Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 27/1997/TC-VT

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1997

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 27/1997/TC-VT NGÀY 23 THÁNG 5 NĂM 1997 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC QUAY VÒNG VỐN CỦA HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ XÃ HỘI CÁC LOẠI BAO CAO SU VÀ PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI

Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Nghị định số 20/CP ngày 15/3/1994 của Chính phủ về quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
Sau khi trao đổi thống nhất với các cơ quan điều phối của Chính phủ về quản lý nguồn ODA, Bộ Y tế và Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá Gia đình, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính Nhà nước đối với việc quay vòng vốn cho hoạt động tiếp thị xã hội các loại bao cao su và phương tiện tránh thai như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Mọi nguồn vốn có nguồn gốc từ nguồn ngân sách (ngân sách Nhà nước, vốn viện trợ nước ngoài, vốn vay...) sử dụng để quay vòng hoạt động tiếp thị xã hội các loại bao cao su và phương tiện tránh thai đều thuộc phạm vi quản lý của Thông tư này.

2. Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan Nhà nước, tổ chức đoàn thể xã hội (dưới đây gọi tắt là các đơn vị) được Nhà nước cho phép thực hiện hoạt dộng tiếp thị xã hội các loại bao cao su và phương tiện tránh thai phải thành lập bộ phận quản lý để tiến hành các hoạt động và chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước cũng như các quy định tại Thông tư này.

3. Các loại bao cao su và phương tiện tránh thai (dưới đây gọi tắt là các sản phẩm) đưa vào tiếp thị xã hội phải là loại bao cao su và phương tiện tránh thai đã đăng ký chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm theo quy định mà chỉ dùng riêng cho tiếp thị xã hội và được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép lưu hành sử dụng ở Việt Nam.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Lập dự toán thu, chi:

1.1. Hàng năm, căn cứ vào chương trình, dự án đã được Chính phủ cho phép ký kết với tổ chức viện trợ, các đơn vị lập dự toán thu chi cho hoạt động tiếp thị xã hội cùng với dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư để xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

1.2. Dự toán thu, chi phải nêu rõ các nội dung sau:

1.2.1. Kế hoạch tiếp nhận tiền, hàng đối với từng nguồn vốn (trị giá và số lượng từng chủng loại).

1.2.2. Kế hoạch bán hàng, thu tiền và mua hàng quay vòng.

2. Tổ chức đấu thầu và lựa chọn đại lý.

Tổ chức đấu thầu công khai và tuân thủ các chế độ hợp đồng kinh tế Nhà nước các hoạt động sau:

2.1. Mua sắm hàng hoá và các dịch vụ (đóng gói lại, in dán nhãn trên bao bì, quảng cáo...) trong nước trị giá trên 100 triệu đồng thực hiện theo Quyết định số 20 TC/KBNN ngày 17/1/1996 của Bộ Tài chính.

2.2. Lựa chọn hệ thống đại lý phân phối sản phẩm. Các đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế có giấy phép kinh doanh mặt hàng y tế và kế hoạch hoá gia đình đều có thể được lựa chọn làm đại lý phân phối sản phẩm.

2.3. Lựa chọn doanh nghiệp uỷ thác nhập khẩu đối với sản phẩm cần mua từ nước ngoài. Các doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu mặt hàng y tế mới được lựa chọn để mua các sản phẩm quay vòng.

2.4. Hàng mua ngoài nước thực hiện đấu thầu quốc tế theo cam kết với các tổ chức tài trợ.

3. Thủ tục tiếp nhận viện trợ:

3.1. Đối với hàng hoá hoặc tiền mặt do các Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế viện trợ các đơn vị phải thực hiện các thủ tục xác nhận viện trợ theo quy định tại Thông tư số 22 TC/VT ngày 20/3/1995 và Thông tư số 87 TC/VT ngày 27/10/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ nước ngoài.

4. Định giá:

4.1. Giá bán buôn, bán lẻ cho từng loại sản phẩm, tỷ lệ hoa hồng và định mức các chi phí khác do Hội đồng định giá của Bộ, ngành Trung ương, địa phương được Nhà nước cho phép thực hiện tiếp thị xã hội quyết định. Thành viên của Hội đồng có sự tham gia của Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan khác có liên quan.

4.2. Đối với hàng viện trợ nhập khẩu không các đơn giá, cơ quan chủ quản phải tổ chức kiểm kê và định giá theo nguyên tắc nêu tại điểm 4.1.

4.3. Giá bán lẻ sau khi được Hội đồng định giá quyết định phải được in rõ trên bao bì của các sản phẩm trước khi đưa vào tiếp thị xã hội.

5. Mua và bán hàng:

5.1. Các đơn vị tổ chức bán hàng thông qua hệ thống đại lý đã được lựa chọn theo quy định tại điểm 2.2.

5.2. Các đơn vị được Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động tiếp thị xã hội mở một tài khoản riêng tại Kho bạc để tiếp nhận số tiền thu hồi từ bán hàng và nộp NSNN.

5.3. Hàng tháng, các đại lý phân phối có trách nhiệm thanh toán và nộp toàn bộ số tiền bán hàng (số phải nộp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý, hợp lệ) vào tài khoản mở tại Kho bạc được quy định trong hợp đồng ký với đơn vị được Nhà nước cho phép thực hiện các hoạt động tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai. Sau khi tổng hợp, các đơn vị có trách nhiệm nộp toàn bộ số tiền nói trên vào tài khoản Ngân sách Nhà nước nước mở tại Kho bạc.

5.4. Việc mua hàng nước ngoài để tiếp tục quay vòng phải thực hiện thông qua hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với các công ty y tế có chức năng xuất nhập khẩu được lựa chọn theo quy định tại điểm 2.4.

5.5. Nghiêm cấm mọi hoạt dộng tái xuất khẩu các loại bao cao su và các phương tiện tránh thai thuộc chương trình tiếp thị xã hội.

6. Thủ tục cấp phát kinh phí quay vòng:

6.1. Căn cứ vào kế hoạch bán hàng, thu tiền và mua hàng quay vòng (quy định tại điểm 1.2) của các đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội đã được các cơ quan chủ quản và các cơ quan chức năng phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ tiến hành cấp phát kinh phí từ ngân sách Nhà nước để tiếp tục triển khai hoạt động tiếp thị xã hội.

6.2. Để được cấp kinh phí kịp thời, vào cuối mỗi quỹ trước, các đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội phải gửi đến Bộ Tài chính (Vụ HCSN) các tài liệu sau:

- Chứng từ xác nhận tổng số tiền thu hồi đã nộp NSNN từ hoạt động tiếp thị xã hội của quý trước.

- Bảng dự toán chi tiết các khoản chi sẽ phát sinh trong quý tới đề nghị cấp kinh phí.

6.3. Trình tự, thủ tục cấp phát kinh phí được thực hiện theo chế độ hiện hành về quản lý cấp phát kinh phí của NSNN.

7. Chế độ kế toán và quyết toán:

7.1. Các đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội phải tổ chức công tác kế toán các hoạt động tiếp thị theo đúng quy định tại Quyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sơ đồ hạch toán vận dụng theo mẫu số 37 đính kèm công văn này.

7.2. Hàng năm các đơn vị phải lập quyết toán theo từng nguồn vốn (vốn ngân sách Nhà nước, vốn viện trợ theo từng tổ chức...) của hoạt động tiếp thị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt gửi Bộ Tài chính (Vụ Hành chính sự nghiệp và Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ) để thẩm tra số liệu quyết toán và tổng hợp lập quyết toán NSNN trình Chính phủ theo các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 87/CP của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp, quản lý, lập và chấp hành quyết toán NSNN. Mẫu báo cáo, thống nhất sử dụng mẫu số F02-2H (đính kèm).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc bán hàng theo đúng giá bán lẻ do Hội đồng định giá quyết định được ghi trên bao bì sản phẩm.

2. Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng vốn quay vòng đối với hoạt động tiếp thị xã hội. Trường hợp phát hiện việc sử dụng vốn không đúng mục đích, chế độ. Bộ Tài chính sẽ đình chỉ việc cấp phát vốn và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét để sửa đổi kịp thời.

Lê Thị Băng Tâm

(Đã Ký)

(F02-2H)

CHI TIẾT

THỰC CHI DỰ ÁN ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN

Tên dự án:.............................. Mã số:..................

Thuộc chương trình:..............................................

Khởi đầu:............................... Kết thúc:...............

Tổng số kinh phí được duyệt:........ Số được duyệt kỳ này:.......

Cơ quan thực hiện dự án:.........................................

S TT

Nội dung

Mã số

Kỳ này

Luỹ kế từ đầu năm

Luỹ kế từ khi khởi đầu

A

B

C

1

2

3

I

Số KP kỳ trước chuyển sang

01

X

II

Số KP thực nhận

02

III

Số KP được sử dụng

03

IV

Số KP đã sử dụng

04

V

Số KP đã thu hồi

05

VI

Số KP đề nghị quyết toán

06

-

-

-

VII

Số KP chuyển kỳ sau

07

Thuyết minh

Mục tiêu, nội dung nghiên cứu theo tiến độ đã quy định:..........

.................................................................

Khối lượng sản phẩm đã hoàn thành:...............................

.................................................................

Ngày... tháng... năm 199...

Người lập biểu Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu)