BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 219/2010/TT-BTC | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010 |
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 05/2008/NQ-UBTVQH12 ngày 27 tháng 8 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 57/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2068/TTg-PL ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển;
Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chí xác định tổ chức bảo hiểm có uy tín trong lĩnh vực hàng hải theo quy định tại Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển như sau:
Thông tư này quy định tiêu chí xác định tổ chức bảo hiểm có uy tín đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thành lập và hoạt động tại Việt Nam được phép bảo lãnh thực hiện hoặc phát hành thư cam kết bảo lãnh trong trường hợp tàu biển bị bắt giữ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân trong nước, nước ngoài có liên quan đến tàu biển bị bắt giữ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Bảo lãnh thực hiện và phát hành thư cam kết
1. Tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải sẽ được thả sau khi nghĩa vụ về tài sản của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay hoặc có thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín và được sự đồng ý bằng văn bản của bên khởi kiện.
2. Khi thực hiện bảo lãnh hoặc phát hành thư cam kết thì tổ chức bảo lãnh hoặc phát hành thư cam kết phải được Toà án nơi ra quyết định bắt giữ tàu chấp thuận bằng văn bản.
Điều 4. Tiêu chí xác định tổ chức bảo hiểm có uy tín trong lĩnh vực hàng hải
Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam được xác định là tổ chức bảo hiểm có uy tín trong lĩnh vực hàng hải nếu đáp ứng được các tiêu chí như sau:
1. Vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm trước thời điểm công bố danh sách tổ chức bảo hiểm có uy tín trong lĩnh vực hàng hải đạt từ 300 tỷ đồng trở lên.
2. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm trước thời điểm công bố danh sách tổ chức bảo hiểm có uy tín trong lĩnh vực hàng hải không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau:
- 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;
- 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.
Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Tính thanh khoản của các tài sản khi tính biên khả năng thanh toán được xác định theo hướng dẫn tại Khoản 4, Mục V Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
3. Người đứng đầu bộ phận nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển hoặc bộ phận nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu hoặc bộ phận nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trực tiếp làm việc trong lĩnh vực đang phụ trách hoặc có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về lĩnh vực đang phụ trách.
Điều5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2011.
2. Sau ngày 1 tháng 4 hàng năm, Bộ Tài chính sẽ xem xét, đánh giá và công bố danh sách tổ chức bảo hiểm có uy tín theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ lập và gửi Bộ Tài chính hồ sơ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các tiêu chuẩn nhân sự theo quy định tại
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp bảo hiểm, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Dự thảo Luật áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện; thủ tục bắt giữ tàu biển, tàu bay
- 2 Nghị định 57/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển
- 3 Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 4 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008
- 5 Thông tư 156/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 46/2007/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Nghị định 46/2007/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000