BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2022/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi (sau đây viết tắt là Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT)
1. Sửa đổi, bổ sung
“4. Thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y để phòng, trị bệnh cho vật nuôi
a) Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin: Tên và hàm lượng kháng sinh, mục đích sử dụng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng, tên và địa chỉ trang trại hoặc cơ sở chăn nuôi (đối với trường hợp điều trị, điều trị dự phòng) trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành phù hợp với nội dung ghi trong đơn thuốc của người kê đơn thuốc thú y theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y;
b) Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ chứa thuốc thú y không phải kê đơn theo quy định về thú y để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin: Tên và hàm lượng hoạt chất có tác dụng phòng, trị bệnh; mục đích sử dụng; hướng dẫn sử dụng; thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành phù hợp với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thuốc thú y và pháp luật về quản lý thuốc thú y.”
2. Bổ sung
“5. Thức ăn chăn nuôi đã công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường phải thể hiện dấu hợp quy như sau:
a) Thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này: Dấu hợp quy được thể hiện trong tài liệu kèm theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thức ăn chăn nuôi không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này: Dấu hợp quy được thể hiện trên nhãn hoặc bao bì của sản phẩm hoặc trong tài liệu kỹ thuật kèm theo lô hàng khi lưu hành. Tài liệu kỹ thuật bao gồm các thông tin tối thiểu: Tên cơ sở chịu trách nhiệm về hàng hóa, địa chỉ sản xuất bảo đảm truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm; tên sản phẩm; số tiêu chuẩn công bố áp dụng.”
3. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 5. Báo cáo tình hình sản xuất và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi
1. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn qua Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc dịch vụ bưu chính hoặc fax hoặc thư điện tử hoặc gửi trực tiếp định kỳ hằng tháng trước ngày 07 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ lục IVa ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Cục Chăn nuôi, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc trục liên thông văn bản quốc gia hoặc dịch vụ bưu chính hoặc fax hoặc thư điện tử hoặc gửi trực tiếp định kỳ hằng quý trước ngày 07 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Cục Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi trên phạm vi cả nước.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số nội dung, Phụ lục của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT
1. Bãi bỏ chỉ tiêu côn trùng sống tại số thứ tự 13
2. Sửa đổi, bổ sung phần ghi chú của
“- Không bắt buộc thử nghiệm chỉ tiêu Năng lượng trao đổi (ME) trong công tác quản lý nhà nước;
- *Bao gồm các chất thay thế Methionine.”
3. Sửa đổi, bổ sung phần ghi chú của
“- Không áp dụng chỉ tiêu độ ẩm hoặc hàm lượng nước đối với sản phẩm dạng lỏng;
- *Tuỳ theo sản phẩm để lựa chọn chỉ tiêu, hình thức công bố phù hợp (Ví dụ: Hình thức công bố là không nhỏ hơn đối với chỉ tiêu vitamin, axit amin);
- **Không áp dụng đối với sản phẩm dạng lỏng.”
4. Thay thế cụm từ “Chỉ tiêu chất lượng quyết định bản chất và công dụng sản phẩm” bằng cụm từ “Chỉ tiêu chất lượng” tại số thứ tự 3
5. Sửa đổi, bổ sung phần ghi chú của
“- Nguyên liệu đơn có hoặc không có chất kỹ thuật (không phải là chất mang) bắt buộc thêm vào trong quá trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm để duy trì đặc tính kỹ thuật của nguyên liệu đơn và không làm thay đổi bản chất của nguyên liệu đơn; tên và hàm lượng chất kỹ thuật phải được công bố tại mục thành phần nguyên liệu trong bản tiêu chuẩn công bố áp dụng và nhãn sản phẩm;
- Không áp dụng chỉ tiêu độ ẩm hoặc hàm lượng nước đối với sản phẩm dạng lỏng;
- *Tuỳ theo sản phẩm để lựa chọn chỉ tiêu, hình thức công bố phù hợp (Ví dụ: Hình thức công bố là không nhỏ hơn đối với chỉ tiêu vitamin, axit amin);
- **Không áp dụng đối với sản phẩm dạng lỏng.”
6. Sửa đổi, bổ sung
“e) Chỉ tiêu chất lượng
Chỉ tiêu chất lượng bao gồm chất chính và các chất khác.
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm; thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh; hoạt chất phòng, trị bệnh cho vật nuôi không phải kê đơn theo quy định của pháp luật về thú y, không bắt buộc phải công bố thông tin kháng sinh; thông tin hoạt chất của thuốc thú y trong bảng chỉ tiêu chất lượng của tiêu chuẩn công bố áp dụng nhưng bắt buộc phải ghi trên nhãn hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo khi lưu hành theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
Thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước có chỉ tiêu chất lượng chưa có phương pháp thử nghiệm được chỉ định hoặc thừa nhận thì không phải công bố hàm lượng chỉ tiêu đó trong bảng chỉ tiêu chất lượng của tiêu chuẩn công bố áp dụng và nhãn sản phẩm nhưng phải ghi thành phần định lượng nguyên liệu chứa chỉ tiêu đó.”
7. Thay thế cụm từ “Thông tin kháng sinh” bằng cụm từ “Thông tin kháng sinh; hoạt chất phòng, trị bệnh” trên mẫu nhãn tại
8. Thay thế cụm từ “- Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, việc ghi nhãn phụ phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và quy định tại Thông tư này” bằng cụm từ “- Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: nhãn gốc theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, nhãn phụ theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và Thông tư này” tại gạch đầu dòng thứ 3 từ trên xuống ở phần ghi chú của
9. Thay thế Phụ lục IV bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Bổ sung Phụ lục IVa ban hành kèm theo Thông tư này.
11. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục VI như sau:
a) Bổ sung cụm từ “CaCO3” vào sau cụm từ “đá mảnh” tại số thứ tự 5 Mục I.
b) Bổ sung vào số thứ tự 6 Mục I các nguyên liệu sau:
Nấm men bất hoạt: Nấm men chiếu xạ; nấm men thủy phân; nấm men khô Torula hoặc nấm men khô Candida; nấm men được nuôi cấy trên môi trường rỉ mật đường; nấm men sấy khô; phụ phẩm từ quá trình sản xuất axit amin làm thức ăn chăn nuôi; nguyên liệu thức ăn truyền thống khác.
c) Bổ sung vào số thứ tự 2.1
Cobalt acetate; Cobalt sulfate; Copper carbonate; Copper chelate; Copper chloride hydroxide; Copper polysaccharide; Chromium nicotinate; Chromium chelate; Sodium iodide; Potassium iodate; Potassium iodine; Calcium periodate; Iodine chelate; Zinc chelate; Zinc gluconate; Zinc polysaccharide; Manganese chelate; Magnesium acetate; Magnesium polysaccharide; Iron chelate; Iron polysaccharide; Selenium chelate; Selenium polysaccharide; Potassium chelate.
d) Bãi bỏ cụm từ “Calcium carbonate (limestone), Calcareous marine shells, (Gizzard) Redstone” tại số thứ tự 2.2
đ) Bổ sung vào số thứ tự 2.2
Ammonium sulfate; Calcium chelate; Calcium Diphosphate; Calcium bentonite; Calcium hydrogen phosphorus; Bentonite Calcium Montmorillonite; Hydrous aluminium phyllosilicates; Clay mica; Saponite; Sodium aluminum bentonite; Zeolite; Sodium lignosulfonate; Kaolin; Kaolinite; Quartz; Plagioclase; Rutile; Silica; Biotite; Calcium magnesium carbonate.
e) Bổ sung vào số thứ tự 2
Aspergillus aculeatus; Aspergillus niger; Aspergillus oryzae; Bacillus cereus var toyoi; Bacillus coagulans; Bacillus megaterium; Bacillus mesentericus; Bacillus polymyxa; Bacillus pumilus; Bifidobacterium bifidum; Bifidobacterium longum; Bifidobacterium lactis; Bifidobacterium thermophilum; Bacillus clausii; Coriobacteriaceae; Candida utilis; Cyberlindnera jadinii; Fumonisin esterase; Haematococcus pluvialis; Lactobacillus bulgaricus; Lactobacillus lactis; Lactobacillus reuteri; Lactobacillus sporogenes; Lactococcus lactis; Lactobacillus buchneri; Lactobacillus hilgardii; Pseudomonas fluorescens; Torulopsis bovina; Torulopsis glabrata; Pichia farinosa; Streptococcus faecalis; Streptococcus faecium; Streptococcus thermophilus; Saccharomyces cerevisiae boulardii; Trichosporon mycotoxinivorans; Trichoderma longibrachiatum; Trichoderma reesei; Nitrosomonas; Salmonella gallinarum bacteriophage; Salmonella typhimurium bacteriophage; Salmonella enteritidis bacteriophage; Clostridium perfringens bacteriophage; Escherichia coli bacteriophage.
g) Bổ sung vào số thứ tự 3
- Vi sinh vật có lợi dạng bất hoạt (không bao gồm nấm men bất hoạt); Alcohol ethylic; Alcohols; Alcool benzylique; Aldehyde C18; Ammonium hydroxide; Amonium formate; Amorphous; Amyl acetate; Aspartame; Inulin; thành tế bào nấm men.
h) Bổ sung vào số thứ tự 12
Calcium stearate; Carrageenan kappa; Carrageenans; Chitosan oligosaccharide; Choline bitartrate; Coenzyme Q10; Cyclamate; Di- triglycerides butyrate; Diglyrecides of Lauric acid; Diglyrecides of propionic acid; Docosahexaenoic acid (DHA); Dimethyl succinate; Dextrin; D-xylose; Eicosapentaenoic acid (EPA); Ethyl caprylate; Ethyl cellulose; Fructo oligosaccharide; Glucomannoprotein; Glucono delta lactone; Glycerin monostearate; Glycerol fatty acid ester; Glycerol tributyrate; Glyceryl polyethylene glycol ricinoleate; Gummi Arabicum; Isomer t10,c12; Isomer t11,c9; Isovalerate; Isovaleric acid; Leonardite; L-Glutathionone; Lignosulfonate; Locust bean gum; Lysolecithin; Sodium salts of lactylates of lauric and myristic acids; Lysophosphatidic acid (LPA); Sodium metabisulfite; Lysophospholipids; Lysophosphatidylcholine; Lysophosphatidylinositol; Sodium salts of lactylates of fatty acids; Methional; Methyl donors; Methyl p-hydroxybenzoate; Methylsulfonylmethane; Mineral oil; Monoglycerides of butyric acid; Monoglycerides of Lauric acid; Monoglycerides of propionic acid; N,N-Dimethylglycine HCl; Phytic acid; Polydimethylsiloxane; Polyethylene wax; Polysaccharide; Polyvinyl alcohol; Propyl Benzoate; Propyl p- Hydroxybenzoate; Sodium carboxymethyl cellulose; Sodium lauryl sulphate; Sodium saccharin dehydrate; Stearic acid; Tri, di, và mono phosphosphate ester of ascorbic acid; Tricholine citrate; Triglycerides of Lauric acid; Trisodium citrate; Polyglutamic acid; 2-hydroxy propanoic acid; Sodium hexametaphosphate; Mono, di and tri glycerides of fatty acid; Triglyceride of fatty acid; Triglycerides; Khoáng dầu (Mineral oil); Sodium saccharin dehydrate; Sodium saccharin anhydrous; Poly (2-vinylpyridine-co-styrene); Fatty acids esterified with glycerol; Sepiolite clay; Dolomite; Amorphous silica; Magnesium aluminum silicate; Polyvinylpyrrolidone; Lysophosphatidylethanolamine.
i) Bổ sung vào số thứ tự 1
Blue aluminum lake; Lucantin pink; Dioxide titanium; Edical carmoisine; Green pigment; Indigo carmine; Iron oxide brown; Iron oxide orange; Iron oxide Red; Lake carmoisine; Lake sunset yellow; Lake Tartrazine; Natracol Titanium dioxide; Radish red pigment.
k) Bổ sung vào
Beta-Sinensal; Phenethyl alcohol; Delta-Decalactone; Trans-Anethole; D- decalactone; 2-Undecanone; Isoamyl acetate; 3-methylthio propanol; Isoamyl isovelerate; 3-Phenyl-2-propenal; Natural Terpenes; 4-methyl-5-thiazoleethanol.
1. Nhãn sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa thuốc thú y đã in trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành chưa đáp ứng quy định về ghi nhãn tại Thông tư này được phép sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
2. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi có nhãn theo quy định tại khoản 1 Điều này sản xuất trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tiếp tục được lưu hành đến khi hết hạn sử dụng của sản phẩm.
3. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi có nhãn theo quy định tại
4. Trường hợp thay đổi về địa chỉ trụ sở, địa chỉ sản xuất do thay đổi về địa giới hành chính, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi được tiếp tục sử dụng hết số lượng nhãn đã in thông tin địa chỉ trụ sở, địa chỉ sản xuất trước khi thay đổi.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 2 năm 2023.
2. Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Chăn nuôi) để xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
………………,ngày……..tháng ……. năm ……. |
Kính gửi: Cục Chăn nuôi/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tên đơn vị báo cáo: ..........................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính:………………………Địa chỉ sản xuất:…………………………..
Điện thoại: …………………Fax: …………………Email: ............................................
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi số: ...............................
Cơ quan cấp: .....................................................................................................................
Báo cáo kết quả sản xuất của tháng ………..như sau:
I. Sản lượng và giá thức ăn chăn nuôi
1. Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc
a) Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi (bao gồm thức ăn chăn nuôi có và không có kháng sinh)
TT | Nhóm thức ăn chăn nuôi | Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (tấn) | Thức ăn đậm đặc (tấn) | ||
Thương mại** | Tiêu thụ nội bộ | Thương mại** | Tiêu thụ nội bộ | ||
I | Thức ăn cho lợn |
|
|
|
|
1 | Lợn con, lợn thịt | ||||
2 | Lợn hậu bị, lợn nái, lợn đực giống | ||||
II | Thức ăn cho gia cầm |
|
|
|
|
1 | Gà |
|
|
|
|
1.1 | Gà thịt | ||||
1.2 | Gà đẻ trứng | ||||
1.3 | Gà đẻ hậu bị* | ||||
2 | Ngan, vịt |
|
|
|
|
2.1 | Ngan, vịt thịt | ||||
2.2 | Ngan, vịt đẻ trứng | ||||
2.3 | Ngan, vịt đẻ hậu bị* | ||||
3 | Chim cút |
|
|
|
|
4 | Gia cầm khác (đà điểu, bồ câu,..) |
|
|
|
|
III | Thức ăn cho trâu, bò |
|
|
|
|
1 | Trâu, bò thịt | ||||
2 | Bò sữa | ||||
IV | Thức ăn cho động vật cảnh (chó, mèo,..) |
|
|
|
|
V | Thức ăn cho vật nuôi khác (ngựa, dê, cừu, thỏ,…) |
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
|
*Gia cầm hậu bị được tính từ 1 ngày tuổi đến đẻ quả trứng đầu tiên
**Bao gồm thức ăn thương mại, đặt hàng, gia công.
b) Sản lượng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh
TT | Nhóm thức ăn chăn nuôi | Sản lượng (tấn) |
1 | Thức ăn cho lợn | |
2 | Thức ăn cho gia cầm | |
3 | Thức ăn cho trâu, bò | |
4 | Thức ăn cho động vật cảnh | |
5 | Thức ăn cho vật nuôi khác |
c) Giá mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (giá bình quân tại nhà máy)
TT | Tên nguyên liệu | Giá (đồng/kg) |
1 | Ngô hạt | |
2 | Khô dầu đậu tương | |
3 | Lúa mì | |
4 | Cám mì | |
5 | Cám gạo chiết ly | |
6 | Cám gạo nguyên dầu | |
7 | Sắn lát | |
8 | DDGS (bã ngô) | |
9 | Bột thịt xương | |
10 | Bột gia cầm | |
11 | Bột cá | |
12 | Mỡ cá | |
13 | Methionine | |
14 | Lysine HCl | |
15 | Tryptophan |
d) Giá bán thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (giá bình quân tại nhà máy)
TT | Loại thức ăn chăn nuôi | Giá (đồng/kg) |
1 | Thức ăn cho lợn thịt giai đoạn xuất bán | |
2 | Thức ăn cho lợn nái nuôi con | |
3 | Thức ăn cho gà thịt giai đoạn xuất bán | |
4 | Thức ăn cho gà đẻ trứng | |
5 | Thức ăn cho gà đẻ hậu bị | |
6 | Thức ăn cho vịt, ngan thịt giai đoạn xuất bán | |
7 | Thức ăn cho vịt, ngan đẻ trứng | |
8 | Thức ăn cho vịt, ngan đẻ hậu bị | |
9 | Thức ăn cho chim cút | |
10 | Thức ăn cho bò thịt | |
11 | Thức ăn cho bò sữa |
2. Đối với cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung
TT | Loại thức ăn chăn nuôi | Sản lượng (tấn) |
I | Thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp |
|
1 | Premix | |
2 | Thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp khác | |
II | Thức ăn bổ sung dạng đơn |
|
1 | DCP (Di canxi phốt phát) | |
2 | MCP (Mono canxi phốt phát) | |
3 | Đồng sulfate hoặc nguyên liệu khoáng đơn khác | |
4 | Vi sinh vật (Probiotics) | |
5 | Loại khác |
3. Đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống
TT | Loại thức ăn chăn nuôi | Sản lượng (tấn) |
1 | Cám gạo | |
2 | Tấm gạo | |
3 | Bột mì | |
4 | Cám mì | |
5 | Khô dầu đậu tương (lên men và không lên men) | |
6 | Vỏ đậu tương | |
7 | Bã sắn và sản phẩm từ sắn | |
8 | Bột cá | |
9 | Mỡ cá | |
10 | Dịch tôm (từ đầu, vỏ,.. tôm) | |
11 | Bột đá (CaCO3) | |
12 | Thức ăn truyền thống khác có nguồn gốc động vật | |
13 | Thức ăn truyền thống khác có nguồn gốc thực vật | |
14 | Thức ăn truyền thống khác |
II. Danh sách các đơn vị thuê gia công tại đơn vị
TT | Tên đơn vị thuê gia công | Địa chỉ | Loại thức ăn chăn nuôi* | Sản lượng (tấn) |
1 | ||||
2 |
*Chỉ cần liệt kê một trong những loại thức ăn: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống
Đại diện công ty |
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(Tên đơn vị):........................ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
………………,ngày……..tháng ……. năm ……. |
Kính gửi: Cục Chăn nuôi/Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tên tên vị báo cáo:............................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Điện thoại: …………………Fax: …………………Email: ............................................
Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát của Quý …….. như sau:
TT | Nội dung | Số lượng | Số lượng phải xử lý vi phạm hành chính* | Số tiền phạt (đồng) | Liệt kê các lỗi vi phạm* |
I | Số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát trong kỳ báo cáo |
|
|
|
|
II | Số cơ sở thanh tra, kiểm tra, giám sát trong kỳ báo cáo |
|
|
|
|
1 | Số cơ sở sản xuất | ||||
2 | Số cơ sở mua bán | ||||
3 | Số cơ sở nhập khẩu | ||||
4 | Số cơ sở chăn nuôi | ||||
III | Số lượng mẫu thanh tra, kiểm tra, giám sát trong kỳ báo cáo |
|
|
|
|
1 | Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc | ||||
2 | Thức ăn bổ sung | ||||
3 | Thức ăn khác |
*Kèm theo bản sao các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
**Cục Chăn nuôi hướng dẫn báo cáo chi tiết các lỗi vi phạm (nếu cần)