Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
VÀ MÔI TRƯỜNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2150/1999/TT-BKHCNMT

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1999 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 11/1999/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 3 NĂM 1999 CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI VIỆC KINH DOANH HÀNG HÓA LÀ HÓA CHẤT ĐỘC HẠI VÀ SẢN PHẨM CÓ HÓA CHẤT ĐỘC HẠI

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện:
Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Công nghiệp
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện viêc kinh doanh hàng hóa là hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này áp dụng đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa là hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại.

2. Thương nhân, kể cả thương nhân nước ngoài có hoạt động thương mại hợp pháp tại Việt Nam, chỉ được hoạt động kinh doanh hàng hóa là hóa chất độc hại, sản phẩm có hóa chất độc hại khi đã đăng ký kinh doanh và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Thông tư này cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Danh mục hàng hóa kinh doanh là hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại do Thủ tướng Chính phủ quy định. Trong trường hợp cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất với Bộ Công nghiệp để Bộ Thương mại tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HÀNG HÓA LÀ HÓA CHẤT ĐỘC HẠI VÀ SẢN PHẨM CÓ HÓA CHẤT ĐỘC HẠI

1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh

Là thương nhân đã đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh mặt hàng lá hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị.

2.1 Cửa hàng kinh doanh hàng hóa là hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại phải có quy chế hoạt động phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước về Tiêu chuẩn Việt Nam. TCVN 5507-1991- Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

2.2 Cửa hàng kinh doanh phải có đầy đủ trang thiết bị bảo quản hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất phù hợp với các quy định hiện hành về an toàn, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất.

2.3 Phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với hóa chất độc hại phải được trang bị đầy đủ (găng tay, mặt nạ phòng độc ....) và được kê khai trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

3. Điều kiện về trình độ chuyên môn

Cán bộ kỹ thuật, nhân viên làm việc tại cửa hàng kinh doanh hàng hóa là hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại đã qua trường, lớp huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về hóa chất, có văn bằng, chứng chỉ hoặc xác nhận phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý chuyên ngành nắm vững các quy định kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại.

4. Điều kiện về sức khỏe.

Cán bộ, nhân viên làm việc tại cửa hàng kinh doanh hàng hóa là hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ sức khỏe và lao động.

5. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ

Cửa hàng kinh doanh hàng hóa là hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại phải bảo đảm vệ sinh môi trường theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Cán bộ, nhân viên làm việc tại các cửa hàng kinh doanh hàng hóa là hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại phải được huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy. Cửa hàng kinh doanh hàng hóa là hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại phải có các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và được cơ quan công an phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền kiểm tra, cấp, giấy xác nhận đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

III. THỦ TỤC, TRÌNH TỰ, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ KIỆN KINH DOANH

1. Thương nhân có nhu cầu kinh doanh hàng hóa quy định tại Thông tư này phải lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ kiện kinh doanh nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ gồm có:

1.1 Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (theo mẫu kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3 tháng 3 nănm 1999 của Chính phủ).

1.2 Bản sao hợp lệ Quyết định hoặc Giấy phép thành lập doanh nghiệp do Cơ quan có thẩm quyền cấp.

1.3 Bản kê khai về thiết bị kỹ thuật và trang bị phòng hộ lao động và an toàn (phụ lục 2), nhân viên kinh doanh (phụ lục 3). Văn bằng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ kỹ thuật, nhân viên làm việc tại cửa hàng kinh doanh (tương ứng với bản kê khai theo Khoản 3 mục II của Thông tư này)

2. Đối với thương nhân đã có đăng ký kinh doanh trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề nếu có nhu cầu tiếp tục kinh doanh thì phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hồ sơ như quy định tại Khoản 1 Mục này.

3. Trường hợp Thương nhân có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hàng hóa thì mỗi điểm kinh doanh phải lập đủ hồ sơ như trên cho từng điểm kinh doanh.

4. Đối với Thương nhân đã có đăng ký kinh doanh, đã được cấp chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nếu hoàn toàn phù hợp với các điều kiện quy định tại Thông tư này và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì không phải làm lại thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Nếu chưa đảm bảo các điều kiện được quy định tại Mục II của Thông tư này thì thương nhân phải bổ sung đầy đủ và làm thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh để đổi chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đã được cấp trước đây lấy Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mới.

Hồ sơ đề nghị đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gồm:

+ Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo mẫu phụ lục 1a/1b.

+ Bản sao hợp lệ Quyết định hoặc Giấy phép thành lập doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề đã cấp trước đây.

5. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh:

5.1 Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận (gọi tắt là Cơ quan chứng nhận) đủ điều kiện kinh doanh là Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5.2 Cơ quan chứng nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của Thương nhân, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày, Cơ quan chứng nhận gửi trả hồ sơ cho thương nhân để chuẩn bị lại hoặc bổ sung với những chỉ dẫn cần thiết.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Cơ quan chứng nhận phải vào sổ theo dõi, có phiếu nhận, hẹn thời hạn giải quyết.

5.3 Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chứng nhận tổ chức và hoàn thành việc thẩm tra thực tế tính phù hợp với các điều kiện quy định tại Thông tư này để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hóa tương ứng cho thương nhân theo mẫu kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ.

5.4 Trường hợp thương nhân có nhiều điểm kinh doanh hàng hóa, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được ghi rõ từng điểm kinh doanh đã được xác định đủ điều kiện kinh doanh.

5.5 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hóa là hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại có thời hạn hiệu lực phù hợp với thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân.

6. Giải quyết khiếu nại về việc không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh:

Thương nhân có quyền khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo ngày 2 tháng 12 năm 1998 đối với các hành vi vi phạm các quy định của Thông tư này của cán bộ, công chức, cơ quan trong qúa trình thực hiện việc thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA THƯƠNG NHÂN

1. Thương nhân nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để Cơ quan chứng nhận thẩm tra các điều kiện kinh doanh của mình.

2. Thương nhân có trách nhiệm đảm bảo duy trì đúng các điều kiện kinh doanh như đã được chứng nhận trong qúa trình kinh doanh hàng hóa tương ứng. Trong trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh, thương nhân phải thông báo bằng văn bản bổ sung tới Cơ quan chứng nhận để được xác nhận lại điều kiện kinh doanh.

3. Thương nhân phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điểmn 5.1 Khoản 5 Mục III của Thông tư này.

V. KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây về kinh doanh hàng hóa là hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Các ông Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:

- Phổ biến, hướng dẫn các ngành, địa phương, thương nhân thực hiện Thông tư này.

- Tổ chức việc thanh tra, giám sát kiện kinh doanh của thương nhân kinh doanh hàng hóa thuộc phạm vi quản lý trong Thông tư này.

3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, thương nhân đã được cấp đăng ký kinh doanh hàng hóa trước ngày Thông tư này có hiệu lực đều phải bổ sung các điều kiện kinh doanh phải hoàn thành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Thông tư này.

Hết thời hạn này thương nhân nào không có hoặc không đủ điều kiện để xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sẽ phải ngừng hoạt động kinh doanh loại hàng hóa tương ứng cho đến khi thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư này.

4. Thương nhân trong qúa trình kinh doanh hàng hóa tương ứng, không đảm bảo các điều kiện quy định tại Thông tư này đều bị coi là hành vi kinh doanh trái phép và bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành. Trong mọi trường hợp vi phạm điều kiện kinh doanh đã quy định tại Thông tư này mà thương nhân không kịp thời khắc phục, Cơ quan chứng nhận sẽ hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng đủ điều kiện kinh doanh và kiến nghị với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đăng ký kinh doanh của thương nhân.

5. Cán bộ, công chức nhà nước nếu có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.

6. Trong qúa trình thực hiện nếu có phát sinh những vướng mắc cần được phản ánh về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để xem xét, sửa đổi, bổ sung.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC,
CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
 



Chu Tuấn Nhạ

 
 
Phụ lục 1a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ KIỆN KINH DOANH
(dùng cho doanh nghiệp)

Kính gửi: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh (thành phố) .....

 

Họ và tên người làm đơn: .............................

Ngày tháng năm sinh: ........................ Nam/Nữ: .......

Chức danh (Giám đốc/Chủ doanh nghiệp): .....................

Địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú): ........................

Tên Doanh nghiệp: ...........................

Quyết định hoặc Giấy phép thành lập số: ...........

do: ................. Cấp ngày: ...............

Nơi đặt trụ sở chính: ..................................

Mặt hàng, ngành nghề kinh doanh ..........................

Đề nghị Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét và đổi lấy Giấy chứng nhận đủ kiện kinh doanh cho doanh nghiệp theo Thông tư số: .../1999/TT - BKHCNMT ngày ... tháng ... năm 1999 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

Ngày ... tháng ... năm .... Người làm đơn (đóng dấu nếu là công ty, doanh nghiệp)

Hồ sơ kèm theo

1. Danh sách, địa chỉ các cơ sở

2. Chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề/ hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

3. Bản sao Quyết định, Giấy phép thành lập doanh nghiệp

4. Các giấy tờ liên quan

Phụ lục 1b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ KIỆN KINH DOANH
(dùng cho hộ gia đình)

Kính gửi: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh (thành phố) ...

Họ và tên người làm đơn: ...................

Ngày tháng năm sinh: ....................... Nam/nữ: .........

Địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú): ............................

Địa điểm kinh doanh: ...................................

Tên cửa hàng, cửa hiệu: ................................

Mặt hàng, ngành nghề kinh doanh: ......................

Đề nghị Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét và đổi lấy Giấy chứng nhận đủ kiện kinh doanh cho doanh nghiệp theo Thông tư số: .../1999/TT - BKHCNMT ngày ... tháng ... năm 1999 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Ngày ... tháng ... năm .... Người làm đơn

Hồ sơ kèm theo:

1. Chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề/ hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

2. Các giấy tờ liên quan.

Xác nhận của UBND Xã, Phường về địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú) của người làm đơn.

Phụ lục 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

BẢN KÊ KHAI CÁC THẾT BỊ KỸ THUẬT, TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG Và AN TOÀN CỦA CỬA HÀNG KINH DOANH

STT

Tên các thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn

Đặc trưng kỹ thuật

Nước, năm sản xuất

Ghi chú (đã hiệu chuẩn, kiểm định)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm ....

Đại diện có thẩm quyền

(đóng dấu nếu là công ty, doanh nghiệp)


Phụ lục 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BẢN KÊ KHAI CÁN BỘ KỸ THUẬT, NHÂN VIÊN CỦA CỬA HÀNG KINH DOANH

STT

Họ và tên

Năm sinh

Nam/nữ

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Chức vụ/chức danh

Đào tạo nghiệp vụ

Sức khỏe

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm ....

Đại diện có thẩm quyền

(đóng dấu nếu là công ty, doanh nghiệp)