BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/1999/TT-BLĐTB&XH | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 1999 |
HƯỚNG DẪN VIỆC CHI TRẢ TRỢ CẤP MỘT LẦN ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC.
Thi hành Điều 1, Nghị định số 66/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng;
Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính tại văn bản số 4888TC/HCSN ngày 27 tháng 9 năm 1999, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể việc chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:
1/ Đối tượng: Người hoạt động kháng chiến quy định tại Điều 1-Nghị định số 66/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ được chi trả trợ cấp một lần tính theo thâm niên tham gia kháng chiến.
2/ Phạm vi:
Người hoạt động kháng chiến đã được khen thưởng Huân chương, Huy chương tổng kết thành tích kháng chiến đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ mà chưa được hưởng trợ cấp kháng chiến thì được chi trả trợ cấp một lần tính theo thâm niên tham gia kháng chiến.
Người hoạt động kháng chiến được chi trả trợ cấp kháng chiến một lần tính theo thâm niên tham gia kháng chiến, cứ mỗi năm hoạt động kháng chiến được trợ cấp 120.000đồng. Trường hợp thời gian hoạt động kháng chiến có tháng lẻ thì từ 6 tháng trở lên được tính là một năm, dưới 6 tháng được tính 1/2năm.
1/ Người hoạt động kháng chiến quy định tại mục I của Thông tư này làm bản khai cá nhân (mẫu số 1) có chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến:
+ Đối với người đã về nghỉ hưởng chế độ: cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội căn cứ hồ sơ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh (hoặc hồ sơ đang quản lý tại cơ quan Bảo hiểm Xã hội) để chứng nhận vào bản khai của từng người.
+ Đối với người không thoát ly công tác nhưng là đảng viên: cấp uỷ có thẩm quyền căn cứ hồ sơ, lý lịch đảng viên để chứng nhận vào bản khai của từng người.
+ Đối với người không thoát ly, không phải là đảng viên: cơ quan Thi đua khen thưởng quận, huyện căn cứ hồ sơ được khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến để xác định thời gian hoạt động kháng chiến và chứng nhận vào bản khai của từng người (trường hợp cơ quan thi đua khen thưởng không có con dấu riêng thì Văn phòng Uỷ ban Nhân dân cùng cấp chứng thực chữ ký của người chứng nhận).
+ Đối với người đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền căn cứ vào hồ sơ, lý lịch cán bộ đang lưu giữ tại cơ quan, đơn vị để lập danh sách, chứng nhận vào bản khai của từng người theo hướng dẫn quy định tại Thông tư số 12/1999/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 4 năm 1999 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, chuyển đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người đó công tác hoặc cư trú (nếu đã thôi công tác).
2/ Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận, huyện tiếp nhận bản khai có chứng nhận đã được khen thưởng tổng kết kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của từng người do cấp xã hoặc các cơ quan, đơn vị gửi đến, kiểm tra các yếu tố, bảo đảm chính xác thì lập thành danh sách theo nội dung quy định (mẫu số 2), báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
3/ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:
- Tiếp nhận, kiểm tra, soát xét danh sách người hoạt động kháng chiến do Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội (hoặc Phòng Tổ chức Lao động Xã hội) gửi đến, lập thành danh sách (mẫu số 2). Danh sách này lập thành 2 bản:1 bản lưu tại Sở, 1 bản gửi cho Phòng LĐTBXH quận, huyện.
Danh sách chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến được khen thưởng trước ngày 1 tháng 1 năm 1995 và khen thưởng từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 trở về sau lập thành 2 danh sách riêng.
- Trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duyệt và quyết định danh sách người hoạt động kháng chiến đủ điều kiện hưởng trợ cấp một lần.
- Lập 5 bản tổng hợp (mẫu số 3) gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội 3 bản.
- Trên cở sở phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ký quyết định chi trả trợ cấp một lần cho từng người (mẫu số 4); quyết định lập thành 2 bản (1 bản lưu cùng hồ sơ tại Sở, 1 bản gửi cho đương sự).
- Tổ chức thực hiện việc chi trả trợ cấp một lần cho đối tượng và quyết toán theo quy định hiện hành.
1/ Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội uỷ quyền cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duyệt và quyết định danh sách người hoạt động kháng chiến đủ điều kiện được hưởng trợ cấp một lần. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc chi trả trợ cấp quy định tại Thông tư này.
2/ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ, lập kế hoạch, tổ chức chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến.
3/ Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp một lần cho người hoạt động kháng chiến do ngân sách Trung ương cấp uỷ quyền cho địa phương theo dự toán hàng năm.
4/ Chế độ báo cáo hàng tháng và quý:
Trước ngày 20 hàng tháng (đối với báo cáo tháng) và trước ngày 25 của tháng cuối quý (đối với báo cáo 3 tháng) các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội gửi 3 bản tổng hợp về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Cục Thương binh Liệt sĩ và Người có công).
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ thông báo kinh phí tiếp theo cho những tỉnh, thành phố đã có báo cáo quyết toán hàng quý, hàng tháng theo quy định.
5/ Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 8 năm 1999.
Hồ sơ người hoạt động kháng chiến do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tiếp nhận trước ngày 31 tháng 8 năm 1999 đến nay nhưng chưa chi trả trợ cấp thì cũng thực hiện theo quy định của Thông tư này.
Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
6/ Việc chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến thuộc phạm vi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý thì do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện sau khi thống nhất với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
- 1 Thông tư 25/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc do Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Thông tư 25/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc do Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội ban hành
- 1 Thông tư 18/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ trợ cấp đối với người có công giúp đỡ cách mạng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Thông tư 08/2002/TT-BLĐTBXH bổ sung thủ tục hồ sơ chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Nghị định 66/1999/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi điều 21 Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng
- 4 Thông tư 12/1999/TT-BLĐTBXH sửa đổi mẫu bản khai đối với một số đối tượng có công với cách mạng và lập hồ sơ người hoạt động kháng chiến đang công tác tại cơ quan đơn vị do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 1 Thông tư 25/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc do Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Thông tư 08/2002/TT-BLĐTBXH bổ sung thủ tục hồ sơ chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư 18/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ trợ cấp đối với người có công giúp đỡ cách mạng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành