BỘ Y TẾ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 25-BYT-TT | Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 1964 |
VỀ VIỆC TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG Y SĨ VÀ DƯỢC SĨ TRUNG CẤP
Kính gửi: | - Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh, |
Thi hành quyết định của Hội đồng Chính phủ, quyết định số 69-TTg ngày 15-07-1964 về việc đào tạo cán bộ y tế phục vụ cho quốc phòng.
Sau khi đã trao đổi với Bộ Giáo dục, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế ra thông tư tuyển sinh, tuyển chọn 250 thí sinh để đào tạo thành quân y sĩ và quân dược sĩ để phục vụ cho Quốc phòng sau này.
BộY tế quy định quy chế tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh như sau:
I. Đối tượng và tiêu chuẩn:
Thí sinh được dự thi phải là con em công nhân, nông dân, cán bộ, bộ đội, dân nghèo thành thị (không tuyển phụ nữ). Phải được Ủy ban hành chính xã hoặc khu phố xét chọn và giới thiệu.
1. Chính trị: Lý lịch phải thật rõ ràng và trong sạch, trung thành với cách mạng xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng phục vụ quốc phòng. Có lập trường tư tưởng, tư cách, đạo đức, thái độ học tập và lao động tốt, xứng đáng với danh hiệu người quân nhân cách mạng sau này.
2. Trình độ văn hóa: Thí sinh thi vào học ngànhY cũng như ngành Dược đều phải có giấy chứng chỉ tốt nghiệp cấp II phổ thông hoặc bổ túc văn hóa buổi tối. Nếu là dân tộc thiểu số thì phải có học bạ học hết lớp 7. Giấy chứng chỉ tốt nghiệp phải do Sở, Ty Giáo dục cấp.
3. Tuổi : từ 17 đến 21 (tính đến ngày 01-09-1964)
4. Sức khỏe: Yêu cầu sức khỏe đối với thí sinh là phải có thể lực tốt (Ty Y tế và Tỉnh đội sẽ phối hợp khám sức khỏe cho các thí sinh theo tiêu chuẩn khám nghĩa vụ quân sự trước khi thi kiểm tra văn hóa)
a) Thí sinh phải thực hiện đúng và nộp đủ giấy tờ quy định dưới đâ:.
- Giấy giới thiệu của Ủy ban hành chính xã;
- Một đơn xin thi;
- Một bản khai lý lịch có công an huyện hoặc công an khu phố chứng thực;
- Một bản sao giấy khai sinh;
- Một bản sao văn bằng tốt nghiệp cấp II hoặc học bạ lớp 7 (nếu thí sinh là người dân tộc ít người);
- Một phong bì đề sẵn địa chỉ, và một tem 12 xu để Hội đồng tuyển sinh báo trúng tuyển.
b) Thời gian nộp hồ sơ: Hạn nộp hồ sơ đến hết ngày 10 tháng 09 năm 1964.
c) Nơi nộp hồ sơ: Thí sinh ở tỉnh nào nộp hồ sơ cho Ty Y tế ở tỉnh đó.
III. -Địa điểm thi, ngay thi và môn thi:
a) Thí sinh của tỉnh nào thì thi ở tỉnh đó (tùy theo tình hình địa phương, Hội đồng tuyển sinh sẽ báo địa điểm cụ thể sau).
b) Ngày thi: Tất cả các Hội đồng đều thi thống nhất vào ngày 22-09-1964.
c) Môn thi: Thi vào ngành Y cũng như ngành Dược đều phải thi hai môn toán và văn theo chương trình lớp 7.
Bộ Y tế ủy nhiệm Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh thành lập Hội đồng tuyển sinh để tuyển chọn số thí sinh của tỉnh mình theo chỉ tiêu đã quy định:
1. Hội đồng tuyển sinh gồm có:
- Đại diện Ủy ban hành chính tỉnh Chủ tịch Hội đồng
- Đại diện Ty Giáo dục Ủy viên
- Đại diện Tỉnh đội --
- Đại diện Ty Công an --
- Đại diện Ty Y tế --
Đối với các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, khu tự trị Việt Bắc, cần mời thêm đại diện Ban Giám hiệu trường y sĩ tham gia Hội đồng.
2. Chỉ tiêu phân phối cho các tỉnh và quy định khu vực như sau:
a) Quảng Bình 10 người
- Hà Tĩnh 10 người
- Nghệ An 15 người
- Thanh Hóa 15 người
Số thí sinh của các tỉnh này sẽ học ngành Y tại trường y sĩ Thanh Hóa.
b)- Việt Bắc 25 người
- Tây Bắc 15 người
- Phú Thọ 10 người
Số thí sinh của các tỉnh này sẽ học ngành Y tại trường Y Việt Bắc
Đối với khu tự trị Tây Bắc và Việt Bắc sẽ do Ủy ban hành chính khu quyết định có thể lấyởmột hoặc tất cả các tỉnh trong khu.
c) Hà Nội 20 người Hà Đông 20 người
- Hải Phòng 20 - Hà Bắc 20 –
- Hải Dương 20 - Nam Định 20 –
- Thái Bình 20 - Ninh Bình 10 –
Số thí sinh của các tỉnh này sẽ lấy 120 người học ngành Y tại trường Y sĩ Nam Định và 30 người học ngành Dược tại trường bổ túc cán bộ y tế Hà Nội.
3. Căn cứ vào nội dung thông tư này, Hội đồng tuyển sinh thông báo cho các địa phương, Ủy ban hành chính xã hoặc khu phố có trách nhiệm xét chọn và giới thiệu thí sinh. Thí sinh được giới thiệu phải làm đúng và nộp đầy đủ hồ sơ cho Ty Y tế. TyY tế có nhiệm vụ nhận hồ sơ, lập danh sách và đưa ra Hội đồng tuyển sinh xét duyệt trước ngày 15-09-1964.
4. Khám sức khỏe và thi kiểm tra văn hóa, Ty Y tế và Tỉnh đội có trách nhiệm tổ chức và kiểm tra sức khỏe cho thí sinh vào ngày 21-09-1964 (khám và phân loại theo tiểu chuẩn nghĩa vụ quân sự. Về tiêu chuẩn sức khỏe có thể lấy đến loại A3)
Ty Y tế phối hợp với Ty Giáo dục tổ chức thi kiểm tra văn hóa và chấm thi (đề thi sẽ do Bộ y tế gửi) vào ngày 22-09-1964 từ 6 giờ 30 đến 11 giờ.
Trong thời gian chờ đợi khám sức khỏe và thi kiểm tra văn hóa thí sinh phải tự túc chổ ăn ở. Riêng đối với khu tự trị Tây Bắc và Việt Bắc, Hội đồng tuyển sinh cần cố gắng bố trí chỗ ăn ở cho các anh em.
5. Sau khi khám sức khỏe và thi kiểm tra văn hóa xong Hội đồng tuyển sinh sẽ làm việc buổi cuối cùng xét, quyết định và lập danh sách thí sinh trúng tuyển. Đại diện Ty Y tế (ủy viên trong Hội đồng tuyển sinh) có trách nhiệm mang hồ sơ, biên bản xét duyệt của Hội đồng đến trường y sĩ đã quy định ở trên, bàn giao và trao đổi với trường về việc tiếp nhận học sinh trước ngày 27-09-1964. Biên bản xét duyệt của Hội đồng tuyển sinh sẽ đánh thành nhiều bản: một gửi về Bộ Y tế (Vụ Huấn luyện) một lưu Ủy ban hành chính tỉnh và một gửi cho trường y sĩ. Căn cứ vào biên bản của Hội đồng tuyển sinh, nhà trường sẽ báo cho thí sinh trúng tuyển phải có mặt tại trường vào ngày 04-10-1964.
Để thực hiện nội quy phòng không, để bảo đảm thời gian và không ảnh hưởng đến sản xuất, Hội đồng tuyển sinh cần có hướng dẫn cho các địa phương không nên giới thiệu đi quá nhiều. Nhưng để đảm bảo số lượng và chất lượng cũng cần phải có một tỷ lệ thí sinh dự thi so với chỉ tiêu tuyển chọn cho thích đáng.
Để tránh tình trạng thi cử quá đông, hội đồng tuyển sinh chỉ cần kiểm tra văn hóa cho những thí sinh có đủ tiêu chuẩn sức khỏe.
Nhận được thông tư này, các khu, thành, tỉnh cần khẩn trương tiến hành để có thể khai giảng khóa học vào đầu tháng 10-1964.
Trong khi tiến hành có khó khăn trở ngại gì, các địa phương cần trao đổi thêm với Bộ Y tế (Vụ Huấn luyện).
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |