BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 244/2016/TT-BTC | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2016 |
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ CUNG CẤP THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đối với trường hợp công dân Việt Nam, người nước ngoài yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Thông tư này áp dụng đối với người nộp và tổ chức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải nộp phí theo quy định tại Thông tư này.
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia (Bộ Tư pháp) và Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tổ chức thu phí.
Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp thực hiện như sau:
Stt | Nội dung thu | Mức thu |
1 | Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp | 200.000 |
2 | Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ). | 100.000 |
Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.
1. Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi.
3. Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật.
4. Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
5. Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.
1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 7. Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí là Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia được trích lại 85% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Số tiền trích để lại cho tổ chức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là 100% và được phân bổ như sau:
a) Tổ chức thu phí trích chuyển cho Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60% số tiền phí được để lại, tương ứng với số lượng hồ sơ yêu cầu xác minh đã được hoàn thành, để trang trải cho các nội dung liên quan đến cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bao gồm: Chi mua văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, công tác phí; chi bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, mua sắm vật tư, phương tiện lưu giữ, xử lý, bảo quản hồ sơ; chi hỗ trợ cho người tham gia phối hợp với Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát và các Sở Tư pháp trong việc liên hệ, đôn đốc, theo dõi, đối trừ các hồ sơ được miễn giảm phí, đối soát hồ sơ và kinh phí, tổng hợp thông tin, nhận và chuyển kết quả hồ sơ tra cứu, xác minh của cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát và các khoản chi khác có liên quan đến việc tra cứu, cung cấp thông tin phục vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Việc trích chuyển được thực hiện thông qua Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, mỗi quý một lần trên cơ sở tổng số hồ sơ yêu cầu xác minh đã được Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia xác nhận.
Trong trường hợp nhiều cơ quan phối hợp xác minh thông tin, thì ngoài khoản trích chuyển cho Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, tổ chức thu phí hỗ trợ cho mỗi cơ quan khác thực hiện xác minh 25.000 đồng/yêu cầu.
b) Tổ chức thu phí sử dụng số tiền phí còn lại để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ.
2. Đối với tổ chức thu phí là Sở Tư pháp:
a) Tổ chức thu phí trích 4% số tiền phí thu được chuyển về tài khoản của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia để Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia sử dụng trang trải chi phí cho các nội dung chi quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành
Số tiền còn lại cho tổ chức thu phí được xác định là 100% và sau khi phân bổ như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì tổ chức thu phí phải nộp vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
b) Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thì trích 4% số tiền phí thu được chuyển về tài khoản của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia để Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia sử dụng trang trải chi phí cho các nội dung chi quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ, trích lại 81% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Số tiền trích lại cho tổ chức thu phí quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được xác định là 100% và được phân bổ như quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
- 1 Công văn 44/TTLLTPQG-HCTH năm 2017 hướng dẫn thực hiện Thông tư 244/2016/TT-BTC do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia ban hành
- 2 Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật phí và lệ phí
- 3 Luật phí và lệ phí 2015
- 4 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6 Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 7 Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Công văn 144/TTLLTPQG-TN&XLTT năm 2013 hướng dẫn yêu cầu xác minh thông tin lý lịch tư pháp để cấp Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia ban hành
- 9 Công văn 4669/BTP-TTLLTPQG thực hiện Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 10 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành
- 1 Thông tư 174/2011/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành
- 3 Công văn 4669/BTP-TTLLTPQG thực hiện Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 4 Công văn 144/TTLLTPQG-TN&XLTT năm 2013 hướng dẫn yêu cầu xác minh thông tin lý lịch tư pháp để cấp Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia ban hành