Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 31/2009/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2009

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

Căn cứ Luật Phòng chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma tuý được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 165/2008/QĐ- TTg ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21- CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma tuý trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2009. Thông tư này thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về việc xử lý người học có liên quan đến tệ nạn ma tuý.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Ủy ban QG PC AIDS và PC TN ma tuý, mại dâm;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBVHGDTNTN&NĐ của Quốc hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng thường trực PCMT, Cục C17-BCA;
- Cục PC TNXH – Bộ LĐ, TB và XH;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website: Chính phủ, Bộ GD&ĐT;
- Như điều 3;
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ CTHSSV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

QUY ĐỊNH

VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31 /2009/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: nội dung, biện pháp phòng, chống tệ nạn ma tuý; xử lý việc người học và cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, cán bộ, nhân viên ngành giáo dục (sau đây gọi chung là cán bộ, nhà giáo) có liên quan đến tệ nạn ma tuý; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường và tổ chức thực hiện.

2. Quy định này được áp dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là nhà trường), tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

4. Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

5. Tệ nạn ma tuý là tình trạng nghiện ma tuý, tội phạm ma tuý và các hành vi trái phép khác về ma tuý.

6. Phòng, chống ma tuý là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý.

Điều 3. Yêu cầu của công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý

1. Là nhiệm vụ thường xuyên của các nhà trường.

2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với địa phương và gia đình người học.

3. Phát huy hiệu quả vai trò, tấm gương đạo đức của cán bộ, nhà giáo và sự chủ động, tích cực của người học trong công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý trong nhà trường và cộng đồng.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện

Khi tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các nhà trường, cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

1. Lấy tuyên truyền, giáo dục, chủ động phòng ngừa, cảm hoá đối tượng là giải pháp căn bản.

2. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật khi xem xét, xử lý người học, cán bộ, nhà giáo có liên quan đến tệ nạn ma tuý.

3. Kết hợp chặt chẽ nội dung giáo dục phòng, chống tệ nạn ma tuý với các nội dung giáo dục phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các loại tệ nạn xã hội khác.

Chương II

NỘI DUNG, BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ TẠI CÁC NHÀ TRƯỜNG

Điều 5. Công tác giáo dục, tuyên truyền

1. Nội dung:

a) Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma tuý, xử lý hành vi có liên quan đến tệ nạn ma tuý và các quy định khác có liên quan.

b) Các khái niệm cơ bản về ma tuý, tình hình phát triển, lây lan và tác hại của tệ nạn ma tuý.

c) Các biện pháp phòng ngừa lạm dụng ma tuý đối với bản thân, gia đình và xã hội, biện pháp giảm tác hại, điều trị nghiện ma tuý bằng thuốc thay thế.

d) Lối sống lành mạnh, kỹ năng ứng xử và hành động kiên quyết không tham gia tệ nạn ma tuý.

đ) Ý thức tự giác khai báo về tình trạng sử dụng và nghiện ma tuý và các gương điển hình nỗ lực, quyết tâm từ bỏ ma tuý.

e) Ý thức, trách nhiệm của người học và cán bộ, nhà giáo trong việc phát hiện, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý, ngăn chặn tệ nạn ma tuý xâm nhập vào nhà trường, gia đình và xã hội.

2. Biện pháp:

a) Giáo dục, tuyên truyền thông qua chương trình chính khoá

- Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên: thực hiện tích hợp nội dung giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma tuý trong một số môn học chính khoá theo chương trình quy định;

- Đối với các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp: thực hiện tích hợp nội dung giáo dục, tuyên truyền phòng, chống tệ nạn ma tuý trong một số môn học theo từng chương trình đào tạo và thực hiện thông qua “Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên” đầu khoá, cuối khoá, đầu năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Giáo dục, tuyên truyền thông qua hoạt động ngoại khoá

- Thực hiện trong chương trình giáo dục ngoỡi giờ lên lớp đối với học sinh phổ thông, giáo dục thường xuyên;

- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, chiếu phim, giao lưu; các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng bài viết hoặc sân khấu hoá, vẽ tranh, áp phích, sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm với đề tỡi về phòng, chống tệ nạn ma tuý;

- Tổ chức quán triệt trực tiếp, tuyên truyền trực quan hoặc thông qua các ấn phẩm, phương tiện thông tin;

- Tổ chức cho người học tham gia sinh hoạt câu lạc bộ về phòng chống tệ nạn xã hội của nhà trường;

- Tổ chức giáo dục, tuyên truyền thông qua hoạt động của Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;

- Các hình thức giáo dục, tuyên truyền khác.

c) Lồng ghép trong việc tổ chức thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành Giáo dục và của địa phương.

Điều 6. Công tác quản lý

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý theo từng năm học, từng giai đoạn.

2. Ban hành các quy định cụ thể của nhà trường về phòng, chống tệ nạn ma tuý phù hợp với các quy định của pháp luật. Đưa nội dung quy định về phòng, chống tệ nạn ma tuý vào tiêu chí đánh giá thi đua, đánh giá hạnh kiểm, rèn luyện của người học.

3. Tổ chức khám sức khoẻ khi nhập học, khám sức khoẻ định kỳ cho người học; kiểm tra, xét nghiệm sử dụng ma tuý ngẫu nhiên và xét nghiệm đột xuất khi cần thiết đối với các trường hợp người học có biểu hiện nghi vấn sử dụng trái phép chất ma tuý.

4. Tổ chức cho người học ký cam kết không liên quan đến tệ nạn ma tuý, có xác nhận phối hợp quản lý của gia đình người học theo từng năm học.

5. Tổ chức tiếp nhận, xử lý các thông tin có liên quan đến công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý của cơ sở giáo dục từ phía người học, cán bộ, nhà giáo và nhân dân.

6. Lập hồ sơ theo dõi các trường hợp có liên quan đến tệ nạn ma tuý; phân công các tổ chức, cá nhân theo dõi, giúp đỡ người học có biểu hiện nghi vấn liên quan đến tệ nạn ma túy để có hình thức phối hợp xử lý kịp thời.

7. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện để người học và cán bộ, nhà giáo tham gia thường xuyên các hoạt động văn hoá, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tránh xa tệ nạn ma tuý.

8. Định kỳ tổ chức kiểm tra, có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích và xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý.

Điều 7. Công tác phối hợp

1. Nhà trường chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là gia đình người học trong công tác giáo dục, quản lý người học, phòng, chống tệ nạn ma tuý.

2. Nhà trường phối hợp với lực lượng công an và các cơ quan chức năng của địa phương kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất nơi ở ngoại trú, ký túc xá của người học; kiến nghị với chính quyền địa phương kiểm tra, giải toả các hỡng quán, tụ điểm có biểu hiện phức tạp liên quan đến ma tuý, tệ nạn xã hội ở khu vực xung quanh trường học, ký túc xá, khu vực có đông người học ở ngoại trú.

3. Nhà trường phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết để phát hiện người học, cán bộ, nhà giáo sử dụng trái phép chất ma tuý.

Chương III

XỬ LÝ VIỆC NGƯỜI HỌC VÀ CÁN BỘ, NHÀ GIÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TỆ NẠN MA TUÝ

Điều 8. Hình thức xử lý đối với người học

1. Trường hợp người học vi phạm quy định về sản xuất, vận chuyển, tỡng trữ, mua bán, tổ chức sử dụng, lôi kéo, cưỡng bức người khác sử dụng ma tuý

a) Nếu là người đang làm thủ tục nhập học thì thu hồi giấy triệu tập nhập học, đồng thời thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

b) Nếu là người đang theo học trong các cơ sở giáo dục thì kỷ luật buộc thôi học, đồng thời thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp người học sử dụng trái phép chất ma tuý

a) Nếu là người học đang làm thủ tục nhập học thì :

- Trường hợp tự giác khai báo: nếu có căn cứ xác nhận người học chưa bị lệ thuộc vào ma tuý của cơ quan có thẩm quyền thì nhà trường yêu cầu người học viết cam đoan không tái phạm, cho phép người học nhập học, đồng thời phối hợp với gia đình người học theo dõi, giúp đỡ người học để tránh việc tái sử dụng trái phép chất ma tuý; nếu người học bị lệ thuộc vào chất ma tuý thì nhà trường vẫn cho phép người học nhập học, sau đó cho nghỉ học một năm (12 tháng) và giao cho gia đình người học để quản lý, tổ chức cai nghiện;

- Trường hợp không tự giác khai báo thì nhà trường thu hồi giấy triệu tập nhập học, thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức cai nghiện.

b) Nếu là người học đang theo học trong các cơ sở giáo dục thì:

- Trường hợp tự giác khai báo: nếu có căn cứ xác nhận người học không bị lệ thuộc vào chất ma tuý của cơ quan có thẩm quyền, nhà trường tiến hành kiểm điểm, yêu cầu người học viết giấy cam đoan không tái phạm, cho phép người học tiếp tục học tập, đồng thời phối hợp với gia đình người học theo dõi, giúp đỡ người học để tránh việc tái sử dụng trái phép chất ma tuý; nếu người học bị lệ thuộc vào chất ma tuý thì nhà trường cho phép người học nghỉ học một năm (12 tháng), bảo lưu kết quả học tập và giao cho gia đình người học để quản lý, tổ chức cai nghiện;

- Trường hợp không tự giác khai báo: Nhà trường xử lý kỷ luật người học ở mức đình chỉ học tập một năm (12 tháng) và giao cho gia đình người học để quản lý, giáo dục hoặc tổ chức cai nghiện.

c) Nhà trường xử lý kỷ luật ở mức buộc thôi học đối với các trường hợp người học tái sử dụng trái phép chất ma tuý.

Điều 9. Thủ tục xử lý kỷ luật đối với người học

Thủ tục xử lý kỷ luật người học sử dụng trái phép ma tuý được áp dụng theo quy định tại Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và quy định về xử lý kỷ luật đối với học sinh ở các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Điều 10. Thủ tục xét cho học tiếp đối với người học

1. Trước 30 ngày của thời hạn bị đình chỉ học tập hoặc được nghỉ học, người học phải nộp cho nhà trường các loại giấy tờ sau:

a) Đơn xin tiếp tục học tập.

b) Giấy xác nhận người học không bị lệ thuộc vào chất ma tuý của cơ quan có thẩm quyền.

c) Giấy cam đoan của người học và gia đình về việc người học không tái sử dụng trái phép chất ma tuý.

2. Nhà trường căn cứ vào các loại văn bản quy định tại khoản 1 của điều này xem xét, quyết định xoá kỷ luật (nếu có), cho người học tiếp tục học tập đồng thời phối hợp với gia đình người học theo dõi, giúp đỡ người học để phòng ngừa tái sử dụng trái phép chất ma tuý. Nếu hết thời hạn bị đình chỉ học tập hoặc thời hạn được nghỉ học, người học không xuất trình đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 của điều này này thì bị xóa tên khỏi danh sách người học của nhà trường.

Điều 11. Hình thức, thủ tục xử lý đối với cán bộ, nhà giáo

1. Trường hợp cán bộ, nhà giáo thuộc biên chế nhà nước thì xử lý kỷ luật theo quy định của Nghị định số 53/CP ngày 28 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ quy định các biện pháp đối với cán bộ, viên chức nhà nước và những người có hành vi liên quan đến mại dâm, ma tuý, cờ bạc và say rượu bê tha; Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ công chức; Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08 tháng 02 năm 2006 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ công chức và các quy định khác có liên quan. Khi có các văn bản mới có hiệu lực thi hành thay thế các văn bản nêu trên thì thực hiện theo các văn bản đó.

2. Trường hợp cán bộ, nhà giáo làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

3. Các trường hợp nhà giáo bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức buộc thôi việc) thì nhà trường cho chuyển công tác khác, không bố trí tiếp tục giảng dạy trong thời gian bị kỷ luật.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC, NHÀ TRƯỜNG

Điều 12. Trách nhiệm của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo

1. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xây dựng cơ chế phối hợp công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý trong các nhà trường trên địa bỡn.

2. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động phòng, chống tệ nạn ma tuý và xử lý người học, cán bộ, nhà giáo có liên quan đến tệ nạn ma tuý theo Quy định này.

3. Tổ chức thống kê tình hình người học, cán bộ, nhà giáo có liên quan đến tệ nạn ma tuý và thực hiện việc báo cáo theo quy định.

Điều 13. Trách nhiệm của Hiệu trưởng (Giám đốc) nhà trường

1. Ban hành kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung của Quy định này theo từng năm học, từng giai đoạn.

2. Chủ động phối hợp với gia đình người học và các cơ quan liên quan để xử lý việc người học, cán bộ, nhà giáo có liên quan đến tệ nạn ma tuý. Kịp thời tiếp nhận người học sau khi cai nghiện theo quy định.

3. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy định này trong phạm vi toàn trường. Có biện pháp kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý đối với các đơn vị trực thuộc và toàn thể người học, cán bộ, nhà giáo trong nhà trường.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Chế độ báo cáo

1. Các nhà trường có trách nhiệm thống kê, báo cáo về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Các nhà trường không thuộc phạm vi quản lý của sở giáo dục và đào tạo và các sở giáo dục và đào tạo báo cáo về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo định kỳ vào thời điểm kết thúc học kỳ, kết thúc năm học và thực hiện việc báo cáo đột xuất khi có vụ việc phức tạp, nghiêm trọng xảy ra.

Điều 15. Khen thưởng

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc phát hiện, tố giác, xử lý người có liên quan đến tệ nạn ma tuý được đề nghị khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện tốt công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý trong trường học là một trong các tiêu chí để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, khen thưởng toàn diện nhà trường theo từng năm học, từng giai đoạn.

Điều 16. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.