà máy;

+ Bàn giao các thiết bị, máy móc đúng theo các quy định hiện hành;

+ Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công lắp đặt;

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề;

+ Quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của tổ, nhóm trong thi công lắp đặt.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Vận dụng được những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Có kiến thức về truyền thống dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện công việc;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, hiến pháp và pháp luật; yêu nghề, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong làm việc, luôn vươn lên và tự hoàn thiện.

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề chuyên môn hợp lý.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền;

+ Tổ chức thi đấu, làm trọng tài các môn thể thao đã học;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thành thạo một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn để biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở;

+ Hình thành tác phong khẩn trương, ngăn nắp và có tính kỷ luật cao trong công tác, sinh hoạt hàng ngày;

+ Có sức khỏe, có ý thức với cộng đồng và xã hội;

+ Có sáng tạo trong việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất thi công trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng đạt trình độ kỹ thuật và đảm bảo chất lượng.

3. Cơ hội việc làm:

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc ở các nhà máy các dây chuyền sản xuất, các công trình xây lắp công nghiệp.

- Có khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ, nhóm ở các đơn vị sản xuất thi công lắp đặt;

- Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2420 giờ; Thời gian học tự chọn: 880 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 869 giờ; Thời gian học thực hành: 2431 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

2

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2420

706

1534

180

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

570

463

69

38

MH 07

Toán cao cấp

60

46

10

4

MH 08

Vật lý đại cương

45

37

5

3

MH 09

Hình học họa hình

45

34

8

3

MH 10

Vẽ kỹ thuật

90

67

17

6

MH 11

Dung sai và lắp ghép

45

38

4

3

MH 12

Cơ lý thuyết

45

39

3

3

MH 13

Sức bền vật liệu

30

23

5

2

MH 14

Vật liệu cơ khí

60

54

2

4

MH 15

Chi tiết máy

45

39

3

3

MH 16

Máy nâng chuyển

45

38

4

3

MH 17

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

24

4

2

MH 18

Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất

30

24

4

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1850

243

1465

142

MĐ 19

Đo kiểm kích thước và vị trí

120

17

86

17

MĐ 20

Nguội cơ bản

120

13

100

7

MĐ 21

Lắp mạch điện đơn giản

120

16

88

16

MĐ 22

Hàn điện cơ bản

90

12

70

8

MĐ 23

Bảo dưỡng và sử dụng thiết bị nâng đơn giản

120

18

90

12

MĐ 24

Lắp đặt máy gia công kim loại

90

15

69

6

MĐ 25

Lắp đặt máy bơm

150

22

116

12

MĐ 26

Lắp đặt băng tải

150

18

122

10

MĐ 27

Lắp đặt cầu trục

150

20

118

12

MĐ 28

Lắp đặt máy nghiền nguyên liệu

150

18

92

10

MĐ 29

Lắp đặt lò nung clinker

150

20

120

10

MĐ 30

Lắp đặt thiết bị lọc bụi tĩnh điện

150

24

114

12

MĐ 31

Thực tập sản xuất

320

30

280

10

Tổng cộng

2870

925

1735

210

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Tổng thời gian cho phần học tự chọn trong Chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề là 880 giờ (chiếm 27% thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề). Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát nghề Lắp đặt thiết bị cơ khí ở nhiều doanh nghiệp thuộc các vùng, miền trên cả nước;

- Tùy theo đặc thù riêng của từng ngành, từng Cơ sở dạy nghề có thể chọn các môn học, mô đun cho phù hợp nhưng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng cần được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát nghề và có chú ý đến yếu tố đón đầu. Bảng dưới đây giới thiệu danh mục một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 32

Lắp đặt tuốc bin hơi

180

24

138

18

MĐ 33

Lắp đặt kết khung nhà công nghiệp

120

18

94

8

MĐ 34

Lắp đặt thang máy

160

25

120

15

MĐ 35

Lắp đặt máy phát điện

150

20

114

16

MĐ 36

Lắp đặt tháp trao đổi nhiệt

150

22

116

12

MĐ 37

Lắp đặt máy nén khí

120

16

96

8

MĐ 38

Lắp đặt máy quạt

120

14

98

8

MĐ 39

Lắp đặt máy nghiền bi

180

25

140

15

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Để xác định thời gian cho từng môn học, mô đun tự chọn cũng cần thiết phải phân tích công việc qua các Phiếu phân tích công việc như đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc;

- Căn cứ vào mục tiêu môn học, mô đun đào tạo nghề và nội dung chính trong đề cương chi tiết, thời gian và phân bổ thời gian để xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. Mẫu định dạng đề cương chi tiết chương trình cho từng môn học, mô đun tự chọn cũng giống như mẫu định dạng đề cương chi tiết chương trình cho từng môn học, mô đun đào tạo bắt buộc;

- Khi các Cơ sở dạy nghề chọn các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn để đưa vào chương trình đào tạo, các Cơ sở cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của Cơ sở mình để lựa chọn một trong số các môn học, mô đun tự chọn ở danh mục bảng trên và điều chỉnh sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 880 giờ hoặc tự xây dựng cho phù hợp với điều kiện của Cơ sở mình. Nếu có sai lệch thì ưu tiên các công việc cơ bản, quan trọng, các công việc đã được luyện tập ở các môn học, mô đun trước thì có thể giảm thời gian;

- Ví dụ có thể lựa chọn 6 mô đun tự chọn mà chương trình khung đã giới thiệu theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 32

Lắp đặt tuốc bin hơi

180

24

138

18

MĐ 33

Lắp đặt kết khung nhà công nghiệp

120

18

94

8

MĐ 34

Lắp đặt thang máy

160

25

120

15

MĐ 35

Lắp đặt máy phát điện

150

20

114

16

MĐ 36

Lắp đặt tháp trao đổi nhiệt

150

22

116

12

MĐ 37

Lắp đặt máy nén khí

120

16

96

8

Tổng cộng

880

125

678

77

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Thi lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp nghề

Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 4 đến 8 giờ/sinh viên

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các Cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, thực tập tại một số xí nghiệp, công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất;

- Để giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, mời Hội cựu chiến binh địa phương giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

Tổ chức giải việt dã, giải bóng đá mi ni trong trường.

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

Tham gia hội thao tại địa phương.

Do địa phương phát động

2

Văn hóa, văn nghệ:

Mời các đoàn văn công về biểu diễn

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

Đoàn trường, Hội học sinh, sinh viên tổ chức hội thi văn nghệ

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn trường, Hội học sinh, sinh viên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt

5

Thăm quan, dã ngoại:

Đoàn trường, Hội học sinh, sinh viên Khoa chuyên nghề

Theo kế hoạch đào tạo năm học

4. Các chú ý khác:

- Khi các Cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của Cơ sở mình để dễ theo dõi và quản lý;

- Khi xây dựng chương trình chi tiết của môn học, mô đun cần chú ý các công cụ và phương pháp kiểm tra đánh giá phải được xây dựng và trình bày đầy đủ trong các tài liệu hướng dẫn chương trình môn học, mô đun./.

PHỤ LỤC 4

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “SỬA CHỮA MÁY TÀU THỦY”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 07 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 4A

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Sửa chữa máy tàu thủy

Mã nghề: 40510225

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 43

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Thuyết trình được về cấu tạo, nguyên lý, vật liệu và nêu tên, vai trò điều kiện làm việc của những chi tiết trong hệ thống động lực của tàu thủy một cách chính xác;

+ Diễn giải được các bản vẽ, các yêu cầu kỹ thuật, các nội dung văn bản hướng dẫn một cách rõ ràng, đầy đủ;

+ Giải thích được các nội dung các quy trình về tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa, kiểm tra, điều chỉnh trong hệ thống động lực máy tàu thủy rõ ràng;

+ Biết được các hư hỏng thường gặp của chi tiết máy trong hệ thống động lực tàu thủy và đề xuất được các phương án sửa chữa hợp lý;

+ Giải thích được công dụng, ứng dụng của các trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong ngành;

+ Giải thích được đầy đủ lý do, mục đích của từng công việc trong khi sửa chữa, đo lường, điều chỉnh;

+ Hiểu biết các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật của từng cụm, từng chi tiết máy tàu thủy;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết bị chuyên dùng trong ngành;

+ Tháo lắp và sửa chữa những hư hỏng trong toàn hệ thống;

+ Vận hành điều khiển máy tàu thủy và các loại thiết bị sử dụng động cơ xăng và diesel.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước;

+ Nắm được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân.

+ Có ý thức nghề nghiệp, kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc công nghiệp; có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng về thể dục, thể thao cần thiết;

+ Nắm được phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập và lao động sản xuất;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng - An ninh, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Người có bằng tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề “Sửa chữa máy tàu thủy” sẽ làm:

- Thợ sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị của hệ động lực tàu thủy trong các công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, công ty khai thác tàu, có thể làm thợ vận hành máy tàu thủy;

- Trực tiếp làm công tác kỹ thuật về sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị của hệ động lực tàu thủy trong các công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy.

- Làm giáo viên thực hành ở các Trung tâm dạy nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1865 giờ; Thời gian học tự chọn: 475 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 690 giờ; Thời gian học thực hành: 1650 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1865

546

1174

145

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

485

203

218

64

MH 07

Vẽ kỹ thuật

60

30

27

3

MH 08

Cơ kỹ thuật

45

29

13

3

MH 09

Vật liệu cơ khí

45

29

13

3

MH 10

Dung sai và Đo lường kỹ thuật

45

27

15

3

MH 11

An toàn lao động và Bảo vệ môi trường

45

29

13

3

MH 12

Lý thuyết tàu

45

29

13

3

MĐ 13

Nguội sửa chữa

120

20

74

26

MĐ 14

Hàn, cắt kim loại

40

5

27

8

MĐ 15

Tiện cơ bản

40

5

23

12

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1380

343

956

81

MH 16

Ngoại ngữ chuyên ngành (A1)

75

45

27

3

MH 17

Động cơ diesel tàu thủy 1

60

42

15

3

MH 18

Máy phụ và các hệ thống trên tàu thủy

75

60

12

3

MH 19

Công nghệ sửa chữa

45

42

0

3

MH 20

Điện tàu thủy

60

42

15

3

MH 21

Hệ thống động lực tàu thủy

45

27

15

3

MĐ 22

Sửa chữa các chi tiết tĩnh của động cơ diesel

80

10

65

5

MĐ 23

Sửa chữa các chi tiết động của động cơ diesel

80

10

65

5

MĐ 24

Sửa chữa hệ thống phân phối khí

80

5

70

5

MĐ 25

Sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel

80

10

65

5

MĐ 26

Sửa chữa hệ thống bôi trơn

40

5

31

4

MĐ 27

Sửa chữa hệ thống làm mát

40

5

30

5

MĐ 28

Sửa chữa hệ thống khởi động và đảo chiều

80

10

60

10

MĐ 29

Vận hành động cơ diesel

40

5

31

4

MĐ 30

Sửa chữa hệ thống lái

60

10

45

5

MĐ 31

Sửa chữa hệ thống tời

40

5

30

5

MĐ 32

Sửa chữa hệ trục tàu thủy

40

5

33

2

MĐ 33

Thực tập 1

360

5

347

8

Tổng cộng

2085

652

1261

162

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 34

Ngoại ngữ chuyên ngành (A2)

45

28

15

2

MH 35

Tin học ứng dụng

60

28

30

2

MH 36

AUTOCAD

60

28

30

2

MH 37

Hình học và họa hình

30

25

3

2

MH 38

Sức bền vật liệu

45

37

5

3

MH 39

Vật liệu mới trong công nghiệp tàu thủy

30

18

10

2

MH 40

Kỹ năng giao tiếp

30

18

7

5

MH 41

Nồi hơi và tua bin

60

27

30

3

MH 42

Thủy lực và truyền động thủy lực

45

30

12

3

MĐ 43

Sửa chữa hệ thống chưng cất nước ngọt

40

5

31

4

MĐ 44

Sửa chữa thiết bị nâng hạ trên tàu thủy

60

5

52

3

MĐ 45

Sửa chữa nồi hơi

60

5

50

5

MĐ 46

Sửa chữa máy phân ly dầu - nước

40

5

30

5

MĐ 47

Sửa chữa máy lọc dầu

60

10

45

5

MĐ 48

Sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí

60

15

39

6

MĐ 49

Sửa chữa thiết bị điện tàu thủy

60

5

52

3

MH 50

Động cơ xăng sử dụng trong vận tải

30

28

0

2

MĐ 51

Sửa chữa hệ thống đánh lửa động cơ xăng tàu thủy

60

5

50

5

MH 52

Sửa chữa bộ chế hòa khí động cơ xăng tàu thủy

40

5

32

3

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm tỷ lệ từ 70% đến 80%, dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm tỷ lệ từ 15% đến 30%, thực hành chiếm tỷ lệ 70% đến 85%;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền;

- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cho Cơ sở mình;

- Ví dụ có thể lựa chọn 10 trong số 19 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn được đề xuất ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 39

Vật liệu mới trong công nghiệp tàu thủy

30

18

10

2

MH 40

Kỹ năng giao tiếp

30

18

7

5

MH 41

Nồi hơi và tua bin

60

27

30

3

MH 42

Thủy lực và truyền động thủy lực

45

30

12

3

MĐ 43

Sửa chữa thiết bị chưng cất nước ngọt

40

5

31

4

MĐ 44

Sửa chữa thiết bị nâng, hạ trên tàu thủy

60

5

52

3

MĐ 45

Sửa chữa nồi hơi

60

5

50

5

MĐ 46

Sửa chữa thiết bị phân ly dầu - nước

40

5

30

5

MĐ 47

Sửa chữa máy lọc dầu

60

10

45

5

MĐ 49

Sửa chữa thiết bị điện tàu thủy

60

5

52

3

Tổng cộng

485

125

322

38

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, thực tập tại một số công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, trên các loại tàu thủy;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Phần tự chọn trong chương trình này được định hướng tỷ lệ thời gian giữa các môn học và mô đun đào tạo 26,39%; thời gian dành cho lý thuyết và 73,61% dành cho thực hành, nhưng tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của từng Cơ sở dạy nghề và vùng, miền các Cơ sở dạy nghề có thể xác định các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp hơn;

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

Phụ lục 4B

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Sửa chữa máy tàu thủy

Mã nghề: 50510225

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 56

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Thuyết minh được nguyên lý cấu tạo, hoạt động, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo của các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực, tổ hợp máy phát điện; hệ thống nước dằn tàu; hút khô; hút và xử lý nước thải buồng máy; hệ thống nước sinh hoạt; thiết bị cứu sinh, hệ thống cứu hỏa và các thiết bị trên boong như: máy neo; cần cẩu; máy tời;

+ Đọc được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ bố trí và bản vẽ nguyên lý các hệ thống, giải thích được các yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của chúng;

+ Đọc hiểu các chỉ dẫn và ký hiệu kỹ thuật trên bản vẽ bằng tiếng Anh;

+ Liệt kê được các nguyên nhân gây mất an toàn hoặc ô nhiễm và biện pháp đảm bảo an toàn cho người, tài sản, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong nhà máy hay trên tàu trong quá trình sửa chữa.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng các dụng cụ tháo lắp, dụng cụ kiểm tra, các dụng cụ hay vật dụng khác phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc;

+ Sử dụng được các công cụ, thiết bị thích hợp để chế tạo các chi tiết đơn giản trong quá trình tháo lắp, sửa chữa;

+ Tháo, lắp được các cụm chi tiết và chi tiết;

+ Vận hành và thử được các thiết bị sau sửa chữa theo quy trình kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu của nhà chế tạo hoặc quy phạm;

+ Đấu nối, vận hành, khai thác được các thiết bị điện trang bị trên tàu thủy;

+ Lập được kế hoạch tổ chức sản xuất nhóm đáp ứng khối lượng, yêu cầu kỹ thuật và tiến độ công việc;

+ Thiết lập được hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ hoàn công (cho công việc không lớn do một nhóm thực hiện) phục vụ thanh quyết toán sau khi hoàn thành công việc được giao;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Nắm được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;

+ Nắm và thực hiện được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;

+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Người có bằng tốt nghiệp trình độ Cao đẳng nghề “Sửa chữa máy tàu thủy” sẽ làm:

- Thợ sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị của hệ động lực tàu thủy trong các công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, công ty khai thác tàu, có thể làm thợ vận hành và sĩ quan máy tàu thủy;

- Cán bộ kỹ thuật về sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị của hệ động lực tàu thủy trong các công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy;

- Làm giáo viên ở các trường Trung cấp nghề đào tạo sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu thủy.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 03 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 150 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2620 giờ; Thời gian học tự chọn: 680 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1001 giờ; Thời gian học thực hành: 2299 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2620

769

1663

188

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

605

288

245

72

MH 07

Vẽ kỹ thuật

60

30

27

3

MH 08

Cơ kỹ thuật

45

29

13

3

MH 09

Vật liệu cơ khí

45

29

13

3

MH 10

Nguyên lý và chi tiết máy

45

30

12

3

MH 11

Dung sai và đo lường kỹ thuật

45

27

15

3

MH 12

Nhiệt kỹ thuật

45

42

0

3

MH 13

An toàn lao động và bảo vệ môi trường

45

29

13

3

MH 14

Lý thuyết tàu

45

29

13

3

MH 15

Điện tử cơ bản

30

13

15

2

MĐ 16

Nguội sửa chữa

120

20

74

26

MĐ 17

Hàn, cắt kim loại

40

5

27

8

MĐ 18

Tiện cơ bản

40

5

23

12

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2015

481

1418

116

MH 19

Ngoại ngữ chuyên ngành (A1)

75

45

27

3

MH 20

Động cơ diesel tàu thủy 1

60

42

15

3

MH 21

Động cơ diesel tàu thủy 2

30

28

0

2

MH 22

Máy phụ và các hệ thống trên tàu thủy

75

60

12

3

MH 23

Công nghệ sửa chữa

45

42

0

3

MH 24

Điện tàu thủy

60

42

45

3

MH 25

Tổ chức sản xuất

45

30

10

5

MH 26

Hệ thống động lực tàu thủy

45

27

15

3

MH 27

Hệ thống tự động tàu thủy

60

45

12

3

MĐ 28

Sửa chữa các chi tiết tĩnh của động cơ diesel tàu thủy

80

10

65

5

MĐ 29

Sửa chữa các chi tiết động của động cơ diesel tàu thủy

120

10

105

5

MĐ 30

Sửa chữa hệ thống phân phối khí

80

5

70

5

MĐ 31

Sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel

120

10

105

5

MĐ 32

Sửa chữa hệ thống bôi trơn

40

5

31

4

MĐ 33

Sửa chữa hệ thống làm mát

40

5

30

5

MĐ 34

Sửa chữa hệ thống khởi động và đảo chiều

80

10

60

10

MĐ 35

Sửa chữa hệ thống tăng áp

60

15

40

5

MĐ 36

Vận hành động cơ diesel

40

5

31

4

MĐ 37

Sửa chữa hệ thống lái

60

10

45

5

MĐ 37

Sửa chữa hệ thống tời

40

5

30

5

MĐ 39

Sửa chữa hệ trục tàu thủy

80

10

67

3

MĐ 40

Sửa chữa thiết bị hệ thống tự động tàu thủy

80

10

64

6

MĐ 41

Thử, nghiệm thu động cơ và hệ thống sau sửa chữa

80

5

70

5

MĐ 42

Thực tập 1

360

5

347

8

MĐ 43

Thực tập 2

160

0

152

8

Tổng cộng

3070

989

1863

218

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 44

Ngoại ngữ chuyên ngành (A2)

75

30

42

3

MH 45

Tin học ứng dụng

60

30

28

2

MH 46

AUTOCAD

60

30

28

2

MH 47

Hình học và họa hình

30

25

3

2

MH 48

Sức bền vật liệu

45

37

5

3

MH 49

Vật liệu mới trong công nghiệp tàu thủy

30

18

10

2

MH 50

Kỹ năng giao tiếp

30

18

7

5

MH 51

Nồi hơi và tua bin

60

27

30

3

MH 52

Thủy lực và truyền động thủy lực

45

30

12

3

MĐ 53

Sửa chữa hệ thống chưng cất nước ngọt

40

5

31

4

MĐ 54

Sửa chữa thiết bị nâng hạ trên tàu thủy

60

5

52

3

MĐ 55

Sửa chữa nồi hơi

60

5

50

5

MĐ 56

Sửa chữa máy phân ly dầu - nước

40

5

30

5

MĐ 57

Sửa chữa máy lọc dầu

60

10

45

5

MĐ 58

Sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí

60

15

39

6

MĐ 59

Sửa chữa thiết bị điện tàu thủy

60

5

52

3

MH 60

Động cơ xăng sử dụng trong vận tải

30

28

0

2

MĐ 61

Sửa chữa hệ thống đánh lửa động cơ xăng tàu thủy

60

5

50

5

MH 62

Sửa chữa bộ chế hòa khí động cơ xăng tàu thủy

40

5

32

3

MĐ 63

Khởi tạo doanh nghiệp

30

28

0

2

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%, thực hành chiếm từ 65% đến 75%;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền;

- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình;

- Ví dụ có thể lựa chọn 13 trong số 20 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 44

Ngoại ngữ chuyên ngành (A2)

75

30

42

3

MH 46

AUTOCAD

60

30

28

2

MH 49

Vật liệu mới trong công nghiệp tàu thủy

30

18

10

2

MH 50

Kỹ năng giao tiếp

30

18

7

5

MH 51

Nồi hơi và tua bin

60

27

30

3

MH 52

Thủy lực và truyền động thủy lực

45

30

12

3

MĐ 53

Sửa chữa hệ thống chưng cất nước ngọt

40

5

31

4

MĐ 54

Sửa chữa thiết bị nâng hạ trên tàu thủy

60

5

52

3

MĐ 55

Sửa chữa nồi hơi

60

5

50

5

MĐ 56

Sửa chữa máy phân ly dầu - nước

40

5

30

5

MĐ 57

Sửa chữa máy lọc dầu

60

10

45

5

MĐ 58

Sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí

60

15

39

6

MĐ 59

Sửa chữa thiết bị điện tàu thủy

60

5

52

3

Tổng cộng

680

203

428

49

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, trên các loại tàu thủy;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Phần tự chọn trong chương trình này được định hướng tỷ lệ thời gian giữa các môn học và mô đun đào tạo 29,85% thời gian dành cho lý thuyết và 70,15% dành cho thực hành, nhưng tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của từng Cơ sở dạy nghề và vùng, miền các Cơ sở dạy nghề có thể xác định các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp hơn;

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

PHỤ LỤC 5

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “CÔNG NGHỆ Ô TÔ”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 07 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 5A

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Công nghệ ô tô

Mã nghề: 40520201

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 32

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô;

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;

+ Hiểu được cách đọc bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

+ Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô;

+ Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;

+ Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề Công nghệ ôtô;

+ Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ôtô đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;

+ Thực hiện được công việc bảo dưỡng các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thủy lực trong ôtô;

+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;

+ Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;

+ Có khả năng tiếp thu công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;

+ Kèm cặp và hướng dẫn tay nghề cho thợ bậc thấp hơn.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;

+ Có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức chấp hành đúng tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp;

+ Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quân sự và tham gia quốc phòng.

3. Cơ hội việc làm:

Người lao động kỹ thuật có trình độ Trung cấp nghề sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô, nhà máy lắp ráp và các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ôtô, được phân công làm việc ở các vị trí:

- Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ôtô;

- Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;

- Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ôtô.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1740 giờ; Thời gian học tự chọn: 600 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 724 giờ; Thời gian học thực hành: 1616 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1800

498

1224

78

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

405

213

168

24

MH 07

Điện kỹ thuật

45

42

0

3

MH 08

Cơ ứng dụng

60

56

0

4

MH 09

Vật liệu học

45

30

12

3

MH 10

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

30

12

3

MH 11

Vẽ kỹ thuật

45

30

12

3

MH 12

An toàn lao động

30

25

3

2

MĐ 13

Thực hành Nguội cơ bản

90

0

86

4

MĐ 14

Thực hành Hàn cơ bản

45

0

43

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1395

285

1056

54

MĐ 15

Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa

75

30

41

4

MĐ 16

Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền và bộ phận cố định của động cơ 1

120

30

86

4

MĐ 17

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí

105

30

71

4

MĐ 18

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

90

15

71

4

MĐ 19

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí

105

30

71

4

MĐ 20

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

105

30

71

4

MĐ 21

Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ôtô 1

120

30

86

4

MĐ 22

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực

150

30

114

6

MĐ 23

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển

90

15

71

4

MĐ 24

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái

60

15

43

2

MĐ 25

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh

105

30

71

4

MĐ 26

Thực tập tại cơ sở sản xuất 1

210

0

204

6

Tổng cộng

1950

604

1255

91

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn phù hợp với mục tiêu đào tạo và điều kiện thực tế của Cơ sở dạy nghề hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu đề mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc không nhỏ hơn thời gian thực học tối thiểu.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 27

Thực hành mạch điện cơ bản

90

15

71

4

MĐ 28

Kỹ thuật lái ôtô

90

15

71

4

MĐ 29

Công nghệ phục hồi chi tiết trong sửa chữa ôtô

120

30

86

4

MĐ 30

Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô - xe máy

90

15

71

4

MĐ 31

Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô

90

15

71

4

MĐ 32

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ôtô

120

30

86

4

MĐ 33

Kiểm tra và hiệu chỉnh động cơ

75

15

56

4

MĐ 34

Bảo dưỡng hệ thống phanh ABS

75

15

56

4

MĐ 35

Bảo dưỡng hộp số tự động ô tô

75

15

56

4

MĐ 36

Bảo dưỡng hệ thống lái điều khiển điện tử

75

15

56

4

MĐ 37

Bảo dưỡng hệ thống treo điều khiển điện tử

75

15

56

4

MĐ 38

Nâng cao hiệu quả công việc sửa chữa ô tô

60

30

28

2

MĐ 39

Kỹ thuật kiểm định ô tô

60

30

28

2

Tổng cộng

1095

255

792

48

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào thời gian, tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành đã được quy định, đồng thời căn cứ vào nhu cầu cần thiết của vùng, miền và cơ sở vật chất hiện có để xây dựng chương trình khung và chương trình chi tiết các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp. Các Cơ sở dạy nghề triển khai xây dựng chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;

- Khi xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cần chú ý tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành là: lý thuyết chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30%; thực hành chiếm tỷ lệ từ 70% đến 80% theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Ví dụ có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn từ MĐ 27 đến MĐ 32 như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 27

Thực hành mạch điện cơ bản

90

15

71

4

MĐ 28

Kỹ thuật lái ôtô

90

15

71

4

MĐ 29

Công nghệ phục hồi chi tiết trong sửa chữa ôtô

120

30

86

4

MĐ 30

Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô - xe máy

90

15

71

4

MĐ 31

Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô

90

15

71

4

MĐ 32

Bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ôtô

120

30

86

4

Tổng cộng

600

120

456

24

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

Không quá 60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

- Thực hành nghề

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường;

- Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất;

- Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh;

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý;

- Có thể sử dụng một số mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề;

- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề các Cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun bắt buộc và một số môn học, mô đun tự chọn trong chương trình trung cấp nghề chưa giảng dạy.

Phụ lục 5B

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Công nghệ ô tô

Mã nghề: 50520201

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 42

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô;

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;

+ Hiểu được cách đọc các bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

+ Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô;

+ Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trong ôtô;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thủy lực của ôtô hiện đại;

+ Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ôtô;

+ Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô;

+ Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;

+ Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.

+ Nêu được nội dung và những nguyên lý cơ bản trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề Công nghệ ôtô;

+ Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ôtô đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;

+ Thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử; khí nén và thủy lực trong ôtô;

+ Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;

+ Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;

+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;

+ Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;

+ Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;

+ Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của nhà nước;

+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, có chất lượng và năng suất cao;

+ Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quân sự và tham gia quốc phòng.

3. Cơ hội việc làm:

Người lao động kỹ thuật có trình độ Cao đẳng nghề sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô, nhà máy lắp ráp và các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ôtô và các cơ sở đào tạo nghề; được phân công làm việc ở các vị trí:

- Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ôtô;

- Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô;

- Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;

- Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ôtô.

- Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2430 giờ; Thời gian học tự chọn: 870 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 952 giờ; Thời gian học thực hành: 2348 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2430

727

1598

105

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

615

367

211

37

MH 07

Điện kỹ thuật

45

42

0

3

MH 08

Điện tử cơ bản

45

42

0

3

MH 09

Cơ ứng dụng

60

56

0

4

MH 10

Vật liệu học

45

30

12

3

MH 11

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

30

12

3

MH 12

Vẽ kỹ thuật

45

30

12

3

MH 13

Công nghệ khí nén - thủy lực ứng dụng

45

42

0

3

MH 14

Nhiệt kỹ thuật

45

42

0

3

MH 15

An toàn lao động

30

25

3

2

MH 16

Tổ chức quản lý sản xuất

30

28

0

2

MĐ 17

Thực hành AUTOCAD

45

0

43

2

MĐ 18

Thực hành Nguội cơ bản

90

0

86

4

MĐ 19

Thực hành Hàn cơ bản

45

0

43

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1815

360

1387

68

MĐ 20

Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa

75

30

41

4

MĐ 21

Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền và bộ phận cố định của động cơ 2

150

30

114

6

MĐ 22

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí

90

15

71

4

MĐ 23

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

105

30

71

4

MĐ 24

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí

105

30

71

4

MĐ 25

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

105

30

71

4

MĐ 26

Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ôtô 2

150

30

114

6

MĐ 27

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực

150

30

114

6

MĐ 28

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển

90

15

71

4

MĐ 29

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái

60

15

43

2

MĐ 30

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh

105

30

71

4

MĐ 31

Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô

190

30

152

8

MĐ 32

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử

105

30

71

4

MĐ 33

Thực tập tại cơ sở sản xuất 2

335

15

312

8

Tổng cộng

2880

947

1798

135

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu đề mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc không nhỏ hơn thời gian thực học tối thiểu.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 34

Nâng cao hiệu quả công việc sửa chữa ôtô

60

30

28

2

MĐ 35

Kỹ thuật kiểm định ô tô

60

30

28

2

MĐ 36

Thực hành mạch điện cơ bản

90

15

71

4

MĐ 37

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển bằng khí nén

90

15

71

4

MĐ 38

Kỹ thuật lái ôtô

90

15

71

4

MĐ 39

Công nghệ phục hồi chi tiết trong sửa chữa ôtô

120

30

86

4

MĐ 40

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh ABS

120

30

86

4

MĐ 41

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ôtô

120

30

86

4

MĐ 42

Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động ôtô

120

30

86

4

MĐ 43

Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô - xe máy

90

15

71

4

MĐ 44

Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô

90

15

71

4

MĐ 45

Kiểm tra và hiệu chỉnh động cơ

90

15

71

4

MĐ 46

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái điều khiển điện tử

105

30

71

4

MĐ 47

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo điều khiển điện tử

105

30

71

4

MĐ 48

Bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp điều khiển điện tử

105

30

71

4

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào thời gian, tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành đã được quy định, đồng thời căn cứ vào nhu cầu cần thiết của vùng, miền và cơ sở vật chất hiện có để xây dựng chương trình khung và chương trình chi tiết các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp. Các cơ sở dạy nghề triển khai xây dựng chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;

- Khi xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cần chú ý tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành là: lý thuyết chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30%; thực hành chiếm tỷ lệ từ 70% đến 80% theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Ví dụ có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn như bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 34

Nâng cao hiệu quả công việc sửa chữa ôtô

60

30

28

2

MĐ 35

Kỹ thuật kiểm định ô tô

60

30

28

2

MĐ 36

Thực hành mạch điện cơ bản

90

15

71

4

MĐ 37

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển bằng khí nén

90

15

71

4

MĐ 38

Kỹ thuật lái ôtô

90

15

71

4

MĐ 39

Công nghệ phục hồi chi tiết trong sửa chữa ôtô

120

30

86

4

MĐ 40

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh ABS

120

30

86

4

MĐ 41

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ôtô

120

30

86

4

MĐ 42

Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động ôtô

120

30

86

4

Tổng cộng

870

225

613

32

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

Không quá 60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

- Thực hành nghề

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường;

- Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất;

- Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện sinh viên;

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề các Cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun bắt buộc và một số môn học, mô đun tự chọn mà trong chương trình đào tạo trung cấp nghề chưa giảng dạy.

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý;

- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

PHỤ LỤC 6

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “ĐIỆN CÔNG NGHIỆP”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 6A

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã nghề: 40520405

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng mô đun, môn học đào tạo: 29

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp;

+ Nhận biết được sự cố thường gặp trong quá trình vận hành các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp và hướng giải quyết các sự cố đó;

+ Hiểu được cách đọc bản vẽ thiết kế điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;

+ Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện cụ thể (một phân xưởng, một hộ dùng điện);

+ Vận dụng được các nguyên tắc lắp ráp, sửa chữa thiết bị điện vào hoạt động thực tế của nghề.

- Kỹ năng:

+ Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Sửa chữa, bảo trì được các thiết bị trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;

+ Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động thông thường;

+ Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động;

+ Tự học tập, nghiên cứu khoa học về chuyên ngành;

+ Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước và Luật Lao động;

+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp;

+ Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công;

+ Luôn chấp hành các nội quy, quy chế của đơn vị;

+ Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có sức khỏe, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội;

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có khả năng tuyên truyền, giải thích về trách nhiệm của công dân đối với nền quốc phòng của đất nước.

3. Cơ hội việc làm:

- Đảm nhận các công việc vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

- Làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 220 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1770 giờ; Thời gian học tự chọn: 570 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 440 giờ; Thời gian học thực hành: 1330 giờ

3. Thời gian học các môn văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1770

440

1230

100

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

370

155

193

22

MH 07

An toàn điện

30

15

14

1

MH 08

Mạch điện

75

45

25

5

MH 09

Vẽ kỹ thuật

30

15

13

2

MĐ 10

Vẽ điện

30

10

18

2

MH 11

Vật liệu điện

30

15

13

2

MĐ 12

Khí cụ điện

45

15

27

3

MĐ 13

Điện tử cơ bản

90

30

55

5

MĐ 14

Kỹ thuật nguội

40

10

28

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1400

300

1026

74

MĐ 15

Điều khiển khí nén

120

45

70

5

MĐ 16

Đo lường điện

60

15

39

6

MĐ 17

Máy điện 1

240

45

186

9

MH 18

Cung cấp điện

60

45

12

3

MH 19

Truyền động điện

75

45

27

3

MĐ 20

Trang bị điện 1

270

45

210

15

MH 21

Điện tử công suất

60

30

28

2

MĐ 22

PLC cơ bản

75

30

42

3

MĐ 23

Thực tập tốt nghiệp

440

0

412

28

Tổng cộng

1980

561

1306

113

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 24

Kỹ thuật lắp đặt điện

150

30

112

8

MĐ 25

Chuyên đề Điều khiển lập trình cỡ nhỏ

90

30

55

5

MĐ 26

Điện tử ứng dụng

90

30

55

5

MĐ 27

Kỹ thuật số

120

45

68

7

MĐ 28

Kỹ thuật lạnh

120

45

69

6

MĐ 29

Thiết bị điện gia dụng

120

30

81

9

MĐ 30

Quấn dây máy điện nâng cao

90

15

72

3

MĐ 31

Máy điện 2

60

15

42

3

MĐ 32

Trang bị điện 2

60

15

40

5

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%, thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Ví dụ: có thể lựa chọn 6 trong số 9 mô đun có trong danh mục mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 25

Chuyên đề Điều khiển lập trình cỡ nhỏ

90

30

55

5

MĐ 26

Điện tử ứng dụng

90

30

55

5

MĐ 27

Kỹ thuật số

120

45

68

7

MĐ 28

Kỹ thuật lạnh

120

45

69

6

MĐ 30

Quấn dây máy điện nâng cao

90

15

72

3

MĐ 31

Máy điện 2

60

15

42

3

Tổng cộng

570

180

361

29

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu đề mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

- Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của Cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

Phụ lục 6B

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã nghề: 50520405

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 37

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp;

+ Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;

+ Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (một phân xưởng, một hộ dùng điện);

+ Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện;

+ Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện;

+ Nắm vững các kiến thức về quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, điều khiển các trạm điện, lưới điện;

+ Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp;

+ Đạt trình độ A Tiếng Anh, trình độ B Tin học hoặc tương đương.

- Kỹ năng:

+ Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;

+ Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản;

+ Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động;

+ Đọc được các thiết bị điện có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn;

+ Lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn;

+ Lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện đảm bảo an toàn;

+ Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật được các tổ, nhóm lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điện;

+ Tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo;

+ Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa phương, khu vực, vùng, miền;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;

+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các xí nghiệp công nghiệp;

+ Sức khỏe đạt loại I hoặc loại II theo phân loại của Bộ Y tế;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ:

- Làm việc được ở các Công ty Điện lực: Tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây;

- Làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng: Nhân viên vận hành;

- Làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện;

- Làm việc trong các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các thành phần kinh tế xã hội.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 100 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2520 giờ; Thời gian học tự chọn: 780 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 708 giờ; Thời gian học thực hành: 1812 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2520

708

1656

156

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

445

178

242

25

MH 07

An toàn điện

30

18

11

1

MH 08

Mạch điện

90

45

39

6

MH 09

Vẽ kỹ thuật

30

15

13

2

MĐ 10

Vẽ điện

30

10

18

2

MH 11

Vật liệu điện

30

15

13

2

MĐ 12

Khí cụ điện

45

20

22

3

MĐ 13

Điện tử cơ bản

150

45

98

7

MĐ 14

Kỹ thuật nguội

40

10

28

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2075

545

1403

126

MĐ 15

Điều khiển điện khí nén

120

45

70

5

MĐ 16

Đo lường điện

90

30

54

6

MĐ 17

Máy điện 1

240

45

186

9

MH18

Máy điện 2

60

15

42

3

MĐ 19

Cung cấp điện

90

60

26

4

MH 20

Trang bị điện 1

270

45

210

15

MH 21

Trang bị điện 2

60

15

40

5

MĐ 22

Kỹ thuật xung - số

90

45

42

3

MĐ 23

Tổ chức sản xuất

30

20

8

2

MĐ 24

Kỹ thuật cảm biến

60

45

12

3

MĐ 25

PLC cơ bản

150

45

95

10

MĐ 26

Truyền động điện

150

60

82

8

MĐ 27

Điện tử công suất

105

45

56

4

MĐ 28

PLC nâng cao

120

30

83

7

MĐ 29

Thực tập tốt nghiệp

440

0

397

43

Tổng cộng

2970

943

1845

182

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 30

Kỹ thuật lắp đặt điện

150

30

112

8

MĐ 31

Chuyên đề Điều khiển lập trình cỡ nhỏ

90

30

55

5

MĐ 32

Điện tử ứng dụng

90

30

55

5

MĐ 33

Kỹ thuật lạnh

120

45

69

6

MĐ 34

Thiết bị điện gia dụng

120

30

81

9

MĐ 35

Quấn dây máy điện nâng cao

90

10

77

3

MĐ 36

Bảo vệ rơle

120

30

84

6

MĐ 37

Trang bị điện Ô tô

120

30

84

6

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%, thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Ví dụ: có thể lựa chọn 7 trong số 8 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 30

Kỹ thuật lắp đặt điện

150

30

112

8

MĐ 31

Chuyên đề Điều khiển lập trình cỡ nhỏ

90

30

55

5

MĐ 32

Điện tử ứng dụng

90

30

55

5

MĐ 33

Kỹ thuật lạnh

120

45

69

6

MĐ 34

Thiết bị điện gia dụng

120

45

70

5

MĐ 35

Quấn dây máy điện nâng cao

90

10

77

3

MĐ 36

Bảo vệ rơle

120

30

84

6

Tổng cộng

780

220

522

38

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu đề mục 1.1;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại:

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của Cơ sở mình để dễ theo dõi và quản lý./.

PHỤ LỤC 7

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VỎ TÀU THỦY”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 7A

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy

Mã nghề: 40510913

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 41

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các thông số cơ bản thể hiện hình dáng con tàu;

+ Biết được cách xác định được các dạng kết cấu, vị trí lắp ghép từng kết cấu thân tàu;

+ Phân tích được quy trình tổng quát của công nghệ đóng tàu;

+ Trình bày được phương pháp khai triển kết cấu thân tàu;

+ Trình bày được nội dung cơ bản của các kiểu lắp ráp và các sai lệch thường gặp trong quá trình lắp ráp thân tàu;

+ Trình bày được quy trình gia công tôn vỏ và gia công lắp ráp chi tiết kết cấu thân tàu, cụm chi tiết kết cấu thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Trình bày được quy trình lắp ráp phân đoạn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Kỹ năng:

+ Xác định được các dạng kết cấu, vị trí lắp ghép từng kết cấu thân tàu;

+ Xác định các loại tài liệu về tiêu chuẩn lắp ráp thân tàu;

+ Xác định được giới hạn các sai lệch cho phép cho các kiểu lắp ráp;

+ Vẽ được hình dáng, kích thước thực của các chi tiết, kết cấu thân tàu;

+ Chế tạo được các loại dưỡng phục vụ cho gia công, lắp ráp kết cấu và tôn vỏ của thân tàu;

+ Gia công được tôn vỏ; gia công, lắp ráp được các chi tiết kết cấu, cụm chi tiết kết cấu thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Lắp ráp được phân đoạn tàu thủy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước;

+ Chấp hành chủ trương, chính sách và Pháp luật của Nhà nước;

+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, yêu nghề; có kiến thức bảo vệ môi trường, cộng đồng của một công dân sống trong xã hội công nghiệp; lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc, không ngừng học hỏi để sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe làm việc lâu dài theo yêu cầu của nghề;

+ Nắm được những kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quân sự phổ thông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các nhà máy đóng tàu. Tùy theo năng lực và điều kiện cụ thể có thể tự tạo việc làm phù hợp hoặc học tiếp lên bậc cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 270 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1860 giờ; Thời gian học tự chọn: 480 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 652 giờ; Thời gian học thực hành: 1688 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1860

527

1146

187

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

735

265

402

68

MH 07

Hình học họa hình

30

17

9

4

MH 08

Vẽ kỹ thuật - AUTOCAD

75

35

33

7

MH 09

Vật liệu kỹ thuật

60

50

6

4

MĐ 10

Điện kỹ thuật

30

23

5

2

MH 11

Công nghệ vật liệu

30

22

6

2

MH 12

An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong nhà máy đóng tàu

30

22

4

4

MĐ 13

Nguội cơ bản

45

10

27

8

MĐ 14

Sử dụng thiết bị thường dùng trong nhà máy đóng tàu

60

15

37

8

MĐ 15

Hàn kim loại

90

20

67

3

MĐ 16

Khai triển mặt bao khối hình học

60

15

40

5

MĐ 17

Cắt tôn - thép hình

60

11

45

4

MĐ 18

Gò tôn

120

15

95

10

MĐ 19

Gia công nhiệt

45

10

28

7

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1125

262

744

119

MH 20

Lý thuyết tàu thủy

60

57

0

3

MH 21

Kết cấu tàu thủy

60

38

19

3

MH 22

Công nghệ đóng tàu và tổ chức sản xuất trong nhà máy đóng tàu

45

24

15

6

MĐ 23

Tiêu chuẩn lắp ráp thân tàu

30

22

5

3

MĐ 24

Khai triển kết cấu thân tàu

90

15

68

7

MĐ 25

Chế tạo dưỡng và vẽ thảo đồ

60

10

41

9

MĐ 26

Gia công, lắp ráp chi tiết kết cấu thân tàu

150

30

92

28

MĐ 27

Gia công tôn vỏ

150

25

100

25

MĐ 28

Chế tạo bệ khuôn

30

6

18

6

MĐ 29

Gia công, lắp ráp cụm chi tiết kết cấu thân tàu

120

20

89

11

MĐ 30

Lắp ráp phân đoạn

90

15

57

18

MĐ 31

Thực tập

240

0

240

0

Tổng cộng

2070

633

1233

204

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 32

Vẽ tàu

45

42

0

3

MH 33

Thiết bị tàu thủy

60

30

27

3

MĐ 34

Phóng dạng tuyến hình tàu thủy

120

20

77

23

MĐ 35

Khai triển tôn vỏ

30

10

17

3

MĐ 36

Lắp ráp tổng đoạn

90

15

63

12

MĐ 37

Lắp ráp thân tàu trên triền

120

20

93

7

MH 38

Kiểm tra và thử tàu

30

12

14

4

MĐ 39

Lắp ráp thân tàu kiểu dựng sườn

150

25

117

8

MĐ 40

Lắp đặt thiết bị mặt boong

120

12

98

10

MĐ 41

Hạ thủy tàu

45

15

25

5

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng các chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung;

- Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như:

+ Trình độ đội ngũ giáo viên;

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học;

+ Các Cơ sở dạy nghề có thể chọn các môn học, mô đun tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian tự chọn là 480 giờ (chiếm 20,51% tổng thời gian các môn đào tạo nghề).

- Ví dụ: Có thể lựa chọn 7 trong tổng số 10 môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 32

Vẽ tàu

45

42

0

3

MĐ 34

Phóng dạng tuyến hình tàu thủy

120

20

77

23

MĐ 35

Khai triển tôn vỏ

30

10

17

3

MĐ 36

Lắp ráp tổng đoạn

90

15

63

12

MH 38

Kiểm tra và thử tàu

30

12

14

4

MĐ 40

Lắp đặt thiết bị mặt boong

120

12

98

10

MĐ 41

Hạ thủy tàu

45

15

25

5

Tổng cộng

480

126

294

60

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Cho học sinh tham quan các cơ sở đóng tàu vào cuối học kỳ I năm thứ nhất;

- Trước khi thi tốt nghiệp cho học sinh đi thực tập để tìm hiểu kết cấu và các công nghệ đóng tàu tại xưởng trường hoặc tại các công ty đóng tàu để hỗ trợ việc hệ thống hóa lại kiến thức đã học và nâng cao tay nghề;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào một thời điểm thích hợp:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của Cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý./.

Phụ lục 7B

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy

Mã nghề: 50510913

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 52

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các thông số cơ bản thể hiện hình dáng và các kết cấu tàu thủy;

+ Phân tích được các yêu cầu cơ bản của các thiết bị trên tàu thủy: thiết bị lái, thiết bị neo, thiết bị chằng buộc, thiết bị cứu sinh, thiết bị lai dắt;

+ Trình bày được các tiêu chuẩn lắp ráp, các quy trình tổng quát của công nghệ đóng tàu, bao gồm các công đoạn tuần tự nối tiếp nhau từ khi bắt đầu thiết kế cho đến khi hạ thủy;

+ Trình bày được quy trình gia công chế tạo bệ khuôn, gia công tôn vỏ, gia công lắp ráp chi tiết kết cấu thân tàu, quy trình lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Xác định được các phương pháp kiểm tra và thử tàu khi gia công, lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn và thân tàu;

+ Xác định được các nguyên nhân hư hỏng của các cơ cấu thân tàu và phương pháp sửa chữa tàu;

+ Trình bày được các phương pháp hạ thủy tàu phổ biến.

- Kỹ năng:

+ Vẽ, kiểm tra và điều chỉnh được đường hình dáng thân tàu trên ba mặt phẳng hình chiếu;

+ Đo được kích thước thực của các chi tiết, kết cấu thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Khai triển được tấm tôn phẳng, tấm tôn cong một chiều, hai chiều;

+ Chế tạo được các loại dưỡng và vẽ thảo đồ phục vụ cho gia công, lắp ráp kết cấu và tôn vỏ của thân tàu;

+ Gia công, lắp ráp được các chi tiết kết cấu thân tàu và tôn vỏ tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Lắp ráp được các phân đoạn, tổng đoạn của thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Lựa chọn được phương án và lắp ráp thân tàu trên đà hợp lý đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Phát hiện được sai sót kỹ thuật, cách phòng ngừa và các biện pháp khắc phục trong quá trình gia công, lắp kết cấu và tôn vỏ tàu;

+ Hướng dẫn được bài thực hành cho học sinh học nghề trình độ thấp hơn;

+ Tổ chức và hướng dẫn được tổ, nhóm lao động để thực hiện công việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước;

+ Chấp hành chủ trương, chính sách và Pháp luật của Nhà nước;

+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, yêu nghề;

+ Có kiến thức bảo vệ môi trường, cộng đồng của một công dân sống trong xã hội công nghiệp; lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc; không ngừng học hỏi để sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe làm việc lâu dài theo yêu cầu của nghề;

+ Nắm được những kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quân sự phổ thông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các nhà máy đóng tàu. Làm trưởng ca, trưởng nhóm trong các nhà máy đóng tàu. Tùy theo năng lực và điều kiện cụ thể có thể tự tạo việc làm phù hợp hoặc học tiếp lên bậc cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 03 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 330 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 120 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2640 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1148 giờ; Thời gian học thực hành: 2152 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2640

853

1524

263

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

930

415

430

85

MH 07

Toán

30

20

6

4

MH 08

Vật lý

30

23

4

3

MH 09

Hình học - Họa hình

30

17

9

4

MH 10

Vẽ kỹ thuật - AUTOCAD

75

35

33

7

MH 11

Cơ lý thuyết

45

39

3

3

MH 12

Sức bền vật liệu

45

30

12

3

MH 13

Vật liệu kỹ thuật

60

50

6

4

MH 14

Điện kỹ thuật

30

23

5

2

MH 15

Chi tiết máy

45

38

3

4

MH 16

Công nghệ vật liệu

30

22

6

2

MH 17

An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong nhà máy đóng tàu.

30

22

4

4

MĐ 18

Nguội cơ bản

45

10

27

8

MĐ 19

Sử dụng thiết bị thường dùng trong nhà máy đóng tàu

60

15

37

8

MĐ 20

Hàn kim loại

90

20

67

3

MĐ 21

Khai triển mặt bao khối hình học

60

15

40

3

MĐ 22

Cắt tôn - thép hình

60

11

45

4

MĐ 23

Gò tôn

120

15

95

10

MĐ 24

Gia công nhiệt

45

10

28

7

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1710

438

1094

178

MH 25

Vẽ tàu

45

30

12

3

MH 26

Lý thuyết tàu thủy

60

57

0

3

MH 27

Kết cấu tàu thủy

75

52

20

3

MH 28

Thiết bị tàu thủy

60

40

18

2

MH 29

Công nghệ đóng tàu và tổ chức sản xuất trong nhà máy đóng tàu

45

24

15

6

MĐ 30

Tiêu chuẩn lắp ráp thân tàu

30

22

5

3

MĐ 31

Phóng dạng tuyến hình tàu

120

20

77

23

MĐ 32

Khai triển kết cấu thân tàu

90

15

68

7

MĐ 33

Khai triển tôn vỏ

30

10

17

3

MĐ 34

Chế tạo dưỡng và vẽ thảo đồ

60

10

41

9

MĐ 35

Gia công, lắp ráp chi tiết kết cấu thân tàu

150

30

92

28

MĐ 36

Gia công tôn vỏ

150

25

100

25

MĐ 37

Chế tạo bệ khuôn

30

6

18

6

MĐ 38

Gia công, lắp ráp cụm chi tiết kết cấu thân tàu

120

20

89

11

MĐ 39

Lắp ráp phân đoạn

90

15

57

18

MĐ 40

Lắp ráp tổng đoạn

90

15

63

12

MĐ 41

Lắp ráp thân tàu trên triền

120

20

93

7

MĐ 42

Kiểm tra và thử tàu

30

12

14

4

MĐ 43

Hạ thủy tàu

45

15

25

5

MĐ 44

Thực tập

270

0

270

0

Tổng cộng

3090

1073

1724

293

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 45

Tiếng Anh chuyên ngành

60

38

16

6

MH 46

Thiết kế tàu

90

60

28

2

MH 47

Công ước quốc tế trong đóng tàu

45

30

12

3

MH 48

Trang trí hệ thống động lực tàu thủy

90

30

57

3

MĐ 49

Khai thác sử dụng phần mềm máy tính trong công nghệ đóng tàu

170

47

109

14

MĐ 50

Lắp ráp thân tàu kiểu dựng sườn

150

15

127

8

MĐ 51

Lắp ráp thiết bị mặt boong

120

30

85

5

MĐ 52

Sửa chữa vỏ tàu thủy

90

30

56

4

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng các chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung;

- Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các Cơ sở dạy nghề cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của Cơ sở mình như:

+ Trình độ đội ngũ giáo viên;

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học;

+ Các Cơ sở dạy nghề có thể chọn các môn học, mô đun tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian tự chọn là 660 giờ (chiếm 20% tổng thời gian các môn đào tạo nghề).

- Ví dụ: Có thể lựa chọn 7 trong tổng số 8 môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 45

Tiếng Anh chuyên ngành

60

38

16

6

MH 46

Thiết kế tàu

90

60

28

2

MH 47

Công ước quốc tế trong đóng tàu

40

30

12

3

MH 48

Trang trí hệ thống động lực tàu thủy

90

30

57

3

MĐ 49

Khai thác sử dụng phần mềm máy tính trong công nghệ đóng tàu

170

47

109

14

MĐ 51

Lắp ráp thiết bị mặt boong

120

30

85

5

MĐ 52

Sửa chữa vỏ tàu thủy

90

30

56

4

Tổng cộng

660

295

363

37

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Cho sinh viên tham quan các cơ sở đóng tàu vào cuối học kỳ I năm thứ nhất;

- Trước khi thi tốt nghiệp cho sinh viên đi thực tập để tìm hiểu kết cấu và các công nghệ đóng tàu tại xưởng trường hoặc tại các công ty đóng tàu để hỗ trợ việc hệ thống hóa lại kiến thức đã học và nâng cao tay nghề;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào một thời điểm thích hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại:

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của Cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý./.

PHỤ LỤC 8

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “GIA CÔNG VÀ THIẾT KẾ SẢN PHẨM MỘC”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 07 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 8A

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Gia công và thiết kế sản phẩm mộc

Mã nghề: 40210413

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 29

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được cấu tạo, tính chất cơ, vật lý của gỗ;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật;

+ Nêu được kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất;

+ Trình bày được khái niệm quản lý, các biện pháp quản lý sản xuất;

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về điện kỹ thuật, tính năng tác dụng của thiết bị điện thông thường;

+ Nêu được công dụng, cách sử dụng dụng cụ thủ công dùng trong sản xuất đồ mộc;

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, quy trình sử dụng, bảo dưỡng các loại máy dùng để pha phôi, gia công mặt phẳng, mặt cong, gia công mối ghép mộng, lắp ráp và trang sức dùng trong sản xuất, chế biến gỗ;

- Kỹ năng:

+ Nhận biết được các loại gỗ thường dùng trong sản xuất đồ mộc theo tên gọi, theo nhóm gỗ;

+ Sử dụng được các dụng cụ thủ công để pha phôi gỗ, bào mặt phẳng, gia công mặt công và các mối ghép mộng, ghép ván;

+ Sử dụng máy cầm tay, máy móc, thiết bị máy trong dây chuyền sản xuất đồ mộc để pha phôi gỗ, bào mặt phẳng, gia công mặt cong, gia công các mối ghép mộng, ghép ván, lắp ráp và trang sức bề mặt sản phẩm mộc;

+ Gia công được các loại sản phẩm mộc thông dụng như bàn, ghế, giường, tủ theo đúng quy trình sản xuất, đảm bảo được chất lượng sản phẩm;

+ Tính toán được giá thành của một sản phẩm mộc.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Chấp hành chủ trương, đường lối và Pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân;

+ Có hiểu biết cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Khiêm tốn, giản dị, lối sống trong sạch lành mạnh;

+ Cẩn thận và trách nhiệm trong công việc;

+ Trong lao động có lương tâm nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp đúng đắn, yêu nghề.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe để lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quân sự và tham gia quốc phòng;

+ Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng bản thân.

3. Cơ hội việc làm:

- Công nhân kỹ thuật trong các nhà máy chế biến gỗ;

- Giáo viên dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề, trung tâm việc làm liên quan đến chế biến gỗ;

- Tự thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề mộc.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 1980 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1770 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1240 giờ; Thời gian học tự chọn: 530 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 428 giờ; Thời gian học thực hành: 1342 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1240

323

867

50

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

135

90

36

8

MH 07

An toàn lao động

30

20

8

2

MH 08

Điện kỹ thuật

30

20

8

2

MH 09

Quản lý sản xuất

30

20

8

2

MH 10

Vẽ kỹ thuật

45

30

13

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1105

233

830

42

MH 11

Vật liệu gỗ

45

28

15

2

MĐ 12

Pha phôi

100

20

75

5

MĐ 13

Bào mặt phẳng

100

20

75

5

MĐ 14

Gia công mối ghép mộng

120

20

95

5

MĐ 15

Gia công mặt cong

100

20

75

5

MĐ 16

Ghép ván

100

20

75

5

MĐ 17

Trang sức bề mặt sản phẩm mộc

100

20

75

5

MĐ 18

Gia công ghế tựa

120

20

95

5

MĐ 19

Gia công bàn làm việc

200

40

155

5

MĐ 20

Gia công giường đôi 3 vai

120

20

95

5

Tổng cộng

1450

424

954

72

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 21

Gia công bàn trà

100

20

75

5

MĐ 22

Gia công bàn ăn

100

20

75

5

MĐ 23

Gia công giường đơn

110

20

85

5

MĐ 24

Gia công giường đôi kiểu Đức

110

20

85

5

MĐ 25

Gia công tủ sách

110

20

85

5

MĐ 26

Gia công tủ hồ sơ, tài liệu

120

20

95

5

MĐ 27

Gia công tủ áo 2 buồng

200

40

155

5

MĐ 28

Gia công tủ áo 3 buồng

200

40

155

5

MĐ 29

Gia công ghế salon

110

20

85

5

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết môn học, mô đun đào tạo tự chọn:

- Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào thời gian, tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành đã được quy định, đồng thời căn cứ vào nhu cầu cần thiết của vùng miền và cơ sở vật chất hiện có cũng như nhu cầu đào tạo để lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp;

- Các Cơ sở dạy nghề triển khai xây dựng chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, có thể tham khảo chương trình và thời gian đào tạo các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn theo danh mục;

- Với thời lượng 530 giờ tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể chọn những mô đun phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị của mình và theo vùng, miền của từng địa phương;

- Ví dụ có thể lựa chọn một số môn học, mô đun tự chọn theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 22

Gia công bàn ăn

100

20

75

5

MĐ 23

Gia công giường đơn

110

20

85

5

MĐ 26

Gia công tủ hồ sơ, tài liệu

120

20

95

5

MĐ 27

Gia công tủ áo 2 buồng

200

40

155

5

Tổng cộng

530

100

410

20

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết

Trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Cơ sở dạy nghề có sử dụng 5 ngày cho các học viên đi tham quan một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến gỗ khác ngoài các địa điểm, cơ sở học sinh đã thực tập;

- Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

- Vào ngoài giờ học hàng ngày

- 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động tại thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại, vui chơi, giải trí

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần

6

Tự tổ chức các cuộc thi thiết kế về mẫu giường, tủ

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Đối với khóa học trong kế hoạch đào tạo không tổ chức đào tạo liên thông thì các môn học chung không tách thành hai phần như trong chương trình khung;

- Khi các Cơ sở dạy nghề lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của Cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

Phụ lục 8B

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Gia công và thiết kế sản phẩm mộc

Mã nghề: 50210413

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 37

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được cấu tạo, tính chất cơ, vật lý của gỗ;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật;

+ Nêu được kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất;

+ Trình bày được khái niệm quản lý, các biện pháp quản lý sản xuất;

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về điện kỹ thuật, tính năng tác dụng của thiết bị điện thông thường;

+ Nêu được công dụng, cách sử dụng dụng cụ thủ công dùng trong sản xuất đồ mộc;

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, quy trình sử dụng, bảo dưỡng các loại máy dùng để pha phôi, gia công mặt phẳng, mặt cong, gia công mối ghép mộng, lắp ráp và trang sức dùng trong sản xuất, chế biến gỗ;

+ Nêu được công dụng, phương pháp sử dụng các lệnh vẽ trong AUTOCAD để dựng hình và vẽ sản phẩm mộc;

+ Trình bày được các yêu cầu của sản phẩm mộc, nguyên lý thiết kế đảm bảo kích thước, công dụng và tính mỹ thuật;

+ Tạo và gán được các vật liệu trong thiết kế sản phẩm mộc, phản ánh được đặc điểm của vật liệu từng chi tiết của sản phẩm mộc;

+ Thiết kế sản phẩm mộc trong không gian nội thất sẵn có.

- Kỹ năng:

+ Nhận biết được các loại gỗ thường dùng trong sản xuất đồ mộc theo tên gọi, theo nhóm gỗ;

+ Sử dụng được các dụng cụ thủ công, máy mộc cầm tay, thiết bị và máy trong dây chuyền sản xuất đồ mộc để pha phôi gỗ, bào mặt phẳng, gia công mặt cong các mối ghép mộng, ghép ván, lắp ráp và trang sức bề mặt sản phẩm mộc;

+ Gia công được các loại sản phẩm mộc thông dụng như bàn, ghế, giường, tủ theo đúng quy trình sản xuất, đảm bảo được chất lượng sản phẩm;

+ Tính toán được giá thành của một sản phẩm mộc.

+ Sử dụng được các lệnh vẽ trong AUTOCAD để dựng hình và vẽ sản phẩm mộc đảm bảo công năng, mục đích sử dụng;

+ Xuất được ảnh tô bóng sản phẩm với đầy đủ các yếu tố trong 3D Max;

+ Thiết kế nội thất cho phòng làm việc theo yêu cầu của khách hàng.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị đạo đức:

+ Chấp hành chủ trương, đường lối và Pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân;

+ Có nhận thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Có lập trường quan điểm của giai cấp công nhân, biết thừa kế và phát huy truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc;

+ Khiêm tốn giản dị, lối sống trong sạch lành mạnh;

+ Cẩn thận và trách nhiệm trong công việc;

+ Trong lao động có lương tâm nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp đúng đắn, yêu nghề.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe để lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quân sự và tham gia quốc phòng;

+ Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng bản thân.

3. Cơ hội việc làm:

- Công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên trong các nhà máy chế biến gỗ;

- Thiết kế sản phẩm mộc, các sản phẩm có liên quan đến gỗ cho các công ty, nhà máy sản xuất, chế biến gỗ;

- Giáo viên dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề, trung tâm việc làm liên quan đến chế biến gỗ;

- Tự thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề mộc.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 110 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3250 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2800 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1960 giờ; Thời gian học tự chọn: 840 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 680 giờ; Thời gian học thực hành: 2120 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1960

463

1417

80

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

135

90

37

8

MH 07

An toàn lao động

30

20

8

2

MH 08

Điện kỹ thuật

30

20

8

2

MH 09

Quản lý sản xuất

30

20

8

2

MH 10

Vẽ kỹ thuật

45

30

13

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1825

373

1380

72

MH 11

Vật liệu gỗ

45

28

15

2

MĐ 12

Pha phôi

100

20

75

5

MĐ 13

Bào mặt phẳng

100

20

75

5

MĐ 14

Gia công mối ghép mộng

120

20

95

5

MĐ 15

Gia công mặt cong

100

20

75

5

MĐ 16

Ghép ván

100

20

75

5

MĐ 17

Trang sức bề mặt sản phẩm mộc

100

20

75

5

MĐ 18

Gia công ghế tựa

120

20

95

5

MĐ 19

Gia công bàn làm việc

200

40

155

5

MĐ 20

Gia công giường đôi 3 vai

120

20

95

5

MĐ 21

Thiết kế tạo dáng sản phẩm mộc

40

20

15

5

MĐ 22

Vẽ AUTOCAD

200

40

155

5

MĐ 23

Vẽ thiết kế sản phẩm mộc trên máy vi tính bằng phần mềm AUTOCAD

300

50

245

5

MĐ 24

Hoàn thiện bản vẽ 3D (dạng ảnh) trên phần mềm 3D Max

80

15

60

5

MĐ 25

Thiết kế nội thất

100

20

75

5

Tổng cộng

2410

683

1617

110

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 26

Gia công bàn trà

100

20

75

5

MĐ 27

Gia công bàn ăn

100

20

75

5

MĐ 28

Gia công giường đơn

110

20

85

5

MĐ 29

Gia công giường đôi kiểu Đức

110

20

85

5

MĐ 30

Gia công tủ sách

110

20

85

5

MĐ 31

Gia công tủ hồ sơ, tài liệu

120

20

95

5

MĐ 32

Gia công tủ áo 2 buồng

200

40

155

5

MĐ 33

Gia công tủ áo 3 buồng

200

40

155

5

MĐ 34

Gia công ghế sôfa

110

20

85

5

MĐ 35

Thiết kế dưỡng gá

120

20

95

5

MĐ 36

Photoshop và Corel Draw

120

20

95

5

MĐ 37

Sấy gỗ

200

40

155

5

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết môn học, mô đun đào tạo tự chọn:

- Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào thời gian, tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành đã được quy định, đồng thời căn cứ vào nhu cầu cần thiết của vùng miền và cơ sở vật chất hiện có cũng như nhu cầu đào tạo để lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp;

- Các Cơ sở dạy nghề triển khai xây dựng chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, có thể tham khảo chương trình và thời gian đào tạo các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn theo danh mục;

- Với thời lượng 840 giờ tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể chọn những mô đun phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị của mình và theo vùng, miền của từng địa phương;

- Ví dụ có thể lựa chọn một số môn học, mô đun tự chọn theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 26

Gia công bàn trà

100

20

75

5

MĐ 29

Gia công giường đôi kiểu Đức

110

20

85

5

MĐ 32

Gia công tủ áo 2 buồng

200

40

155

5

MĐ 35

Thiết kế dưỡng gá

120

20

95

5

MĐ 36

Photoshop và Corel Draw

120

20

95

5

MĐ 37

Sấy gỗ

200

40

155

5

Tổng cộng

850

160

660

30

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các Cơ sở dạy nghề có sử dụng 5 ngày cho các sinh viên đi tham quan một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến gỗ khác ngoài các địa điểm, cơ sở sinh viên đã thực tập;

- Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Vào ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động tại thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại, vui chơi, giải trí

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần

6

Tự tổ chức các cuộc thi thiết kế về mẫu giường, tủ, giá sách

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Đối với khóa học trong kế hoạch đào tạo không tổ chức đào tạo liên thông thì các môn học chung không tách thành hai phần như trong chương trình khung;

- Khi các Cơ sở dạy nghề lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của Cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

PHỤ LỤC 9

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “HÀN”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 07 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 9A

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Hàn

Mã nghề: 40510203

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các phương pháp chế tạo phôi hàn;

+ Giải thích được các vị trí hàn (1G, 2G, 3G, 4G, 1F, 2F, 3F, 4F, 5G);

+ Đọc được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản;

+ Trình bày được phạm vi ứng dụng của các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG);

+ Hiểu được nguyên lý, cấu tạo và vận hành thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG);

+ Đọc được, hiểu được quy trình hàn áp dụng vào thực tế của sản xuất;

+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo, vận hành được các trang thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW …);

+ Tính toán được chế độ hàn hợp lý;

+ Trình bày được các khuyết tật của mối hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG), nguyên nhân và biện pháp đề phòng;

+ Trình bày được các ký hiệu mối hàn, phương pháp hàn trên bản vẽ kỹ thuật;

+ Trình bày và giải thích được quy trình hàn, chọn được vật liệu hàn, áp dụng vào thực tế của sản xuất;

+ Phân tích được quy trình kiểm tra ngoại dạng mối hàn theo tiêu chuẩn Quốc tế (AWS);

+ Giải thích được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản;

+ Biết các biện pháp an toàn phòng cháy, chống nổ và cấp cứu người khi bị tai nạn xảy ra.

- Kỹ năng:

+ Chế tạo được phôi hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng mỏ cắt khí bằng tay, máy cắt khí con rùa;

+ Gá lắp được các kết hàn theo các vị trí khác nhau theo yêu cầu kỹ thuật;

+ Vận hành, điều chỉnh được chế độ hàn trên máy hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, TIG);

+ Đấu nối thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, TIG) một cách thành thạo;

+ Chọn được chế độ hàn hợp lý cho các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, TIG);

+ Hàn được các mối hàn bằng phương pháp hàn Hồ quang tay (SMAW), có kết cấu đơn giản đến phức tạp, như mối hàn góc (1F - 3F), mối hàn giáp mối từ (1G - 3G), mối hàn ống từ vị trí hàn (1G, 2G, 5G) của thép các bon thường, có chất lượng mối hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ;

+ Hàn được các mối hàn MAG/MIG vị trí hàn 1F - 3F, 1G - 3G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Hàn được các mối hàn TIG cơ bản;

+ Sửa chữa được các mối hàn bị sai hỏng, biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục hay đề phòng;

+ Có khả năng làm việc theo nhóm, độc lập;

+ Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công;

+ Biết bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ của nghề Hàn.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật và Luật Lao động;

+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam;

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp nhằm tạo điều kiện sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có hiểu biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, có thói quen rèn luyện thân thể, đạt tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định nghề đào tạo;

+ Có những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết theo chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

- Sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các công ty, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn có nghề Hàn;

- Học liên thông lên cao đẳng, đại học;

- Công tác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1650 giờ; Thời gian học tự chọn: 690 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 701 giờ; Thời gian học thực hành: 1639 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1650

465

1056

129

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

315

159

111

45

MH 07

Vẽ kỹ thuật cơ khí

90

30

50

10

MH 08

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

24

14

7

MH 09

Vật liệu cơ khí

45

25

13

7

MH 10

Cơ kỹ thuật

60

40

12

8

MH 11

Kỹ thuật điện - Điện tử công nghiệp

45

27

11

7

MH 12

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

13

11

6

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1335

306

945

84

MĐ 13

Chế tạo phôi hàn

150

40

101

9

MĐ 14

Gá lắp kết cấu hàn

60

15

37

8

MĐ 15

Hàn hồ quang tay cơ bản

240

64

162

14

MĐ 16

Hàn hồ quang tay nâng cao

180

8

164

8

MĐ 17

Hàn MIG/MAG cơ bản

90

24

58

8

MĐ 18

Hàn MIG/MAG nâng cao

90

8

76

6

MĐ 19

Hàn TIG cơ bản

90

24

58

8

MH 20

Quy trình hàn

75

30

41

4

MĐ 21

Kiểm tra và đánh giá chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế

90

77

7

6

MĐ 22

Thực tập sản xuất

270

16

241

13

Tổng cộng

1860

571

1143

146

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III. Các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng thời gian thực học tối thiểu đã quy định.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 23

Hàn tiếp xúc (hàn điện trở)

60

10

43

7

MĐ 24

Hàn tự động dưới lớp thuốc

60

22

31

7

MH 25

Anh văn chuyên ngành

90

40

46

4

MĐ 26

Hàn kim loại và hợp kim màu

120

20

94

6

MĐ 27

Hàn khí

240

40

192

8

MĐ 28

Hàn vẩy

120

30

84

6

MĐ 29

Hàn gang

120

30

84

6

MĐ 30

Hàn đắp

60

20

36

4

MH 31

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

20

6

4

MĐ 32

Robot Hàn

120

60

52

8

MĐ 33

Hàn thép hợp kim

120

12

100

8

MĐ 34

Nâng cao hiệu quả công việc

120

80

36

4

MĐ 35

Hàn hồ quang dây lõi thuốc (FCAW) cơ bản

90

24

58

8

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Các môn học mô đun, môn học đào tạo nghề tự chọn có thể chọn tại tiểu đề mục 1.1 thuộc mục V hoặc tự Cơ sở nghề xây dựng nhưng theo nguyên tắc sau:

- Nội dung được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo hoặc yêu cầu đặc thù của ngành nghề và vùng, miền;

- Tổng thời gian các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn không dưới 505 giờ như đã xác định trong chương trình khung;

- Bảng ví dụ lựa chọn các môn học, mô đun đào tạo nghề như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 23

Hàn tiếp xúc (hàn điện trở)

60

10

43

7

MĐ 24

Hàn tự động dưới lớp thuốc

60

22

31

7

MĐ 25

Anh văn chuyên ngành

90

40

46

4

MĐ 27

Hàn khí

240

40

192

8

MĐ 31

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

20

6

4

MĐ 34

Nâng cao hiệu quả công việc

120

80

36

4

MĐ 38

Hàn hồ quang dây lõi thuốc (FCAW) cơ bản

90

24

58

8

Tổng cộng

690

236

412

42

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết và thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các Cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh có gia công kim loại bằng phương pháp Hàn;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào một thời điểm thích hợp:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại:

Tham quan phòng thí nghiệm cơ khí, Hàn

Tham quan một số doanh nghiệp sản xuất có liên quan đến Hàn

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Cơ sở đào tạo nghề lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn phải sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của mình để dễ thuận tiện cho việc liên thông.

Phụ lục 9B

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Hàn

Mã nghề: 50510203

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 43

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Chế tạo được phôi hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng mỏ cắt khí bằng tay, máy cắt khí con rùa;

+ Giải thích được các vị trí hàn (1G, 2G, 3G, 4G, 1F, 2F, 3F, 4F, 5G, 6G, 6GR);

+ Hiểu được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản;

+ Trình bày được phạm vi ứng dụng của các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG);

+ Hiểu được nguyên lý, cấu tạo và vận hành thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG);

+ Hiểu được quy trình hàn áp dụng vào thực tế của sản xuất;

+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo, vận hành được các trang thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW...);

+ Cài đặt được chế độ hàn TIG trên máy hàn;

+ Tính toán được chế độ hàn hợp lý;

+ Trình bày được các khuyết tật của mối hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG) nguyên nhân và biện pháp đề phòng;

+ Trình bày được các ký hiệu mối hàn, phương pháp hàn trên bản vẽ kỹ thuật;

+ Trình bày và giải thích được quy trình hàn, chọn được vật liệu hàn, áp dụng vào thực tế của sản xuất;

+ Phân tích được quy trình kiểm tra ngoại dạng mối hàn theo tiêu chuẩn Quốc tế (AWS);

+ Giải thích được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản;

+ Biết các biện pháp an toàn phòng cháy, chống nổ và cấp cứu người khi bị tai nạn xảy ra.

+ Trình bày và giải thích được quy trình hàn, chọn được vật liệu hàn, áp dụng vào thực tế của sản xuất;

+ Giải thích được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản;

+ Tính toán được chế độ hàn thích hợp khi thực hiện các nhiệm vụ, công việc hàn cụ thể;

+ Hiểu được nội dung thiết lập một quy trình hàn;

+ Hiểu được các ký hiệu mối hàn, phương pháp hàn trên bản vẽ tiêu chuẩn kỹ thuật với trình độ Anh văn chuyên ngành;

+ Trình bày được nguyên lý, vận hành máy xử lý nhiệt của mối hàn;

+ Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá tiến độ thi công, ứng xử, giao tiếp;

+ Giải thích được ký hiệu mối hàn, phương pháp hàn từ Anh ngữ.

- Kỹ năng:

+ Chế tạo được phôi hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng mỏ cắt khí bằng tay, máy cắt khí con rùa;

+ Gá lắp được các kết hàn theo các vị trí khác nhau theo yêu cầu kỹ thuật;

+ Vận hành, điều chỉnh được chế độ hàn trên máy hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG);

+ Đấu nối được thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, TIG) một cách thành thạo;

+ Chọn được chế độ hàn hợp lý cho các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG);

+ Hàn được các mối hàn bằng phương pháp hàn Hồ quang tay (SMAW), có kết cấu đơn giản đến phức tạp, như mối hàn góc (1F - 4F), mối hàn giáp mối từ (1G - 4G), mối hàn ống từ vị trí hàn (1G, 2G, 5G, 6G) của thép các bon thường, có chất lượng mối hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ;

+ Hàn được các mối hàn MAG/MIG vị trí hàn 1F - 3F, 1G - 4G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Hàn được các mối hàn TIG căn bản, nâng cao;

+ Hàn được các mối hàn SAW vị trí 1F, 2F, 1G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Hàn được thép hợp kim bằng phương pháp xử lý nhiệt theo yêu cầu;

+ Sửa chữa được các mối hàn bị sai hỏng, biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục hay đề phòng;

+ Có khả năng làm việc theo nhóm, độc lập;

+ Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công;

+ Bảo dưỡng được thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ của nghề Hàn.

+ Quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm lao động;

+ Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật và Luật Lao động;

+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và của người thợ hàn nói riêng;

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp nhằm tạo điều kiện sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, có thói quen rèn luyện thân thể, đạt tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định nghề đào tạo;

+ Có những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết theo chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

- Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các công ty, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn có nghề Hàn;

- Làm tổ trưởng, trưởng nhóm;

- Học liên thông lên đại học;

- Công tác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2400 giờ; Thời gian học tự chọn: 900 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 969 giờ; Thời gian học thực hành: 2331 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2400

685

1533

182

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

315

159

111

45

MH 07

Vẽ kỹ thuật cơ khí

90

30

50

10

MH 08

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

24

14

7

MH 09

Vật liệu cơ khí

45

25

13

7

MH 10

Cơ kỹ thuật

60

40

12

8

MH 11

Kỹ thuật điện - Điện tử công nghiệp

45

27

11

7

MH 12

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

13

11

6

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2085

526

1422

137

MĐ 13

Chế tạo phôi hàn

150

40

101

9

MĐ 14

Gá lắp kết cấu hàn

60

15

37

8

MĐ 15

Hàn hồ quang tay cơ bản

240

64

162

14

MĐ 16

Hàn hồ quang tay nâng cao

180

8

164

8

MĐ 17

Hàn MIG/MAG cơ bản

90

24

58

8

MĐ 18

Hàn MIG/MAG nâng cao

90

8

76

6

MĐ 19

Hàn TIG cơ bản

90

24

58

8

MH 20

Quy trình hàn

75

30

41

4

MĐ 21

Kiểm tra và đánh giá chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế

90

77

7

6

MĐ 22

Thực tập sản xuất

270

16

241

13

MĐ 23

Hàn TIG nâng cao

90

4

78

8

MĐ 24

Hàn ống công nghệ cao

165

3

155

7

MĐ 25

Hàn tiếp xúc (hàn điện trở)

60

10

43

7

MĐ 26

Hàn tự động dưới lớp thuốc

60

22

31

7

MĐ 27

Tổ chức quản lý sản xuất

45

20

22

3

MĐ 28

Tính toán kết cấu hàn

60

48

4

8

MH 29

Anh văn chuyên ngành

90

40

46

4

MĐ 30

Thực tập tốt nghiệp

180

73

98

9

Tổng cộng

2850

905

1733

212

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III. Các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 31

Hàn kim loại và hợp kim màu

120

20

94

6

MĐ 32

Hàn khí

240

40

192

8

MĐ 33

Hàn vẩy

120

30

84

6

MĐ 34

Hàn gang

120

30

84

6

MĐ 35

Hàn đắp

60

20

36

4

MH 36

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

20

6

4

MĐ 37

Robot hàn

120

60

52

8

MĐ 38

Hàn hồ quang tay - thép ống hợp kim. (Xử lý nhiệt trước, trong và sau khi hàn)

180

40

128

12

MĐ 39

Nâng cao hiệu quả công việc

120

80

36

4

MĐ 40

Hàn hồ quang dây lõi thuốc (FCAW) cơ bản

90

24

58

8

MĐ 41

Hàn hồ quang dây lõi thuốc (FCAW) nâng cao

180

8

164

8

MĐ 42

Hàn thép hợp kim

120

12

100

8

MĐ 43

Các phương pháp hàn khác (Hàn điện tử, siêu âm, lazer, ma sát, nổ)

240

60

172

8

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Các môn học mô đun, môn học đào tạo nghề tự chọn có thể chọn tại tiểu đề mục 1.1 thuộc mục V hoặc tự cơ sở dạy nghề xây dựng nhưng theo nguyên tắc sau:

- Nội dung được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo hoặc yêu cầu đặc thù của ngành nghề và vùng, miền;

- Tổng thời gian các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn không dưới 900 giờ như đã xác định trong chương trình khung;

- Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ chương trình khung và điều kiện thực tế để quyết định môn học, mô đun tự chọn và chương trình dạy nghề của Trường mình;

- Bảng ví dụ lựa chọn các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 31

Hàn kim loại và hợp kim màu

120

20

94

6

MĐ 32

Hàn khí

240

40

192

8

MĐ 36

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

20

6

4

MĐ 37

Robot Hàn

120

60

52

8

MĐ 38

Hàn hồ quang tay - thép ống hợp kim. (Xử lý nhiệt trước, trong và sau khi hàn)

180

40

128

12

MH 39

Nâng cao hiệu quả công việc

120

80

36

4

MĐ 40

Hàn hồ quang dây lõi thuốc (FCAW) cơ bản

90

24

58

8

Tổng cộng

900

284

566

50

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị, trả lời 20 phút/sinh viên)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết và thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh có gia công kim loại bằng phương pháp hàn;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian tham quan được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế:

- Tham quan phòng thí nghiệm cơ khí, hàn

- Tham gia các hoạt động thể dục thể thao tại địa phương

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác:

Khi các Cơ sở đào tạo nghề lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn phải sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của mình để dễ thuận tiện cho việc liên thông.

PHỤ LỤC 10

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 07 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 10A

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Kế toán doanh nghiệp

Mã nghề: 40340310

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học đào tạo: 33

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về pháp luật, kinh tế - xã hội, tài chính - tiền tệ, kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao;

+ Biết được những kiến thức tin học phổ thông trong công tác kế toán;

+ Hiểu được hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán;

+ Biết được cách cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;

+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;

+ Tổ chức được công tác kế toán phù hợp với doanh nghiệp;

+ Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp;

+ Phân tích được tình hình tài chính doanh nghiệp;

+ Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp;

+ Báo cáo được một số thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;

+ Lập được kế hoạch tài chính doanh nghiệp;

+ Sử dụng thành thạo 2 đến 3 phần mềm kế toán doanh nghiệp thông dụng.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, điền kinh, bóng chuyền;

+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi học xong nghề Kế toán doanh nghiệp, học sinh có cơ hội làm kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ.

Có khả năng tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 280 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1830 giờ; Thời gian học tự chọn: 510 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 698 giờ; Thời gian học thực hành: 1642 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1830

498

1263

69

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

360

238

100

22

MH 07

Kinh tế chính trị

60

40

16

4

MH 08

Luật kinh tế

30

20

8

2

MH 09

Soạn thảo văn bản

45

27

15

3

MH 10

Kinh tế vi mô

60

40

17

3

MH 11

Lý thuyết thống kê

45

30

13

2

MH 12

Lý thuyết tài chính tiền tệ

45

31

11

3

MH 13

Lý thuyết kế toán

75

50

20

5

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1470

260

1163

47

MH 14

Thống kê doanh nghiệp

60

30

26

4

MH 15

Thuế

60

30

26

4

MH 16

Tài chính doanh nghiệp

75

40

30

5

MĐ 17

Kế toán doanh nghiệp 1

120

50

62

8

MĐ 18

Kế toán doanh nghiệp 2

120

50

62

8

MĐ 19

Thực hành kế toán trong doanh nghiệp sản xuất

150

0

140

10

MH 20

Phân tích hoạt động kinh doanh

60

30

26

4

MH 21

Kiểm toán

30

15

13

2

MĐ 22

Tin học kế toán

60

15

43

2

MĐ 23

Thực tập nghề nghiệp

165

0

165

0

MĐ 24

Thực tập tốt nghiệp

570

0

570

0

Tổng cộng

2040

604

1350

86

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

­- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của từng địa phương;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Cơ sở của mình;

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30% tổng thời gian học tập các môn học đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm tỷ lệ từ 70% đến 85% và lý thuyết chiếm tỷ lệ từ 15% đến 30%;

- Ban chủ nhiệm chỉnh sửa chương trình gợi ý các môn học, mô đun tự chọn để các Cơ sở dạy nghề tham khảo là 14 môn học, mô đun, chi tiết cụ thể theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 25

Quản trị học

45

25

17

3

MH 26

Marketing

45

25

17

3

MH 27

Kinh tế phát triển

45

25

17

3

MH 28

Tâm lý học quản trị kinh doanh

45

30

12

3

MH 29

Kinh tế quốc tế

45

25

17

3

MH 30

Quản trị văn phòng

45

25

17

3

MH 31

Thị trường chứng khoán

60

25

31

4

MH 32

Quản trị doanh nghiệp

45

30

12

3

MH 33

Kế toán ngân sách xã, phường

60

20

36

4

MH 34

Kế toán hợp tác xã

60

25

31

4

MH 35

Kế toán thương mại dịch vụ

60

25

31

4

MH 36

Kế toán thuế

60

25

31

4

MH 37

Kế toán hành chính sự nghiệp

60

25

31

4

MĐ 38

Thực hành kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp

90

0

84

6

MH 39

Dự toán ngân sách doanh nghiệp

45

20

22

3

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng, miền;

- Nếu Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương trình cụ thể theo mẫu ở mục III, sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học đào tạo nghề tự chọn cho Cơ sở của mình;

- Ban chủ nhiệm chỉnh sửa chương trình gợi ý các Cơ sở dạy nghề có thể tham khảo 9 môn học, mô đun tự chọn ở bảng sau để đảm bảo số giờ quy định theo Quyết định số 58/QĐ-BLĐTBXH: Tổng số giờ là 510 giờ chiếm 21,8% trong tổng thời gian đào tạo nghề, trong đó 200 giờ lý thuyết; 310 giờ thực hành.

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 25

Quản trị học

45

25

17

3

MH 26

Marketing

45

25

17

3

MH 27

Kinh tế phát triển

45

25

17

3

MH 32

Quản trị doanh nghiệp

45

30

12

3

MH 33

Kế toán ngân sách xã, phường

60

20

36

4

MH 34

Kế toán hợp tác xã

60

25

31

4

MH 35

Kế toán thương mại dịch vụ

60

25

31

4

MH 37

Kế toán hành chính sự nghiệp

60

25

31

4

MĐ 38

Thực hành kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp

90

0

84

6

Tổng cộng

510

200

276

34

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

- Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun đào tạo trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Trung cấp nghề;

- Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: theo quy định hiện hành;

+ Lý thuyết nghề: các kiến thức trọng tâm về: kế toán, tài chính, thuế doanh nghiệp;

+ Thực hành nghề: các kỹ năng về lập chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán; sử dụng chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết; lập báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp (nâng cao).

- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 4 giờ

Không quá 8 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập, tham gia sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng, dây chuyền sản xuất, kho cấp phát nguyên liệu của các công ty, nhà máy;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác:

Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung thực hành nghề tại cơ sở:

- Thực hành nghề được đào tạo ngay tại Trường, trong quá trình đào tạo có thể sử dụng mô hình kế toán ảo để đào tạo nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh;

- Nội dung thực hành nghề đã được cụ thể theo đề cương đào tạo của mô đun thực hành nghề. Sau khi hướng dẫn chung có thể phân nhóm thực hành trên các bộ chứng từ của từng loại hình doanh nghiệp;

- Thực tập tốt nghiệp:

+ Thời gian và nội dung theo chương trình khung;

+ Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình, xây dựng đề cương báo cáo thực tập.

Phụ lục 10B

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Kế toán doanh nghiệp

Mã nghề: 50340310

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học đào tạo: 44

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng:

- Kiến thức:

+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính trong việc thực hiện nghề kế toán;

+ Trình bày được các quy định về kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ của nghề;

+ Hiểu được những kiến thức cơ bản, cần thiết về tin học, ngoại ngữ liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ kế toán;

+ Phân tích được hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán;

+ Biết cách xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Biết được cách cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;

+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;

+ Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Thiết lập được mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;

+ Sử dụng được phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp và kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Báo cáo được các thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;

+ Có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả;

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp; Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ứng dụng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, điền kinh, bóng chuyền;

+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi học xong nghề Kế toán doanh nghiệp, sinh viên có cơ hội:

- Làm kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu;

- Làm kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;

- Có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2420 giờ; Thời gian học tự chọn: 880 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1090 giờ; Thời gian học thực hành: 2210 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2420

715

1606

99

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

435

287

121

27

MH 07

Kinh tế chính trị

60

40

16

4

MH 08

Luật kinh tế

30

20

8

2

MH 09

Soạn thảo văn bản

45

27

15

3

MH 10

Anh văn chuyên ngành

60

40

16

4

MH 11

Kinh tế vi mô

60

40

17

3

MH 12

Nguyên lý thống kê

45

30

13

2

MH 13

Lý thuyết tài chính tiền tệ

60

40

16

4

MH 14

Lý thuyết kế toán

75

50

20

5

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1985

428

1485

72

MH 15

Quản trị doanh nghiệp

60

40

17

3

MH 16

Thống kê doanh nghiệp

60

30

26

4

MH 17

Thuế

60

30

26

4

MH 18

Tài chính doanh nghiệp

120

70

42

8

MĐ 19

Kế toán doanh nghiệp 1

120

55

57

8

MĐ 20

Kế toán doanh nghiệp 2

150

70

72

8

MĐ 21

Thực hành kế toán trong doanh nghiệp thương mại

110

0

102

8

MĐ 22

Thực hành kế toán trong doanh nghiệp sản xuất

150

0

140

10

MH 23

Phân tích hoạt động kinh doanh

60

30

26

4

MH 24

Kế toán quản trị

60

30

26

4

MH 25

Kế toán hành chính sự nghiệp

75

30

40

5

MH 26

Kiểm toán

60

30

26

4

MĐ 27

Tin học kế toán

60

13

45

2

MĐ 28

Thực tập nghề nghiệp

200

0

200

0

MĐ 29

Thực tập tốt nghiệp

640

0

640

0

Tổng cộng

2870

935

1806

129

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

­- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của từng địa phương;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Cơ sở của mình;

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm tỷ lệ từ 65% đến 85% và lý thuyết chiếm từ 15% đến 35%;

- Ban chủ nhiệm chỉnh sửa chương trình gợi ý các môn học, mô đun tự chọn để các Cơ sở dạy nghề tham khảo là 20 môn học, mô đun chi tiết cụ thể theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 30

Quản trị học

45

25

17

3

MH 31

Toán kinh tế

75

49

22

4

MH 32

Marketing

60

35

21

4

MH 33

Kinh tế vĩ mô

45

30

12

3

MH 34

Kinh tế phát triển

45

25

17

3

MH 35

Tâm lý học quản trị kinh doanh

45

30

12

3

MH 36

Kinh tế quốc tế

45

25

17

3

MH 37

Thanh toán tín dụng quốc tế

45

30

12

3

MH 38

Quản trị văn phòng

45

25

17

3

MH 39

Thị trường chứng khoán

60

25

31

4

MH 40

Lập và phân tích dự án đầu tư

60

30

26

4

MH 41

Kế toán ngân sách xã, phường

75

30

40

5

MH 42

Quản lý ngân sách

45

25

17

3

MH 43

Kế toán hợp tác xã

60

30

26

4

MH 44

Kế toán thương mại dịch vụ

60

26

30

4

MH 45

Kế toán ngân hàng

60

30

26

4

MH 46

Kế toán thuế

60

30

26

4

MĐ 47

Thực hành kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

70

0

65

5

MĐ 48

Thực hành kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp

90

0

84

6

MH 49

Dự toán ngân sách doanh nghiệp

45

20

22

3

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng, miền;

- Nếu Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể theo mẫu ở mục III, sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học đào tạo nghề tự chọn cho Cơ sở của mình;

- Ban chủ nhiệm chỉnh sửa chương trình gợi ý các Cơ sở dạy nghề có thể tham khảo 15 môn học, mô đun tự chọn ở bảng sau để đảm bảo số giờ quy định theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH: tổng số giờ là 880 giờ chiếm 26,7% trong tổng thời gian đào tạo nghề, trong đó 375 giờ lý thuyết, 505 giờ thực hành.

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 30

Quản trị học

45

25

17

3

MH 31

Toán kinh tế

75

49

22

4

MH 32

Marketing

60

35

21

4

MH 33

Kinh tế vĩ mô

45

30

12

3

MH 34

Kinh tế phát triển

45

25

17

3

MH 36

Kinh tế quốc tế

45

25

17

3

MH 39

Thị trường chứng khoán

60

25

31

4

MH 40

Lập và phân tích dự án đầu tư

60

30

26

4

MH 41

Kế toán ngân sách xã, phường

75

30

40

5

MH 42

Quản lý ngân sách

45

25

17

3

MH 44

Kế toán thương mại dịch vụ

60

26

30

4

MH 46

Kế toán thuế

60

30

26

4

MĐ 47

Thực hành kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

70

0

65

5

MĐ 48

Thực hành kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp

90

0

84

6

MH 49

Dự toán ngân sách doanh nghiệp

45

20

22

3

Tổng cộng

880

375

447

58

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

- Sinh viên phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun đào tạo trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Cao đẳng nghề;

- Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: theo quy định hiện hành;

+ Lý thuyết nghề: các kiến thức trọng tâm về: kế toán, tài chính, thuế doanh nghiệp;

+ Thực hành nghề: các kỹ năng về lập chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán; sử dụng chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết; lập báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp (nâng cao).

- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 4 giờ

Không quá 8 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập, tham gia sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng, dây chuyền sản xuất, kho cấp phát nguyên liệu của các công ty, nhà máy;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học

4. Các chú ý khác:

Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung thực hành nghề tại cơ sở:

- Thực hành nghề được đào tạo ngay tại Trường, trong quá trình đào tạo có thể sử dụng mô hình kế toán ảo để đào tạo nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên;

- Nội dung thực hành nghề đã được cụ thể theo đề cương đào tạo của mô đun thực hành nghề. Sau khi hướng dẫn chung có thể phân nhóm thực hành trên các bộ chứng từ của từng loại hình doanh nghiệp;

- Thực tập tốt nghiệp:

+ Thời gian và nội dung theo chương trình khung;

+ Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình, xây dựng đề cương báo cáo thực tập./.