
- 1 Nghị định 21/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng
- 2 Nghị định 52/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 21/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng
- 1 Quyết định 1085/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- 3 Thông tư 09/2005/TT-BNV hướng dẫn chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Bộ Nội vụ ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực do Bộ Nội vụ - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Uỷ ban Dân tộc ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Nghị định 21/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng do Bộ Quốc Phòng - Bộ Nội vụ - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 6 Quyết định 03/2006/QĐ-BLĐTBXH về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quân đội tạm thời do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8 Thông tư 20/2016/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9 Nghị định 78/2020/NĐ-CP về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam
- 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024
- 11 Nghị định 178/2024/NĐ-CP về Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
- 12 Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2025/TT-BQP | Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2025 |
Căn cứ Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 52/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 03/2025/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 52/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ.
Thông tư này hướng dẫn các chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng; quy đổi thời gian để hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 52/2025/NĐ-CP.
Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 3. Tiền lương và thời gian công tác để tính hưởng chế độ
1. Tiền lương để tính hưởng chế độ
a) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và điểm d khoản 1 Điều 4 Thông tư này được tính bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi nghỉ hưu. Khi tính mức bình quân tiền lương tháng, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí.
b) Tiền lương tháng để tính chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5, Điều 7, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và khoản 2 Điều 6, khoản 1 Điều 7, khoản 3 Điều 8 Thông tư này là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước thời điểm nghỉ hưu, phục viên, chuyển ngành, nghỉ theo chế độ bệnh binh, hy sinh, từ trần, chuyển sang công chức quốc phòng hoặc tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng gần nhất trước thời điểm nghỉ hưu, phục viên, chuyển ngành, nghỉ theo chế độ bệnh binh, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang công chức quốc phòng (đối với trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản; sau thời gian mất tin, mất tích được toà án tuyên bố chết).
c) Tiền lương tháng để tính chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm a, điểm b khoản này, bao gồm: Tiền lương theo cấp bậc quân hàm, các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).
2. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ
a) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2, điểm b khoản 1 Điều 5, Điều 7 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và điểm d khoản 1 Điều 4, khoản 2 Điều 6, khoản 1 Điều 7 Thông tư này là tổng thời gian công tác trong Quân đội (bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng) và thời gian công tác tại các cơ quan đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội.
b) Thời gian công tác để tính quy đổi quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 52/2025/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư này để hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian công tác trong Quân đội (gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng) có tham gia trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn hoặc làm nghề, công việc được xếp điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
c) Thời gian công tác hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này nếu bị đứt quãng mà chưa hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc) thì được cộng dồn.
3. Trường hợp thời gian công tác, thời gian tăng thêm do quy đổi và thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi có tháng lẻ thì được tính theo nguyên tắc: dưới 3 tháng không tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 1 năm.
Điều 4. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan nghỉ hưu
1. Chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định số 52/2025/NĐ-CP; trong đó, tuổi để xác định sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm, thực hiện như sau:
a) Tuổi để xác định sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm, được hưởng trợ cấp một lần phải trước hạn tuổi cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 52/2024/QH15 ít nhất là 01 năm (đủ 12 tháng), được tính từ tháng sinh đến tháng liền kề trước khi sĩ quan hưởng lương hưu hằng tháng.
b) Trường hợp sĩ quan được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu trước hạn tuổi, có nguyện vọng nghỉ hưu ngay (không nghỉ chuẩn bị hưu) hoặc nghỉ chuẩn bị hưu không hết thời gian quy định để còn đủ 12 tháng nghỉ hưu trước hạn tuổi hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này thì được hưởng trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi. Khi được cấp có thẩm quyền quyết định hưởng trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi thì không được hưởng khoản tiền chênh lệch giữa tiền lương của tháng cuối cùng trước khi hưởng lương hưu với tiền lương hưu tháng đầu tiên đối với số tháng không nghỉ chuẩn bị hưu.
