BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2015/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2015 |
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt.
Thông tư này quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt quốc gia; đối với đường sắt chuyên dùng và đường sắt đô thị tùy thuộc vào thực tế sản xuất, kinh doanh để áp dụng các quy định của Thông tư này cho phù hợp.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt.
1. Chế độ làm việc theo ban là chế độ người lao động luân phiên thay nhau làm việc liên tục cả ban ngày và ban đêm (24 giờ liên tục) của tất cả các ngày trong năm để thực hiện các công việc theo yêu cầu của vận tải đường sắt và bảo đảm cho người lao động có đủ thời giờ để nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật lao động.
2. Thời gian lên ban là độ dài thời gian quy định người lao động có mặt tại nơi làm việc trong một ngày (24 giờ) để thực hiện công việc được giao, bao gồm thời gian chuẩn bị, thời gian tác nghiệp, thời gian thường trực nghỉ tại chỗ và thời gian kết thúc công việc theo quy định của công nghệ vận tải đường sắt.
3. Thời gian xuống ban là độ dài thời gian quy định nghỉ sau khi hết ban để chuyển sang ban sau.
4. Chế độ làm việc trên đoàn tàu là chế độ người lao động luân phiên thay nhau làm việc liên tục trên đoàn tàu để đảm bảo hành trình chạy tàu và có đủ thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
5. Hành trình chạy tàu là thời gian đoàn tàu chạy từ ga xuất phát đến ga quay đầu theo biểu đồ chạy tàu và bao gồm cả thời gian tác nghiệp cần thiết tại ga xuất phát, ga quay đầu theo quy định của công nghệ vận tải đường sắt.
6. Thời giờ thực hiện công việc cần thiết trong ngày (24 giờ liên tục) là thời giờ được xác định căn cứ vào nhiệm vụ khối lượng công việc, định mức lao động, kể cả thời giờ chuẩn bị và kết thúc công việc, không bao gồm thời giờ thường trực nghỉ tại chỗ trong quá trình lên ban của người lao động.
QUY ĐỊNH THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Điều 4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc theo ban
1. Các chức danh nhân viên đường sắt làm việc theo ban
a) Nhân viên điều độ chạy tàu thuộc Trung tâm Điều hành Giao thông vận tải đường sắt tại các khu vực;
b) Nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên phục vụ, nhân viên làm việc tại các điểm lên xuống ban, điểm giao nhận hoặc tác nghiệp đầu máy, toa xe;
c) Nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên phục vụ, nhân viên làm việc tại các ga, trạm phục vụ cho công tác chạy tàu và vận chuyển hành khách hoặc vận chuyển hàng hóa;
d) Nhân viên tuần, gác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt (đường, cầu, hầm, đường ngang, cầu chung, nhà ga);
đ) Nhân viên thông tin, tín hiệu, điện thường trực tại các ga, trạm, đường ngang và các cung nguồn, tổng đài.
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
a) Các chức danh làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, liên tục ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ: Thời gian lên ban không quá 06 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong 1 tháng là 13 ban;
b) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, bận rộn liên tục ngày đêm có thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ (không tính thời gian giao nhận ban): Thời gian lên ban không quá 08 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 16 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 22,5 ban; hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 15 ban;
c) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, liên tục ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ: Thời gian lên ban không quá 8 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 16 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban; hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 17 ban;
d) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc tương đối nhiều, nhưng không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết trong ngày không quá 16 giờ: Thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 21 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 2 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá 24 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 10,5 ban);
đ) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc không nhiều, không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày không quá 12 giờ: Thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong tháng là 26 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 2 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá 24 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 13 ban);
e) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc ít, không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày không quá 08 giờ: Thời gian lên ban không quá 16 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 08 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 03 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá 48 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 08 ban - Trường hợp này phải được sự đồng ý của người lao động).
Điều 5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu
1. Các chức danh nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu
a) Lái tàu, phụ lái tàu;
b) Trưởng tàu;
c) Nhân viên, công nhân đường sắt làm việc trực tiếp trên các đoàn tàu khách hoặc đoàn tàu hàng.
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
a) Các chức danh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Thời giờ làm việc không quá 09 giờ trong một ngày và không quá 156 giờ trong một tháng. Thời giờ làm việc tính từ khi lên ban đến khi xuống ban. Nếu làm công việc chuyên dồn hoặc chuyên đẩy cố định ở một ga thì áp dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định tại
b) Các chức danh quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này: Thời giờ làm việc không quá 12 giờ trong một ngày và không quá 208 giờ trong một tháng. Trường hợp hành trình chạy tàu dài hơn 12 giờ thì áp dụng theo chế độ làm việc theo ban như sau: thời gian lên ban 8 giờ, thời gian nghỉ tại chỗ 8 giờ. Tại các ga đông khách theo quy định thì nhân viên đang nghỉ tại chỗ có trách nhiệm tăng cường công tác đón tiễn khách với nhân viên đang lên ban.
3. Nguyên tắc tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc ở trên các đoàn tàu
a) Thời giờ nghỉ ngơi sau một hành trình chạy tàu để chuyển sang hành trình chạy tàu tiếp theo ít nhất là 12 giờ. Trường hợp do yêu cầu của biểu đồ chạy tàu, thời giờ nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu có thể ngắn hơn nhưng tối thiểu cũng phải bằng thời giờ làm việc của ban trước liền kề;
b) Thời giờ nghỉ ngơi giữa hai hành trình chạy tàu nếu phải thực hiện ở trên tàu hoặc khi nhận việc phải chờ đợi, phải di chuyển đến địa điểm khác, những thời giờ đó không coi là thời giờ làm việc;
c) Ở những khu đoạn ngắn (hành trình chạy tàu từ 8 giờ trở xuống) và những đoàn tàu thực hiện thay phiên (nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu) ở trên tàu thì người sử dụng lao động có thể áp dụng chế độ làm việc theo ban như quy định tại
d) Trong mọi trường hợp tàu bị trở ngại, sự cố thì các chức danh làm việc trên đoàn tàu phải có trách nhiệm đưa đoàn tàu về nơi quy định và chỉ khi bàn giao xong đoàn tàu mới thực hiện xuống ban nghỉ ngơi. Số giờ làm thêm trong trường hợp này không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải được trả lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Quy định về nghỉ hàng tuần, hàng năm, nghỉ lễ tết và nghỉ khác
Các chức danh làm việc theo ban và làm việc trên đoàn tàu quy định tại
1. Đối với một số công việc không thể rời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động ăn, nghỉ tại chỗ để đảm bảo công việc.
2. Người sử dụng lao động phải bố trí để bảo đảm nơi ăn, nghỉ đối với các chức danh mà khi thường trực, khi xuống ban, ăn, nghỉ phải thực hiện tại nơi làm việc hoặc trên tàu.
3. Trong những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, sự cố giao thông, người sử dụng lao động được quyền huy động người lao động để khắc phục hậu quả, mau chóng khôi phục giao thông.
4. Nếu do yêu cầu của vận tải đường sắt mà không bố trí được cho người lao động nghỉ lễ tết theo đúng ngày quy định thì người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù số thời gian chưa được nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ luật Lao động.
5. Việc làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ vào ban đêm được thực hiện theo quy định chung của pháp luật lao động. Riêng các chức danh làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời giờ làm thêm không quá 22,5 giờ trong một tháng và tổng số không quá 150 giờ trong một năm.
1. Căn cứ vào tính chất liên tục hoặc không liên tục và khối lượng nhiều hoặc ít của công việc, người sử dụng lao động xác định thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày để bố trí thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cụ thể phù hợp cho từng chức danh làm các công việc có tính chất đặc biệt theo chế độ ban, chế độ làm việc trên đoàn tàu quy định tại Thông tư này và phải có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn trước khi thực hiện.
2. Thông báo trực tiếp cho người lao động, ghi vào hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định biểu giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Nội quy lao động của doanh nghiệp về chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 23/1998/TT-BGTVT ngày 07 tháng 02 năm 1998 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt.
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan báo cáo về Bộ Giao thông vận tải để giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Thông tư 23/1998/TT-BGTVT quy định thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm việc có tính chất độc hại đặc biệt trong vận tải đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Thông tư 23/1998/TT-BGTVT quy định thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm việc có tính chất độc hại đặc biệt trong vận tải đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1 Thông tư 31/2017/TT-BNNPTNT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 1385/QĐ-BGTVT năm 2017 phê duyệt Đề án Nâng cao khả năng khai thác vận tải đường sắt tuyến Hà Nội - Vinh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 5 Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 6 Bộ Luật lao động 2012
- 7 Thông tư 42/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8 Thông tư 31/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9 Thông tư 16/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 1 Thông tư 23/1998/TT-BGTVT quy định thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm việc có tính chất độc hại đặc biệt trong vận tải đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Thông tư 16/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư 31/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4 Thông tư 42/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 6 Quyết định 1385/QĐ-BGTVT năm 2017 phê duyệt Đề án Nâng cao khả năng khai thác vận tải đường sắt tuyến Hà Nội - Vinh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7 Thông tư 31/2017/TT-BNNPTNT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành