BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/TT | Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 1990 |
VỀ VIỆC BỔ SUNG VÀ ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HỌC SINH CẤP 2 VÀ CẤP THPT
Từ năm 90-91 việc đánh giá xếp loại học sinh cấp 2 và cấp THPT được thực hiện theo Thông tư 29/TT ngày 6/10/1990. Trong quá trình thực hiện thông tư : 29/TT và lắng nghe các ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, Bộ thấy cần điều chỉnh và quy định thêm một số điểm cụ thể như sau:
A) Số lần kiểm tra đã quy định cho các môn học trong 1 học kỳ tại điểm 1a, mục 2, phần B của Thông tư 29/TT là: số lần kiểm tra tối thiểu phải có để có thể đánh giá tương đối đúng đắn sự chuyên cần học tập và kết quả học tập của 1 học sinh.
Vì vậy:
- Giáo viên có trách nhiệm tổ chức chặt chẽ nghiêm túc việc kiểm tra, bảo đảm cho mỗi học sinh được kiểm tra đủ số lần đã quy định, thiếu bài kiểm tra nào phải bù ngay cho đủ. Nếu thấy cần thiết, giáo viên có quyền tăng thêm số lần kiểm tra thường xuyên để đánh giá cho chính xác.
- Học sinh có trách nhiệm học tập nghiêm tức chuyên cần, tham gia đầy đủ số lần kiểm tra và phấn đấu đạt điểm cao trong các lần kiểm tra .
- Nếu học sinh thiếu bài kiểm tra nào sẽ phải làm bù bài kiểm tra đó. Nếu học sinh không chịu thực hiện bài kiểm tra bù sẽ được cho điểm không. Học sinh không chịu tham gia các lần kiểm tra thường xuyên trong học kỳ hoặc có tất cả các bài kiểm tra thường xuyên trong học kỳ về 1 môn học đều bị điểm không sẽ không được tham gia kiểm tra học kỳ về môn học đó.
B) Riêng về bài kiểm tra học kỳ:
Theo quy định của Thông tư 29/TT bài kiểm tra học kì có giá trị lớn .Vì vậy các trường phải tổ chức kiểm tra học kỳ thật nghiêm túc từ khâu ra đề thi kiểm tra, đến khâu coi, khâu chấm bài kiểm tra, nhằm đảm bảo:
Để kiểm tra, yêu cầu học sinh phải nắm thật vững các kiến thức căn bản nhất của môn học trong cả học kỳ.
Coi và chấm bài kiểm tra được khách quan, chính xác, ngăn ngừa được các hành động gian lận, quay cóp, thiếu trung thực.
Đánh giá được đúng thực chất việc dạy và học trong học kỳ.
ọc sinh thiếu bài kiểm tra học kỳ cần được kiểm tra bù. Nếu đã được báo mà không thực hiện kiểm tra bù học sinh sẽ được cho điểm không về bài kiểm tra học kỳ.
Bài kiểm tra học kì có giá trị lớn do đó việc chấm bài cần nghiêm ngặt chính xác hơn. Vì vậy từ nay khi chấm bài kiểm tra học kỳ giáo viên được quyền cho điểm toàn bài tới 0,5 điểm nếu thấy cần thiết. Trong trường hợp này sau khi chấm từng phần và cộng điểm từng phần thành điểm toàn bài giáo viên được làm tròn số theo quy định sau:
0,25 Điểm thành 0,5 điểm. Ví dụ: 5,25 - 5,5 điểm.
0,50 Điểm giữ nguyên. Ví dụ: 5,5 - 5,5 điểm.
0,75 Điểm thành 1 điểm. Ví dụ: 5,75 - 6,0 điểm.
Để đỡ phiền phức và lầm lẫn khi vào điểm, điểm toàn bài của các bài kiểm tra thường xuyên khác trong học kỳ vẫn cho đến 1 số nguyên như củ, không cho đến 0,5 điểm như bài kiểm tra học kỳ.
II/ VỀ CÁCH TÍNH ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN:
Để thúc đẩy việc học tập hàng ngày được nghiêm tức, chuyên cần hơn, nay điều chỉnh lại cách tính điểm trung bình môn nói trong điểm 1a, mục II X, phần B như sau:
Điểm trung bình các bài kiểm tra ( ĐTB kt) được tính hệ số 2 khi tham gia vào tính điểm trung bình môn từng học kỳ.
Cụ thể là:
ĐTB mhk = | ( ĐTB kt x 2 ) + ĐKT hk |
3 |
Những học sinh không có điểm trung bình các bài kiểm tra hoặc không có điểm kiểm tra học kỳ đều không được tính điểm trung bình bộ môn học kỳ và coi như không tham gia môn học đó, không được tính điểm trung bình các môn cả năm.
Khi tính điểm trung bình môn học kỳ cả năm cũng như tính điểm trung bình các môn học kỳ cả năm được phép lấy đến 1 chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số theo quy định đã được áp dụng từ năm 1974 đến nay, cụ thể như sau:
Từ 0,04 điểm trở xuống không tính.
Từ 0,05 điểm 0,09 được tính thành 0,1
Ví dụ: 6,64 trở xuống thành : 6,6.
6,65 trở lên thành : 6,7.
III/ VỀ TIÊU CHUẨN XẾP LOẠI HỌC LỰC:
Để thúc đẩy việc học tập đều hơn về các môn học, không xảy ra tình trạng học sinh được xếp loại khá giỏi mà có những môn quá kém nhất là các môn có hệ số 2, toàn bộ điểm 2, mục III, phần B của Thông tư 29/TT được thay bằng quy định mới sau đây:
Căn cứ vào điểm trung bình các môn từng học kỳ và cả năm, xếp loại học lực được quy định thành 5 loại : Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém. Tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- Loại giỏi: Điểm trung bình các môn từ 8,0 trở lên.
Không có môn nào bị điểm trung bình dưới : 6,5.
- Loại khá: Điểm trung bình các môn từ 6,5 trở lên đến 7,9.
Không có môn nào bị điểm trung bình dưới 5,0.
- Loại trung bình: Điểm trung bình các môn từ 5,0 trở lên đến 6,4.
Không có môn nào bị điểm trung bình dưới 3,5.
- Loại yếu: Điểm trung bình các môn từ 3,3 trở lên đến 4,9.
Không có môn nào bị điểm trung bình dưới 2,0.
- Loại kém: Những trường hợp còn lại.
Nếu do điểm trung bình của 1 môn quá kém làm cho học sinh bị xếp loại học lực xuống từ 2 bậc trở lên ( từ giỏi xuống trung bình, khá xuống yếu, . . .Trung bình xuống kém) thì học sinh được chiếu cố chỉ hạ xuống 1 bậc ( từ giỏi lẽ ra xuống trung bình hoặc thấp hơn được xếp khá,từ khá xuống yếu hoặc kém được xếp trung bình, từ trung bình xuống kém được xếp yếu ).
Những điều bổ sung và điều chỉnh này được áp dụng từ học kỳ II năm học 90-91 để tính xếp loại học lực của học kỳ 2 và cả năm. Điểm trung bình từng môn của học kỳ 1 và điểm trung bình các môn của học kỳ 1 giữ nguyên như củ không điều chỉnh sửa chữa nữa.
Những điểm đã nói trong TT 29/TT ngày 6/10/90 mà Thông tư này không đề cập đến được giữ nguyên như củ.
Vụ giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm hướng dẫn việc đánh giá cho điểm về môn kỹ thuật, môn TD quốc phòng, hướng dẫn áp dụng Thông tư 29/TT và Thông tư này trong việc đánh giá xếp loại học lực ở các lớp phân ban và lớp chuyên.
KT.BỘ TRƯỞNG BỘ GD&ĐT |