Trường hợp, trong các loại hồ sơ của sĩ quan không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ xác định được năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 7 năm sinh của sĩ quan để làm căn cứ tính tuổi nghỉ hưu.
Ví dụ 1: Đồng chí Nguyễn Viết Khoa, Thượng tá, sinh tháng 10/1971, nhập ngũ tháng 9/1990, chức vụ Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn A. Theo quy định hiện hành, đến hết tháng 10/2027 đồng chí Khoa đủ 56 tuổi, hết hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm Thượng tá, nhưng do thay đổi tổ chức biên chế, Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng; đồng chí Khoa được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu trước hạn tuổi, thời gian nghỉ chuẩn bị hưu 12 tháng, kể từ ngày 01/11/2025 đến ngày 31/10/2026, hưởng lương hưu hằng tháng từ ngày 01/11/2026 (đủ 55 tuổi). Đồng chí Khoa được hưởng trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi, số năm nghỉ hưu trước hạn tuổi là 01 năm (12 tháng).
Ví dụ 2: Đồng chí Nguyễn Văn Ba, Trung tá, sinh tháng 9/1974, nhập ngũ tháng 9/1992, chức vụ Trưởng ban, công tác tại Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh B. Theo quy định hiện hành, đến hết tháng 9/2028 đồng chí Ba đủ 54 tuổi, hết hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm Trung tá, nhưng do thay đổi tổ chức biên chế, Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng; đồng chí Ba được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu trước hạn tuổi, thời gian nghỉ chuẩn bị hưu 12 tháng, kể từ ngày 01/5/2027 đến ngày 30/4/2028; hưởng lương hưu hằng tháng từ ngày 01/5/2028.
Tuy nhiên, nếu đồng chí Ba nghỉ chuẩn bị hưu hết thời gian theo quy định (hết tháng 4/2028) thì thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm Trung tá chỉ còn lại 05 tháng (tính từ tháng 5/2028 đến tháng 9/2028); do vậy, đồng chí Ba không đủ điều kiện hưởng trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi.
Đồng chí Ba có nguyện vọng nghỉ hưu ngay (không nghỉ chuẩn bị hưu), hưởng lương hưu hằng tháng từ ngày 01/5/2027 (đủ 52 tuổi 07 tháng), được cấp có thẩm quyền đồng ý theo nguyện vọng; khi đó, đồng chí Ba có tổng thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm Trung tá là 01 năm 05 tháng (54 tuổi - 52 tuổi 07 tháng = 01 năm 05 tháng), đủ điều kiện hưởng trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi (theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này, số năm nghỉ hưu trước hạn tuổi được làm tròn là 1,5 năm).
Khi đồng chí Ba có quyết định của cấp có thẩm quyền hưởng trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi (01 năm 05 tháng) thì không được hưởng khoản chênh lệch giữa tiền lương của tháng cuối cùng trước khi hưởng lương hưu (tháng 4/2027) với tiền lương hưu tháng đầu tiên (tháng 5/2027) đối với số tháng không nghỉ chuẩn bị hưu (12 tháng) theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Cấp bậc quân hàm để xác định hạn tuổi cao nhất là cấp bậc quân hàm của sĩ quan ghi trong quyết định nghỉ hưu (nghỉ chuẩn bị hưu) của cấp có thẩm quyền.
d) Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP như sau:
Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu trước hạn tuổi tính theo công thức:
Tiền trợ cấp tính cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định | = | Số năm được trợ cấp (tính theo thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định) | x 03 tháng x | Tiền lương tháng hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư này |
Trợ cấp cho số năm công tác tính theo công thức:
Tiền trợ cấp cho số năm công tác | = | {05 tháng + [(tổng số năm công tác - 20 năm)x1/2 tháng]} | x | Tiền lương hàng tháng hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư này |
đ) Không thực hiện chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định số 52/2025/NĐ-CP.
Sĩ quan còn đủ điều kiện phục vụ tại ngũ và Quân đội còn nhu cầu bố trí sử dụng nhưng xin nghỉ hưu trước tuổi do nhu cầu cá nhân.
Sĩ quan bị kỷ luật hình thức giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm.
Sĩ quan đi học tập, công tác, nghỉ phép ở nước ngoài quá thời hạn từ 30 ngày trở lên không được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Thời hạn để xem xét, đề nghị thăng quân hàm hoặc nâng lương đối với sĩ quan khi có quyết định nghỉ hưu (nghỉ chuẩn bị hưu) quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định số 52/2025/NĐ-CP được tính theo thời hạn xét thăng quân hàm, nâng lương đối với từng cấp bậc quân hàm. Trong đó, thời gian đã giữ cấp bậc quân hàm hoặc thời gian đã được nâng lương lần 1 tối thiểu phải từ đủ 16 tháng trở lên (đối với Thiếu úy); tối thiểu phải từ đủ 24 tháng trở lên (đối với Trung úy, Thượng úy); tối thiểu phải từ đủ 32 tháng trở lên (đối với Đại úy và cấp tá).
Ví dụ 3: Đồng chí Trần Văn Đại, sinh tháng 3/1971, nhập ngũ tháng 9/1991, chức vụ Phó Tham Mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh C; giả sử đồng chí Đại được cấp có thẩm quyền quyết định nâng lương cấp Thượng tá lần 1 tháng 7/2025. Theo quy định hiện hành, đến hết tháng 3/2027 đồng chí Đại đủ 56 tuổi, hết hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm Thượng tá; đồng chí Đại được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu, thời gian nghỉ chuẩn bị hưu 12 tháng, kể từ ngày 01/4/2027 đến ngày 31/3/2028, hưởng lương hưu hằng tháng từ ngày 01/4/2028.
Tính đến ngày 01/3/2028, đồng chí Đại có thời gian được nâng lương cấp Thượng tá lần 1 đủ 32 tháng (từ tháng 7/2025 đến hết tháng 02/2028); như vậy, từ ngày 01/3/2028 đồng chí Đại đủ điều kiện về thời hạn để được xem xét, đề nghị thăng quân hàm từ cấp Thượng tá lên cấp Đại tá.
Ví dụ 4: Đồng chí Trần Văn Sơn, sinh tháng 3/1968, nhập ngũ tháng 02/1988, chức vụ Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh D; đã được cấp có thẩm quyền nâng lương cấp Đại tá lần 1 tháng 7/2024. Theo quy định hiện hành, đến hết tháng 3/2026 đồng chí Sơn đủ 58 tuổi, hết hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm Đại tá; đồng chí Sơn được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu, thời gian nghỉ chuẩn bị hưu 12 tháng, kể từ ngày 01/4/2026 đến ngày 31/3/2027, hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01/4/2027.
Tính đến ngày 01/3/2027, đồng chí Sơn đã có thời gian được nâng lương cấp Đại tá lần 1 đủ 32 tháng (từ tháng 7/2024 đến hết tháng 02/2027); như vậy, từ ngày 01/3/2027 đồng chí Sơn đủ điều kiện về thời hạn để được xem xét, đề nghị nâng lương cấp Đại tá lần 2.
Điều 5. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyển ngành
Sĩ quan chuyển ngành sang làm việc tại các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng chế độ, chính sách quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều 1 Nghị định số 52/2025/NĐ-CP; trong đó, các trường hợp được miễn thi tuyển và được cấp tiền tàu xe, thực hiện như sau:
1. Được miễn thi tuyển trong các trường hợp sau:
a) Sĩ quan nguyên là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị của nhà nước được chuyển về các cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi nhập ngũ;
b) Sĩ quan chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được sắp xếp việc làm đúng ngành nghề chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo.
