- 1 Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- 2 Thông tư 67/2018/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, vận hành, trao đổi và khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 4 Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 6 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước
- 7 Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
BỘ TÀI CHÍNH -------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2020/TT-BTC | Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2020 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 63/2019/NĐ-CP).
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước;
b) Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
đ) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội;
e) Doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công;
g) Cá nhân.
2. Người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.
Điều 3. Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền cụ thể đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 4 Chương II Nghị định số 63/2019/NĐ-CP như sau:
1. Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của mức tối đa và mức tối thiểu của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
2. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ được thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012.
HƯỚNG DẪN QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
Điều 4. Vi phạm quy định về đầu tư, mua sắm tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 6 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP
1. Hành vi thực hiện mua sắm tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là hành vi tại thời điểm ký Hợp đồng mua sắm (đối với trường hợp phải ký Hợp đồng theo quy định của pháp luật) hoặc tại thời điểm ghi trên Hóa đơn bán hàng (đối với trường hợp không phải ký Hợp đồng theo quy định của pháp luật) không có Quyết định về mua sắm tài sản công của cấp có thẩm quyền. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 (sau đây gọi là Luật Quản lý, sử dụng tài sản công) và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
2. Hành vi không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP được xác định theo từng lần mua sắm.
3. Hành vi đầu tư, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là hành vi đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản vượt về diện tích (đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp), vượt về số lượng, vượt về mức giá (đối với phương tiện đi lại, máy móc, thiết bị, tài sản khác) so với tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
Điều 5. Vi phạm quy định về đi thuê tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 7 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP
1. Hành vi thực hiện đi thuê tài sản khi không có quyết định về thuê tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là hành vi ký kết hợp đồng thuê tài sản hoặc thực tế thuê tài sản mà không có Quyết định về thuê tài sản của cấp có thẩm quyền.
Thẩm quyền quyết định thuê tài sản thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
2. Hành vi đi thuê tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là hành vi thuê tài sản để phục vụ hoạt động vượt về diện tích (đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp), vượt về số lượng, vượt về mức giá (đối với phương tiện đi lại, máy móc, thiết bị, tài sản khác) so với tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
Điều 6. Vi phạm quy định về sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết quy định tại Điều 13 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP
1. Việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP. Riêng đối với cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan của tổ chính trị - xã hội sử dụng tài sản công vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết thì việc xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.
2. Hành vi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là hành vi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà tại thời điểm ký Hợp đồng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết hoặc thực tế sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không có Quyết định phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết của cấp có thẩm quyền.
Điều 7. Vi phạm quy định về đăng nhập và sử dụng số liệu về tài sản công quy định tại Điều 17 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP
Sử dụng số liệu về tài sản công trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công vào mục đích cá nhân mà không được cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu đó cho phép quy định tại điểm d khoản 2 Điều 17 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là hành vi sử dụng thông tin lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công vào các mục đích khác ngoài các mục đích được quy định tại Thông tư số 67/2018/TT-BTC ngày 6/8/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, vận hành, trao đổi và khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công mà không được cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu đó cho phép..
Điều 8. Vi phạm quy định về trang cấp tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước quy định tại Điều 18 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP
1. Hành vi thực hiện mua sắm tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là hành vi mua sắm tài sản mà tại thời điểm ký Hợp đồng mua sắm (đối với trường hợp phải ký Hợp đồng theo quy định của pháp luật) hoặc tại thời điểm ghi trên Hóa đơn bán hàng (đối với trường hợp không phải ký Hợp đồng theo quy định của pháp luật) không có Quyết định về trang cấp tài sản của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước.
2. Hành vi không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP được xác định theo từng lần mua sắm.
3. Hành vi mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP được xác định theo quy định tại
4. Hành vi vi phạm quy định về thuê tài sản để phục vụ công tác quản lý của các dự án sử dụng vốn nhà nước quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP được xác định theo quy định tại
Điều 9. Vi phạm quy định về giao, sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước quy định tại Điều 19 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP
1. Hành vi giao tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là hành vi bố trí tài sản dự án cho người sử dụng, bộ phận sử dụng đúng đối tượng nhưng vượt về diện tích (đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp), vượt về số lượng hoặc mức giá (đối với phương tiện đi lại, máy móc, thiết bị, tài sản khác).
2. Hành vi trao đổi tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước không đúng quy định quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là hành vi dùng tài sản công của tổ chức để đổi lấy tài sản của tổ chức, cá nhân khác mà không được cấp có thẩm quyền cho phép.
3. Hành vi chiếm đoạt tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP bị xử phạt vi phạm hành chính là việc nắm giữ, sử dụng tài sản công mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP được xác định theo quy định tại
Điều 10. Vi phạm quy định về xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước quy định tại Điều 20 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP
1. Hành vi không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản do chuyên gia của dự án, nhà thầu tư vấn giám sát chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là hành vi quá thời hạn theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân mà không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản đó.
2. Hành vi bán, điều chuyển, thanh lý, tiêu hủy tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là hành vi tổ chức bán, điều chuyển, thanh lý, tiêu hủy tài sản mà tại thời điểm thực hiện hành vi không có Quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 6 năm 2020.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 07/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
3. Khi các văn bản được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, phối hợp giải quyết./.
- 1 Thông tư 07/2014/TT-BTC Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo Nghị định 192/2013/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 07/2014/TT-BTC Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo Nghị định 192/2013/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 1 Công văn 15140/BTC-QLCS năm 2020 về quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử lý tài sản công do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Công văn 12342/BTC-QLG năm 2020 về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động thẩm định giá do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
- 4 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- 5 Công văn 645/BQP-TC năm 2020 về triển khai Chỉ thị 32/CT-TTg do Bộ Quốc phòng ban hành
- 6 Quyết định 185/QĐ-BHXH năm 2020 về giao quyền xử phạt vi phạm hành chính do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 7 Công văn 9225/BTC-QLCS năm 2019 thực hiện Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước
- 9 Công văn 3661/TCT-PC năm 2018 xử phạt vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác tài nguyên, khoáng sản do Tổng cục Thuế ban hành
- 10 Thông tư 67/2018/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, vận hành, trao đổi và khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11 Công văn 2233/CHHVN-TC năm 2018 về tăng cường công tác quản lý sử dụng tài sản là phương tiện hoạt động của các đơn vị do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
- 12 Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- 13 Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 14 Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 15 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 17 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 1 Thông tư 07/2014/TT-BTC Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo Nghị định 192/2013/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
- 3 Công văn 3661/TCT-PC năm 2018 xử phạt vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác tài nguyên, khoáng sản do Tổng cục Thuế ban hành
- 4 Công văn 9225/BTC-QLCS năm 2019 thực hiện Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Quyết định 185/QĐ-BHXH năm 2020 về giao quyền xử phạt vi phạm hành chính do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 6 Công văn 645/BQP-TC năm 2020 về triển khai Chỉ thị 32/CT-TTg do Bộ Quốc phòng ban hành
- 7 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- 8 Công văn 2233/CHHVN-TC năm 2018 về tăng cường công tác quản lý sử dụng tài sản là phương tiện hoạt động của các đơn vị do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
- 9 Công văn 15140/BTC-QLCS năm 2020 về quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử lý tài sản công do Bộ Tài chính ban hành
- 10 Công văn 12342/BTC-QLG năm 2020 về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động thẩm định giá do Bộ Tài chính ban hành
- 11 Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập