- 1 Thông tư 11/2021/TT-BGTVT hướng dẫn phương pháp định giá và quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Thông tư 37/2021/TT-BGTVT hướng dẫn giá dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên, thực hiện theo phương thức đặt hàng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Thông tư 23/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 38/2020/TT-BGTVT hướng dẫn phương pháp định giá và quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách trung ương từ nguồn kinh phí chi thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 4 Quyết định 1639/QĐ-TTg năm 2022 về danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2022/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2022 |
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn giá dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên, thực hiện theo phương thức đặt hàng.
Thông tư này hướng dẫn giá dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên, thực hiện theo phương thức đặt hàng.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, thực hiện theo phương thức đặt hàng.
Điều 3. Nguyên tắc xác định giá
1. Giá dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải được xác định bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ, có lợi nhuận phù hợp để hoàn thành một đơn vị khối lượng dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải trong năm trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành và các quy định khác có liên quan.
2. Không tính vào giá các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm; không tính các chi phí đã xác định trong dịch vụ khác.
Đối với chi phí chung và chi phí liên quan đến nhiều dịch vụ mà không thể tách riêng ra được thì cần tập hợp và phân bổ theo tiêu thức thích hợp, phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.
GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI
Điều 4. Kết cấu và cách xác định giá dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải
Kết cấu và cách xác định giá dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Thẩm quyền, thời hạn, trình tự thẩm định và quyết định giá
Thẩm quyền, thời hạn, trình tự thẩm định và quyết định giá thực hiện theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2023 và áp dụng từ năm tài chính 2023.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì được thực hiện theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, các Vụ trưởng, các Cục trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾT CẤU VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NGUỒN KINH PHÍ THƯỜNG XUYÊN, THỰC HIỆN THEO PHƯƠNG THỨC ĐẶT HÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. Kết cấu giá dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải
STT | Nội dung | Cách tính | Ký hiệu |
1 | Chi phí trực tiếp | CVL CNC CKH CSC CTTK | CTT |
1.1 | Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp | CVL | |
1.2 | Chi phí nhân công trực tiếp | CNC | |
1.3 | Chi phí khấu hao tài sản cố định trực tiếp | CKH | |
1.4 | Chi phí sửa chữa tài sản cố định trực tiếp | CSC | |
1.5 | Chi phí trực tiếp khác | CTTK | |
2 | Chi phí chung | CNC x tỷ lệ % | CC |
3 | Lợi nhuận dự kiến | (CTT CC) x tỷ lệ % | L |
| Giá dịch vụ sự nghiệp công trước thuế | CTT CC L | GTT |
4 | Thuế giá trị gia tăng | GTT x MTS | TGTGT |
| Giá dịch vụ sự nghiệp công sau thuế | GTT TGTGT | G |
1. Chi phí trực tiếp (CTT): Bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp (CVL); chi phí nhân công trực tiếp (CNC); chi phí khấu hao tài sản cố định trực tiếp (CKH); chi phí sửa chữa tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hệ thống thông tin duyên hải (CSC) và chi phí trực tiếp khác (CTTK).
CTT = CVL CNC CKH CSC CTTK
1.1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp (CVL)
a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp (gọi chung là chi phí vật tư) bao gồm:
- Chi phí điện năng;
- Chi phí vật tư phục vụ vận hành, khai thác;
- Chi phí nhiên liệu bao gồm: Xăng dầu, dầu bôi trơn cho việc vận hành máy phát điện, phương tiện vận tải;
- Chi phí công cụ, dụng cụ.
b) Cách xác định như sau:
- Các khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp được xác định theo định mức kinh tế kỹ thuật vận hành khai thác và bảo dưỡng hệ thống thông tin duyên hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành (sau đây được gọi tắt là định mức) nhân (x) giá vật tư, tỷ giá quy đổi ngoại tệ (nếu có).
- Giá vật tư được xác định như sau:
Đối với vật tư do Nhà nước định giá: Tính theo giá do Nhà nước quy định cộng ( ) chi phí lưu thông hợp lý (nếu có);
Đối với vật tư mua ngoài: Nếu không có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định thì tính theo mức giá công bố của địa phương hoặc mức thấp nhất từ các nguồn thông tin như giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp hoặc báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp. Nếu có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định thì tính theo mức thấp nhất từ: Giá đã được áp dụng cho sản phẩm khác trên cùng địa bàn (khu vực) có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự hoặc giá mua ghi trên hóa đơn mua hoặc bán hàng hoặc giá trúng thầu, giá trúng đấu giá, giá niêm yết cộng ( ) chi phí hợp lý, hợp lệ để đưa vật tư về đến kho của doanh nghiệp (nếu có).
1.2. Chi phí nhân công trực tiếp (CNC)
a) Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định của lao động trực tiếp vận hành, khai thác hệ thống thông tin duyên hải.
b) Cách xác định: Được xác định trên cơ sở hao phí lao động theo định mức kinh tế kỹ thuật và hướng dẫn xác định tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp đơn giá nhân công của lao động trực tiếp sản xuất do cơ quan có thẩm quyền ban hành đã bao gồm các chi phí tính theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động đối với lao động trực tiếp sản xuất theo quy định thì phải loại trừ phần các chi phí tính theo lương thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động trong đơn giá nhân công khi xác định chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp và các chi phí có liên quan được xác định theo chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp (nếu có).
1.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định trực tiếp (CKH)
Chi phí khấu hao tài sản cố định trực tiếp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp.
1.4. Chi phí sửa chữa tài sản cố định trực tiếp (CSC)
a) Chi phí sửa chữa tài sản cố định trực tiếp là khoản chi phí nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của các tài sản trực tiếp, bao gồm: Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị kết cấu hạ tầng mạng viễn thông hàng hải; chi phí phụ tùng thay thế; chi phí sửa chữa phương tiện bộ; chi phí sửa chữa công trình nhà cửa, vật kiến trúc; chi phí quan trắc, kiểm định (nếu có) phục vụ trực tiếp cho hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam để bảo đảm duy trì hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng, khai thác tài sản.
b) Cách xác định: Được xác định trên cơ sở dự toán chi tiết của từng hạng mục bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định trực tiếp căn cứ định mức chi phí, định mức kinh tế kỹ thuật do các cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định pháp luật liên quan.
1.5. Chi phí trực tiếp khác (CTTK)
Chi phí trực tiếp khác bao gồm chi phí thuê kênh kết nối, kênh truyền vệ tinh (CKT); chi phí cập nhật phần mềm và hỗ trợ kỹ thuật (CPM); chi phí kiểm tra, đánh giá thường niên Trung tâm dữ liệu LRIT quốc gia Việt Nam, chi phí phải trả cho tổ chức Cospas-Sarsat hằng năm và các khoản chi phí phải trả khác nếu có (CCS); chi phí khai thác, sử dụng thông tin vệ tinh (CVT) và các khoản chi khác nếu có (CK).
1.5.1. Chi phí thuê kênh kết nối, kênh truyền vệ tinh (CKT)
a) Chi phí thuê kênh kết nối, kênh truyền vệ tinh là chi phí thuê đường truyền thông tin, lưu lượng kênh truyền vệ tinh nhằm đảm bảo việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải.
b) Cách xác định: Được xác định trên cơ sở số lượng từng loại kênh truyền theo định mức kinh tế kỹ thuật, giá thuê kênh.
Giá thuê kênh được xác định trên cơ sở hợp đồng hoặc hoá đơn hoặc báo giá của nhà cung cấp dịch vụ; chính sách thuế của nhà nước và tỷ giá quy đổi ngoại tệ (nếu có).
1.5.2. Chi phí cập nhật phần mềm và hỗ trợ kỹ thuật (CPM)
a) Chi phí cập nhật phần mềm và hỗ trợ kỹ thuật là chi phí để cập nhật phần mềm chuyên dụng, hỗ trợ kỹ thuật cho các Đài thông tin duyên hải, Đài thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat Hải Phòng, Đài thông tin vệ tinh mặt đất Cospas-Sarsat Việt Nam, Đài thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa (LRIT) đáp ứng các yêu cầu: Khắc phục, sửa chữa các lỗi phát sinh liên quan đến phần mềm chuyên dụng; đáp ứng các yêu cầu sửa đổi, bổ sung bắt buộc các tính năng, chức năng của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Tổ chức Vệ tinh di động quốc tế (IMSO), Tổ chức thông tin vệ tinh tìm kiếm, cứu nạn quốc tế (Cospas-Sarsat); hoàn thiện tính năng đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
b) Cách xác định: Được xác định trên cơ sở báo giá của nhà cung cấp dịch vụ, chính sách thuế của nhà nước và tỷ giá quy đổi ngoại tệ (nếu có).
1.5.3. Chi phí kiểm tra, đánh giá thường niên Trung tâm dữ liệu LRIT quốc gia Việt Nam
a) Chi phí kiểm tra, đánh giá thường niên Trung tâm dữ liệu LRIT quốc gia Việt Nam là chi phí theo yêu cầu của tổ chức IMO, IMSO để đảm bảo đài thông tin LRIT Việt Nam hoạt động đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống LRIT quốc tế.
b) Cách xác định: Được xác định trên cơ sở thông báo của tổ chức quốc tế và tỷ giá quy đổi ngoại tệ (nếu có).
1.5.4. Chi phí phải trả cho tổ chức Cospas-Sarsat hằng năm và các khoản chi phí phải trả khác (CCS)
a) Các khoản chi trả cho tổ chức Cospas-Sarsat: Là khoản chi phí phải trả hàng năm cho tổ chức Cospas-Sarsat.
b) Các khoản chi phí phải trả khác (nếu có): Là các khoản chi phí mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải phải nộp để phục vụ cho hoạt động của hệ thống thông tin duyên hải.
c) Cách xác định: Được xác định trên cơ sở thông báo của cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức quốc tế và tỷ giá quy đổi ngoại tệ (nếu có).
1.5.5. Chi phí khai thác, sử dụng thông tin vệ tinh (CVT)
a) Các khoản chi phí này bao gồm: Chi phí khai thác, sử dụng thông tin LRIT; chi phí sử dụng lưu lượng vệ tinh cho dịch vụ thông tin LRIT; chi phí sử dụng lưu lượng phát thông tin an toàn hàng hải và tìm kiếm cứu nạn; các chi phí phát sinh khác có liên quan.
b) Cách xác định:
- Chi phí khai thác, sử dụng thông tin LRIT được xác định trên cơ sở chi phí phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ sau khi bù trừ với khoản chi phí sử dụng thông tin LRIT Việt Nam mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải thu được.
- Chi phí sử dụng lưu lượng vệ tinh cho dịch vụ thông tin LRIT được xác định trên cơ sở lưu lượng sử dụng thông tin vệ tinh cho việc gửi dữ liệu định kỳ hàng ngày của 01 tàu, số lượng tàu được tích hợp, chi phí vận hành nhân (x) giá cước sử dụng dịch vụ vệ tinh và tỷ giá quy đổi ngoại tệ (nếu có);
- Chi phí sử dụng lưu lượng phát thông tin an toàn hàng hải và tìm kiếm cứu nạn được xác định trên cơ sở lưu lượng sử dụng thông tin vệ tinh cho việc phát bản tin an toàn hàng hải và tìm kiếm cứu nạn, nhân (x) giá cước sử dụng dịch vụ vệ tinh và tỷ giá quy đổi ngoại tệ (nếu có);
- Các chi phí phát sinh khác có liên quan (chi phí phát thông tin an ninh hàng hải, giám sát tàu thuyền) được xác định trên cơ sở lưu lượng sử dụng thông tin vệ tinh cho việc phát thông tin, giám sát tàu thuyền nhân (x) giá cước sử dụng dịch vụ vệ tinh và tỷ giá quy đổi ngoại tệ (nếu có).
1.5.6. Chi phí khác (CK)
a) Các khoản chi phí này bao gồm: Chi phí kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin; chi phí cập nhật bản quyền các phần mềm hệ thống, phần mềm diệt virus, phần mềm phòng chống truy cập trái phép cho hệ thống máy chủ, máy trạm, thiết bị an toàn, an ninh thông tin, để bảo đảm hoạt động của hệ thống thông tin duyên hải, các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật liên quan đến hệ thống thông tin duyên hải; chi phí mua bảo hiểm tài sản cố định phục vụ vận hành hệ thống thông tin duyên hải; chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; chi phí thuê cơ sở hạ tầng cho hệ thống thông tin duyên hải; chi phí nhiệm vụ đột xuất thông tin duyên hải; các chi phí khác (nếu có).
b) Cách xác định:
- Chi phí kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật liên quan đến hệ thống thông tin duyên hải, chi phí cập nhật bản quyền các phần mềm hệ thống, phần mềm diệt virus, phần mềm phòng chống truy cập trái phép cho hệ thống máy chủ, máy trạm, thiết bị an toàn, an ninh thông tin, để bảo đảm hoạt động của hệ thống thông tin duyên hải và các chi phí khác (nếu có): Được xác định trên cơ sở dự toán của từng nội dung chi phí theo quy định pháp luật có liên quan.
- Chi phí mua bảo hiểm tài sản cố định phục vụ vận hành hệ thống thông tin duyên hải, chi phí thuê cơ sở hạ tầng cho hệ thống thông tin duyên hải: Được xác định trên cơ sở số lượng tài sản, số lượng cơ sở hạ tầng và giá của nhà cung cấp dịch vụ.
- Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại: Được xác định trên cơ sở số lượng lao động được hưởng và chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định pháp luật hiện hành.
- Chi phí nhiệm vụ đột xuất thông tin duyên hải: Được xác định trên cơ sở dự toán chi tiết của từng nhiệm vụ căn cứ định mức chi phí, định mức kinh tế kỹ thuật do các cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định pháp luật liên quan.
2. Chi phí chung (CC)
a) Chi phí chung bao gồm:
- Chi phí tiền lương của người quản lý doanh nghiệp, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ; các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn) của người quản lý doanh nghiệp, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ, lao động trực tiếp vận hành, khai thác hệ thống thông tin duyên hải; tiền ăn ca, chi trợ cấp thôi việc và các chế độ khác của từng loại lao động (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Chí phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí mua bảo hiểm tài sản phục vụ công tác quản lý.
- Chi phí tham dự các cuộc họp quốc tế thường niên, đào tạo và hợp tác quốc tế liên quan đến hoạt động của hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam;
- Chi phí công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
- Thuế, phí và lệ phí như: Thuế môn bài, tiền thuê đất và các khoản phí, lệ phí khác.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý: Chi phí điện nước, điện thoại, chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, bảo hộ lao động, đồng phục, đào tạo, quân sự, y tế, khoản chi cho lao động nữ, nghiên cứu, đào tạo và các chi phí hợp lý khác.
b) Cách xác định: Chi phí chung được xác định trên cơ sở chi phí nhân công trực tiếp và tỷ lệ chi phí chung quy định tại bảng dưới đây.
CC = CNC x tỷ lệ chi phí chung
3. Lợi nhuận dự kiến (L)
Lợi nhuận dự kiến được xác định trên cơ sở tổng chi phí trực tiếp với chi phí chung và tỷ lệ lợi nhuận dự kiến quy định tại bảng dưới đây.
L= (CTT CC) x tỷ lệ lợi nhuận dự kiến
Bảng tỷ lệ chi phí chung và lợi nhuận dự kiến
STT | Nội dung | Tỷ lệ (%) |
1 | Tỷ lệ chi phí chung | 62,35 |
2 | Tỷ lệ lợi nhuận dự kiến | 9,40 |
4. Thuế giá trị gia tăng (TGTGT):
TGTGT = GTT x MTS
Trong đó: MTS là mức thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Giá dịch vụ sự nghiệp công sau thuế (G)
G = GTT TGTGT
- 1 Thông tư 11/2021/TT-BGTVT hướng dẫn phương pháp định giá và quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Thông tư 37/2021/TT-BGTVT hướng dẫn giá dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên, thực hiện theo phương thức đặt hàng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Thông tư 23/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 38/2020/TT-BGTVT hướng dẫn phương pháp định giá và quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách trung ương từ nguồn kinh phí chi thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 4 Quyết định 1639/QĐ-TTg năm 2022 về danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành