- 1 Thông tư 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định về phòng, chống rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2009/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2009 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Căn cứ Điều 27 Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền (sau đây gọi tắt là Nghị định số 74), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền như sau:
Thông tư này hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trong các giao dịch tiền tệ hay tài sản khác.
Thông tư này áp dụng cho các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, bao gồm:
a) Tổ chức tín dụng nhà nước;
b) Tổ chức tín dụng cổ phần;
c) Tổ chức tín dụng hợp tác (gồm ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân và các hình thức khác);
d) Tổ chức tín dụng liên doanh;
đ) Tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài;
e) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
g) Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện;
h) Đại lý đổi ngoại tệ;
i) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (trừ các tổ chức nêu tại điều này đã được phép thực hiện dịch vụ thanh toán).
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cập nhật thông tin khác hàng là việc sửa đổi, bổ sung thông tin đã nhận biết về khách hàng nhằm đảm bảo thông tin được đầy đủ, chính xác trong suốt thời gian thiết lập mối quan hệ, giao dịch với khách hàng.
2. Giao dịch đáng ngờ là giao dịch được xác định tại
3. Tổ chức báo cáo là các tổ chức được quy định tại
4. Danh sách cảnh báo là danh sách cá nhân, tổ chức:
a) Liên quan đến hoạt động tội phạm do Bộ Công an lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền và chống sử dụng tiền hay tài sản để tạo điều kiện hay tài trợ cho hoạt động phạm tội trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam.
b) Có thể liên quan đến rửa tiền do Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc tổ chức báo cáo lập ra.
5. Chủ sở hữu hưởng lợi là người sở hữu hoặc kiểm soát cuối cùng đối với một giao dịch tiền tệ hay tài sản khác.
6. Giao dịch tiền mặt có giá trị lớn là các giao dịch tiền mặt có mức giá trị phải báo cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 74.
7. Không thực hiện giao dịch là việc tổ chức báo cáo giữ nguyên trạng thái tài khoản hoặc giao dịch kể từ khi quyết định áp dụng biện pháp tạm thời.
8. Trường hợp cần thiết là các trường hợp khi tổ chức báo cáo phát hiện khách hàng hoặc các bên có liên quan tới giao dịch được yêu cầu thực hiện thuộc danh sách cảnh báo hoặc có lý do để tin rằng có liên quan tới hoạt động phạm tội.
MỤC 2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Điều 4. Quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền
1. Căn cứ vào quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức báo cáo phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền gồm các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục cơ bản dưới đây:
a) Chính sách chấp nhận khách hàng;
b) Quy trình, thủ tục nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng;
c) Quy định về những giao dịch phải báo cáo;
d) Quy trình rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ;
đ) Quy định về cách thức giao tiếp với những khách hàng có dấu hiệu đáng ngờ;
e) Quy định về lưu giữ và bảo mật thông tin;
g) Quy định biện pháp tạm thời áp dụng trong phòng, chống rửa tiền và nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn, không thực hiện giao dịch;
h) Quy định về sự hợp tác với các cơ quan thi hành pháp luật trong công tác phòng, chống rửa tiền và trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin cho Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
i) Quy định về đào tạo nâng cao nhận thức và nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền;
k) Quy định về kiểm soát và kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của người phụ trách phòng, chống rửa tiền và từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền.
2. Nội dung quy chế nội bộ phải đảm bảo phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động và mức độ rủi ro về rửa tiền trong hoạt động của tổ chức báo cáo.
3. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức báo cáo có trách nhiệm rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan đến quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền phù hợp với quy định tại Thông tư này và gửi báo cáo thực hiện kèm các văn bản có liên quan về Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
4. Tổ chức báo cáo phải thường xuyên xem xét, đánh giá quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, sự thay đổi và phát triển của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
5. Quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền phải được phổ biến đến từng cá nhân, bộ phận có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền trong tổ chức báo cáo, kể cả đối với những người được tổ chức báo cáo thuê làm việc trong thời gian từ 6 tháng có liên quan đến những giao dịch tài chính, tiền tệ tại trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài.
6. Tổ chức bảo vệ tự quyết định việc cung cấp quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền cho các định chế tài chính nước ngoài trong quan hệ ngân hàng đại lý khi được yêu cầu.
Điều 5. Bố trí cán bộ, bộ phận chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền
1. Mỗi tổ chức báo cáo phải bố trí một thành viên Ban điều hành chịu trách nhiệm về tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại đơn vị (sau đây gọi là người phụ trách phòng, chống rửa tiền) và đăng ký với Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kèm các thông tin chi tiết như tên, địa chỉ trụ sở làm việc, số điện thoại, số fax, địa chỉ hòm thư điện tử (email) để liên lạc khi cần thiết. Khi thay đổi người phụ trách phòng, chống rửa tiền hoặc thông tin liên quan đến người này, tổ chức báo cáo phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
2. Tùy theo quy mô, phạm vi và đặc thù hoạt động của mình, tổ chức báo cáo tự xem xét, quyết định thành lập bộ phận chuyên trách (phòng, ban) hoặc chỉ định một bộ phận tại trụ sở chính chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền; tại sở giao dịch, chi nhánh, tổ chức báo cáo bố trí một hoặc một số cán bộ chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền.
Điều 6. Nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng
1. Các trường hợp phải nhận biết khách hàng:
a) Khách hàng thiết lập mối quan hệ giao dịch hoặc mở tài khoản lần đầu với tổ chức báo cáo;
b) Khách hàng thực hiện các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn hoặc giao dịch chuyển tiền điện tử;
c) Khi các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ;
d) Khi tổ chức báo cáo nghi ngờ về tính trung thực hoặc đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đây.
2. Nội dung thông tin nhận biết khách hàng:
Tổ chức báo cáo tự thiết kế mẫu nhận biết khách hàng, nhưng phải đảm bảo các thông tin tối thiểu sau:
- Đối với khách hàng cá nhân: họ, tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số hộ chiếu, thị thực nhập cảnh, giấy chứng minh nhân dân; địa chỉ (người Việt Nam: địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu và nơi ở hiện tại; người nước ngoài: địa chỉ đăng ký ở nước ngoài và địa chỉ đăng ký tạm trú ở Việt Nam), điện thoại; tiểu sử khách hàng (nếu biết);
- Đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở, số điện thoại, số fax; cơ quan thành lập; lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Thông tin về người đại diện cho tổ chức bao gồm các thông tin như đối với khách hàng cá nhân nêu trên.
b) Ngày, tháng, năm mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.
c) Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi.
d) Thông tin về cá nhân, tổ chức có quan hệ chính với khách hàng (ví dụ như các nhà cung cấp và khách hàng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng).
đ) Mục đích, giá trị giao dịch.
e) Đối với giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm cả thông tin tên, địa chỉ, số tài khoản … về người phát lệnh chuyển tiền đầu tiên (nếu có).
3. Biện pháp nhận biết khách hàng:
a) Sử dụng các tài liệu, dữ liệu gốc đang tin cậy để nhận dạng và xác minh nhận dạng khách hàng như:
- Đối với khách hàng cá nhân: giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng; sổ hộ khẩu và các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp (bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế …);
- Đối với khách hàng là tổ chức: giấy phép hoặc quyết định thành lập; quyết định đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế; quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng.
b) Tổ chức báo cáo có thể sử dụng bên thứ ba để xác minh nhận dạng khách hàng như sau:
- Thông qua các cá nhân, tổ chức (bao gồm cả các tổ chức báo cáo khác) đã hoặc đang có quan hệ với khách hàng và đối chiếu thông tin có được với thông tin khách hàng cung cấp;
- Thông qua cơ quan quản lý hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
- Tổ chức báo cáo có thể thuê, hợp tác với các tổ chức khác để xác minh nhận dạng khách hàng. Tuy nhiên, trách nhiệm cuối cùng về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng thuộc về tổ chức báo cáo.
4. Tổ chức báo cáo phải thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng để bảo đảm sự hiểu biết đầy đủ về khách hàng trong suốt thời gian thiết lập mối quan hệ với khách hàng.
5. Tổ chức báo cáo tự phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền (cao, trung bình, thấp). Đối với khách hàng có mức độ rủi ro rửa tiền cao, tổ chức báo cáo cần bổ sung thêm thông tin chi tiết về khách hàng và phải có sự chấp thuận của bộ phận chuyên trách phòng, chống rửa tiền trước khi thiết lập mối quan hệ.
Điều 7. Rà soát khách hàng và giao dịch
1. Trước khi thiết lập mối quan hệ hoặc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, đặc biệt là thực hiện các lệnh chuyển tiền thanh toán ra nước ngoài, tổ chức báo cáo phải rà soát khách hàng và các bên có liên quan theo danh sách cảnh báo.
2. Tổ chức báo cáo cần đặc biệt quan tâm đến các giao dịch lớn, phức tạp, bất thường và kiểm tra kỹ lưỡng các giấy tờ, tài liệu liên quan đến cơ sở và mục đích của giao dịch để phát hiện giao dịch đáng ngờ.
Điều 8. Giao dịch tiền mặt và báo cáo giao dịch tiền mặt
1. Mức giá trị giao dịch tiền mặt phải báo cáo:
a) Giao dịch tiền mặt thông thường: một hay nhiều giao dịch nộp hoặc rút tiền mặt trong một ngày có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên, do một khách hàng là cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng đồng Việt Nam hay bằng ngoại tệ hoặc bằng vàng được quy đổi theo tỷ giá hoặc giá vàng tại thời điểm phát sinh giao dịch. Tổ chức báo cáo không phải báo cáo số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng.
b) Giao dịch tiền gửi tiết kiệm: một hay nhiều giao dịch gửi hoặc rút tiết kiệm bằng tiền mặt trong một ngày có tổng giá trị từ 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên, do một khách hàng là cá nhân thực hiện bằng đồng Việt Nam hay bằng ngoại tệ hoặc bằng vàng được quy đổi theo tỷ giá hoặc giá vàng tại thời điểm phát sinh giao dịch. Tổ chức báo cáo không phải báo cáo số dư trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.
2. Tổ chức báo cáo phải lập báo cáo giao dịch tiền mặt có giá trị lớn theo Mẫu số 01, 02, 03 đính kèm Thông tư này trên cơ sở tổng hợp toàn bộ hệ thống.
3. Trường hợp khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt để mua đồng Việt Nam bằng tiền mặt hoặc nộp tiền mặt đồng Việt Nam để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp hoặc rút tiền mặt.
4. Trường hợp khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản của người khác hoặc nộp tiền mặt để chuyển tiền (trường hợp khách hàng không có tài khoản), tổ chức báo cáo phải yêu cầu khách hàng xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng hoặc các giấy tờ khác có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp, đáng tin cậy và lưu lại họ, tên, địa chỉ, số điện thoại … và bản sao các tài liệu này.
5. Tổ chức báo cáo phải rà soát, sàng lọc các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn để phát hiện các giao dịch đáng ngờ.
Điều 9. Giao dịch đáng ngờ và báo cáo giao dịch đáng ngờ
1. Ngoài các dấu hiệu giao dịch đáng ngờ được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 74, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn bổ sung các dấu hiệu giao dịch đáng ngờ dưới đây:
a) Số điện thoại cá nhân hoặc cơ quan của khách hàng không thể kết nối được hoặc không có số máy này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.
b) Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn với tổng giá trị một lần đổi từ 200.000.0000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên.
c) Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi một cá nhân hay tổ chức liên quan đến hoạt động bất hợp pháp mà thông tin đại chúng đã đăng tải.
d) Thông tin về các khoản vốn góp trong nghiệp vụ tài trợ, đầu tư, cho vay, cho thuê tài chính hoặc ủy thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch về nguồn gốc.
đ) Thông tin về tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng xin vay vốn không rõ ràng, minh bạch về nguồn gốc.
2. Căn cứ vào tính chất hoạt động kinh doanh, tổ chức báo cáo tự bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ quy định tại khoản 1 Điều này theo từng bộ phận nghiệp vụ, lĩnh vực kinh doanh.
3. Người có thẩm quyền ký các báo cáo gửi Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là người phụ trách phòng, chống rửa tiền hoặc người đứng đầu tổ chức báo cáo.
Đối với sở giao dịch, chi nhánh của tổ chức báo cáo, người có thẩm quyền ký báo cáo là người phụ trách đơn vị. Những đơn vị này có trách nhiệm báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua trụ sở chính; trường hợp cần thiết, các đơn vị này có thể báo cáo trực tiếp cho Cục phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đồng thời báo cáo về trụ sở chính.
4. Khi phát hiện các giao dịch đáng ngờ, tổ chức báo cáo phải báo cáo bằng văn bản cho Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo Mẫu số 04 đính kèm Thông tư này. Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức báo cáo có thể báo cáo bằng các phương tiện fax hoặc qua điện thoại, nhưng ngay sau đó phải gửi báo cáo bằng văn bản.
5. Tổ chức báo cáo có trách nhiệm theo dõi diễn biến giao dịch đã báo cáo, cập nhật thông tin mới phát sinh và báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 10. Chuyển tiền thanh toán quốc tế
1. Tổ chức báo cáo phải lập báo cáo thống kê các giao dịch chuyển tiền thanh toán quốc tế ra, vào Việt Nam theo từng món chuyển tiền và lưu giữ tại đơn vị. Báo cáo thống kê các giao dịch chuyển tiền thanh toán quốc tế sẽ được gửi về Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức báo cáo đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép và thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền quốc tế phải thiết lập hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
1. Tổ chức báo cáo phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong vòng 48 giờ đối với giao dịch đáng ngờ kể từ thời điểm phát hiện dấu hiệu đáng ngờ.
2. Báo cáo giao dịch tiền mặt có giá trị lớn tạm thời được lưu tại tổ chức báo cáo bằng văn bản và file máy tính. Báo cáo bằng văn bản được gửi về Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng khi được yêu cầu. Báo cáo giao dịch tiền mặt có giá trị lớn bằng file máy tính được gửi về Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
3. Trường hợp phát hiện giao dịch có liên quan tới hoạt động tội phạm, tổ chức báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện.
1. Tài liệu, hồ sơ liên quan đến các giao dịch được báo cáo theo Thông tư này là tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng thuộc độ “Mật”, tổ chức báo cáo chỉ được cung cấp cho Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Các cá nhân, tổ chức thực hiện trách nhiệm báo cáo hoặc cung cấp thông tin về khách hàng có liên quan đến các giao dịch phải báo cáo theo quy định tại Nghị định số 74 và hướng dẫn tại Thông tư này không bị coi là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng hay các quy định khác về đảm bảo bí mật thông tin khách hàng.
3. Khi nhận biết khách hàng hoặc xem xét các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ, các tổ chức báo cáo hoạt động tại Việt Nam có thể trao đổi thông tin về khách hàng với nhau, nhưng phải bảo đảm sử dụng thông tin đúng mục đích và chỉ được sử dụng thông tin cho hoạt động nội bộ.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có thể cung cấp thông tin nhận biết khách hàng cho Trụ sở chính ở nước ngoài hoặc các chi nhánh, công ty con của tổ chức đó nhằm phục vụ công tác, phòng, chống rửa tiền. Các tổ chức nhận thông tin có trách nhiệm bảo mật thông tin, không được cung cấp cho bất cứ bên thứ ba nào khi chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
5. Thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng là thông tin “Mật” thuộc bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng, tổ chức báo cáo chỉ được cung cấp cho các định chế tài chính ở nước ngoài có quan hệ ngân hàng đại lý nhằm phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền khi có sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Bên nhận thông tin phải sử dụng đúng mục đích và không được tiết lộ cho bên thứ ba.
Điều 13. Áp dụng các biện pháp tạm thời
1. Tổ chức báo cáo khi áp dụng các biện pháp tạm thời phải đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật và không gây ảnh hưởng tới sự an toàn của hệ thống tài chính, tiền tệ.
2. Tổ chức báo cáo chỉ được thực hiện quyền không thực hiện giao dịch khi:
a) Các giao dịch có liên quan tới cá nhân, tổ chức thuộc danh sách cảnh báo nêu tại
b) Khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan tới hoạt động phạm tội.
3. Tổ chức báo cáo không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với những thiệt hại phát sinh từ việc không thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
4. Phong tỏa tài khoản được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 14. Kiểm soát và kiểm toán nội bộ
1. Tổ chức báo cáo phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo việc tuân thủ quy định của pháp luật và quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền.
2. Hàng năm, tổ chức báo cáo phải tiến hành kiểm toán nội bộ công tác phòng, chống rửa tiền kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan hệ thống kiểm soát nội bộ, việc tuân thủ quy chế nội bộ đã được thiết lập và kiến nghị, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác phòng, chống rửa tiền.
3. Mọi vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm soát, kiểm toán nội bộ phải được báo cáo cho người phụ trách phòng, chống rửa tiền và người đứng đầu tổ chức báo cáo để xử lý.
4. Chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức báo cáo phải gửi báo cáo kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền cho Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Tổ chức báo cáo có trách nhiệm lưu giữ thông tin, tài liệu nhận biết khách hàng và thông tin, tài liệu liên quan đến các giao dịch phải báo cáo theo quy định tại Nghị định số 74 và Thông tư này ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng tài khoản hoặc từ ngày kết thúc giao dịch.
1. Hàng năm, tổ chức báo cáo phải xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống rửa tiền cho tất cả cán bộ và nhân viên có liên quan đến các giao dịch tiền tệ và tài sản khác của tổ chức báo cáo. Tổ chức báo cáo phải có chính sách ưu tiên đào tạo đối với các nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng và cán bộ, nhân viên chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền.
2. Tổ chức báo cáo tự lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp với đặc điểm về tổ chức và hoạt động của mính; chủ động phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền.
3. Nội dung đào tạo cán bộ, nhân viên phải phù hợp với công việc và mức độ rủi ro rửa tiền liên quan đến công việc mà họ đảm nhiệm; phù hợp với trách nhiệm của họ trong việc thực hiện quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền và bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Các quy định của pháp luật và quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
b) Các phương thức, thủ đoạn rửa tiền và xu hướng rửa tiền trong thời gian tới.
c) Rủi ro rửa tiền liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, công việc mà họ có nhiệm vụ thực hiện.
4. Trong vòng 6 tháng kể từ khi tuyển nhân viên thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến các giao dịch tiền tệ và tài sản khác, tổ chức báo cáo phải đào tạo nhân viên mới về kiến thức cơ bản phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các tổ chức báo cáo phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng) để kịp thời giải quyết.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức báo cáo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
| KT. THỐNG ĐỐC |
Tên đơn vị báo cáo:
…………………
Các giao dịch nộp tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên
(Đính kèm Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17 tháng 11 năm 2009
hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền)
STT (1) | Ngày giao dịch (2) | Tên khách hàng (3) | Giấy tờ nhận dạng (4) | Số tiền giao dịch (triệu đồng) (5) | Loại tiền giao dịch (6) | Số hiệu tài khoản (nếu có) (7) | Nội dung giao dịch (8) | |||
Số CMND | Số hộ chiếu | Số đăng ký KD của công ty | Mã số thuế của Công ty | |||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU (9) | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (10) |
Ghi chú:
(2) Ngày, tháng, năm phát sinh giao dịch;
(3) Ghi đầy đủ họ và tên (khách hàng là cá nhân); tên đầy đủ và tên viết tắt (khách hàng là tổ chức);
(4) Ghi đầy đủ, chi tiết từng cột; nếu không có thông tin, ghi “không”;
(5) Ghi tổng số tiền nộp trong một ngày; nếu là ngoại tệ hoặc vàng thì quy về đồng Việt Nam theo tỷ giá hoặc giá vàng vào thời điểm phát sinh giao dịch;
(6) Ghi ký hiệu loại tiền, vàng khách hàng nộp (ví dụ: VND, USD, EUR, XAU …);
(7) Ghi số hiệu tài khoản khách hàng nộp tiền vào (nếu có);
(8) Lý do, mục đích thực hiện giao dịch;
(9) Cán bộ chịu trách nhiệm về phòng chống rửa tiền tại đơn vị ký, ghi đầy đủ họ và tên;
(10) Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu.
Tên đơn vị báo cáo:
…………………………
Các giao dịch rút tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên
(Đính kèm Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17 tháng 11 năm 2009
hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền)
STT (1) | Ngày giao dịch (2) | Tên khách hàng (3) | Giấy tờ nhận dạng (4) | Số tiền giao dịch (triệu đồng) (5) | Loại tiền giao dịch (6) | Số hiệu tài khoản (nếu có) (7) | Nội dung giao dịch (8) | |||
Số CMND | Số hộ chiếu | Số đăng ký KD của công ty | Mã số thuế của Công ty | |||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU (9) | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (10) |
Ghi chú:
(2) Ngày, tháng, năm phát sinh giao dịch;
(3) Ghi đầy đủ họ và tên (khách hàng là cá nhân); tên đầy đủ và tên viết tắt (khách hàng là tổ chức);
(4) Ghi đầy đủ, chi tiết từng cột; nếu không có thông tin, ghi “không”;
(5) Ghi tổng số tiền rút trong một ngày; nếu là ngoại tệ hoặc vàng thì quy về đồng Việt Nam theo tỷ giá hoặc giá vàng vào thời điểm phát sinh giao dịch;
(6) Ghi ký hiệu loại tiền, vàng khách hàng nộp (ví dụ: VND, USD, EUR, XAU …);
(7) Ghi số hiệu tài khoản khách hàng nộp tiền vào (nếu có);
(8) Lý do, mục đích thực hiện giao dịch;
(9) Cán bộ chịu trách nhiệm về phòng chống rửa tiền tại đơn vị ký, ghi đầy đủ họ và tên;
(10) Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu.
Tên đơn vị báo cáo:
…………………
Các giao dịch gửi hoặc rút tiết kiệm bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên
(Đính kèm Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17 tháng 11 năm 2009
hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền)
STT (1) | Ngày giao dịch (2) | Tên khách hàng giao dịch (3) | Giấy tờ nhận dạng (4) | Số tiền giao dịch (triệu đồng) (5) | Loại tiền giao dịch (6) | Số hiệu tài khoản (7) | Ký hiêu giao dịch gửi/rút (8) | Ghi chú (9) | |
Số CMND | Số hộ chiếu | ||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU (10) | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (11) |
Ghi chú:
(2) Ngày, tháng, năm phát sinh giao dịch;
(3) Ghi đầy đủ họ và tên khách hàng.
(4) Ghi đầy đủ, chi tiết từng cột: nếu không có thông tin, ghi “không”;
(5) Ghi tổng số tiền gửi hoặc rút trong một ngày; nếu là ngoại tệ hoặc vàng thì quy về đồng Việt Nam theo tỷ giá hoặc giá vàng vào thời điểm phát sinh giao dịch;
(6) Ghi ký hiệu loại tiền, vàng khách hàng rút (ví dụ: VND, USD, EUR, XAU …);
(7) Ghi số hiệu tài khoản khách hàng rút tiền (nếu có);
(9) Lý do, mục đích thực hiện giao dịch;
(10) Cán bộ chịu trách nhiệm về phòng chống rửa tiền tại đơn vị ký, ghi đầy đủ họ và tên;
(11) Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu.
Ngày ____ tháng ___ năm ___ (Đính kèm Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17 tháng 11 năm 2009 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền) | Số báo cáo: | ||||||||||||
PHẢI ĐIỀN ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VÀO CÁC TRƯỜNG YÊU CẦU (Xem phần hướng dẫn điền báo cáo) |
| ||||||||||||
Báo cáo này có sửa đổi hay bổ sung báo cáo nào trước không? | |||||||||||||
o Không | o Có: - Số của báo cáo được sửa đổi: - Ngày của báo cáo được sửa đổi: - Nội dung sửa đổi: | ||||||||||||
Phần I | THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ BÁO CÁO | ||||||||||||
1. Thông tin về đơn vị báo cáo | |||||||||||||
a. Tên đơn vị báo cáo: | |||||||||||||
b. Địa chỉ (số nhà, đường/phố): | |||||||||||||
Quận/Huyện/Thị trấn: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: | |||||||||||
c. Điện thoại liên lạc | d. Fax: | ||||||||||||
e. Tên CN/phòng GD phát sinh giao dịch: | |||||||||||||
f. Địa chỉ (số nhà, đường/phố): | |||||||||||||
Quận/Huyện/Thị trấn: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: | |||||||||||
g. Điện thoại liên lạc: | h. Fax: | ||||||||||||
2. Thông tin về người lập báo cáo: | |||||||||||||
a. Họ và tên (đầy đủ): | |||||||||||||
b. Điện thoại cố định: | c. Điện thoại di động: | ||||||||||||
d. Bộ phận công tác: | |||||||||||||
Phần II | THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ | ||||||||||||
3. Thông tin về cá nhân thực hiện giao dịch: | |||||||||||||
a. Họ và tên (đầy đủ): | |||||||||||||
b. Ngày sinh: | |||||||||||||
c. Nghề nghiệp: | |||||||||||||
d. Quốc tịch: | |||||||||||||
e. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (số nhà, đường/phố): | |||||||||||||
Quận/Huyện/Thị trấn: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: | |||||||||||
f. Nơi ở hiện tại (số nhà, đường phố): | |||||||||||||
Quận/Huyện/Thị trấn: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: | |||||||||||
g. Số CMT: | Ngày cấp: | Nơi cấp: | |||||||||||
h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực): | Ngày cấp: | Nơi cấp: | |||||||||||
i. Điện thoại cố định: | k. Điện thoại di động: | ||||||||||||
l. Số tài khoản: | |||||||||||||
m. Loại tài khoản: | |||||||||||||
n. Ngày mở tài khoản: | |||||||||||||
o. Tình trạng tài khoản: | |||||||||||||
o Hoạt động bình thường | o Bất thường nêu rõ lý do:
| ||||||||||||
2. Thông tin về tổ chức thực hiện giao dịch | |||||||||||||
2.1. Thông tin về tổ chức | |||||||||||||
a. Tên đầy đủ của tổ chức: | |||||||||||||
b. Tên tiếng nước ngoài (nếu có): | |||||||||||||
c. Tên viết tắt: | |||||||||||||
d. Địa chỉ (số nhà, đường/phố): | |||||||||||||
Quận/Huyện/Thị trấn: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: | |||||||||||
e. Giấy phép thành lập số: | Ngày cấp: | Nơi cấp: | |||||||||||
f. Đăng ký kinh doanh số: | Ngày cấp: | Nơi cấp: | |||||||||||
g. Mã số thuế: | |||||||||||||
h. Ngành nghề kinh doanh: | |||||||||||||
i. Điện thoại liên lạc: | k. Fax: | ||||||||||||
l. Số tài khoản: | |||||||||||||
m. Loại tài khoản: | |||||||||||||
n. Ngày mở tài khoản: | |||||||||||||
o. Tình trạng tài khoản: | |||||||||||||
o Hoạt động bình thường | o Bất thường (nêu rõ lý do):
| ||||||||||||
2.2. Thông tin về người đại diện cho tổ chức | |||||||||||||
a. Họ và tên (đầy đủ): | |||||||||||||
b. Ngày sinh: | |||||||||||||
c. Nghề nghiệp: | |||||||||||||
d. Quốc tịch: | |||||||||||||
e. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (số nhà, đường/phố): | |||||||||||||
Quận/Huyện/Thị trấn: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: | |||||||||||
f. Nơi ở hiện tại (số nhà, đường phố): | |||||||||||||
Quận/Huyện/Thị trấn: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: | |||||||||||
g. Số CMT: | Ngày cấp: | Nơi cấp: | |||||||||||
h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực): | Ngày cấp: | Nơi cấp: | |||||||||||
i. Điện thoại cố định: | k. Điện thoại di động: | ||||||||||||
3. Thông tin về giao dịch | |||||||||||||
a. Thời gian tiến hành giao dịch: vào hồi _______, ngày _____ tháng ____ năm _______ | |||||||||||||
b. Số tiền giao dịch: | |||||||||||||
Bằng số: | Bằng chữ: | ||||||||||||
c. Mục đích giao dịch: | |||||||||||||
4. Thông tin bổ sung
| |||||||||||||
Phần III | THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN TỚI GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ (ĐỐI TÁC) | ||||||||||||
1. Thông tin về cá nhân liên quan đến giao dịch | |||||||||||||
a. Họ và tên (đầy đủ): | |||||||||||||
b. Ngày sinh: | |||||||||||||
c. Nghề nghiệp: | |||||||||||||
d. Quốc tịch: | |||||||||||||
e. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (số nhà, đường/phố): | |||||||||||||
Quận/Huyện/Thị trấn: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: | |||||||||||
f. Nơi ở hiện tại (số nhà, đường phố): | |||||||||||||
Quận/Huyện/Thị trấn: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: | |||||||||||
g. Số CMT: | Ngày cấp: | Nơi cấp: | |||||||||||
h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực): | Ngày cấp: | Nơi cấp: | |||||||||||
i. Điện thoại cố định: | k. Điện thoại di động: | ||||||||||||
l. Số tài khoản: | |||||||||||||
m. Mở tại ngân hàng | |||||||||||||
n. Địa chỉ ngân hàng (số nhà, đường/phố): | |||||||||||||
Quận/Huyện/Thị trấn: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: | |||||||||||
2. Thông tin về tổ chức có liên quan tới giao dịch | |||||||||||||
a. Tên đầy đủ của tổ chức: | |||||||||||||
b. Tên tiếng nước ngoài (nếu có): | |||||||||||||
c. Tên viết tắt: | |||||||||||||
d. Địa chỉ (số nhà, đường/phố): | |||||||||||||
Quận/Huyện/Thị trấn: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: | |||||||||||
e. Giấy phép thành lập số: | Ngày cấp: | Nơi cấp: | |||||||||||
f. Ngành nghề kinh doanh: | |||||||||||||
g. ĐKKD số: | |||||||||||||
h. Điện thoại liên lạc | i. Fax: | ||||||||||||
k. Số tài khoản: | |||||||||||||
l. Mở tại ngân hàng: | |||||||||||||
m. Địa chỉ ngân hàng (số nhà, đường/phố): | |||||||||||||
Quận/Huyện/Thị trấn: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: | |||||||||||
3. Thông tin bổ sung
| |||||||||||||
Phần IV | LÝ DO NGHI NGỜ GIAO DỊCH VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN | ||||||||||||
1. Mô tả giao dịch và lý do nghi ngờ:
| |||||||||||||
2. Những công việc đã xử lý liên quan đến giao dịch đáng ngờ:
| |||||||||||||
Phần V | TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM | ||||||||||||
* Hồ sơ mở tài khoản * Bản sao kê giao dịch (sổ phụ) từ ngày phát sinh giao dịch có liên quan đến ngày báo cáo giao dịch đáng ngờ * Tài liệu, chứng từ khác có liên quan đến giao dịch đáng ngờ | |||||||||||||
NGƯỜI LẬP PHIẾU | TRƯỞNG PHÒNG (bộ phận) | TỔNG GIÁM ĐỐC |
Hướng dẫn điền báo cáo giao dịch đáng ngờ (Mẫu số 04)
Phần I:
Tất cả các trường trong phần này đều không được để trống
(2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của người lập báo cáo.
Phần II:
(1): Áp dụng cho khách hàng cá nhân (để trống nếu khách hàng là tổ chức)
(1a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của cá nhân thực hiện giao dịch
(1b): Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh
(1h):
- Không bắt buộc đối với cá nhân thực hiện giao dịch là người cư trú.
- Bắt buộc phải là số hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân thực hiện giao dịch là người không cư trú.
(1m): Ghi rõ loại tài khoản liên quan đến giao dịch đáng ngờ là tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…
(1o): Nếu tài khoản ở tình trạng bất bình thường phải nêu rõ lý do tại sao, ví dụ như: hoạt động trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch…
(2): Áp dụng cho khách hàng là tổ chức (để trống nếu là khách hàng cá nhân)
(2.1b): Để trống nếu tổ chức không có tên nước ngoài tương ứng
(2.1m): Ghi rõ loại tài khoản liên quan đến giao dịch đáng ngờ là tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…
(2.1o): Nếu tài khoản ở tình trạng bất bình thường phải nêu rõ lý do tại sao, ví dụ như: hoạt động trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch…
(2.2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của cá nhân đại diện cho tổ chức
(2.2b): Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh
(2.2h):
- Không bắt buộc đối với cá nhân đại diện cho tổ chức là người cư trú.
- Bắt buộc phải là số hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân đại diện cho tổ chức là người không cư trú.
Phần III:
Không bắt buộc trong trường hợp tổ chức báo cáo không có thông tin về cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch đáng ngờ (đối tác)
Trong trường hợp tổ chức báo cáo có thông tin về cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch đáng ngờ (đối tác): chỉ cẩn điền vào các trường có thông tin, không bắt buộc phải điền đầy đủ vào tất cả các trường.
Phần IV:
(1): Mô tả cụ thể, rõ ràng và chi tiết nhất có thể về các dấu hiệu, nhân tố, tình huống bất thường dẫn tới việc tổ chức báo cáo nghi ngờ giao dịch và/hoặc tin rằng giao dịch có liên quan đến rửa tiền hay hoạt động tội phạm.
(2): Mô tả cụ thể những công việc đã thực hiện liên quan đến việc xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ.
- 1 Thông tư 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định về phòng, chống rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 4 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Thông tư 31/2014/TT-NHNN sửa đổi quy định về phòng, chống rửa tiền tại Thông tư 35/2013/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Luật phòng, chống rửa tiền 2012
- 3 Thông tư 12/2011/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản do Bộ Xây dựng ban hành
- 4 Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền
- 5 Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 1 Thông tư 12/2011/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản do Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Luật phòng, chống rửa tiền 2012
- 3 Thông tư 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định về phòng, chống rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4 Thông tư 31/2014/TT-NHNN sửa đổi quy định về phòng, chống rửa tiền tại Thông tư 35/2013/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5 Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 6 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018