2. Sĩ quan chuyển ngành được cấp tiền tàu xe (loại thông thường) từ đơn vị về cơ quan mới.
Điều 6. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên
Sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành được thì phục viên về địa phương; khi được cấp có thẩm quyền quyết định phục viên thì được hưởng chế độ, chính sách quy định tại Điều 5 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 52/2025/NĐ-CP; trong đó, chế độ trợ cấp tạo việc làm, chế độ trợ cấp phục viên một lần thực hiện như sau:
1. Cách tính hưởng trợ cấp tạo việc làm
Tiền trợ cấp tạo việc làm | = | 06 tháng x | Mức lương cơ sở tại thời điểm quyết định phục viên có hiệu lực |
2. Cách tính hưởng trợ cấp phục viên một lần
Tiền trợ cấp | = | Tiền lương tháng đóng | x | Số năm | x | 01 tháng |
Ví dụ 5: Đồng chí Hoàng Tuấn Mạnh, 32 tuổi, Thượng uý, Trung đội trưởng, có thời gian công tác trong quân đội là 14 năm 02 tháng (được tính thâm niên nghề là 14%), do đơn vị sáp nhập, không điều chỉnh sắp xếp được, phục viên về địa phương kể từ ngày 01/4/2025. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề (tháng 3/2025) trước khi đồng chí Mạnh phục viên là:
Lương Thượng úy (hệ số 5,00): | 2.340.000 đ x 5,00 = 11.700.000 đồng |
Phụ cấp chức vụ (hệ số 0,20): | 2.340.000 đ x 0,20 = 468.000 đồng |
Phụ cấp thâm niên nghề (14%): | 12.168.000 đ x 14% = 1.703.520 đồng |
| Tổng số: 13.871.520 đồng/tháng |
Đồng chí Mạnh được hưởng chế độ trợ cấp tạo việc làm; trợ cấp phục viên một lần, như sau:
Trợ cấp tạo việc làm: 06 tháng x 2.340.000 đồng = 14.040.000 đồng
Trợ cấp phục viên một lần: Đồng chí Mạnh có thời gian công tác trong Quân đội là 14 năm 02 tháng (theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này, thời gian công tác trong Quân đội được làm tròn là 14 năm), số tiền là:
13.871.520 đồng x 14 năm x 01 tháng = 193.781.280 đồng
Điều 7. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần
1. Sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần thì thân nhân của sĩ quan được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP; trong đó, chế độ trợ cấp một lần đối với thân nhân của sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần thực hiện như sau:
Tiền trợ cấp | = | Tiền lương tháng đóng | x | Số năm | x | 01 tháng |
Ví dụ 6: Đồng chí Nguyễn Văn Đạt, Thượng úy, thời gian công tác trong Quân đội là 10 năm 3 tháng (được tính thâm niên nghề 10%), có thời gian công tác ở xã Sơn Vĩ, Mèo Vạc, Hà Giang (địa bàn có phụ cấp đặc biệt mức 100%, được quy đổi mức 1 năm bằng 1 năm 4 tháng) là 3 năm 6 tháng (thời gian tăng thêm do quy đổi để tính hưởng trợ cấp là 1 năm 2 tháng), hy sinh ngày 10/12/2024, được công nhận là liệt sĩ. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại tháng 11/2024 của đồng chí Nguyễn Văn Đạt là:
Lương Thượng uý (hệ số 5,00): | 2.340.000 đ x 5,00 = 11.700.000 đồng |
Phụ cấp thâm niên nghề (10%): | 11.700.000 đ x 10% = 1.170.000 đồng |
| Tổng số: 12.870.000 đồng/tháng |
Thân nhân đồng chí Đạt được hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thời gian công tác; trợ cấp một lần cho thời gian tăng thêm do quy đổi là:
Trợ cấp một lần cho thời gian công tác: Đồng chí Đạt có thời gian công tác trong Quân đội là 10 năm 3 tháng (theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này, thời gian công tác trong Quân đội được làm tròn là 10,5 năm), số tiền là: 12.870.000 đồng x 10,5 năm x 01 tháng = 135.135.000 đồng
Trợ cấp một lần cho thời gian tăng thêm do quy đổi: Thời gian tăng thêm do quy đổi để tính hưởng trợ cấp của đồng chí Đạt là 1 năm 2 tháng (theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này, thời gian tăng thêm do quy đổi được làm tròn là 1 năm), số tiền là: 12.870.000 đ x 01 năm x 01 tháng = 12.870.000 đồng.
2. Thân nhân của sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần được hưởng chế độ trợ cấp một lần từ nguồn ngân sách nhà nước hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, bao gồm: Vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp; cha đẻ, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng hoặc vợ; con đẻ, con nuôi hợp pháp.
3. Trường hợp không còn thân nhân theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này thì trợ cấp một lần đối với sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
1. Điều kiện quy đổi, mức quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 52/2025/NĐ-CP đối với sĩ quan khi nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, nghỉ theo chế độ bệnh binh; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang công chức quốc phòng thực hiện như sau:
a) Thời gian công tác được quy đổi theo hệ số 1 năm bằng 1 năm 6 tháng để tính hưởng trợ cấp gồm:
Thời gian tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến chống Pháp từ ngày 22/12/1944 đến ngày 20/7/1954; ở chiến trường miền Nam, Lào từ ngày 20/7/1954 đến ngày 30/4/1975, ở chiến trường Campuchia từ ngày 20/7/1954 đến ngày 31/8/1989; trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc từ ngày 05/8/1964 đến ngày 27/01/1973 (trừ trường hợp đi học tập, chữa bệnh và công tác ở nước ngoài);
Thời gian tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1978; ở biên giới phía Bắc từ tháng 02/1979 đến tháng 12/1988; truy quét Fulrô từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1992. Địa bàn biên giới trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được tính quy đổi là địa bàn biên giới;
Thời gian làm nhiệm vụ quốc tế và nhiệm vụ đặc biệt ở Lào, Campuchia qua các thời kỳ (trừ trường hợp được cử đi học, đi theo chế độ ngoại giao hoặc đi làm kinh tế).
b) Thời gian công tác được quy đổi theo hệ số 1 năm bằng 1 năm 4 tháng để tính hưởng trợ cấp gồm:
Thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt mức 100% quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Thời gian làm nghề, công việc được xếp điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại V, loại VI) quy định tại Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ ngày 06 tháng 9 năm 1996; Quyết định số 03/2006/QĐ-LĐTBXH ngày 07 tháng 3 năm 2006 và Thông tư số 20/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội.
c) Thời gian công tác được quy đổi theo hệ số 1 năm bằng 1 năm 2 tháng để tính hưởng trợ cấp gồm:
Thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;
Thời gian làm nghề, công việc được xếp điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) quy định tại Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ; Quyết định số 03/2006/QĐ-LĐTBXH và Thông tư số 20/2016/TT-BLĐTBXH.
d) Khi cơ quan có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung địa bàn có phụ cấp đặc biệt mức 100%, địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên, danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại V, loại VI) và nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) thì được thực hiện theo quy định mới hoặc quy định sửa đổi, bổ sung.
đ) Các trường hợp làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như nghề, công việc ngoài Quân đội mà không được quy định tại Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ; Quyết định số 03/2006/QĐ-LĐTBXH và Thông tư số 20/2016/TT-BLĐTBXH thì được thực hiện theo các quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ) về ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Quy đổi thời gian công tác đối với một số trường hợp cụ thể:
a) Trường hợp trong cùng một thời gian công tác, nếu sĩ quan có đủ 02 điều kiện trở lên quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này chỉ được hưởng theo mức quy đổi cao nhất. Trường hợp thời gian công tác có cùng hệ số quy đổi nhưng không liên tục thì được cộng dồn sau đó mới thực hiện quy đổi.
b) Thời gian công tác ở địa bàn trước đây chưa được quy định mà nay quy định mức phụ cấp đặc biệt 100% hoặc phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì thời gian công tác ở địa bàn đó được quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần.
Thời gian công tác ở địa bàn trước đây được quy định mức phụ cấp đặc biệt 100% hoặc phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên mà sau đó cấp có thẩm quyền quy định địa bàn đó có mức phụ cấp đặc biệt dưới 100% hoặc phụ cấp khu vực dưới hệ số 0,7 thì thời gian công tác trước đó ở địa bàn nói trên tính đến trước ngày cấp có thẩm quyền ban hành quy định mới được tính là thời gian công tác được quy đổi để tính hưởng trợ cấp.
c) Thời gian công tác làm nghề hoặc công việc mà nghề hoặc công việc đó trước đây chưa được xếp loại, sau đó nghề hoặc công việc đó được cấp có thẩm quyền xếp loại điều kiện lao động loại IV trở lên thì thời gian từ khi bắt đầu làm nghề hoặc công việc này được tính loại IV trở lên để quy đổi tính hưởng trợ cấp.
Thời gian công tác làm nghề hoặc công việc mà trước đây được xếp loại thấp hơn, sau đó nghề hoặc công việc đó được xếp loại cao hơn thì được tính thời gian theo loại cao hơn kể từ khi bắt đầu vào làm nghề hoặc công việc đó để quy đổi tính hưởng trợ cấp.
Thời gian công tác làm nghề hoặc công việc mà trước đây được xếp loại cao hơn, sau đó nghề hoặc công việc đó xếp loại thấp hơn thì được tính thời gian theo loại cao hơn kể từ khi vào làm nghề hoặc công việc đó đến trước ngày liền kề quy định mới có hiệu lực, sau đó tính theo loại thấp hơn từ ngày quy định mới có hiệu lực để quy đổi thời gian tính hưởng trợ cấp.
3. Thời gian tăng thêm do quy đổi nêu trên được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần với mức cứ một năm tăng thêm do quy đổi được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng.
Ví dụ 7: Đồng chí Đỗ Xuân Quỳnh, Thượng úy (hệ số lương 5,0), công tác tại quần đảo Trường Sa, nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1,0 và phụ cấp đặc biệt mức 100% từ tháng 5/2015 đến tháng 4/2017 và từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021 (thời gian công tác được quy đổi mức 1 năm bằng 1 năm 4 tháng là 3 năm 1 tháng; thời gian tăng thêm do quy đổi để tính hưởng trợ cấp là 1 năm), có thời gian công tác trong Quân đội là 12 năm 3 tháng (được tính thâm niên nghề 12%), tháng 12/2024 được chuyển ngành sang Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành của đồng chí Quỳnh là:
Lương Thượng úy (hệ số 5,0): | 2.340.000 đ x 5,0 = 11.700.000 đồng |
Phụ cấp thâm niên nghề (12%) | 11.700.000 đ x 12% = 1.404.000 đồng |
| Tổng số: 13.104.000 đồng/tháng. |
Trước khi chuyển ngành sang Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng, đồng chí Quỳnh được hưởng chế độ trợ cấp một lần do có thời gian được tính quy đổi là:
13.104.000 đồng x 01 năm x 01 tháng = 13.104.000 đồng
Kinh phí thực hiện các chế độ trợ cấp quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, Nghị định số 52/2025/NĐ-CP và Thông tư này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 10. Phương thức giải quyết chế độ
1. Trình tự, thủ tục giải quyết các chế độ cho sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng; do cơ quan quản lý nhân sự chủ trì tổng hợp, thẩm định, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Thẩm quyền ra quyết định, phân cấp quản lý sĩ quan thực hiện theo quy định của Quân ủy Trung ương và của Bộ Quốc phòng.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
1. Tổng cục Chính trị chỉ đạo
a) Cục Chính sách - Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan trong các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, Nghị định số 52/2025/NĐ-CP và Thông tư này; phối hợp giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
b) Cục Cán bộ
Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, Nghị định số 52/2025/NĐ-CP và Thông tư này đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định;
Chủ trì tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Chính trị thẩm định, trình Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối tượng được hưởng chế độ nghỉ hưu trước hạn tuổi và thông báo để các đơn vị thực hiện; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; kịp thời giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện.
2. Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo Cục Quân lực
Phối hợp với Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị, các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát các trường hợp đề nghị nghỉ hưu trước hạn tuổi do thay đổi tổ chức hoặc thay đổi biểu tổ chức, biên chế quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, Nghị định số 52/2025/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.
3. Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng
a) Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch thôi phục vụ tại ngũ đối với sĩ quan và dự kiến số sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; số sĩ quan chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng, có trách nhiệm lập dự toán ngân sách bảo đảm thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối tượng quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, Nghị định số 52/2025/NĐ-CP và Thông tư này, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Tài chính phân cấp theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong Bộ Quốc phòng hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán và thanh quyết toán kinh phí thực hiện chế độ đối với các đối tượng quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, Nghị định số 52/2025/NĐ-CP và Thông tư này.
c) Phối hợp tham gia thẩm định các đối tượng được hưởng; chỉ đạo, kiểm tra và giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách.
4. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quán triệt, triển khai thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, Nghị định số 52/2025/NĐ-CP và Thông tư này.
b) Chỉ đạo cơ quan quản lý nhân sự tiến hành rà soát chặt chẽ, cụ thể từng trường hợp thuộc đối tượng giải quyết chế độ theo quy định, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, người chủ trì cơ quan, đơn vị các cấp chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về các trường hợp được giải quyết; không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách hoặc giải quyết trái quy định.
c) Hằng năm, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí bảo đảm báo cáo theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ tình hình; chủ động xử lý, giải quyết vướng mắc phát sinh từ cơ sở theo thẩm quyền, không đùn đẩy trách nhiệm lên trên; các vấn đề vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo Bộ Quốc phòng để xem xét, giải quyết.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 5 năm 2025.
2. Các chế độ, chính sách hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 12 năm 2024. Riêng chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm được thực hiện từ ngày 01 tháng 12 năm 2024.
3. Bãi bỏ khoản 3 Điều 7 Thông tư số 162/2017/TT-BQP ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 151/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chế độ, chính sách của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
4. Các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản khác thì nội dung dẫn chiếu được thực hiện theo các văn bản mới.
5. Trường hợp sĩ quan đủ điều kiện nghỉ hưu trước hạn tuổi hoặc phục viên quy định tại Điều 2, Điều 5 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 52/2025/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 4, Điều 6 Thông tư này; đồng thời, thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Quốc phòng thì chỉ được hưởng một chế độ, chính sách cao nhất.
Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp
1. Sĩ quan đã có quyết định nghỉ hưu (nghỉ chuẩn bị hưu) trước hạn tuổi của cấp có thẩm quyền trước ngày 01 tháng 12 năm 2024 và hưởng lương hưu sau ngày 01 tháng 12 năm 2024 thì hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất và các hướng dẫn về chế độ, chính sách liên quan thực hiện theo Thông tư liên tịch số 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC. Trường hợp có quyết định nghỉ hưu (nghỉ chuẩn bị hưu) trước hạn tuổi của cấp có thẩm quyền từ ngày 01 tháng 12 năm 2024 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất và các hướng dẫn về chế độ, chính sách liên quan thực hiện theo Thông tư này.
2. Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 78/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam, khi hết hạn phục vụ tại ngũ, được giải quyết các chế độ trợ cấp như sĩ quan tại ngũ quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, Nghị định số 52/2025/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp là thời gian thực tế công tác trong Quân đội.
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Cán bộ, Cục Chính sách - Xã hội/Tổng cục Chính trị) để xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Nghị định 05/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân
- 2 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
- 3 Thông tư 95/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành