BỘ LAO ĐỘNG | VIỆT |
Số: 22-LĐ/TT | Hà Nội , ngày 13 tháng 11 năm 1961 |
QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐỊNH MỨC ĐƠN GIÁ TRẢ LƯƠNG SẢN PHẨM CHO THỢ XẺ GỖ BẰNG TAY
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi: | - Các Ủy ban hành chính khu, thành tỉnh, Các sở, Ty phòng lao động |
Sau hòa bình lập lại công tác kiến thiết cơ bản trên toàn miền Bắc nước ta phát triển nhiều và nhanh, yêu cầu về gỗ rất lớn. Thợ xẻ là một trong các loại thợ rất cần thiết cho công tác xây dựng, tuy có tỉnh thừa có tỉnh thiếu nhưng nói chung so với yêu cầu công tác thì thợ xẻ còn thiếu, nhất là ở các tỉnh Miền núi thì còn thiếu nhiều hơn.
Mặt khác công tác quản lý, điều phối thợ xẻ và bình ổn giá công xẻ gỗ chưa được thống nhất nên có tình trạng nơi giá cao nơi giá thấp, quan hệ thu nhập về tiền lương của thợ xẻ ở miền xuôi, ở miền ngược không hợp lý, tình hình đó đã làm cho thợ xẻ bỏ tỉnh này đi tỉnh khác bỏ cơ sở này đi cơ sở khác để tìm nơi giá cao, làm ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch sản xuất và xây dựng.
Căn cứ vào điều 8 và điều 11 Nghị định số 24 – CP ngày 01 tháng 7 năm 1960 của Hội đồng Chính phủ và chủ trương cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương năm 1960. Bộ lao động đã ban hành Thông tư số 25 ngày 12-8-1960 hướng dẫn quy định giá công thuê mướn địa phương.
Để đảm bảo tốt quan hệ thu nhập về tiền lương của thợ xẻ giữa các vùng, nhằm ổn định giá công thợ xẻ đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho việc quản lý và điều phối thợ xẻ gỗ bằng tay.
Nay Bộ lao động ra thông tư này hướng dẫn vấn đề cụ thể và công tác xẻ gỗ có liên quan đến thu nhập của thợ xẻ gỗ bằng tay như sau :
- Loại 1 gồm có: Nghiến đá, sến đen, trai lý,
- Loại 2 gồm có: Đinh, lim (các loại), táu (các loại), nghiến đỏ, nghiến vàng, kẹn, ngát, đa cửa, dái, mồ kết, muội thị, xoay, song xanh, trai mật, đinh gan gà, sến mật, sến trắng, mun, trắc, cà ổi, gụ, duối, trầm hương suốt, kẻ, kiền kiền.
- Loại 3 gồm có: Đinh thối, chò chỉ, lát chun, lát hoa, lát da đồng, dẻ (các loại), dâu đen, muồng đen, trường mật, mây lai, lý mộc, đinh hương, bạch đàn, hoàng đàn, nhãn rừng, vải rừng, vải, thiều, mít, tếch, châm, xương cá, táo rừng, cam bằng, cam trai, châm đất và các thứ gỗ tương đương.
- Loại 4 gồm có: Muồng (các loại), chẹo, chanh, xoan, chàng mang, vàng cương, vàng vành, vàng tâm, vàng dẻ lực, vàng dẻ mít, bắp vàng, bắp trắng, bom, chay, ba, trầm bưa, soi, xu nâu, xu tía, thoi đen, chàng gai, nớp (các loại), châm sắn, sơn đào, cơm mỡ, đá tía, đá trắng và các thứ gỗ tương đương
- Loại 5 gồm có: các loại gỗ mền dễ xẻ khác như: mỡ, gáo, gạo, sung, sui, vạng, chám trắng, máu chó, thông trắng, thông vàng, dẻ đỏ, sồi lụa,v.v…
Sở dĩ phân loại gỗ như trên là căn cứ vào thứ gỗ khó xẻ hay dễ xẻ, mà không căn cứ vào chất gỗ tốt hay xấu như trước đây nhiều nơi đã phân ra gỗ “từ thiết”, “hồng sắc” và “gỗ tạp”…
Việc phân loại gỗ rất phức tạp, có nhiều thứ gỗ không thể nêu hết tên; mặt khác giữa các thứ gỗ dễ xẻ khác nhau không thể phân biệt một cách chi ly, nên chỉ cần chia ra làm 5 loại tương đối phân biệt được rõ rệt để quy định giá công xẻ cho tương đối thích hợp, còn những cây gỗ khó dễ xẻ chênh lệch nhau chút ít thì quy định chung vào một loại để thuận tiện tính đơn giá trả lương cho công nhân .
II. ĐỊNH MỨC THEO QUY CÁCH XẺ GỖ PHỔ BIẾN
(Các định mức sau đây quy định cho từng cặp thợ xẻ gồm một công nhân bậc 3 và một công nhân bậc 4).
Loại 1:
Xẻ ván từ 1 cho đến 4 phân = 3m2 80 một ngày
Xẻ hộp từ 4,5 đến 8 phân = 3, 50 -
Xẻ hộp hộp từ 8,5 đến 16 phân = 3,00 -
Xẻ hộp tứ 6,5 trở lên = 2,50 -
Loại 2:
Xẻ ván từ 1 cho đến 4 phân = 4m2 50 một ngày
Xẻ hộp từ 4,5 đến8 phân = 4, 00 -
Xẻ hộp hộp từ 8,5 đến 16 phân = 3,50 -
Xẻ hộp từ 16,5 trở lên = 3,00 -
Loại 3:
Xẻ ván từ 1 cho đến 4 phân = 7m2 00 một ngày
Xẻ hộp từ 4,5 đến 8 phân = 6,00 -
Xẻ hộp hộp từ 8,5 đến 16 phân = 5,00 -
Xẻ hộp từ 16,5 trở lên = 4,50 -
Loại 4:
Xẻ ván từ 1 cho đến 4 phân = 8m2 50 một ngày
Xẻ hộp từ 4,5 đến 8 phân = 7,50 -
Xẻ hộp hộp từ 8,5 đến 16 phân = 6,50 -
Xẻ hộp từ 16,5 trở lên = 5,50 -
Loại 5:
Xẻ ván từ 1 cho đến 4 phân = 10m2 00 một ngày
Xẻ hộp từ 4,5 đến 8 phân = 9,00 –
Xẻ hộp hộp từ 8,5 đến 16 phân = 8,00 -
Chú ý: Khi định mức xẻ gỗ lấy đơn vị là (m2) chứ không nên tính mét khối m3. Bề mặt tính từ 0m15 đến 0m65. Nếu bề mặt dưới 0m15 hoặc trên 0m65 có thể có phụ cấp thêm có quy định ở phần dưới.
Về nguyên tắc và phương pháp định mức điều chỉnh mức, trong Thông tư số 04 ngày 11-2-1959 của Bộ lao động đã hướng dẫn kỹ. Các định mức trên đây là dựa vào hệ thống kinh nghiệm thực tế của một số địa phương đã làm, chưa phải là định mức có phân tích kỹ thuật đầy đủ, cho nên đó là những định mức không cao, nếu công nhân có cố gắng thì vẫn đạt được định mức. Cần chú ý bố trí nhân lực cho đúng cấp bậc thợ; trường hợp nơi nào đã bố trí đúng lực lượng công nhân và công nhân đã cố gắng nhiều mà không đạt được định mức thì phân tích nguyên nhân không đạt mức, làm báo cáo với cơ quan Lao động địa phương và báo cáo về Bộ Lao động xét, không được tự tiện hạ mức xuống thấp hơn những mức quy định trong thông tư này mà vẫn giữ nguyên đơn giá công xẻ.
Quy cách xẻ gỗ quy định như trên là dựa vào kích thước thường dùng hiện nay trong công tác xây dựng. Trường hợp nơi nào cần sử dụng kích thước khác với quy định trên thì tùy tình hình thực tế và căn cứ vào quy định chung mà tính toán so sánh định ra đơn giá cho thích hợp, không định quá cao làm mất cân đối chung.
III. CÁCH TÍNH ĐƠN GIÁ TRẢ LƯƠNG SẢN PHẨM
Cách tính đơn giá trả lương sản phẩm thi hành thống nhất theo Thông tư số 04 ngày 11-2-1959 của Bộ Lao động: "Lấy lương cấp bậc công việc cộng với phụ cấp khu vực (nếu có) chia cho định mức năng suất thành ra đơn giá sản phẩm".
Phương pháp áp dụng cho từng đối tượng công nhân thi hành theo Thông tư số 32 ngày 12-10-1960 của Bộ Lao động .
Ngoài ra những nơi cần có thêm một số khoản phụ cấp khác cần thiết theo quy định ở mục IV dưới đây thì cũng không cộng thêm vào lương cấp bậc để tính .
(Chú ý lương cấp bậc thợ xẻ gỗ là áp dụng thang lương công nhân xây dựng cơ bản 7 bậc)
IV. MỘT SỐ KHOẢN ĐƯỢC TÍNH THÊM CỘNG VÀO ĐƠN GIÁ TRẢ LƯƠNG
a). Phụ cấp hao mòn dụng cụ : Dụng cụ thợ xẻ gỗ gồm: cưa dọc , cưa ngang, giũa, đồ mở cưa, giây gai, thước đo, mực… Nếu người thợ phải tự sắm lấy dụng cụ để dùng thì được trợ cấp cho mỗi cặp thợ (2 người), là 4 hào (0đ40) một ngày. Nhưng nếu dụng cụ do công trường, xí nghiệp cung cấp thì không được tính. (dụng cụ hiện nay do Mậu dịch cung cấp là cưa Tiệp khắc hay cưa Pháp, tuy giá cưa cao thấp khác nhau, nhưng tính hao mòn hàng ngày không chênh lệch nhiều lắm nên phụ cấp đều tính thống nhất là 4 hào (0đ 40)
b). Xẻ gỗ to quá khổ: Gọi là gỗ to quá khổ phải là cây gỗ có đường kính từ 0m70 (bảy mươi phân) trở lên. Nếu phải xẻ gỗ to quá khổ nói trên thì tùy theo cây gỗ to từ 0m70 trở lên được tính thêm 5% đến 10% vào đơn giá của mỗi loại, nhưng chỉ được tính những mạch cưa rộng từ 0m60 (sáu mươi phân) trở lên.
Ví dụ: Xẻ cây gỗ to đường kính là 0m70 thì những mạch đầu (rả) hai (rả) ba v.v… Được tính theo tỷ lệ phụ cấp này, còn những mạch gỗ nhỏ hơn 0m60 thì không được tính nữa.
Ngược lại nếu xẻ gỗ khoát đường kính dưới 0m15 cũng được tính phụ cấp 5% đến 10%.
c) Xẻ gỗ lim, nghiến và sơn: các thứ gỗ lim nghiến và sơn là những cây gỗ có chất độc. Trường hợp xẻ các loại gỗ này thì dựa vào mức lương nóng có hại để tính đơn giá theo cách hướng dẫn ở mục III nói trên.
a). Cưa ngang :Trường hợp trước khi xẻ phải cắt đầu, cắt đuôi hoặc cắt ngang cây gỗ thì được tính như sau :
- Gỗ loại 1: khoát từ 0m15 đến 0m50 tính một mạch ngang là: 0đ15
khoát từ 0m51 trở lên 0,20
- Gỗ loại 2: khoát từ 0m15 đến 0m50 0,13
khoát từ 0m51 đến trở lên 0,18
- Gỗ loại 3: khoát từ 0m15 đến 0m50 m 0,11
khoát từ 0m51 trở lên 0,16
- Gỗ loại 4: khoát từ 0m15 đến 0m50 m 0,09
khoát từ 0m51 trở lên 0,14
- Gỗ loại 5: khoát từ 0m15 đến 0m50 m 0,07
khoát từ 0m51 trở lên 0,12
b) Gỗ để xa quá cự ly quy định: Trong các lán xẻ ở xí nghiệp hay công trường thường phải vận chuyển đến nơi làm việc trong phạm vi khoảng 25m. Nếu gỗ để xa quá 25m mà thợ xẻ phải tự vận chuyển lấy thì được tính thêm tiền cước vận chuyển ở nơi đó
c). Xẻ tại cội (trong rừng sâu): Hiện nay ở một số nơi vị trí đường vận chuyển khó khăn, nên phải xẻ gỗ tại cội; gỗ để rải rác mỗi nơi một vài cây, người thợ phải đi sâu vào rừng để xẻ.
Nếu phải đi xa từ 1000m trở lên thì địa phương tùy tình hình cụ thể mà áp dụng một khoản phụ cấp từ 5% đến 10% trên lương cấp bậc để chiếu cố thích đáng cho những người phải vào rừng sâu làm việc nhưng phải bảo đảm được quan hệ hợp lý về gia công xẻ tại cội và gia công xẻ tại công trường.
Ngoài những quy định về tiền lương nói trên, những thợ xẻ làm lương sản phẩm còn được chế độ xã hội phúc lợi hiện hành áp dụng cho từng đối tượng như đã quy định tại Thông tư số 19 ngày 31-10-1959 của Bộ Lao động về chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ hàng năm,.v.v…
Ngoài những điểm đã định trên, các xí nghiệp, công trường phải chú ý đến bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn cho công nhân an tâm sản xuất.
Trên đây Bộ hướng dẫn một số điểm về các mặt trong công tác trả lương sản phẩm cho thợ xẻ gỗ tay. Công tác điều chỉnh mức và đơn giá và nhiều vấn đề phức tạp, tình hình mỗi địa phương có khác nhau, sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của thợ xẻ khi điều chỉnh giá công. Do đó các Ủy ban hành chính địa phương và các ngành sử dụng thợ xẻ cần có kế hoạch cụ thể, đặc biệt chú trọng công tác giáo dục và lãnh đạo tư tưởng tốt khi hướng dẫn thi hành thông tư này. Mặt khác cần chấm dứt hình thức "khoán trắng" qua người nhận thầu (đầu dài) và hướng dẫn việc chia tiền công trong các tổ thợ theo nguyên tắc trả lương theo lao động để đảm bảo đãi ngộ lao động được hợp lý.
Trong khi thi hành gặp vướng mắc, hoặc có kinh nghiệm gì, đề nghị phản ảnh kịp thời vể Bộ.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |