BỘ GIÁO DỤC | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 27-TT/BTVH | Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 1966 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Kính gửi: | -Ủy ban hành chính các khu tự trị, tỉnh, thành phố |
Căn cứ vào nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng số 142-NQ ngày 28/6/1966 về việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý kinh tế, căn cứ vào chỉ tiêu của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước về việc đào tạo học sinh bổ túc văn hóa công nông, ngày 08/9/1966, Bộ Giáo dục đã có công văn số 1519-BTVH cho các sở, ty giáo dục hướng dẫn một số điểm cụ thể về việc mở trường bổ túc văn hóa công nông (thể thức chiêu sinh, thời gian học, một số việc cần tiến hành ngay để mở trường…).
Thông tư này chính thức quy định việc mở trường, mục đích, đối tượng, và một số điểm cụ thể về tổ chức trường để các khu tự trị, các tỉnh và thành phố nghiên cứu thi hành.
Mỗi thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh miền xuôi được mở một trường bổ túc văn hóa cấp III. Mỗi khu tự trị được mở một trường bổ túc văn công nông cấp II và III. Mỗi tỉnh miền núi trực thuộc Trung ương được mở một trường bổ túc văn hóa công nông cấp II. Cấp II nên ưu tiên dành cho thanh niên vùng cao, dân tộc ít người. Những tỉnh thuộc các khu tự trị nếu thấy cần thiết có thể đề nghị xin mở trường bổ túc văn hóa công nông cấp II và III.
Trường bổ túc văn hóa công nông mở lại ở các tỉnh nhằm mục đích gấp rút bồi dưỡng văn hóa cho thanh niên công nhân và nông dân lao động tích cực, đang trực tiếp lao động và chiến đấu, và những chiến sĩ công an, bộ đội, thanh niên xung phong có thành tích tốt, tinh thần tốt để tạo nguồn tuyển sinh tốt cho các trường đại học và trung học chuyên nghiệp góp phần đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế của Trung ương và địa phương. (Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm dành cho các địa phương đưa đi đào tạo thành cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế của địa phương sẽ định cụ thể sau, căn cứ vào yêu cầu chung của nhà nước và yêu cầu riêng của địa phương. Địa phương nào xét thấy có khả năng có thể đề nghị Bộ xin chiêu sinh nhiều hơn chỉ tiêu đã giao).
a) Tiêu chuẩn lựa chọn: Trường bổ túc văn hoá công nông chỉ nhận vào học những thanh niên là công nhân tại các xí nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh, nông dân tập thể (các vùng dân tộc ít người có châm chước về điểm này), cán bộ, công nhân viên cơ quan nhà nước, xã viên hợp tác xã thủ công nghiệp có đủ điều kiện sau:
- Đang trực tiếp lao động sản xuất ở một đơn vị sản xuất cơ sở; công nhân từ bậc 2 trở xuống phải có 2 năm trực tiếp sản xuất; cán bộ, công nhân viên cơ quan nhà nước từ cán sự 2 trở xuống, nông dân tập thể, xã viên hợp tác xã thủ công nghiệp phải có 3 năm trực tiếp sản xuất hoặc công tác; học sinh phổ thông thôi học phải ít nhất tham gia sản xuất được một năm, còn những năm trước phải vừa học vừa lao động sản xuất thực sự ở hợp tác xã như lao động chính;
- Thuộc thành phần cơ bản, thái độ chính trị của gia đình hiện nay tốt, chấp hành tốt các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước; bản thân tích cực trong công tác, trong sản xuất; có tư cách đạo đức tốt, được quần chúng yêu mến;
- Có khả năng học tập, tiếp thu được các môn học về khoa học cơ bản và khoa học kỹ thuật. Vào học lớp nào phải có đủ học bạ hoặc giấy chứng nhận một kỳ kiểm tra văn hoá để sắp xếp lớp cho thích hợp;
- Tuổi ít nhất là 18; nhiều nhất vào các lớp 5,6 là 24, vào các lớp 6,7 là 25, vào các lớp 8,9 là 27, các lớp 9,10 là 28 (nữ thanh niên, thanh niên người dân tộc được thêm một năm tuổi tối đa).
- Có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ như một học sinh vào học một trường chuyên nghiệp.
b) Cách lựa chọn: Trong khi lựa chọn cần chú ý mấy điểm sau:
1. Tuyệt đối không lấy những thanh niên chưa trực tiếp lao động sản xuất ở một đơn vị sản xuất ở cơ sở hoặc chưa đủ thời gian cần thiết đã trải qua sản xuất hay công tác như đã quy định ở trên hoặc thuộc thành phần bóc lột; hoặc không có khả năng tiếp thu học tập các môn khoa học và kỹ thuật;
2. Cần chú ý đảm bảo đúng chính sách, tiêu chuẩn,cần hết sức chú ý đến dân tộc ít người, phụ nữ, đảng viên, đoàn viên; đặc biệt là đối với một số học sinh vùng rẻo cao lớn tuổi, lại là con liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, nhưng gặp hoàn cảnh khó khăn không theo học phổ thông được nếu được ủy ban hành chính tỉnh trở lên chuẩn y thì có thể chuyển sang ngay học bổ túc văn hóa công nông và không hạn tuổi;
3. Để đảm bảo đúng yêu cầu và phương hướng đào tạo cán bộ nên lấy vào trường bổ túc văn hóa công nông đại bộ phận những người là công nhân trong các xí nghiệp, công, nông, lâm trường quốc doanh và nông dân tập thể; cán bộ, công nhân viên cơ quan Nhà nước nên lấy vào năm thứ hai của cấp III đối với miền xuôi, vào cấp III đối với miền núi và không quá khoảng 10% ở mỗi lớp, chú ý thích đáng đến công nhân ở các xí nghiệp công tư liên doanh, xã viên hợp tác xã thủ công nghiệp, trước hết nhằm vào những người nòng cốt.
Trong các trường miền núi, tỷ lệ thanh niên miền xuôi đi xây dựng kinh tế miền núi không quá 20%. Tỷ lệ dành cho các dân tộc ít người theo yêu cầu đào tạo cán bộ của từng dân tộc do Ủy ban hành chính địa phương quy định.
c) Quyền lợi của học sinh: học sinh trước khi đi học không có lương được hưởng học bổng toàn phần, các quyền lợi khác thì như học sinh các trường trung học chuyên nghiệp.
Học sinh trước khi đi học đã có lương hoặc sinh hoạt phí thì được hưởng các quyền lợi về sinh hoạt phí và phúc lợi quy định ở Thông tư số 49-TTg ngày 25/5/1964 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường bổ túc văn hóa công nông bao gồm một lực lượng lớn thanh niên đã trực tiếp lao động sản xuất, nên cần tổ chức theo hình thức một trường sản xuất, nên cần tổ chức theo hình thức một trường bổ tục văn hoá tập trung vừa học vừa làm, học là chính, làm nhằm mục đích sau đây:
- Tiếp tục rèn luyện ý thức, kỹ năng và kỹ thuật lao động cho học sinh;
- Sản xuất ra của cải vật chất thật sự để góp phần giải quyết khó khăn chung về lương thực và thực phẩm hiện nay;
- Trực tiếp tham gia một phần vào việc xây dựng cơ sở vật chất cho trường.
Thời gian làm có thể tập trung vào trước hoặc sau thờ gian học, hoặc phân phối đều trong cả năm học.
Trường cần đặt tại khu vực có điều kiện sản xuất tốt và lâu dài.
Trường có hiệu trưởng, và tùy theo sự cần thiết có thể có từ một đến ba hiệu phó giúp việc để lãnh đạo mọi mặt của nhà trường; các bộ phận giúp việc ban giám hiệu như giáo vụ, tổ chức hành chính quản trị, kế toán, y tế …theo như quy định của trường học tập trung và tương tự như các trường trung học chuyên nghiệp.
Chế độ giảng dạy của giáo viên theo chế độ giảng dạy ở một trường bổ túc văn hóa tập trung của các giáo viên cấp II, cấp III đã quy định trong Thông tư số 46-TT ngày 24/10/1962, và 47-TT ngày 25/10/1962 của Bộ Giáo dục.
Kinh phí của trường, kể cả học bổng và sinh hoạt phí của học sinh là cán bộ, công nhân viên thuộc cơ quan, xí nghiệp địa phương, hoặc thuộc cơ quan xí nghiệp Trung ương đóng tại địa phương có trường đài thọ.
Cấp II: 2 năm
Cấp III miền xuôi 2 năm; miền núi sẽ tuỳ theo tình hình cụ thể các địa phương xét và đề nghị Bộ Giáo dục quyết định cho phù hợp.
Thời gian học ở các cấp nói trên không thời gian ôn tập bổ sung kiến thức cũ cho đủ trình độ để chính thức vào học cấp II hoặc cấp III.
Dựa vào chủ trương, phương hướng của Bộ đã nêu trong thông tư này, và công văn hướng dẫn trước đây, các tỉnh, thành phố, các khu tự trị cần nghiên cứu xúc tiến ngay việc chiêu sinh cho năm học 1966-1967 theo đúng chủ tiêu đã phân phối của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Các cơ sở, ty giáo dục có trách nhiệm giúp Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |