- 1 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 2 Nghị định 76/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 4 Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng
BỘ QUỐC PHÒNG ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 224/2017/TT-BQP | Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2017 |
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 19/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang hưởng lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 và Nghị định số 19/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ.
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vị.
2. Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.
Điều 3. Chế độ phụ cấp thâm niên
1. Điều kiện áp dụng và mức phụ cấp
Đối tượng quy định tại
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác (bao gồm: công an, cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng, nhà giáo, dự trữ quốc gia và các ngành, nghề khác được Chính phủ quy định) được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này.
3. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại khoản 2 Điều này nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.
4. Trong cùng một thời điểm làm việc, được hưởng nhiều loại phụ cấp thâm niên (của nhiều ngành, nghề khác nhau) thì chỉ được hưởng một loại phụ cấp thâm niên.
5. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian đào ngũ;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
6. Một số ví dụ cụ thể:
- Ví dụ 1: Đồng chí P, tháng 7 năm 1982 được Quân đội tuyển dụng công nhân quốc phòng. Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2016, đồng chí công nhân quốc phòng P có thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:
Thời gian là công nhân quốc phòng từ tháng 7 năm 1982 đến hết tháng 6 năm 2016 là 34 năm. Như vậy, ngày 01 tháng 7 năm 2016 đồng chí công nhân quốc phòng P có thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên là 34 năm và được hưởng phụ cấp thâm niên với tỷ lệ là 34%.
- Ví dụ 2: Đồng chí Q, tháng 3 năm 2007 được Quân đội tuyển dụng viên chức quốc phòng, tháng 6 năm 2016 chuyển ngành sang Sở Tài chính thành phố Hà Nội. Tháng 6 năm 2016 đồng chí Q không được hưởng phụ cấp thâm niên.
- Ví dụ 3: Đồng chí công nhân quốc phòng A, nhận lương hưu từ tháng 6 năm 2016. Đồng chí A không được hưởng phụ cấp thâm niên để tính lương hưu.
- Ví dụ 4: Đồng chí X, tháng 01 năm 2008 được Quân đội tuyển dụng công nhân quốc phòng, tháng 9 năm 2014 được Quân đội tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp. Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2016, đồng chí quân nhân chuyên nghiệp X có thời gian công tác tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:
Tổng thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 8 năm 6 tháng, gồm 6 năm 8 tháng là công nhân quốc phòng (từ tháng 01 năm 2008 đến hết tháng 8 năm 2014) và 1 năm 10 tháng là quân nhân chuyên nghiệp (từ tháng 9 năm 2014 đến hết tháng 6 năm 2016). Theo đó, tháng 7 năm 2016 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp X được hưởng phụ cấp thâm niên với tỷ lệ là 8%; (tháng 6 năm 2016 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp X chưa được hưởng phụ cấp thâm niên).
- Ví dụ 5: Đồng chí C, công tác ở ngành Hải quan đủ 12 năm. Tháng 01 năm 2014 được Quân đội tuyển dụng làm viên chức quốc phòng. Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2016, đồng chí viên chức quốc phòng C có thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:
Tổng thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 14 năm 6 tháng, gồm 12 năm công tác ở ngành Hải quan và 2 năm 6 tháng là viên chức quốc phòng (từ tháng 01 năm 2014 đến hết tháng 6 năm 2016). Theo đó, tháng 7 năm 2016 đồng chí viên chức quốc phòng C được hưởng phụ cấp thâm niên với tỷ lệ là 14%.
- Ví dụ 6: Đồng chí B là công chức quốc phòng, được Quân đội tuyển dụng từ tháng 3 năm 2011. Tháng 7 năm 2016 đồng chí công chức quốc phòng B không được hưởng phụ cấp thâm niên vì không thuộc đối tượng quy định tại
Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị
1. Cơ quan quản lý nhân sự
a) Căn cứ vào thời gian làm việc ghi trong hồ sơ của đối tượng quy định tại
b) Cơ quan quản lý nhân sự đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng tiếp nhận, thẩm định, kiểm tra, tổng hợp báo cáo Thường vụ, chỉ huy cùng cấp quyết định thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với các đối tượng.
2. Cơ quan tài chính
a) Căn cứ vào danh sách những trường hợp có sự thay đổi về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, cơ quan tài chính lập dự toán ngân sách tăng thêm theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt, gửi cơ quan tài chính cấp trên cho đến Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng;
b) Căn cứ vào Quyết định của Thủ trưởng đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt những trường hợp có sự thay đổi về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, cơ quan tài chính lập bảng cấp phát và chi trả phụ cấp thâm niên theo quy định.
3. Cơ quan, đơn vị
Căn cứ vào Quyết định của Thủ trưởng đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt những trường hợp có sự thay đổi về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, cơ quan, đơn vị thực hiện trích nộp bổ sung phần đóng bảo hiểm xã hội và điều chỉnh lại mức đóng trên sổ bảo hiểm xã hội; điều chỉnh lại mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
4. Bảo hiểm xã hội/Bộ Quốc phòng
Thực hiện truy thu đóng bảo hiểm xã hội; điều chỉnh lại lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng quy định tại
1. Đối với đơn vị dự toán, kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên do Ngân sách Quốc phòng đảm bảo và hạch toán vào Mục 6100, Tiểu mục 6115, Tiết mục: 10 (Sĩ quan), 20 (Quân nhân chuyên nghiệp), 30 (Công nhân quốc phòng), 40 (Viên chức quốc phòng); Ngành 00 “Phụ cấp thâm niên khác”.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên được hạch toán vào nguồn kinh phí của đơn vị theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với doanh nghiệp, kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên được hạch toán vào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp (được hạch toán bổ sung phần tăng thêm do truy lĩnh từ ngày 01 tháng 7 năm 2016).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 10 năm 2017. Thay thế Thông tư số 08/2015/TT-BQP ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với một số đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Bãi bỏ nội dung về phụ cấp thâm niên nghề quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 219/2013/TT-BQP ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với người bị tạm đình chỉ công tác, người bị tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
3. Chế độ phụ cấp thâm niên đối với công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng quy định tại Thông tư này được hưởng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
4. Viên chức quốc phòng khi được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Thông tư này thì vẫn tiếp tục được hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
1. Cục trưởng Cục Tài chính Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính) để nghiên cứu, giải quyết./.
- 1 Thông tư 219/2013/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với người bị tạm đình chỉ công tác, người bị tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử
- 2 Thông tư 08/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng
- 3 Thông tư 08/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng
- 1 Công văn 744/BHXH-TST năm 2017 thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với thân nhân công nhân và viên chức quốc phòng do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng ban hành
- 2 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định về tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3 Thông tư 207/2017/TT-BQP về hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương đối với công nhân quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 4 Quyết định 1696-QĐ/BTCTW năm 2017 về Quy chế xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng
- 6 Quyết định 1966/QĐ-CHK năm 2016 Quy chế nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công, viên chức và người lao động do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 7 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 8 Công văn 98/LĐTBXH-BHXH năm 2015 về phụ cấp thâm niên quân đội trong lương hưu do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành
- 9 Công văn 6499/BGDĐT-TCCB năm 2014 đề xuất giải quyết vướng mắc Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên trong lương hưu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10 Thông tư 91/2010/TT-BQP quy định việc chuyển chế độ phục vụ từ công chức, viên chức, công nhân quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 11 Nghị định 76/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 12 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 1 Công văn 98/LĐTBXH-BHXH năm 2015 về phụ cấp thâm niên quân đội trong lương hưu do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Thông tư 08/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng
- 3 Công văn 6499/BGDĐT-TCCB năm 2014 đề xuất giải quyết vướng mắc Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên trong lương hưu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Quyết định 1966/QĐ-CHK năm 2016 Quy chế nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công, viên chức và người lao động do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 5 Quyết định 1696-QĐ/BTCTW năm 2017 về Quy chế xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 6 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định về tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 7 Thông tư 91/2010/TT-BQP quy định việc chuyển chế độ phục vụ từ công chức, viên chức, công nhân quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 8 Công văn 744/BHXH-TST năm 2017 thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với thân nhân công nhân và viên chức quốc phòng do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng ban hành
- 9 Thông tư 142/2020/TT-BQP quy định về nội dung và phương pháp tổ chức kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề; cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, điều kiện miễn kiểm tra đánh giá trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân quốc phòng do Bộ Quốc phòng ban hành