BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2016/TT-BCT | Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2016 |
QUY ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Giám định tư pháp năm 2012
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương.
2. Hoạt động giám định tư pháp liên quan đến đầu tư xây dựng trong lĩnh vực công thương thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng.
Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành công thương và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương.
Điều 3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương
Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
1. Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên.
4. Có nguyện vọng được bổ nhiệm làm giám định viên.
Điều 4. Tiêu chuẩn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực công thương
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực công thương:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên;
2. Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực công thương.
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lựa chọn giám định viên tư pháp và lập 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Tổ chức cán bộ;
b) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
2. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương:
Giám đốc Sở Công Thương phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại
3. Thời hạn xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Giám định tư pháp.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp
2. Các tài liệu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 8 Luật Giám định tư pháp.
Điều 7. Miễn nhiệm giám định viên tư pháp
1. Các trường hợp miễn nhiệm, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thời hạn giải quyết miễn nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 10 Luật Giám định tư pháp.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế kiểm tra hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Công Thương.
3. Giám đốc Sở Công Thương thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp, lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
4. Trình tự, thời gian miễn nhiệm giám định viên tư pháp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Luật Giám định tư pháp.
1. Lập, công bố danh sách giám định viên tư pháp
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan lập và gửi danh sách giám định viên tư pháp đến Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin có trách nhiệm đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách.
b) Đối với giám định viên tư pháp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm:
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm, Sở Công Thương có trách nhiệm lập, gửi danh sách giám định viên tư pháp đến Sở Tư pháp và gửi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Lập, công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
Vụ Tổ chức cán bộ gửi danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc kèm theo thông tin về chuyên ngành giám định, kinh nghiệm, năng lực của người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đến Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung theo quy định;
b) Sở Công Thương có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực công thương thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương gửi Sở Tư pháp và gửi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 9. Cử người tham gia giám định tư pháp theo vụ việc
a) Trường hợp Bộ Công Thương nhận được quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đề xuất hình thức giám định, trình Bộ trưởng quyết định cử người thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu, yêu cầu trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trưng cầu, yêu cầu;
b) Trường hợp các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định thuộc thẩm quyền giải quyết, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận và phân công người thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trưng cầu, yêu cầu.
2. Tại Sở Công Thương:
Việc cử người tham gia giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Luật Giám định tư pháp.
3. Người được phân công thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc có trách nhiệm tiếp nhận nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, tổ chức thực hiện giám định, kết luận về các nội dung giám định và trả lời cơ quan trưng cầu, yêu cầu giám định.
5. Các trường hợp không thực hiện giám định tư pháp tuân thủ theo quy định tại Điều 34 Luật Giám định tư pháp.
Điều 10. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực công thương
1. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực công thương phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định;
c) Có điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm cho việc thực hiện giám định tư pháp.
2. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực công thương thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Điều 11. Thành lập Hội đồng giám định
1. Việc thành lập Hội đồng giám định trong lĩnh vực công thương được thực hiện trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định.
2. Hội đồng giám định trong lĩnh vực công thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập.
3. Việc thành lập hội đồng giám định được thực hiện như sau:
b) Hội đồng giám định có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định;
c) Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Giám định tư pháp.
1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên môn áp dụng đối với hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng trong lĩnh vực công thương.
2. Đối với lĩnh vực không có quy chuẩn, tiêu chuẩn thì việc giám định căn cứ vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực liên quan.
Điều 13. Tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu và đối tượng giám định
1. Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này và được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Giám định tư pháp. Chỉ nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định hợp lệ, đúng đối tượng trưng cầu, yêu cầu.
2. Khi tiếp nhận đối tượng cần giám định, tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có) trong tình trạng niêm phong thì trước khi mở phải kiểm tra niêm phong. Quá trình mở niêm phong phải có mặt người thực hiện giám định; người trưng cầu, yêu cầu giám định và người chứng kiến (nếu có). Mọi thông tin, diễn biến liên quan đến quá trình mở niêm phong phải được ghi vào biên bản và có chữ ký xác nhận của các bên tham gia, chứng kiến theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
4. Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho cơ quan hoặc người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tuân thủ theo quy định tại Điều 21 Luật Giám định tư pháp.
2. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tuân thủ theo quy định tại Điều 22 Luật Giám định tư pháp.
3. Quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp tuân thủ theo quy định tại Điều 11, Điều 23 Luật Giám định tư pháp.
4. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức giám định tư pháp khi được trưng cầu giám định tư pháp tuân thủ theo quy định tại Điều 24 Luật Giám định tư pháp.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định lập kết luận giám định tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Giám định tư pháp và trả kết luận giám định cho bên trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp theo đúng thời hạn yêu cầu.
2. Kết luận giám định tư pháp phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, khách quan. Trường hợp kết quả giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức liên quan thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
3. Kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký của người thực hiện giám định hoặc người đứng đầu tổ chức thực hiện giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Giám định tư pháp.
4. Kết luận giám định tư pháp, biên bản bàn giao kết luận giám định tư pháp và văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình thực hiện giám định thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục III, IV, V của Thông tư này.
Điều 16. Hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập, bao gồm: Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định; biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định; văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định; kết luận giám định và các tài liệu khác có liên quan đến toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động giám định.
1. Chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng; các văn bản quy định chi tiết thi hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giám định tư pháp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 02 năm 2017.
1. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ việc thực hiện Thông tư này.
2. Vụ Pháp chế phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp giám định và kiến thức pháp lý cho người giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Viện trưởng các Viện trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công Thương các địa phương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
- 1 Công văn 2374/BXD-GĐ năm 2017 báo cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vự xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Công văn 8346/VPCP-PL năm 2017 về công tác giám định tư pháp trong chống tham nhũng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 17989/BTC-PC năm 2016 thực hiện chi phí giám định tư pháp do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông báo 292/TB-VPCP năm 2016 về kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại Phiên họp Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp ở cấp Trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 62/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
- 6 Thông tư 53/2015/TT-BYT Quy định điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7 Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp
- 8 Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 9 Luật giám định tư pháp 2012
- 10 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 1 Thông tư 53/2015/TT-BYT Quy định điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Nghị định 62/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
- 3 Thông báo 292/TB-VPCP năm 2016 về kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại Phiên họp Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp ở cấp Trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 17989/BTC-PC năm 2016 thực hiện chi phí giám định tư pháp do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn 2374/BXD-GĐ năm 2017 báo cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vự xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 6 Công văn 8346/VPCP-PL năm 2017 về công tác giám định tư pháp trong chống tham nhũng do Văn phòng Chính phủ ban hành