Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THANH TRA CHÍNH PHỦ
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

Số: 2442/2007/TT-TTCP

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2007

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2007/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về Minh bạch tài sản, thu thập;
Căn cứ Nghị định số 55/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều về việc kê khai, xác minh tài sản, thu nhập, kết luận và công khai bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập như sau:

Phần 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I . PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Thông tư này hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 9/3/2007 của Chính phủ về Minh bạch tài sản, thu nhập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2007/NĐ-CP) về kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi tắt là kê khai); xác minh tài sản, thu nhập (sau đây gọi tắt là xác minh); kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập (sau gọi tắt là kết luận); công khai bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi tắt là công khai bản kết luận).

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP;

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai công tác; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu xác minh; cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xác minh, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhân có liên quan.

III. KÊ KHAI LẦN ĐẦU, KÊ KHAI BỔ SUNG

1. Kê khai lần đầu là việc người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai hằng năm lần đầu tiên hoặc kê khai phục vụ việc bổ nhiệm (bao gồm bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý và bổ nhiệm vào ngạch công chức là đối tượng phải kê khai) mà chưa kê khai lần nào theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 37/2007/NĐ-CP và Thông tư này. Việc kê khai lần đầu này thực hiện theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP.

Việc kê khai vào tháng 12 năm 2007 được coi là kê khai lần đầu. Những người đã kê khai để phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; bầu, phê chuẩn các chức danh tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc phục vụ bổ nhiệm trong năm 2007 sau ngày Nghị định số 37/2007/NĐ-CP có hiệu lực cũng là kê khai lần đầu.

Đối với những người có nghĩa vụ kê khai theo Danh sách quy định tại Khoản 11 Điều 6 Nghị định 37/2007/NĐ-CP mà chưa thực hiện việc kê khai vào tháng 12 năm 2007 vì chưa có Danh sách thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, các Trưởng ban của các Ban của Trung ương Đảng, người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính – xã hội phải tổ chức kê khai ngay sau khi Danh sách này được Thủ tướng Chính phủ ban hành và đây là kê khai lần đầu, trừ trường hợp đã kê khai phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

2. Kê khai bổ sung là việc người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai hằng năm từ lần thứ hai trở đi hoặc kê khai phục vụ việc bổ nhiệm mà trước đây đã thực hiện kê khai lần đầu theo quy định tại điểm 1, Mục này. Việc kê khai này được thực hiện theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Các trường hợp kê khai từ sau tháng 12 năm 2007, bao gồm kê khai hằng năm từ năm 2008 trở đi và kê khai phục vụ bổ nhiệm được coi là kê khai bổ sung.

Những trường hợp đã kê khai trong năm 2007 phục vụ bầu cử, bổ nhiệm thì tháng 12 năm 2007 vẫn kê khai bổ sung theo Mẫu số 1.

3. Bản kê khai lần đầu thực hiện theo quy định tại điểm 1 Mục này là bản gốc, được dùng làm căn cứ để so sánh, đối chiếu với các bản kê khai bổ sung. Bản kê khai gốc thay thế các bản kê khai trước khi Nghị định số 37/2007/NĐ-CP có hiệu lực.

IV. NGHĨA VỤ KÊ KHAI

Người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP phải thực hiện việc kê khai hằng năm và kê khai phục vụ việc bổ nhiệm. Người có nghĩa vụ kê khai phải tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về nội dung và sự trung thực của việc kê khai.

Phần 2

KÊ KHAI HẰNG NĂM VÀ KÊ KHAI PHỤC VỤ BỔ NHIỆM

I . TRÌNH TỰ KÊ KHAI HẰNG NĂM

1. Để đảm bảo công tác kê khai đúng các quy định và thời hạn, tháng 11 hằng năm, căn cứ quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phê duyệt.

Việc phê duyệt hoàn thành chậm nhất là ngày 30 tháng 11 hằng năm.

2. Sau khi danh sách người có nghĩa vụ kê khai được phê duyệt, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ phát mẫu bản kê khai và hướng dẫn kê khai:

a) Nếu là kê khai lần đầu thì phát Mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP;

b) Nếu là kê khai bổ sung thì phát Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai và nộp bản kê khai cho đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được Mẫu bản kê khai.

4. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được bản kê khai, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ phải kiểm tra lại bản kê khai; nếu thấy việc kê khai chưa đúng mẫu quy định thì yêu cầu kê khai lại; thời hạn kê khai lại là năm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Khi tiếp nhận bản kê khai, người tiếp nhận phải làm Giấy giao nhận theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định 37/2007/NĐ-CP và ký nhận.

Việc kê khai và nộp bản kê khai có thể chậm hơn các thời hạn nói trên nếu người có nghĩa vụ kê khai có lý do chính đáng (ốm, đi công tác vắng,…)

5. Việc lưu giữ bản kê khai thực hiện như sau:

a) Nếu người kê khai không thuộc diện cấp ủy quản lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì bản kê khai được lưu cùng hồ sơ cán bộ của người đó tại đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ;

b) Nếu người kê khai thuộc diện cấp ủy quản lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ sao y 03 bản; nộp bản gốc cho ban tổ chức cấp ủy cùng cấp; lưu 01 bản sao tại đơn vị mình; gửi 01 bản sao cho ủy ban kiểm tra cấp ủy cùng cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ và gửi 01 bản sao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp (để phục vụ công tác giám sát và xác minh, khi cần thiết).

6. Tất cả các hoạt động trên phải hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm kê khai.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KÊ KHAI PHỤC VỤ VIỆC BỔ NHIỆM

1. Khi có kế hoạch, dự kiến bổ nhiệm thì người cấp thẩm quyền bổ nhiệm yêu cầu người dự kiến được bổ nhiệm thực hiện việc kê khai.

Nếu người dự kiến được bổ nhiệm chưa kê khai lần đầu thì phát Mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP; nếu đã kê khai lần đầu thì phát Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thời hạn kê khai, nộp bản kê khai do người có thẩm quyền bổ nhiệm ấn định để bảo đảm việc bổ nhiệm được thực hiện theo đúng quy trình, nhưng phải hoàn thành trước thời điểm lấy phiếu tín nhiệm và đảm bảo đủ thời gian 10 ngày cho người kê khai thực hiện việc kê khai.

Phần 3

XÁC MINH, KẾT LUẬN, CÔNG KHAI BẢN KẾT LUẬN PHỤC VỤ BỔ NHIỆM, BÃI NHIỆM, MIỄN NHIỆM, KỶ LUẬT

I. XÁC MINH TÀI SẢN, THU NHẬP

1. Căn cứ, thẩm quyền yêu cầu xác minh; trình tự, thủ tục xác minh

1.1. Khi có những căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 37/2007/NĐ-CP thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định 37/2007/NĐ-CP có trách nhiệm ra yêu cầu xác minh.

Riêng đối với tố cáo hoặc phản ánh về vấn đề tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thì tố cáo hoặc phản ánh đó chỉ được coi là căn cứ ra yêu cầu xác minh nếu có nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có căn cứ để xác định về sự không trung thực trong kê khai của người có nghĩa vụ kê khai và người tố cáo, phản ánh nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cam kết hợp tác đầy đủ, cung cấp tài liệu mà mình có cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh. Đối với các tố cáo, phản ánh giấu tên, mạo tên thì không xem xét để ra yêu cầu xác minh.

1.2. Trình tự, thủ tục xác minh được thực hiện theo quy định tại các điều 18, 21, 23, 24, 25, 27, 28, 29 và 32 Nghị định 37/2007/NĐ-CP.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân ra quyết định xác minh

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ra quyết định xác minh theo quy định tại Điều 19 Nghị định 37/2007/NĐ-CP được xác định như sau:

2.1. Cấp ủy các cấp ra quyết định xác minh đối với người dự kiến được xác minh là cán bộ thuộc diện cấp mình quản lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

Riêng đối với người dự kiến được xác minh là cán bộ thuộc diện ban thường vụ đảng ủy xã, phường, thị trấn quản lý thì ban thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ra quyết định xác minh.

2.2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người dự kiến được xác minh ra quyết định xác minh đối với người đang công tác tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước mà không thuộc diện quy định tại điểm 2.1. Mục này.

Riêng đối với người dự kiến được xác minh là cán bộ, công chức cấp xã thì người ra quyết định xác minh là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Việc cử người xác minh, thành lập đoàn xác minh

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 37/2007/NĐ-CP, người có thẩm quyền ra quyết định xác minh xem xét, cân nhắc để quyết định việc cử người xác minh hoặc thành lập đoàn xác minh đảm bảo khách quan, trung thực, kịp thời theo đúng mục đích, yêu cầu của việc xác minh; trường hợp việc xác minh có nội dung, tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, địa bàn thì phải thành lập đoàn xác minh.

4. Giải trình về việc kê khai

4.1. Trước khi ra quyết định xác minh, người có thẩm quyền ra quyết định xác minh phải có văn bản yêu cầu người dự kiến được xác minh giải trình về số lượng, đặc điểm, biến động tài sản, thu nhập (nếu có).

4.2. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu giải trình, người được yêu cầu phải có văn bản giải trình về các nội dung được yêu cầu và gửi cho người có thẩm quyền ra quyết định xác minh.

4.3. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản giải trình, người có thẩm quyền ra quyết định xác minh phải xem xét, cân nhắc việc ra quyết định xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 37/2007/NĐ-CP.

Trong trường hợp thấy nội dung giải trình có căn cứ, thể hiện người giải trình đã kê khai trung thực, việc xác minh là không cần thiết thì người có thẩm quyền sẽ không ra quyết định xác minh và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành xác minh

5.1. Trong trường hợp người được xác minh thuộc diện cấp ủy quản lý theo quy định về cấp quản lý cán bộ thì cơ quan tiến hành xác minh được xác định như sau:

a) Ùy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành xác minh nếu người được xác minh là cán bộ thuộc diện Bộ chính trị, Ban Bí thư quản lý; trường hợp cần thiết thì trưng tập cán bộ của Thanh tra Chính phủ tham gia xác minh;

b) Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tiến hành xác minh nếu người được xác minh là cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quản lý; trường hợp cần thiết thì trưng tập cán bộ của thanh tra tỉnh, thanh tra bộ tham gia xác minh;

c) Ủy ban kiểm tra huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh tiến hành xác minh nếu người được xác minh là cán bộ thuộc diện ban thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ban thường vụ đảng ủy xã, phường, thị trấn quản lý, trường hợp cần thiết thì trưng tập cán bộ của thanh tra huyện, thanh tra sở tham gia xác minh.

5.2. Trong trường hợp người được xác minh là cán bộ đang công tác tại các cơ quan của Đảng ở Trung ương và địa phương mà không thuộc diện do cấp ủy quản lý thì đơn vị tiến hành xác minh được xác định như sau:

a) Đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ cùa cơ quan Đảng ở cấp Trung ương, cấp tỉnh tiến hành xác minh đối với người được xác minh đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;

b) Ban Tổ chức huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh tiến hành xác minh đối với người được xác minh đang công tác tại cơ quan Đảng ở cấp huyện, cấp xã.

5.3. Trong trường hợp người được xác minh không thuộc diện cấp ủy quản lý, không phải là cán bộ đang công tác tại các cơ quan của Đảng ở Trung ương và địa phương thì cơ quan tiến hành xác minh được xác định như sau:

a) Ở cấp Trung ương, thanh tra bộ tiến hành xác minh nếu người được xác minh đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. Trong trường hợp cần thiết thì thanh tra bộ chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ tham gia xác minh.

Ở các cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước thỉ đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan đó tiến hành xác minh.

b) Ở cấp tỉnh, thanh tra tỉnh tiến hành xác minh nếu người được xác minh đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm phục vụ cho việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kỷ luật thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp cần thiết thì thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của sở nội vụ, của thanh tra sở tham gia xác minh.

Ở các cơ quan cấp tỉnh của các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội – nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước thỉ đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan đó tiến hành xác minh.

Thanh tra sở tiến hành xác minh nếu người được xác minh đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc sở nhằm phục vụ cho việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kỷ luật thuộc thẩm quyền quyết định của giám đốc sở. Trong trường hợp cần thiết thì thanh tra sở chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc sở tham gia xác minh.

c) Ở cấp huyện, thanh tra huyện tiến hành xác minh nếu người được xác minh công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhằm phục vụ việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kỷ luật thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong trường hợp cần thiết thì thanh tra huyện chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của phòng nội vụ - lao động, thương binh và xã hội và phòng, ban chuyên môn có liên quan của Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia xác minh.

Ở cơ quan cấp huyện của các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội –nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước thì người có thẩm quyền ra quyết định xác minh quy định tại điểm 2.2 Mục I Phần 3 Thông tư này giao cho cán bộ do mình quản lý tiến hành xác minh; trường hợp cần thiết để đảm bảo việc xác minh khách quan, chính xác, kịp thời thì có văn bản đề nghị ủy ban kiểm tra cấp huyện phối hợp tiến hành xác minh.

Nếu người được xác minh là cán bộ, công chức cấp xã thì thanh tra huyện tiến hành xác minh. Trong trường hợp cần thiết thì thanh tra huyện chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của phòng nội vụ - lao động, thương binh và xã hội và phòng, ban chuyên môn có liên quan của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cán bộ, công chức cấp xã tham gia việc xác minh.

d) Ở doanh nghiệp của Nhà nước, đơn vị phụ trách công tác, tổ chức cán bộ tiến hành xác minh đối với người được xác minh đang công tác tại doanh nghiệp đó. Đối với người được cử đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp thì người có thẩm quyền ra quyết định xác minh giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp tiến hành xác minh; trường hợp không có cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp thì giao cho đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tiến hành việc xác minh.

II. KẾT LUẬN, CÔNG KHAI BẢN KẾT LUẬN

1. Bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai thực hiện theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP và phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

1.1. Nếu nội dung kê khai phù hợp với kết quả xác minh thì bản kết luận chỉ ghi: “nội dung kê khai phù hợp với kết quả xác minh” (không khi các thông tin về tài sản, thu nhập của người được xác minh);

1.2. Nếu nội dung kê khai không phù hợp với kết quả xác minh thì bản kết luận phải ghi rõ loại tài sản, thu nhập nào có sự chênh lệch, phần chênh lệch cụ thể giữa bản kê khai và kết quả xác minh; đối với những tài sản, thu nhập đã được kê khai phù hợp với kết quả xác minh thì không nêu tại bản kết luận.

2. Việc công khai bản kết luận được thực hiện như sau:

2.1. Đối với việc xác minh phục vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật thì người có thẩm quyền kết luận phải ra quyết định công khai bản kết luận đó ngay sau khi bản kết luận được ban hành.

2.2. Đối với việc xác minh theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ra kết luận phải ra quyết định công khai bản kết luận đó trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu công khai.

2.3. Bản kết luận được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai làm việc. Hình thức và thời hạn công khai do người ra quyết định công khai lựa chọn phù hợp với mục đích, yêu cầu, thời hạn của việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Phần 4

KÊ KHAI, XÁC MINH, KẾT LUẬN, CÔNG KHAI BẢN KẾT LUẬN PHỤC VỤ VIỆC BẦU CỬ, BÃI NHIỆM ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI; BẦU, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM CÁC CHỨC DANH DO QUỐC HỘI BẦU, PHÊ CHUẨN

I. KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP

1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội phải kê khai theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự, thủ tục kê khai và nộp bản kê khai thực hiện theo quy định của Hội đồng bầu cử.

II. YÊU CẦU XÁC MINH, RA QUYẾT ĐỊNH XÁC MINH TÀI SẢN, THU NHẬP

1. Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu xác minh đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử vào các chức danh được Quốc hội bầu, phê chuẩn khi có một trong các căn cứ sau đây:

1.1. Khi có kết luận của ủy ban kiểm tra Đảng, cơ quan thanh tra nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra về trách nhiệm của người ứng cử, người dự kiến được bầu, phê chuẩn do để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý hoặc có liên quan đến vụ việc, vụ án tham nhũng.

1.2. Khi có tố cáo hoặc phản ánh về vấn đề tài sản, thu nhập của người ứng cử, người dự kiến được bầu, phê chuẩn mà tố cáo, phản ánh đó có nội dung rõ ràng, có căn cứ để xác minh về sự không trung thực trong kê khai; người tố cáo, phản ánh nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cam kết hợp tác, cung cấp tài liệu mà mình có cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền.

Tố cáo, phản ánh về vấn đề tài sản, thu nhập của người ứng cử, người dự kiến được bầu, phê chuẩn phải được xem xét, giải quyết kịp thời theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2. Sau khi xem xét, cân nhắc các căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP và Thông tư này, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , Ủy ban bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu xác minh để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xác minh.

Việc ra văn bản yêu cầu xác minh được thực hiện chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày hiệp thương lần cuối cùng để phục vụ việc lập danh sách người ứng cử, ba mươi ngày trước ngày bầu cử để phục vụ việc việc bầu cử đại biều Quốc hội, ba mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội để phục vụ việc bầu, phê chuẩn tại Quốc hội.

Trong trường hợp thật cần thiết thì việc ra văn bản yêu cầu xác minh có thể được thực hiện sau thời hạn nêu trên, nhưng phải tạm ngưng mười ngày trước ngày bầu cử, phê chuẩn.

Những trường hợp có căn cứ để tiến hành xác minh phát sinh sau thời hạn mười ngày nói trên sẽ tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

3. Trường hợp người được xác minh là cán bộ thuộc diện cấp ủy Đảng quản lý, là cán bộ công tác tại cơ quan Đảng thì việc yêu cầu và ra quyết định xác minh được thực hiện như sau:

3.1. Nếu người được xác minh là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (kể cả đang công tác tại địa phương) thì Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh gửi đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ ra quyết định xác minh;

3.2. Nếu người được xác minh là cán bộ thuộc diện ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương quản lý thì Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh gửi đến ủy ban kiểm tra đảng ủy trực thuộc Trung ương để tổng hợp, trình ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương ra quyết định xác minh;

3.3. Nếu người được xác minh là cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, ban thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh, ban thường vụ đảng ủy xã, phường, thị trấn quản lý hoặc là cán bộ công tác tại cơ quan Đảng ở địa phương thì Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh gửi đến Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương để tổng hợp, trình ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương ra quyết định xác minh.

4. Trong trường hợp người được xác minh công tác tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước mà không thuộc diện ban thường vụ cấp ủy Đảng ở Trung ương, địa phương quản lý thì việc yêu cầu và ra quyết định xác minh được thực hiện như sau:

4.1. Nếu người được xác minh là cán bộ đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp Trung ương thì Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu xác minh gửi đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người được xác minh công tác để ra quyết định xác minh và giao thanh tra bộ tiến hành xác minh, nơi không có thanh tra bộ thì giao Vụ hoặc Ban Tổ chức, cán bộ tiến hành xác minh;

4.2. Nếu người được xác minh là cán bộ đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) thì Ủy ban bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để ra quyết định xác minh và giao thanh tra cấp tỉnh tiến hành xác minh.

5. Trong trường hợp người được xác minh không làm việc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước thì Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra văn bản yêu cầu xác minh gửi đến thanh tra tỉnh nơi người được xác minh ứng cử để thanh tra tỉnh ra quyết định xác minh và tiến hành xác minh.

III. CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TIẾN HÀNH XÁC MINH

1. Trong trường hợp người được xác minh là cán bộ thuộc diện cấp ủy Đảng quản lý thì cơ quan tiến hành xác minh được xác định như sau:

1.1. Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành xác minh nếu người được xác minh là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý hoặc là cán bộ công tác tại các cơ quan của Đảng ở Trung ương. Trong trường hợp cần thiết thì Ủy ban Kiểm tra trung ương trưng tập cán bộ của Thanh tra Chính phủ tham gia xác minh;

1.2. Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tiến hành xác minh nếu người được xác minh là cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, ban thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh, ban thường vụ đảng ủy xã, phường, thị trấn quản lý hoặc là cán bộ công tác tại cơ quan Đảng ở địa phương. Trong trường hợp cần thiết thì ủy ban kiểm tra trưng tập cán bộ của thanh tra bộ, thanh tra tỉnh, cán bộ của ủy ban kiểm tra huyện uỷ, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh, cán bộ của thanh tra huyện, thanh tra sở tham gia xác minh.

2. Trong trường hợp người được xác minh không thuộc diện cán bộ do ban thường vụ cấp ủy Đảng quản lý và đang công tác tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước thì cơ quan tiến hành xác minh được xác định cụ thể như sau:

2.1. Thanh tra bộ hoặc Vụ Tổ chức, cán bộ, Ban Tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp Trung ương tiến hành xác minh đối với người được xác minh đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;

2.2. Thanh tra tỉnh tiến hành xác minh nếu người được xác minh đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã). Trong trường hợp cần thiết thì thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của sở nội vụ, thanh tra huyện, thanh tra sở tham gia xác minh.

3. Thanh tra tỉnh nơi người được xác minh ứng cử ra quyết định xác minh và tiến hành xác minh nếu người được xác minh không làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước. Trong trường hợp cần thiết, thanh tra tỉnh trưng tập cán bộ của thanh tra huyện, thanh tra sở tham gia việc xác minh. Kết luận xác minh được gửi tới Ủy ban bầu cử cấp tỉnh để công khai, đồng thời, thanh tra tỉnh có trách nhiệm báo cáo với Thanh tra Chính phủ về kết quả xác minh và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của Báo cáo đó.

IV. KẾT LUẬN VÀ CÔNG KHAI BẢN KẾT LUẬN VỀ SỰ MINH BẠCH TRONG KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP

1. Bản kết luận được thực hiện theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP và được thực hiện như quy định tại điểm 1 Mục II phần 3 Thông tư này.

2. Việc công khai bản kết luận đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện như sau:

2.1. Khi cơ quan, tổ chức đã ra văn bản yêu cầu xác minh có văn bản yêu cầu công khai thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã ra kết luận về sự minh bạch trong kê khai quyết định việc công khai bản kết luận đó.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân quyết định việc công khai thì tự mình công khai hoặc đề nghị, ủy nhiệm để Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử hoặc Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc công khai bản kết luận.

2.2. Bản kết luận đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội được công khai tại hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú của người đó.

Hình thức công khai khác do Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét, quyết định.

3. Việc công khai bản kết luận đối với người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội được thực hiện như sau:

3.1. Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản yêu cầu công khai thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kết luận có thẩm quyền quyết định việc công khai bản kết luận đó.

3.2. Bản kết luận đối với người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội được công khai đối với đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội.

Phần 5

KÊ KHAI, XÁC MINH, KẾT LUẬN, CÔNG KHAI BẢN KẾT LUẬN PHỤC VỤ VIỆC BẦU CỬ, BÃI NHIỆM ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN; BẦU, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM CÁC CHỨC DANH DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN BẦU, PHÊ CHUẨN; PHÊ CHUẨN CÁC CHỨC DANH DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN BẦU

I. KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP

Việc kê khai đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Hội đồng nhân dân được thực hiện như đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội nêu tại Mục I Phần 4 Thông tư này.

II. YÊU CẦU XÁC MINH, RA QUYẾT ĐỊNH XÁC MINH, KẾT LUẬN VÀ CÔNG KHAI BẢN KẾT LUẬN

Việc xác minh, công khai bản kết luận đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, người ứng cử vào các chức danh được Hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 37/2007/NĐ-CP, Mục II Phần 4 Thông tư này; cụ thể như sau:

1. Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì thực hiện như sau:

1.1. Nếu người ứng cử là cán bộ thuộc diện Ban thường vụ cấp ủy Đảng quản lý hoặc là cán bộ công tác tại cơ quan Đảng thì:

a) Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu xác minh, yêu cầu công khai bản kết luận;

b) Ủy ban kiểm tra Đảng cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan tiếp nhận yêu cầu, tổng hợp, trình ban thường vụ cấp ủy cùng cấp ra quyết định xác minh;

c) Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, ban thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xác minh, ra kết luận xác minh, quyết định việc công khai bản kết luận;

d) Ủy ban kiểm tra Đảng cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan tiến hành xác minh.

1.2. Nếu người ứng cử không thuộc diện nêu tại điểm 1.1 Mục này thì:

a) Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu xác minh, yêu cầu công khai bản kết luận;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là người có thẩm quyền ra quyết định xác minh, ra kết luận xác minh, quyết định việc công khai bản kết luận;

c) Thanh tra tỉnh, thanh tra huyện là cơ quan tiến hành xác minh.

Trong trường hợp cần thiết thì thanh tra tỉnh, thanh tra huyện chủ trì, phối hợp, trưng tập cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiến hành việc xác minh.

2. Riêng đối với việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã thì thực hiện như sau:

2.1. Nếu người ứng cử là cán bộ thuộc diện ban thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh quản lý thì:

a) Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh, yêu cầu, đề nghị công khai bản kết luận;

b) Ủy ban kiểm tra Đảng cấp huyện là cơ quan tiếp nhận yêu cầu, tổng hợp, trình ban thường vụ cấp ủy cùng cấp ra quyết định xác minh;

c) Ban thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xác minh, ra kết luận xác minh, quyết định công khai bản kết luận;

d) Ủy ban kiểm tra Đảng cấp huyện là cơ quan tiến hành xác minh.

Trong trường hợp cần thiết, ủy ban kiểm tra Đảng cấp huyện chủ trì, phối hợp, trưng tập cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan (kể cả cán bộ, công chức cấp xã) tham gia việc xác minh.

2.2. Nếu người ứng cử không thuộc diện ban thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh quản lý thì:

a) Hội đồng bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh, yêu cầu, đề nghị công khai bản kết luận;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền ra quyết định xác minh, ra kết luận xác minh, quyết định công khai bản kết luận xác minh;

c) Thanh tra huyện là cơ quan tiến hành xác minh.

Trong trường hợp cần thiết, thanh tra huyện chủ trì, phối hợp, trưng tập cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan (kể cả cán bộ, công chức cấp xã) tham gia xác minh;

3. Đối với việc bầu, phê chuẩn các chức danh tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì thực hiện như sau:

a) Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu xác minh, yêu cầu công khai bản kết luận;

b) Ban thường vụ cấp ủy là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xác minh, ra kết luận xác minh và quyết định công khai bản kết luận;

c) Ủy ban kiểm tra Đảng cùng cấp là cơ quan tiến hành xác minh.

4. Đối với việc bầu, phê chuẩn các chức danh tại Hội đồng nhân dân cấp xã thì thực hiện như sau:

a) Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu, đề nghị xác minh, yêu cầu, đề nghị công khai bản kết luận;

b) Ban thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xác minh, ra kết luận xác minh và quyết định công khai bản kết luận;

c) Ủy ban kiểm tra Đảng cấp huyện là cơ quan tiến hành xác minh.

Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban kiểm tra Đảng cấp huyện chủ trì, phối hợp, trưng tập cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan (kể cả cán bộ, công chức cấp xã) tham gia việc xác minh.

5. Việc công khai bản kết luận xác minh đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được thực hiện như quy định tại Điểm 2 Mục IV Phần 4 Thông tư này.

6. Bản kết luận đối với người dự kiến được bầu, phê chuẩn các chức danh tại Hội đồng nhân dân được công khai đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.

IIII. XÁC MINH, KẾT LUẬN, CÔNG KHAI BẢN KẾT LUẬN PHỤC VỤ VIỆC PHÊ CHUẨN CÁC CHỨC DANH DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN BẦU

Việc xác minh, kết luận, công khai bản kết luận phục vụ việc phê chuẩn các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu được thực hiện theo quy định tại Mục II của Phần này.

Phần 6

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Đối với việc kê khai, xác minh, kết luận, công khai bản kết luận phục vụ việc bầu, phê chuẩn, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh tại Đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì do cơ quan Trung ương của tổ chức đó hướng dẫn cụ thể căn cứ theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định 37/2007/NĐ-CP, Phần I, II, và III Thông tư này.

II. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 37/2007/NĐ-CP và Thông tư này để hướng dẫn cụ thể việc kê khai, xác minh, kết luận và công khai bản kết luận trong ngành tòa án, ngành kiểm sát, Quận đội nhân dân, Công an nhân dân Việt Nam.

III. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng công báo.

IV. Thông tư liên tịch số 527/TTLT/TTCP-BNV-UBKTTW ngày 22 tháng 3 năm 2007 của Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ và Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn việc xác định cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tài sản, thu nhập phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu, phê chuẩn các chức danh tại Quốc hội và Thông tư số 556/2007/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn việc kê khai, xác minh và công khai kết luận xác minh tài sản, thu nhập phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu, phê chuẩn các chức danh tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân hết hiệu lực thi hành kể từ khi Thông tư này có hiệu lực.

V. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan thanh tra nhà nước chủ trì, phối hợp với ủy ban kiểm tra Đảng, cơ quan nội vụ cùng cấp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc kê khai, xác minh, kết luận và công khai bản kết luận.

Hằng năm, các cơ quan thanh tra nhà nước, ủy ban kiểm tra Đảng, cơ quan nội vụ tổng hợp tình hình kê khai, xác minh, kết luận, công khai bản kết luận, báo cáo về Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Nội vụ. Việc báo cáo phải hoàn thành trong Quý I.

Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Nội vụ tổng hợp tình hình chung để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng.

VI. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ để phối hợp với các cơ quan hữu quan xem xét, giải quyết.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chủ tịch nước;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; UBMTTQ VN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng TW và các ban của TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Ban chỉ đạoTrung ương về phòng, chống tham nhũng;
- Tòa án NDTC; Viện Kiểm sát NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy khối các doanh nghiệp Trung ương;
- Các tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;
- HĐND, UBND, sở nội vụ, thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cơ quan Trung ương: Tổng liên đoàn Lao động VN, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Hội Nông dân VN, Hội Liên hiệp phụ nữ VN, Hội Cựu chiến binh VN, Hội Luật gia VN, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Liên hiệp các hội Khoa học – Kỹ thuật VN, Liên hiệp các hội Văn học - nghệ thuật VN, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị VN, Liên minh các Hợp tác xã VN;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Tổng TT, các Phó TTT;
- Các vụ, đơn vị (TTCP);
- Công báo, Website Chính phủ;
- Lưu VT, Viện KHTT, Vụ PC.

TỔNG THANH TRA




Trần Văn Truyền

Mẫu số 1 ban hành kèm theo thông tư số …..2007/TT-TTCP

MẪU BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP BỔ SUNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2007/TT-TTCP ngày tháng năm 2007 của Thanh tra Chính phủ)
ÁP DỤNG CHO KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP TỪ LẦN THỨ HAI
(bao gồm tài sản của bản thân, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên)

- Họ và tên người kê khai tài sản, thu nhập: ..............................................................................

- Chức vụ/chức danh công tác:.................................................................................................

- Cơ quan/đơn vị công tác:.......................................................................................................

- Chỗ ở hiện tại:......................................................................................................................

STT

Loại tài sản

Thông tin mô tả về tài sản

1

Nhà, công trình xây dựng

Không có biến động phải kê khai

ٱ

Có biến động phải kê khai

ٱ

+ Loại nhà

+ Diện tích: m2

+ Địa chỉ:

+ Có giấy chứng nhận quyền sở hữu không:

Có ٱ Không cóٱ

Từ nhà thứ 2 trở đi thì cũng kê khai như nhà thứ nhất.

2

Quyền sử dụng đất

Không có biến động phải kê khai

ٱ

Có biến động phải kê khai

ٱ

+ Loại đất:

+ Diện tích: m2

+ Địa chỉ:

+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng không:

Có ٱ Không cóٱ

Từ thửa đất thứ 2 trở đi thì cũng kê khai như thửa đất thứ nhất.

3

Tài sản ở nước ngoài

Không có biến động phải kê khai

ٱ

Có biến động phải kê khai

ٱ

3.1. Động sản

Cóٱ Không có ٱ

+ Tên:

+ Số lượng:

3.2. Bất động sản:

Cóٱ Không có ٱ

+ Tên:

+ Địa chỉ:

4

Tài khoản nước ngoài

Không có biến động phải kê khai

ٱ

Có biến động phải kê khai

ٱ

- Ngân hàng mở tài khoản:

- Số dư tài khoản tại thời điểm kê khai:

- Số dư tài khoản tại thời điểm có giá trị cao nhất:

5

Thu nhập

Không có biến động phải kê khai

ٱ

Có biến động phải kê khai

ٱ

- Lương: /tháng

- Thu nhập khác (nếu có)

6

Mô tô, ô tô, tàu, thuyền có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên

Không có biến động phải kê khai

ٱ

Có biến động phải kê khai

ٱ

- Chủng loại, nhãn hiệu:

- Số lượng:

7

Kim khí quý, đá quý có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên

Không có biến động phải kê khai

ٱ

Có biến động phải kê khai

ٱ

Tổng giá trị ước tính:

8

Tiền, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, séc, các công cụ chuyển nhượng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

Không có biến động phải kê khai

ٱ

Có biến động phải kê khai

ٱ

8.1. Tiền mặt:

Cóٱ Không có ٱ

Số lượng:

8.2. Tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng (tài khoản, sổ tiết kiệm, sổ tín dụng …);

Cóٱ Không có ٱ

Tổng giá trị:

8.3. Cổ phiếu:

Cóٱ Không cóٱ

Mệnh giá:

Số lượng:

Giá mua thực tế tại thời điểm mua:

8.4. Trái phiếu:

Cóٱ Không có ٱ

Tổng giá trị

9

Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

Không có biến động phải kê khai

ٱ

Có biến động phải kê khai

ٱ

- Tên:

- Số lượng:

…., ngày…. tháng … năm ….

Người kê khai tài sản, thu nhập

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 2 ban hành kèm theo thông tư số …..2007/TT-TTCP

MẪU BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP RÚT GỌN

ÁP DỤNG CHO KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP PHỤC VỤ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ BẦU, PHÊ CHUẨN CÁC CHỨC DANH TẠI QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
(bao gồm tài sản của bản thân, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên)

- Họ và tên người kê khai tài sản, thu nhập: ...............................................................................

- Chức vụ/chức danh công tác:..................................................................................................

- Cơ quan/đơn vị công tác:........................................................................................................

- Chỗ ở hiện tại:.......................................................................................................................

TT

Loại tài sản

Thông tin mô tả về tài sản

1

Nhà, công trình xây dựng

Có ٱKhông có ٱ

+ Loại nhà:………………………………………………………..

+ Diện tích: …………………………………………………m2

+ Địa chỉ: …………………………………………………………

…………………………………………………………………….

- Có giấy chứng nhận quyền sở hữu không: Có ٱ Không có ٱ

Từ nhà thứ 2 trở đi thì cũng kê khai như nhà thứ nhất.

2

Quyền sử dụng đất

Có ٱ Không có ٱ

+ Loại đất:…………………………………………………………..

+ Diện tích: ……………………………………………………m2

+ Địa chỉ: ……………………………………………………………

……………………………………………………………………….

- Có giấy chứng nhận quyền sở hữu không: Có ٱ Không có ٱ

Từ thửa đất thứ 2 trở đi thì cũng kê khai như thửa đất thứ nhất.

3

Tài sản ở nước ngoài

- Động sản: Có ٱ Không có ٱ

+ Tên: ………………………………………………………………

+ Số lượng: ………………………………………………………..

- Bất động sản: Có ٱKhông có ٱ

+ Tên: ………………………………………………………………

+ Địa chỉ: ………………………………………………………..

4

Tài khoản ở nước ngoài

Có ٱKhông có ٱ

- Ngân hàng mở tài khoản: ………………………………………

………………………………………………………………………

- Số dư tài khoản vào thời điểm kê khai: ………………………

5

Thu nhập

- Lương: …………………………………………………/ tháng

- Thu nhập khác (nếu có): ……………………………………….

………………………………………………………………………

6

Mô tô, ô tô, tàu, thuyền có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên

Có ٱ Không có ٱ

- Chủng loại, nhãn hiệu: ………………………………………….

- Số lượng: ………………………………………………………..

7

Kim khí quý, đá quý có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên

Có ٱ Không có ٱ

- Tổng giá trị ước tính: ………………………………………..

8

Tiền, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, séc, các công cụ chuyển nhượng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

Tiền mặt: Có ٱKhông có ٱ

Số lượng ………………………………………………………….

Tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng (tài khoản, sổ tiết kiệm, sổ tín dụng …):

Có ٱ Không có ٱ

Tổng giá trị: ………………………………………………………..

Cổ phiếu: Có ٱKhông có ٱ

Tổng giá trị ước tính: …………………………………………….

Trái phiếu: Có ٱ Không có ٱ

Tổng giá trị: ………………………………………………..

9

Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

Có ٱ Không có ٱ

- Tên: ……………………………………………………..

- Số lượng: ……………………………………………….

…., ngày…. tháng … năm ….

Người kê khai tài sản, thu nhập

(Ký, ghi rõ họ tên)