TỔNG CỤC QUẢN LÝ RUỘNG ĐẤT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 293-TT/RĐ | Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 1985 |
Ở một số xã ven sông lớn thuộc các tỉnh phía Bắc thường xảy ra tranh chấp đất bãi sa bồi. Nguyên nhân chủ yếu là do đất bãi khi lở, khi bồi, trong khi đó chính quyền địa phương chưa kịp thời điều chỉnh lại cho hợp lý, một số người tự động tranh chiếm đất bãi, gây ảnh hưởng không tốt cho sản xuất và đoàn kết nông thôn.
Ngày 1-7-1980, Hội đồng Chính phủ (nay là Hội đồng Bộ trưởng) đã có Quyết định số 201-CP xác định rõ thẩm quyền của các cấp giải quyết tranh chấp ruộng đất. Căn cứ vào quyết định này và sau khi thảo luận với một số ngành, cơ quan có liên quan, Tổng cục Quản lý ruộng đất hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp bãi sa bồi như sau:
Ranh giới do hai bên thương lượng trong quá trình điều chỉnh đất bãi để ổn định sản xuất thì không coi là địa giới hành chính (trừ trường hợp có sự trùng lặp). Trường hợp người xã này sản xuất trên đất bãi của xã khác thì coi là xâm canh và người đó phải chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý hành chính đối với đất đai của xã có bãi.
Tình hình tranh chấp bãi sa bồi thường xảy ra sau mỗi mùa lũ và có khi diễn biến phức tạp, vì vậy cần chủ động ngăn ngừa bằng cách tăng cường giáo dục chính sách và pháp luật đất đai trong nhân dân, đồng thời phải có kế hoạch quản lý, phân phối, điều chỉnh đất bãi kịp thời trước vụ sản xuất. Trong quá trình phân phối điều chỉnh, giải quyết tranh chấp bãi bồi cần có biên bản, sổ sách, quyết định theo đúng thủ tục hành chính để làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất đai.
Căn cứ vào nội dung Thông tư này, Tổng cục yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có bãi sa bồi chỉ đạo địa phương mình giải quyết tốt những vụ tranh chấp đất bãi ven sông. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, phản ánh kịp thời để Tổng cục giúp đỡ hoặc đề nghị lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giải quyết.
Tôn Gia Huyên (Đã ký) |