BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2017/TT-BQP | Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2017 |
QUY ĐỊNH ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀU THUYỀN QUÂN SỰ
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 26 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định đăng ký, quản lý, sử dụng tàu thuyền quân sự.
Thông tư này quy định việc đăng ký, quản lý, sử dụng tàu thuyền; phạm vi hoạt động; chế độ đăng ký, thống kê, báo cáo; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc đăng ký, quản lý, sử dụng tàu thuyền trong Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là tàu thuyền quân sự).
1. Tàu thuyền quân sự bao gồm tàu, thuyền và phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước có động cơ hoặc không có động cơ được biên chế tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng theo quyết định của Tổng Tham mưu trưởng.
2. Số đăng ký là ký hiệu riêng của từng tàu thuyền quân sự, thể hiện đơn vị sử dụng, chủng loại và thứ tự tàu thuyền đó.
3. Giấy đăng ký là chứng nhận pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho từng tàu thuyền quân sự, xác định trách nhiệm quản lý của đơn vị được trang bị tàu thuyền quân sự.
4. Giấy phép lưu hành là chứng nhận pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho từng tàu thuyền quân sự, có giá trị sử dụng trong thời gian quy định, khi hết hạn đơn vị sử dụng phải làm thủ tục xin gia hạn.
5. Đăng ký chính thức là đăng ký khi có quyết định đưa vào trang bị quân sự của Tổng Tham mưu trưởng.
6. Đăng ký tạm thời là đăng ký khi chưa có quyết định đưa vào trang bị quân sự của Tổng Tham mưu trưởng và có thời hạn nhất định.
7. Đăng ký lại là đăng ký khi có sự thay đổi về chủ sở hữu, tên tàu, kết cấu hoặc thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thuyền quân sự.
8. Tàu thuyền cải hoán là quá trình kết hợp giữa sửa chữa, thay đổi kết cấu, trang thiết bị nhằm mục đích chuyển đổi cấu hình, tính năng kỹ thuật, chiến thuật của tàu thuyền quân sự.
9. Cơ quan đăng ký tàu thuyền quân sự là cơ quan được Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển và Cục trưởng Cục Vận tải/Tổng cục Hậu cần giao nhiệm vụ cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự.
Điều 4. Nguyên tắc đăng ký, quản lý, sử dụng
1. Nguyên tắc đăng ký
a) Tàu thuyền quân sự được trang bị từ bất cứ nguồn nào cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng sử dụng vào mục đích quốc phòng thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, tuần tiễu, kiểm tra, kiểm soát, vận tải, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, làm kinh tế và các nhiệm vụ khác trước khi đưa vào sử dụng phải được Tổng Tham mưu trưởng quyết định đưa vào trang bị quân sự và đăng ký;
b) Phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật;
c) Việc đăng ký được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc quản lý
a) Quản lý đúng số lượng, chất lượng, chủng loại và sự đồng bộ;
b) Thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, thống nhất theo hệ thống từ cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng đến cơ quan trực tiếp quản lý tàu thuyền.
3. Nguyên tắc sử dụng
a) Đúng mục đích, nhiệm vụ, tính năng kỹ thuật, chiến thuật và quy định của Bộ Quốc phòng;
b) Bảo đảm an toàn và hiệu quả.
Điều 5. Những hành vi nghiêm cấm
1. Giả mạo hồ sơ, sửa chữa, tẩy xóa, thay đổi các thông tin ghi trên giấy đăng ký, giấy phép lưu hành và các giấy tờ khác có liên quan khi sử dụng tàu thuyền quân sự.
2. Cho thuê, cho mượn, cầm cố thế chấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành.
3. Cấp các loại giấy tờ, trang thiết bị của tàu thuyền quân sự cho người không có trách nhiệm sử dụng.
4. Điều động, sử dụng tàu thuyền quân sự trái với quy định tại Điểm a
Điều 6. Thẩm quyền cấp số đăng ký
1. Tổng Tham mưu trưởng quyết định cấp số đăng ký cho tàu thuyền quân sự.
2. Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Cục trưởng Cục Vận tải/Tổng cục Hậu cần giúp Tổng Tham mưu trưởng cấp số đăng ký bảo đảm tính thống nhất với kết cấu, kích thước, màu sắc, vị trí kẻ hoặc lắp đặt số đăng ký theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp cần thiết Tổng Tham mưu trưởng giao cho chỉ huy cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng quy định cụ thể.
Điều 7. Giấy đăng ký, giấy phép lưu hành
1. Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Cục trưởng Cục Vận tải/Tổng cục Hậu cần cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành cho tàu thuyền quân sự thuộc phạm vi quản lý.
2. Nội dung thể hiện trên giấy đăng ký và giấy phép lưu hành
a) Giấy đăng ký, kích thước: 125 x 115(mm); mặt trước màu xanh nhạt, có hình ngôi sao ở giữa, nội dung gồm: Số thứ tự đăng ký, tên tàu thuyền quân sự, số đăng ký, đơn vị sử dụng; mặt sau màu trắng, nội dung gồm: Đặc điểm kỹ thuật, công dụng của tàu thuyền quân sự được đăng ký. Mẫu số 01, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy đăng ký tạm thời, kích thước: 125 x 115(mm); mặt trước màu vàng nhạt, nội dung gồm: Số thứ tự đăng ký, tên tàu thuyền quân sự, số đăng ký, đơn vị sử dụng và đặc điểm kỹ thuật, công dụng của tàu thuyền quân sự; mặt sau màu vàng nhạt, nội dung gồm: Có hình tàu, thuyền, quy định quản lý giấy đăng ký tạm thời. Mẫu số 02, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Giấy phép lưu hành, kích thước: 175 x 125(mm); mặt trước màu xanh nhạt, có hình ngôi sao ở giữa, nội dung gồm: Số thứ tự đăng ký, tên tàu thuyền quân sự, số đăng ký, đơn vị sử dụng và đặc điểm kỹ thuật, công dụng của tàu thuyền, thời hạn sử dụng; mặt sau màu trắng có hình tàu, thuyền, quy định quản lý giấy phép lưu hành. Mẫu số 03, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Giấy phép lưu hành tạm thời, kích thước: 175 x 125(mm); mặt trước màu vàng, có hình ngôi sao ở giữa, nội dung gồm: Số thứ tự đăng ký, tên tàu thuyền quân sự, số đăng ký, đơn vị sử dụng và đặc điểm kỹ thuật, công dụng của tàu thuyền, thời hạn sử dụng; mặt sau màu trắng có hình tàu, thuyền, quy định quản lý giấy phép lưu hành. Mẫu số 04, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ quan cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành: Là cơ quan giúp người chỉ huy quy định tại Khoản 1 Điều này tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định trình hồ sơ cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành.
1. Đăng ký chính thức: Được thực hiện khi có quyết định đưa vào trang bị quân sự của Tổng Tham mưu trưởng; có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định tại
2. Đăng ký tạm thời: Được thực hiện khi chưa có quyết định đưa vào trang bị quân sự của Tổng Tham mưu trưởng nhưng có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định tại
a) Tàu thuyền đóng mới, mua sắm chưa có quyết định của Tổng Tham mưu trưởng đưa vào trang bị quân sự;
b) Tàu thuyền được tặng, viện trợ của các quốc gia, tổ chức, cá nhân, địa phương đưa vào các đơn vị quân đội để làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, vận tải hàng hóa, phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn chưa có quyết định của Tổng Tham mưu trưởng đưa vào trang bị quân sự.
Điều 9. Hồ sơ đăng ký chính thức
1. Tàu thuyền quân sự do Bộ Quốc phòng trang bị
a) Văn bản đề nghị cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng. Mẫu số 05, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao quyết định đưa vào trang bị quân sự của Tổng Tham mưu trưởng;
c) Bản sao biên bản xuất xưởng đối với tàu đóng mới;
d) Bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu thuyền quân sự còn hiệu lực;
đ) Bản sao biên bản giao, nhận tàu thuyền quân sự;
e) Bản sao bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, máy trưởng và người lái phương tiện (nếu có).
2. Tàu thuyền quân sự do đơn vị tự mua: Ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, b, c, d, e Khoản 1 Điều này, bổ sung bản sao quyết định của Tổng Tham mưu trưởng cho mua và hợp đồng mua tàu thuyền.
3. Tàu thuyền quân sự điều động giữa các cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng: Ngoài các quy định tại Điểm a, d, đ Khoản 1 Điều này, bổ sung các giấy tờ sau:
a) Bản sao quyết định của Tổng Tham mưu trưởng về việc điều động trang bị quân sự;
b) Bản sao hồ sơ gốc của tàu (hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ hoàn công, hồ sơ kỹ thuật, các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật);
c) Giấy đăng ký, giấy phép lưu hành theo tàu.
4. Tàu thuyền quân sự điều động nội bộ: Ngoài các quy định tại Điểm a, d, đ Khoản 1 Điều này, bổ sung các giấy tờ sau:
a) Bản sao quyết định điều động trang bị của cấp có thẩm quyền;
b) Bản sao hồ sơ gốc của tàu (hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ hoàn công, hồ sơ kỹ thuật, các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật);
c) Giấy đăng ký, giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự.
5. Tàu thuyền quân sự được tặng, viện trợ: Ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, b, đ Khoản 1 Điều này, bổ sung bản sao các giấy tờ theo tàu.
6. Tàu thuyền quân sự cải hoán: Ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, đ Khoản 1 Điều này, bổ sung:
a) Bản sao quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép cải hoán.
b) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cải hoán;
c) Bản sao biên bản nghiệm thu xuất xưởng;
d) Bản sao hồ sơ đăng kiểm sau cải hoán;
đ) Giấy đăng ký, giấy phép lưu hành trước khi cải hoán.
Điều 10. Hồ sơ cấp đổi, cấp lại
1. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại
a) Cấp đổi giấy đăng ký, giấy phép lưu hành trong trường hợp tàu thuyền được điều chuyển đơn vị, bị rách nát, sai thông tin;
b) Cấp lại giấy đăng ký, giấy phép lưu hành trong trường hợp bị mất.
2. Hồ sơ cấp đổi, cấp lại
a) Hồ sơ cấp đổi: Ngoài các giấy tờ quy định tại
b) Hồ sơ cấp lại: Ngoài các giấy tờ quy định tại
Điều 11. Hồ sơ đăng ký tạm thời
1. Văn bản đề nghị cấp giấy đăng ký tạm thời của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng. Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao hồ sơ gốc của tàu (hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ hoàn công, hồ sơ kỹ thuật, các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật).
3. Bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu thuyền quân sự còn hiệu lực.
Điều 12. Trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại giấy đăng ký, giấy phép lưu hành
1. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tàu thuyền quân sự chịu trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đăng ký tàu thuyền quân sự theo quy định tại Điều 9 hoặc
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký tàu thuyền quân sự có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành cho đơn vị.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ cơ quan đăng ký tàu thuyền quân sự phải có văn bản thông báo và hướng dẫn đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ; thời hạn 5 (năm) ngày làm việc.
Điều 13. Thu hồi giấy đăng ký, giấy phép lưu hành
1. Các trường hợp thu hồi
a) Tàu thuyền quân sự bị mất tích;
b) Tàu thuyền quân sự bị phá hủy;
c) Tàu thuyền quân sự cải hoán;
d) Tàu thuyền quân sự điều chuyển giữa các đơn vị;
đ) Tàu thuyền quân sự đã có quyết định loại khỏi trang bị quân sự của Tổng Tham mưu trưởng;
e) Tàu thuyền quân sự thay đổi cơ quan đăng ký;
g) Khi kết thúc nhiệm vụ được giao của cấp có thẩm quyền;
h) Tàu thuyền quân sự vi phạm một trong các lỗi quy định tại
2. Tàu thuyền quân sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì các cơ quan trực tiếp quản lý quy định tại
Điều 14. Quản lý tàu thuyền quân sự
1. Quản lý số lượng, chất lượng, chủng loại và sự đồng bộ tàu thuyền quân sự: Cơ quan Quân lực các cấp phải lập hệ thống sổ sách, mẫu biểu đăng ký, thống kê theo quy định và hướng dẫn của từng chuyên ngành kỹ thuật, nắm chắc số lượng, chủng loại vũ khí, trang bị kỹ thuật tàu thuyền của đơn vị mình.
2. Quản lý kỹ thuật tàu thuyền quân sự: Cơ quan kỹ thuật tàu thuyền các cấp phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chất lượng do cấp có thẩm quyền ban hành để phân cấp chất lượng, kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất về tình trạng thực tế vũ khí, trang bị kỹ thuật tàu thuyền so với tiêu chuẩn chất lượng quy định; người chỉ huy cơ quan, đơn vị tàu thuyền các cấp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, có biện pháp tích cực để duy trì hệ số kỹ thuật tàu thuyền.
3. Quản lý sự đồng bộ tàu thuyền quân sự: Người chỉ huy các cấp phải nắm chắc, đồng bộ và có phương án bổ sung, thay thế, sửa chữa kịp thời để duy trì đồng bộ theo trang bị và đồng bộ theo đơn vị.
Điều 15. Phân cấp quản lý tàu thuyền quân sự
1. Cục Quân lực/Bộ Tổng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý số lượng, chất lượng, chủng loại và sự đồng bộ tàu thuyền quân sự trong Bộ Quốc phòng.
2. Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý số lượng, chất lượng, chủng loại và sự đồng bộ tàu thuyền quân sự thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý; điều chỉnh, điều động tạm thời, phân nhóm và xác định trạng thái sử dụng tàu thuyền quân sự trong đơn vị thuộc quyền; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tàu thuyền quân sự.
3. Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý số lượng, chất lượng, chủng loại và sự đồng bộ tàu thuyền quân sự thuộc Tổng cục Hậu cần quản lý trong Bộ Quốc phòng; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tàu thuyền quân sự.
4. Chỉ huy các cấp chịu trách nhiệm quản lý, nắm chắc số lượng, chất lượng, chủng loại, nhóm tàu, trạng thái sử dụng và sự đồng bộ tàu thuyền thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý.
5. Cơ quan kỹ thuật tàu thuyền các đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm duy trì hệ số kỹ thuật, nâng cao chất lượng công tác quản lý tàu thuyền theo quyết định của người chỉ huy và hướng dẫn của cơ quan quản lý tàu thuyền quân sự cấp trên.
6. Đơn vị tàu thuyền các cấp có nhiệm vụ duy trì hệ số kỹ thuật, an toàn kỹ thuật, nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo đảm cho tàu thuyền quân sự sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ.
1. Tàu thuyền quân sự trước khi đi hoạt động phải có
a) Lệnh của cấp có thẩm quyền; kế hoạch hoạt động đã được phê chuẩn;
b) Đủ tài liệu, sổ sách đăng ký, hồ sơ giấy tờ theo quy định;
c) Tình trạng kỹ thuật tốt và được bảo đảm hậu cần theo quy định;
d) Cán bộ chiến sỹ, nhân viên trên tàu có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu sử dụng tàu thuyền quân sự.
2. Các đối tượng được đi trên tàu thuyền quân sự không thuộc biên chế, khi hoạt động phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền bằng văn bản và được phổ biến, quán triệt các quy định bảo đảm an toàn và các quy định có liên quan của tàu.
3. Tàu thuyền quân sự phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn tàu biển, quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
1. Kế hoạch hoạt động
a) Theo thời gian, gồm: Kế hoạch 6 tháng và năm;
b) Theo nhiệm vụ, gồm: Kế hoạch hoạt động tàu thuyền quân sự.
2. Phân cấp lập kế hoạch
a) Cấp dưới trực tiếp của cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng lập kế hoạch năm, 6 tháng, quý;
b) Chỉ huy trưởng đơn vị quản lý tàu thuyền quân sự lập kế hoạch tháng và kế hoạch theo từng đợt hoạt động;
c) Thuyền trưởng lập kế hoạch hàng hải của từng đợt hoạt động.
3. Nội dung, hình thức của kế hoạch: Soạn thảo theo mẫu thống nhất tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Tổng Tham mưu trưởng phê chuẩn các kế hoạch
a) Kế hoạch chiến đấu, kế hoạch diễn tập thực binh và kế hoạch bắn đạn thật của cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Kế hoạch hoạt động của tàu ngầm.
2. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng phê chuẩn các kế hoạch
a) Kế hoạch năm của các đơn vị thuộc quyền;
b) Các kế hoạch chiến đấu, huấn luyện, tuần tiễu và diễn tập của các đơn vị thuộc quyền.
3. Chỉ huy cấp dưới trực tiếp của cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng phê chuẩn kế hoạch
a) Kế hoạch năm, 6 tháng, quý, tháng và kế hoạch từng đợt hoạt động của các đơn vị thuộc quyền;
b) Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khác khi cấp trên trực tiếp ủy quyền;
c) Kế hoạch hoạt động của tàu thuyền quân sự cho từng đợt hoạt động.
Điều 19. Điều chỉnh bổ sung kế hoạch hoạt động
1. Nội dung điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hoạt động của tàu thuyền quân sự phải được thể hiện bằng văn bản, được cấp có thẩm quyền quy định tại
2. Trường hợp phải điều chỉnh kế hoạch khi đang hoạt động để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền quân sự hoặc cứu hộ, cứu nạn trên sông, trên biển, người chỉ huy trực tiếp phải thống nhất với cấp ủy để quyết định, kịp thời báo cáo cấp trên và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Tàu thuyền quân sự hoạt động trong vùng nội thủy phải chấp hành theo quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014.
Điều 21. Trong vùng biển Việt Nam
Tàu thuyền quân sự khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, phải chấp hành Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Luật biển Việt Nam năm 2012 và pháp luật hàng hải của Việt Nam.
Điều 22. Trong vùng biển quốc tế
Tàu thuyền quân sự khi hoạt động trong vùng biển quốc tế thực hiện theo quy định Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 23. Trong vùng biển nước ngoài (đã được Việt Nam thừa nhận)
Khi hoạt động trong vùng biển nước ngoài, tàu thuyền thuộc Bộ Quốc phòng quản lý phải được sự đồng ý của Bộ Tổng Tham mưu, phải chấp hành Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các Điều ước quốc tế mà nước sở tại là thành viên, pháp luật nước sở tại và đồng thời phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.
CHẾ ĐỘ ĐĂNG KÝ THỐNG KÊ, BÁO CÁO
1. Cơ quan, đơn vị và cán bộ tàu, thuyền các cấp phải thực hiện chế độ đăng ký, thống kê theo quy định của ngành, nhằm mục đích quản lý chặt chẽ trang thiết bị, vật tư kỹ thuật tàu thuyền quân sự.
2. Tàu thuyền quân sự chỉ được cơ quan đăng ký tàu thuyền có thẩm quyền đăng ký theo quy định khi có quyết định trang bị của Tổng Tham mưu trưởng, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và an toàn về môi trường.
3. Cơ quan quản lý tàu thuyền các cấp phải đăng ký, tổng hợp đầy đủ, kịp thời và chính xác tình trạng kỹ thuật của tàu thuyền quân sự. Các sổ đăng ký trên tàu thuyền quân sự phải được cập nhật, ghi chép thường xuyên, quản lý theo đúng chế độ bảo mật.
1. Kỳ báo cáo, gồm: Báo cáo 6 tháng, năm và báo cáo đột xuất.
2. Nội dung báo cáo: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục III, IV, V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thời gian báo cáo: Các cơ quan, đơn vị gửi vào ngày 20 tháng cuối quý (quý 2 và quý 4 không báo cáo quý, ghép nội dung của báo cáo quý vào báo cáo 6 tháng và báo cáo năm), đối với báo cáo đột xuất, thực hiện theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
a) Báo cáo đăng ký, số lượng, chất lượng tàu thuyền quân sự gửi về Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu.
b) Báo cáo hoạt động tàu thuyền quân sự gửi về Cục Tác chiến/Bộ Tổng Tham mưu.
c) Báo cáo công tác kỹ thuật tàu thuyền quân sự gửi về Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Thống nhất quản lý tàu thuyền quân sự thuộc Bộ Quốc phòng; phê chuẩn kế hoạch hoạt động tàu thuyền quân sự của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định tại
2. Quyết định phạm vi hoạt động tàu thuyền quân sự trong nội thủy và trong vùng biển được quy định tại
3. Quyết định cho tàu thuyền quân sự hoạt động thực hiện các nhiệm vụ khác không có trong Quyết định biên chế trang bị của Bộ Tổng Tham mưu.
4. Quyết định cho tàu thuyền quân sự hoạt động trong các trường hợp đặc biệt, khẩn cấp.
5. Quyết định cấp phát, thu hồi, điều động tàu thuyền quân sự.
Điều 27. Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng
1. Thống nhất quản lý, chỉ huy tàu thuyền quân sự của cơ quan, đơn vị thuộc quyền theo quy định tại
2. Phê chuẩn kế hoạch hoạt động tàu thuyền quân sự theo quy định tại
3. Bộ Tổng Tham mưu (Cục Tác chiến, Cục Quân lực) giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý hoạt động và đăng ký, số lượng, chất lượng tàu thuyền quân sự.
4. Tổng cục Kỹ thuật giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý kỹ thuật tàu thuyền quân sự.
5. Chỉ huy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chỉ đạo cơ quan kỹ thuật báo cáo các nội dung theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 28. Chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp dưới trực tiếp cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng
1. Thống nhất quản lý, chỉ huy tàu thuyền quân sự của cơ quan, đơn vị thuộc quyền theo quy định tại
2. Lập kế hoạch và phê chuẩn kế hoạch hoạt động tàu thuyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 17,
3. Trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tàu thuyền quân sự.
Điều 29. Điều khoản chuyển tiếp
1. Giấy tờ liên quan đến tàu thuyền quân sự được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng hết thời hạn theo quy định hoặc đến khi cấp đổi.
2. Giấy tờ liên quan không quy định thời hạn sử dụng, các cơ quan, đơn vị thực hiện cấp đổi theo quy định tại Thông tư này, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2017 và thay thế Quyết định 1919 QĐ/QP ngày 09 tháng 11 năm 1985 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc lưu hành các phương tiện thủy của Quân đội nhân dân Việt Nam, Thông tư số 163/2014/TT-BQP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định công tác quản lý hoạt động tàu thuyền thuộc Bộ Quốc phòng và Khoản 1, 2, 3 Điều 33 Điều lệ công tác tàu thuyền quân sự ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BQP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Cục trưởng Cục Vận tải/Tổng cục Hậu cần chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền./.
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH SỐ ĐĂNG KÝ TÀU THUYỀN QUÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BQP ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Quốc phòng)
A. QUY ĐỊNH SỐ ĐĂNG KÝ ĐỐI VỚI TÀU THUYỀN QUÂN SỰ DO CỤC VẬN TẢI/TCHC QUẢN LÝ
I. KÍCH THƯỚC, MÀU SẮC, VỊ TRÍ LẮP ĐẶT SỐ ĐĂNG KÝ
1. Kích thước
Tùy theo từng loại tàu để xác định kích thước cho phù hợp và thống nhất, cụ thể:
a) Loại tàu có trọng tải lớn hơn 1000 tấn
- Kích thước: 1500 x 500 (mm);
- Chiều cao số: 360 mm;
- Chiều rộng số: 150 mm;
- Độ rộng nét số: 60 mm;
- Khoảng cách giữa các số: 80 mm;
- Dấu gạch ngang: 90 x 60 (mm).
b) Loại tàu hàng có trọng tải từ 550 tấn đến 1000 tấn
- Kích thước: 2500 x 600 (mm);
- Chiều cao số: 410 mm;
- Chiều rộng số: 160 mm;
- Độ rộng nét số: 75 mm;
- Khoảng cách giữa các số: 750 mm;
- Dấu gạch ngang: 130 x 75 (mm).
c) Loại tàu hàng có trọng tải từ 400 tấn đến 550 tấn
- Kích thước: 1500 x 500 (mm);
- Chiều cao số: 400 mm;
- Chiều rộng số: 150 mm;
- Độ rộng nét số: 70 mm;
- Khoảng cách giữa các số: 40 mm;
- Dấu gạch ngang: 100 x 70 (mm).
d) Loại tàu hàng có trọng tải từ 400 tấn trở xuống
- Kích thước: 1350 x 350 (mm);
- Chiều cao số: 250 mm;
- Chiều rộng số: 120 mm;
- Độ rộng nét số: 50mm;
- Khoảng cách giữa các số: 25mm;
- Dấu gạch ngang: 70 x 50 (mm).
đ) Đối với xuồng
- Kích thước: 800 x 300 (mm);
- Chiều cao số: 210 mm;
- Chiều rộng số: 21mm;
- Độ rộng nét số: 35mm;
- Khoảng cách giữa các số: 15mm;
- Dấu gạch ngang: 50 x 35 (mm).
2. Màu sắc
Số đăng ký không được làm rời mà sơn trực tiếp lên vỏ phương tiện
- Đối với số đăng ký chính thức
+ Nền: Sơn màu đỏ;
+ Số và gạch ngang: Sơn màu trắng.
- Đối với số đăng ký tạm thời
+ Nền: Sơn màu đỏ;
+ Số và gạch ngang: Sơn màu vàng.
II. VỊ TRÍ
1. Đối với tàu
Số đăng ký được sơn tại 5 vị trí: 2 bên mạn mũi, 2 bên cabin và phía trước cabin. Nếu mạn khô vùng mũi nhỏ hẹp thì sơn lên be chắn gió mạn mũi. Vị trí sơn ở nơi rộng, dễ quan sát;
Trường hợp không có cabin và chiều cao mạn khô không đủ để kẻ số đăng ký theo quy định cho phép thu nhỏ kích thước khi kẻ thì phải kẻ tại nơi rộng dễ quan sát.
2. Đối với xuồng
- Vật liệu bằng kim loại: Số đăng ký được sơn tại 2 vị trí: 2 bên mạn mũi ở vị trí rộng, dễ quan sát;
- Vật liệu bằng cao su: Thực hiện theo quy định của nhà sản xuất.
III. KẾT CẤU SỐ ĐĂNG KÝ
- Số đăng ký tàu thuyền quân sự gồm 6 số: Chia thành 3 nhóm nối với nhau bởi các vạch ngang (bảng trên), trong đó:
+ Nhóm số thứ nhất: Chỉ đơn vị sử dụng tàu thuyền quân sự;
+ Nhóm số thứ hai: Chỉ chủng loại tàu thuyền quân sự;
+ Nhóm số thứ ba: Chỉ số thứ tự tàu thuyền quân sự.
B. QUY ĐỊNH SỐ ĐĂNG KÝ TÀU THUYỀN QUÂN SỰ DO BTL BIÊN PHÒNG QUẢN LÝ
I. KÍCH THƯỚC VÀ MÀU SẮC KẺ CHỮ
1. Kích thước
Việc kẻ chữ trên tàu thuyền quân sự được sử dụng bằng hai thứ tiếng: Tiếng Việt và tiếng Anh trên cùng một dòng chữ như sau:
Dòng chữ BIÊN PHÒNG VIỆT NAM-VIET NAM BORDER GUARD được kẻ trên các loại tàu và xuồng (trừ tàu CN - 09), có kích thước:
a) Đối với các loại tàu, thuyền
- Kích thước: 12500 x 500 (mm);
- Chiều dài dòng chữ: 12500 mm;
- Chiều cao chữ: 500 mm;
- Khoảng cách giữa hai từ: 180 mm;
- Khoảng cách giữa hai chữ: 50 mm;
- Độ rộng nét chữ: 100 mm;
- Dấu gạch ngang: 165 x 95 (mm).
b) Đối với xuồng
- Kích thước: 3000 x 120 (mm);
- Chiều dài dòng chữ: 3000 mm;
- Chiều cao chữ: 120 mm;
- Khoảng cách giữa hai từ: 45 mm;
- Khoảng cách giữa hai chữ: 10 mm;
- Độ rộng nét chữ: 25 mm;
- Kích thước gạch ngang: 40 x 25 (mm).
2. Màu sắc, phông chữ:
- Màu sắc: Chữ được kẻ bằng sơn màu xanh lá cây;
- Phông chữ: Chữ đứng in hoa không chân, phông chữ VnHelvetInsH.
II. VỊ TRÍ
Dòng chữ được sơn tại 2 vị trí hai bên mạn khô của các loại tàu và xuồng;
Trường hợp không có cabin và chiều cao mạn khô không đủ để kẻ số đăng ký theo quy định thì cho phép thu nhỏ kích thước khi kẻ phải kẻ tại nơi rộng dễ quan sát.
III. QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC, MÀU SẮC, VỊ TRÍ LẮP ĐẶT SỐ ĐĂNG KÝ TRÊN TÀU THUYỀN QUÂN SỰ
1. Loại tàu có trọng tải từ 100 tấn đến dưới 500 tấn
* Số đăng ký hai bên mạn mũi
a) Kích thước
- Kích thước: 3000 x 500 (mm);
- Chiều cao chữ, số: 500 mm;
- Độ rộng chữ, số: 150 mm;
- Độ rộng nét chữ, số: 100 mm;
- Khoảng cách từ chữ đến số đầu tiên: 85 mm;
- Khoảng cách giữa 2 số: 50 mm;
- Kích thước dấu gạch ngang: 165 x 95 (mm).
b) Màu sắc, phông chữ
- Chữ và số: Sơn màu trắng;
- Phông chữ, số: VnHelvetInsH.
c) Vị trí lắp đặt: Hai bên mạn mũi tàu
* Số đăng ký 2 bên mạn cabin
a) Kích thước: 1900 x 500 (mm);
- Chiều dài chữ, số: 1600 mm;
- Chiều cao chữ, số: 300 mm;
- Độ rộng chữ, số: 150 mm;
- Độ rộng nét chữ, số: 60 mm;
- Khoảng cách từ chữ P đến số đầu tiên: 85 mm;
- Khoảng cách giữa 2 số: 25 mm;
- Kích thước dấu gạch ngang: 100 x 55 (mm).
b) Màu sắc, phông chữ:
- Chữ và số: Sơn màu vàng;
- Nền: Sơn màu xanh lá cây.
c) Vị trí lắp đặt: Hai bên mạn cabin tàu.
2. Loại tàu có trọng tải từ 50 đến dưới 100 tấn
a) Kích thước: 2100 x 350 (mm)
- Chiều cao chữ, số: 350 mm;
- Độ rộng chữ, số: 130 mm;
- Độ rộng nét chữ, số: 70 mm;
- Khoảng cách từ chữ P đến số đầu tiên: 120 mm;
- Khoảng cách giữa 2 số: 40 mm;
- Kích thước dấu gạch ngang: 115 x 65 (mm).
b) Màu sắc, phông chữ
- Chữ và số: Sơn màu trắng;
- Phông chữ, số: VnHelvetInsH.
c) Vị trí lắp đặt: Hai bên mạn mũi tàu
* Số đăng ký 2 bên mạn cabin
a) Kích thước: 1900 x 500 (mm);
- Chiều dài chữ, số: 1600 mm;
- Chiều cao chữ, số: 300 mm;
- Độ rộng chữ, số: 130 mm;
- Chiều rộng nét chữ, số: 60 mm;
- Khoảng cách từ chữ P đến số đầu tiên: 85 mm;
- Khoảng cách giữa 2 số: 25 mm;
- Kích thước dấu gạch ngang: 100 x 55 (mm).
b) Màu sắc, phông chữ:
- Chữ và số: Sơn màu vàng;
- Nền: Sơn màu xanh lá cây;
- Phông chữ: VnHelvetInsH.
c) Vị trí lắp đặt: Hai bên mạn cabin tàu
3. Loại tàu có trọng tải từ 20 tấn đến 50 tấn (Không sử dụng số đăng ký ở hai bên cabin)
a) Kích thước: 2100 x 350 (mm)
- Chiều cao chữ, số: 350 mm;
- Độ rộng chữ, số: 120 mm;
- Độ rộng nét chữ, số: 70 mm;
- Khoảng cách từ chữ P đến số đầu tiên: 120 mm;
- Khoảng cách giữa 2 số: 40 mm;
- Kích thước dấu gạch ngang: 115 x 65 (mm).
b) Màu sắc, phông chữ:
- Chữ và số: Sơn màu trắng;
- Phông chữ: VnHelvetInsH.
c) Vị trí lắp đặt: Hai bên mạn mũi tàu
4. Loại tàu có trọng tải từ 10 tấn đến 20 tấn
a) Kích thước: 1200 x 200 (mm)
- Chiều cao chữ, số: 200 mm;
- Độ rộng chữ, số: 110 mm;
- Độ rộng nét chữ, số: 40 mm;
- Khoảng cách từ chữ P đến số đầu tiên: 70 mm;
- Khoảng cách giữa 2 số: 20 mm;
- Kích thước dấu gạch ngang: 65 x 35 (mm).
b) Màu sắc, phông chữ:
- Chữ và số: Sơn màu vàng;
- Nền: Sơn màu xanh lá cây.
- Phông chữ: VnHelvetInsH.
c) Vị trí lắp đặt: Hai bên mạn mũi tàu
5. Loại tàu có trọng tải dưới 10 tấn
a) Kích thước: 700 x 120 (mm)
- Chiều cao chữ, số: 200 mm;
- Độ rộng nét chữ, số: 40 mm;
- Khoảng cách từ chữ P đến số đầu tiên: 70 mm;
- Khoảng cách giữa 2 số: 20 mm;
- Kích thước dấu gạch ngang: 65 x 35 (mm).
b) Màu sắc, phông chữ:
- Chữ và số: Sơn màu vàng;
- Nền: Sơn màu xanh lá cây;
- Phông chữ: VnHelvetInsH.
c) Vị trí lắp đặt: Hai bên mạn mũi tàu.
III. KẾT CẤU SỐ ĐĂNG KÝ
Số đăng ký trên tàu thuyền quân sự gồm: 2 chữ cái đầu (BP) chỉ tàu thuyền Biên phòng và 3 nhóm số nối với nhau bởi các vạch ngang (bảng trên), trong đó:
- Nhóm số thứ nhất: Chỉ đơn vị đăng ký tàu thuyền quân sự;
- Nhóm số thứ hai: Chỉ chủng loại tàu thuyền quân sự;
- Nhóm số thứ ba: Chỉ số thứ tự tàu thuyền quân sự.
C. QUY ĐỊNH SỐ ĐĂNG KÝ ĐỐI VỚI TTQS DO BTL HẢI QUÂN QUẢN LÝ
I. QUY ĐỊNH KẺ TÊN
1. Tên kẻ trên phương tiện
Đối với tàu Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trường Sa, Khánh Hòa...
2. Kích thước
- Chiều cao của hàng chữ: 610 mm;
- Chiều rộng của chữ: 410 mm;
- Độ rộng nét chữ: 140 mm;
- Khoảng cách giữa các từ: 650 mm
- Khoảng cách giữa 2 chữ cái: 85 mm.
- Kiểu chữ: VNHELVETLNSH.
3. Vị trí kẻ: Được bố trí tại 2 vị trí: Hai bên mạn khô cuối tàu, cách vạch mớn nước 2.200mm; từ mép nước của xương sườn số 114 để triển khai về phía mũi tàu. Riêng tàu Khánh Hòa (Tàu bệnh viện) thêm dấu hiệu chữ thập (+);
Trường hợp không có cabin và chiều cao mạn khô không đủ để kẻ số đăng ký theo quy định thì cho phép thu nhỏ kích thước, khi kẻ phải kẻ tại nơi rộng dễ quan sát.
4. Màu sắc: Sơn màu trắng.
II. QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC, MÀU SẮC, VỊ TRÍ LẮP ĐẶT SỐ ĐĂNG KÝ
* Quy cách chung
- Số hiệu kẻ trên các loại tàu bao gồm nhóm các số đếm từ số 0 đến số 9, được thể hiện theo kiểu số vẽ kỹ thuật;
- Số hiệu tàu được kẻ bóng: Mạn phải, số hiệu được kẻ bóng kéo về phía bên phải; Mạn trái, số hiệu được kẻ bóng kéo về phía bên trái (chiều đánh bóng số hiệu luôn hướng về phía mũi tàu);
- Góc kẻ bóng: Hướng xuống dưới 45°;
- Độ rộng nét kẻ bóng bằng 1/2 độ rộng nét số thực;
- Màu sắc: Số thực: Sơn màu trắng; số kẻ bóng: Sơn màu đen.
* Quy cách cụ thể:
1. Đối với loại tàu Hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 số hiệu 011, 012...
a) Kích thước
- Độ cao:
+ Số thực: 2330 mm;
+ Sau khi kẻ bóng: 2580 mm;
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi chưa kẻ bóng: 1700 mm.
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi kẻ bóng: 1450 mm.
- Độ rộng:
+ Độ rộng số thực khi chưa kẻ bóng: 1460 mm;
+ Độ rộng sau khi kẻ bóng: 1710 mm
+ Độ rộng của nét số khi chưa kẻ bóng: 500 mm;.
+ Độ rộng của nét số khi kẻ bóng: 750 mm (Phần nét kẻ bóng rộng 250 mm);
+ Đối với mạn phải, kẻ bóng về phía bên phải, mép của số 2 sau khi đã kẻ bóng sát mép trái của xương sườn số 20; đối với mạn trái, kẻ bóng về phía bên trái, mép của số 0 sau khi đã kẻ bóng sát mép phải của xương sườn số 20.
- Khoảng cách:
+ Khoảng cách giữa 2 số khi chưa kẻ bóng: 750 mm;
+ Khoảng cách giữa 2 số khi kẻ bóng: 500 mm.
b) Vị trí kẻ: Hai bên mạn khô của tàu từ xương sườn số 20 trở về sau lái tàu.
2. Đối với loại tàu tên lửa 1241PE, 1241.8, PS500 số hiệu 371,..., 381
a) Kích thước
- Độ cao:
+ Số thực: 1750 mm;
+ Sau khi kẻ bóng: 1925 mm;
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi chưa kẻ bóng: 1100mm;
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi kẻ bóng: 925 mm.
- Độ rộng:
+ Độ rộng số thực khi chưa kẻ bóng: 1070 mm;
+ Độ rộng sau khi kẻ bóng: 1245 mm;
+ Độ rộng của nét số khi chưa kẻ bóng: 350 mm;
+ Độ rộng của nét số khi kẻ bóng: 525 mm (Phần nét kẻ bóng rộng 175 mm);
+ Đối với mạn phải, kẻ bóng về phía bên phải, mép của số 2 sau khi đã kẻ bóng sát mép trái của xương sườn số 18; đối với mạn trái, kẻ bóng về phía bên trái, mép của số 3 sau khi đã kẻ bóng sát mép phải của xương sườn số 18.
- Khoảng cách:
+ Khoảng cách giữa 2 số khi chưa kẻ bóng: 525 mm;
+ Khoảng cách giữa 2 số khi kẻ bóng: 350 mm;
b) Vị trí kẻ: Hai bên mạn khô của tàu từ xương sườn số 18 trở về phía sau lái tàu.
3. Đối với loại tàu Hộ vệ chống ngầm 159A, AE số hiệu 09, 11...
a) Kích thước
- Độ cao:
+ Số thực: 1940 mm;
+ Sau khi kẻ bóng: 2150 mm;
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi chưa kẻ bóng: 1300 mm;
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi kẻ bóng: 1090 mm.
- Độ rộng:
+ Độ rộng số thực khi chưa kẻ bóng: 1270 mm;
+ Độ rộng sau khi kẻ bóng: 1480 mm;
+ Độ rộng của nét số khi chưa kẻ bóng: 420 mm;
+ Độ rộng của nét số khi kẻ bóng: 630 mm (Phần nét kẻ bóng rộng 210 mm);
+ Đối với mạn phải, kẻ bóng về phía bên phải, mép của số 9 sau khi đã kẻ bóng sát mép trái của xương sườn số 20; đối với mạn trái, kẻ bóng về phía bên trái, mép của số 0 sau khi sau kẻ bóng sát mép phải của xương sườn số 20.
- Khoảng cách:
+ Khoảng cách giữa 2 số khi chưa kẻ bóng: 630 mm;
+ Khoảng cách giữa 2 số khi kẻ bóng: 420 mm.
- Vị trí kẻ: Hai bên mạn khô của tàu từ xương sườn số 20 trở về phía sau lái tàu.
4. Đối với loại tàu pháo 1041.2 và TT400TP số hiệu 261, 263,.., 272,...
a) Kích thước
- Độ cao:
+ Số thực: 1460 mm;
+ Sau khi kẻ bóng: 1610 mm;
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi chưa kẻ bóng: 1000 mm;
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi kẻ bóng: 850 mm.
- Độ rộng:
+ Độ rộng số thực khi chưa kẻ bóng: 880 mm;
+ Độ rộng sau khi kẻ bóng: 1030 mm;
+ Độ rộng của nét số khi chưa kẻ bóng: 300 mm;
+ Độ rộng của nét số khi kẻ bóng: 450 mm (Phần nét kẻ bóng rộng 150 mm);
+ Đối với mạn phải, kẻ bóng về phía bên phải, mép của số 6 sau khi đã kẻ bóng ở vào khoảng giữa của xương sườn số 8 và số 9; đối với mạn trái, kẻ bóng về phía bên trái, mép của số 2 sau khi đã kẻ bóng ở vào khoảng giữa của xương sườn số 8 và số 9.
- Khoảng cách:
+ Khoảng cách giữa 2 số khi chưa kẻ bóng: 450 mm;
+ Khoảng cách giữa 2 số khi kẻ bóng: 300 mm.
b) Vị trí kẻ: Hai bên mạn khô từ xương sườn số 8,5 trở về phía sau lái tàu.
5. Đối với loại tàu tên lửa 205U, E số hiệu 357, 358...; tàu phóng lôi 206M, ME số hiệu 331, 332...; 307, 312...; tàu quét thủy lôi 861, 862...; tàu nước số hiệu 936...
a) Kích thước
- Độ cao:
+ Số thực: 1270 mm;
+ Sau khi kẻ bóng: 1405 mm;
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi chưa kẻ bóng: 935 mm;
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi kẻ bóng: 800 mm.
- Độ rộng:
+ Độ rộng số thực khi chưa kẻ bóng: 810 mm;
+ Độ rộng sau khi kẻ bóng: 945 mm;
+ Độ rộng của nét số khi chưa kẻ bóng: 270 mm;
+ Độ rộng của nét số khi kẻ bóng: 405 mm (Phần nét kẻ bóng rộng 135 mm);
+ Tàu tên lửa 205U, E: Đối với mạn phải, kẻ bóng về phía bên phải, mép của số 7 sau khi đã kẻ bóng sát mép trái của xương sườn số 16; đối với mạn trái, kẻ bóng về phía bên trái, mép của số 3 sau khi đã kẻ bóng sát mép phải của xương sườn số 16.
Tàu Phóng lôi 206M: Đối với mạn phải, kẻ bóng về phía bên phải, mép của số 2 sau khi đã kẻ bóng sát mép trái của xương sườn số 15; đối với mạn trái, kẻ bóng về phía bên trái, mép của số 3 sau khi đã kẻ bóng sát mép phải của xương sườn số 15;
Tàu Phóng lôi 206ME: Đối với mạn phải, kẻ bóng về phía bên phải, mép của số 2 sau khi đã kẻ bóng sát mép trái của xương sườn số 12; đối với mạn trái, kẻ bóng về phía bên trái, mép của số 3 sau khi đã kẻ bóng sát mép phải của xương sườn số 12;
Tàu quét thủy lôi vịnh 861, 862: Đối với mạn phải, kẻ bóng về phía bên phải, mép của số 2 sau khi đã kẻ bóng sát mép trái của xương sườn số 21; đối với mạn trái, kẻ bóng về phía bên trái, mép của số 8 sau khi đã kẻ bóng sát mép phải của xương sườn số 21.
Tàu nước số hiệu 936: Đối với mạn phải, kẻ bóng về phía bên phải, mép của số 9 sát mép phải của xương sườn số 21; đối với mạn trái, kẻ bóng về phía bên trái, mép của số 6 sau khi đã kẻ bóng sát mép trái của xương sườn số 21.
- Khoảng cách:
+ Khoảng cách giữa 2 số khi chưa kẻ bóng: 405 mm;
+ Khoảng cách giữa 2 số khi kẻ bóng: 270 mm.
b) Vị trí kẻ: Hai bên mạn khô của tàu 205U, E từ xương sườn số 16 trở về phía sau lái tàu (tàu phóng lôi 206M xương sườn số 12 trở về sau lái tàu; tàu phóng lôi 206ME xương sườn số 15 trở về sau lái tàu; tàu quét thủy lôi xương sườn số 21 trở về sau lái tàu; tàu nước 936 hai bên mạn khô của tàu xương sườn số 21 trở về phía mũi).
6. Đối với loại tàu đổ bộ LTS số hiệu 501, 503,...
a) Kích thước
- Độ cao:
+ Số thực: 1460 mm;
+ Sau khi kẻ bóng: 1610 mm;
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi chưa kẻ bóng: 1750 mm.
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi kẻ bóng: 1600 mm.
- Độ rộng:
+ Độ rộng số thực khi chưa kẻ bóng: 880 mm;
+ Độ rộng sau khi kẻ bóng: 1030 mm;
+ Độ rộng của nét số khi chưa kẻ bóng: 300 mm;
+ Độ rộng của nét số sau khi kẻ bóng: 450 mm (Phần nét kẻ bóng rộng 150 mm);
+ Đối với mạn phải, kẻ bóng về phía bên phải, mép của số 3 sau khi đã kẻ bóng sát mép trái của xương sườn số 17; đối với mạn trái, kẻ bóng về phía bên trái, mép của số 5 sau khi đã kẻ bóng sát mép phải của xương sườn số 17.
- Khoảng cách:
+ Khoảng cách giữa 2 số khi chưa kẻ bóng: 450 mm;
+ Khoảng cách giữa 2 số khi kẻ bóng: 300 mm.
b) Vị trí kẻ: Hai bên mạn khô của tàu từ xương sườn số 17 trở về phía sau lái tàu.
7. Đối với lại tàu chở quân, quân y K122, K123 số hiệu 571, 561, …
a) Kích thước
- Độ cao:
+ Số thực: 1750 mm;
+ Sau khi kẻ bóng: 1925 mm;
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi chưa kẻ bóng: 2300 mm.
+ Khoảng cách từ vạch mớn nước đến mép dưới của số hiệu khi kẻ bóng: 2125 mm.
- Độ rộng:
+ Độ rộng số thực khi chưa kẻ bóng: 1070 mm;
+ Độ rộng sau khi kẻ bóng: 1245 mm;
+ Độ rộng của nét số khi chưa kẻ bóng: 350 mm;
+ Độ rộng của nét số sau khi kẻ bóng: 525 mm (Phần nét kẻ bóng rộng 175 mm);
+ Đối với mạn phải, kẻ bóng về phía bên phải, mép của số 3 sau khi đã kẻ bóng sát mép trái của xương sườn số 96; đối với mạn trái, kẻ bóng về phía bên trái, mép của số 5 sau khi đã kẻ bóng sát mép phải của xương sườn số 96.
- Khoảng cách:
+ Khoảng cách giữa 2 số khi chưa kẻ bóng: 525 mm;
+ Khoảng cách giữa 2 số khi kẻ bóng: 350 mm.
b) Vị trí kẻ: Hai bên mạn khô của tàu từ xương sườn số 96 trở về phía sau lái tàu.
8. Đối với các loại tàu khác
Căn cứ từng loại tàu, quy cách (Tỷ lệ giữa chiều cao, chiều rộng, độ rộng của nét chữ, số, …); các đơn vị kẻ tên, số hiệu tàu theo kiểu chữ, số cho phù hợp, thống nhất trong đơn vị mình
D. QUY ĐỊNH SỐ ĐĂNG KÝ TTQS DO BTL CẢNH SÁT BIỂN QUẢN LÝ
I. QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC KẺ TÊN
Việc kẻ tên trên phương tiện bằng hai thứ tiếng: Tiếng Việt và tiếng Anh; chia thành 2 dòng chữ:
- Dòng tiếng Việt: CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
- Dòng tiếng Anh: VIETNAM COAST GUARD
1. Đối với loại tàu CSB TT200
a) Kích thước
* Dòng chữ Việt Nam
- Chiều dài dòng chữ: 4714 mm;
- Chiều cao chữ: 340 mm;
- Chiều rộng chữ: 200 mm;
- Nét chữ: 70 mm;
- Khoảng cách giữa các chữ: 22 mm;
- Khoảng cách giữa các từ: 150 mm;
- Phông chữ: VnBlackH.
* Dòng chữ tiếng anh
- Chiều dài dòng chữ: 11838 mm;
- Chiều cao chữ: 600 mm;
- Chiều rộng chữ: 630 mm;
- Nét chữ: 170 mm;
- Khoảng cách giữa các chữ: 65 mm;
- Khoảng cách giữa các từ: 150 mm;
- Phông chữ: VnBlackH.
b) Vị trí kẻ: Được kẻ như sau:
- Dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM được kẻ hai bên mạn ca bin
- Dòng chữ VIETNAM COAST GUARD được kẻ hai bên mạn khô của tàu
+ Dòng chữ VIETNAM COAST GUARD song song với đường cơ bản;
+ Hai từ VIETNAM viết liền nhau.
Trường hợp không có cabin và chiều cao mạn khô không đủ để kẻ số đăng ký theo quy định cho phép thu nhỏ kích thước khi kẻ thì phải kẻ tại nơi rộng dễ quan sát.
c) Màu sắc: Sơn màu xanh dương.
2. Đối với loại tàu CSB 8003
* Dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
b) Kích thước
- Chiều dài dòng chữ: 11299 mm;
- Chiều cao chữ: 394 mm;
- Chiều rộng chữ: 500 mm;
- Nét chữ: 170 mm;
- Khoảng cách giữa các chữ: 45 mm;
- Khoảng cách giữa các từ: 250 mm;
- Phông chữ: VnBlackH.
* Dòng chữ VIETNAM COAST GUARD
- Chiều dài dòng chữ: 17652 mm;
- Chiều cao chữ: 900 mm;
- Chiều rộng chữ: 650 mm;
- Nét chữ: 300 mm;
- Khoảng cách giữa các chữ: 65 mm;
- Khoảng cách giữa các từ: 655 mm;
- Phông chữ: VnBlackH;
- Kiểu chữ: STADARD.
c) Màu sắc: Sơn màu xanh dương.
3. Đối với các tàu khác: Căn cứ vào diện tích của mạn khô của từng loại tàu để tính toán và bố trí kẻ chữ cho phù hợp với loại tàu đó.
4. Đối với các loại xuồng: Hai dòng chữ được kẻ hai bên mạn khô của xuồng ở phía sau phù hiệu của xuồng như sau:
II. QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC, MÀU SẮC, VỊ TRÍ KẺ SỐ ĐĂNG KÝ
1. Đối với loại tàu TT200
a) Kích thước
- Chiều dài dãy số: 2497 mm;
- Chiều cao số: 1000 mm;
- Độ rộng số: 520 mm;
- Độ rộng nét chữ: 190 mm;
- Khoảng cách giữa các số: 150 mm.
b) Vị trí kẻ: Hai bên mạn mũi tàu.
c) Màu sắc: Sơn màu xanh dương.
2. Đối với loại tàu 8003
- Chiều dài dãy số: 4055 mm;
- Chiều cao số: 1100 mm;
- Độ rộng số: 879 mm;
- Độ rộng nét chữ: 300 mm;
- Khoảng cách giữa các số: 180 mm.
b) Vị trí kẻ: Hai bên mạn mũi tàu.
c) Màu sắc: Sơn màu xanh dương.
3. Đối với TT 120
- Chiều dài dãy số: 2216 mm;
- Chiều cao số: 800 mm;
- Độ rộng số: 554 mm;
- Độ rộng nét chữ: 200 mm;
- Khoảng cách giữa các số: 150 mm.
b) Vị trí kẻ: Hai bên mạn mũi tàu.
c) Màu sắc: Sơn màu xanh dương.
4. Đối với K206
- Chiều dài dãy số: 1938 mm;
- Chiều cao số: 800 mm;
- Độ rộng số: 400 mm;
- Độ rộng nét chữ: 160 mm;
- Khoảng cách giữa các số: 150 mm.
b) Vị trí kẻ: Hai bên mạn mũi tàu.
c) Màu sắc: Sơn màu xanh dương.
5. Đối với các loại xuồng:
Căn cứ vào diện tích của mạn khô mũi của từng loại xuồng để tính toán và bố trí kẻ số cho phù hợp với loại xuồng đó.
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ, GIẤY PHÉP LƯU HÀNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BQP ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Mẫu số 01: Giấy đăng ký tàu thuyền quân sự
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
GIẤY ĐĂNG KÝ TÀU THUYỀN QUÂN SỰ Số:.........……….
Tên tàu thuyền: ……………………………………………. Số đăng ký: ………………………………………………… Đơn vị sử dụng:……………………………………………. | ||
………., ngày.... tháng ….năm 20.....
| ||
Mẫu số 01: Giấy đăng ký tàu thuyền quân sự
ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT Chiều dài lớn nhất (LMax) ……. m Chiều rộng lớn nhất (BMax) ……. m Chiều cao mép boong (D) ……. m Mớn nước toàn tải (d) ……. m Sức chở (Ñ) ……. người Lượng chiếm nước (D) ……. tấn Máy chính ……………………………………………………… Số lượng …….…….……. chiếc Nhãn hiệu ………………………………………………….. Công suất (Ne) …….…….……. mã lực Số máy …….…….…….…….…….…….……. Vật liệu vỏ …….…….…….…….…….…….……. Vùng hoạt động …….…….…….…….…….…….……. Công dụng …….…….…….…….…….…….…….…….……. |
* Ghi chú: Giấy đăng ký tàu thuyền quân sự được in trên bìa cứng và có kích thước như sau:
- Chiều dài toàn bộ: 120 mm - Chiều dài khung viền: 110mm
- Chiều rộng toàn bộ: 90 mm - Chiều rộng khung viền: 80 mm
- Màu sắc giấy đăng ký: Màu xanh nước biển
- Nền giấy đăng ký: Có hình quốc huy.
Mẫu số 02: Giấy đăng ký tạm thời tàu thuyền quân sự
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
GIẤY ĐĂNG KÝ TẠM THỜI TÀU THUYỀN QUÂN SỰ Số:.........……….
Tên tàu thuyền: ……………………………………………. Số đăng ký: ………………………………………………… Đơn vị sử dụng:……………………………………………. | ||
………., ngày.... tháng ….năm 20.....
| ||
Mẫu số 02: Giấy đăng ký tạm thời tàu thuyền quân sự
ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT Chiều dài lớn nhất (LMax) ……. m Chiều rộng lớn nhất (BMax) ……. m Chiều cao mép boong (D) ……. m Mớn nước toàn tải (d) ……. m Sức chở (Ñ) ……. người Lượng chiếm nước (D) ……. tấn Máy chính ……………………………………………………… Số lượng …….…….……. chiếc Nhãn hiệu ………………………………………………….. Công suất (Ne) …….…….……. mã lực Số máy …….…….…….…….…….…….……. Vật liệu vỏ …….…….…….…….…….…….……. Vùng hoạt động …….…….…….…….…….…….……. Công dụng …….…….…….…….…….…….…….…….……. |
Ghi chú: Giấy đăng ký tạm thời tàu thuyền quân sự được in trên bìa cứng và có kích thước như sau:
- Chiều dài toàn bộ: 175 mm - Chiều dài khung viền: 165mm
- Chiều rộng toàn bộ: 125mm - Chiều rộng khung viền: 115mm
- Màu sắc giấy đăng ký: Màu vàng nhạt
- Nền giấy đăng ký: Màu vàng nhạt
Mẫu số 03: Giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BQP ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Mặt trước
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
GIẤY PHÉP LƯU HÀNH TÀU THUYỀN QUÂN SỰ Số:.........………. Tên tàu thuyền: ……………………………………………. Số đăng ký: ………………………………………………… Đơn vị sử dụng:……………………………………………. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT Chiều dài lớn nhất (LMax) ……. m Chiều rộng lớn nhất (BMax) ……. m Chiều cao mép boong (D) ……. m Mớn nước toàn tải (d) ……. m Sức chở (Ñ) ……. người Lượng chiếm nước (D) ……. tấn Máy chính ……………………………………………………… Số lượng …….…….……. chiếc Nhãn hiệu ………………………………………………….. Công suất (Ne) …….…….……. mã lực Số máy …….…….…….…….…….…….……. Vật liệu vỏ …….…….…….…….…….…….……. Vùng hoạt động …….…….…….…….…….…….……. Công dụng …….…….…….…….…….…….…….…….……. Giấy phép lưu hành có giá trị đến: Ngày ….. tháng ….. năm 20 … | ||
………., ngày.... tháng ….năm 20.....
| ||
Mặt sau
QUY ĐỊNH 1. Cơ quan cấp giấy đăng ký là cơ quan cấp giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự. 2. Giấy phép lưu hành này chỉ dùng cho tàu thuyền quân sự của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. 3. Khi giấy phép lưu hành hết hạn, đơn vị quản lý tàu thuyền quân sự tiến hành các thủ tục đăng kiểm tàu thuyền theo quy định. 4. Thuyền trưởng có trách nhiệm quản lý và xuất trình giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự trước các cơ quan pháp luật của Quân đội và Nhà nước khi cần thiết. |
Ghi chú: Giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự được in trên bìa cứng có kích thước như sau:
- Chiều dài toàn bộ: 175 mm - Chiều dài khung viền: 165 mm
- Chiều rộng toàn bộ: 125 mm - Chiều rộng khung viền: 115 mm
- Màu sắc giấy đăng ký: Màu xanh nước biển.
- Nền giấy đăng ký: Có hình quốc huy.
Mẫu số 04: Giấy phép lưu hành tạm thời tàu thuyền quân sự
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
GIẤY PHÉP LƯU HÀNH TẠM THỜI TÀU THUYỀN QUÂN SỰ Số:.........………. Tên tàu thuyền: ……………………………………………. Số đăng ký: ………………………………………………… Đơn vị sử dụng:……………………………………………. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT Chiều dài lớn nhất (LMax) ……. m Chiều rộng lớn nhất (BMax) ……. m Chiều cao mép boong (D) ……. m Mớn nước toàn tải (d) ……. m Sức chở (Ñ) ……. người Lượng chiếm nước (D) ……. tấn Máy chính ……………………………………………………… Số lượng …….…….……. chiếc Nhãn hiệu ………………………………………………….. Công suất (Ne) …….…….……. mã lực Số máy …….…….…….…….…….…….……. Vật liệu vỏ …….…….…….…….…….…….……. Vùng hoạt động …….…….…….…….…….…….……. Công dụng …….…….…….…….…….…….…….…….……. Giấy phép lưu hành có giá trị đến: Ngày ….. tháng ….. năm 20 … | ||
………., ngày.... tháng ….năm 20.....
| ||
Mẫu số 04: Giấy phép lưu hành tạm thời tàu thuyền quân sự
QUY ĐỊNH 1. Cơ quan cấp giấy đăng ký là cơ quan cấp giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự. 2. Giấy phép lưu hành này chỉ dùng cho tàu thuyền quân sự của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. 3. Khi giấy phép lưu hành hết hạn, đơn vị quản lý tàu thuyền quân sự tiến hành các thủ tục đăng kiểm tàu thuyền theo quy định. 4. Thuyền trưởng có trách nhiệm quản lý và xuất trình giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự trước các cơ quan pháp luật của Quân đội và Nhà nước khi cần thiết. |
Ghi chú: Giấy phép lưu hành tạm thời tàu thuyền quân sự được in trên bìa cứng có kích thước như sau:
- Chiều dài toàn bộ: 175 mm - Chiều dài khung viền: 165 mm
- Chiều rộng toàn bộ: 125 mm - Chiều rộng khung viền: 115 mm
- Màu sắc giấy đăng ký: Màu vàng.
- Nền giấy đăng ký: Màu vàng.
BỘ TƯ LỆNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /….. | …….., ngày tháng năm ……… |
Kính gửi:
Căn cứ Thông tư quy định đăng ký, quản lý, sử dụng tàu thuyền quân sự số /2016/TT-BQP ngày tháng năm của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Quyết định số ..../QĐ-TM ngày / /... của Bộ Tổng tham mưu về việc đưa vào trang bị quân sự …………
…… Báo cáo đề nghị ………… cấp Giấy đăng ký, Giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự cho Tàu …………., với các thông số như sau:
(Ghi đặc điểm kỹ thuật theo Giấy đăng ký)
Nơi nhận: | CHỈ HUY ĐƠN VỊ |
BỘ TƯ LỆNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /….. | …….., ngày tháng năm ……… |
Kính gửi:
Căn cứ Thông tư quy định đăng ký, quản lý, sử dụng tàu thuyền quân sự số /2016/TT-BQP ngày tháng năm của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ nhiệm vụ và nhu cầu sử dụng tàu thuyền quân sự của đơn vị
……. Báo cáo đề nghị ……. cấp Giấy đăng ký tạm thời cho Tàu ………., với các thông số như sau:
(Ghi đặc điểm kỹ thuật theo Giấy đăng ký tạm thời)
Nơi nhận: | CHỈ HUY ĐƠN VỊ |
MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP, KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TÀU THUYỀN QUÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BQP ngày 24/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
TT | Mẫu số | Tên mẫu |
1 | Mẫu 1 | Tổng hợp hoạt động tàu, thuyền Quý... và dự kiến hoạt động tàu, thuyền Quý (tiếp theo) |
2 | Mẫu 2 | Kế hoạch Hoạt động tàu thuyền tháng |
3 | Mẫu 03 | Kế hoạch Hoạt động tàu thuyền Quý |
4 | Mẫu 04 | Kế hoạch Hoạt động tàu thuyền Năm |
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tổng hợp hoạt động tàu, thuyền Quý... và
dự kiến hoạt động tàu, thuyền Quý (tiếp theo)
I. SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG TÀU THUYỀN QUÂN SỰ
1. Số lượng tàu thuyền quân sự theo biên chế (tăng, giảm lý do)
2. Số lượng tàu thuyền quân sự thực tế tại đơn vị
- Hoạt động tốt
- Hoạt động tốt hạn chế
- Đang sửa chữa (tại đơn vị, nhà máy)
- Chờ thanh lý
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU THUYỀN QUÂN SỰ TRONG QUÝ
1. Theo kế hoạch: Tổng số tàu/lần chuyến
2. Đã thực hiện:
- Tổng số tàu/lần chuyến (so với kế hoạch đạt số ………%)
- Tổng quân số tham gia/biên chế (tăng, giảm so với biên chế....%)
- Tổng lượng tiêu hao nhiên liệu
- Tổng số hải lý đi được (không tính quy đổi)
- Các sự cố hàng hải (nếu có)
3. Hoạt động đột xuất: (báo cáo rõ về nhiệm vụ, số hiệu tàu tham gia, quân số, thời gian, số hải lý đi được, lượng tiêu hao nhiên liệu)
II. DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU THUYỀN QUÂN SỰ QUÝ TIẾP THEO
1. Diễn tập, huấn luyện
2. Tuần tiễu, trinh sát
3. Các hoạt động khác
Nội dung báo cáo: Nhiệm vụ, số lượng tàu, quân số tham gia, khu vực hoạt động, thời gian thực hiện, dự kiến tiêu hao nhiên liệu, số hải lý hành trình.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
M
* Mẫu này dùng chung cho báo cáo quý, 6 tháng, năm
BỘ TƯ LỆNH ……..(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /KH-BTL | Hà Nội, ngày tháng năm 20….. |
PHÊ CHUẨN |
|
Hoạt động tàu thuyền tháng 01 năm 201...
TT | SỐ TÀU | NHIỆM VỤ | THỜI GIAN | QUÃNG ĐƯỜNG | GIỜ HOẠT ĐỘNG | KHU VỰC HOẠT ĐỘNG | NHIÊN LIỆU TIÊU THỤ | GHI CHÚ |
01 | 205 | Tuần tiễu | Từ ngày 12 - 16/01/201... | 400 hải lý | 45 giờ | Vịnh Bắc Bộ | .... lít dầu cháy .... lít dầu nhờn | |
02 | 203 | Huấn luyện | 09/01/201... | 60 hải lý | 10 giờ | Vịnh Hạ Long | .... lít dầu cháy .... lít dầu nhờn | |
... | ||||||||
Tổng số: hải lý | Tổng số: giờ | Tổng số: |
Nơi nhận: | TƯ LỆNH ..................(4) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp;
(2) Tên cơ quan đơn vị ban hành;
(3) Cấp trưởng cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp;
(4) Cấp trưởng cơ quan đơn vị ban hành.
BỘ TƯ LỆNH ……..(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /KH-BTL | Hà Nội, ngày tháng năm 20….. |
PHÊ CHUẨN |
|
Hoạt động tàu thuyền quý ….. năm 201...
TT | SỐ TÀU | NHIỆM VỤ | THỜI GIAN | QUÃNG ĐƯỜNG | GIỜ HOẠT ĐỘNG | KHU VỰC HOẠT ĐỘNG | NHIÊN LIỆU TIÊU THỤ | GHI CHÚ |
THÁNG 1 | ||||||||
01 | 205 | Tuần tiễu | Từ ngày 12 - 16/01/201... | 400 hải lý | 45 giờ | Vịnh Bắc Bộ | .... lít dầu cháy .... lít dầu nhờn | |
02 | 203 | Huấn luyện | 09/01/201... | 60 hải lý | 10 giờ | Vịnh Hạ Long | .... lít dầu cháy .... lít dầu nhờn | |
... | ||||||||
THÁNG 2 | ||||||||
01 | 551 | Vận chuyển hàng ra đảo | Từ ngày 10- 20/02/201... | 200 hải lý | 50 giờ | Vùng biển Quảng Ninh | ... lít dầu cháy ... lít dầu nhờn | |
02 | 206 209 | Diễn tập CH-CN | Từ ngày 22-25/02/201... | 300 hải lý | 30 giờ | Vùng biển Nghệ An, Hà Tĩnh | ... lít dầu cháy ... lít dầu nhờn | |
… | ||||||||
THÁNG 3 | ||||||||
01 | 201 | Tuần tiễu | Từ ngày 12- 16/03/201... | 400 hải lý | 45 giờ | Vịnh Bắc Bộ | ... lít dầu cháy ... lít dầu nhờn | |
02 | 206 209 | Diễn tập CH-CN | Từ ngày 22- 25/02/201... | 300 hải lý | 30 giờ | Vùng biển Nghệ An, Hà Tĩnh | ... lít dầu cháy ... lít dầu nhờn | |
... | ||||||||
Tổng số: hải lý | Tổng số: giờ | Tổng số: |
Nơi nhận: | TƯ LỆNH ................. (4) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp;
(2) Tên cơ quan đơn vị ban hành;
(3) Cấp trưởng cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp;
(4) Cấp trưởng cơ quan đơn vị ban hành.
BỘ TƯ LỆNH ……..(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /KH-BTL | Hà Nội, ngày tháng năm 20….. |
PHÊ CHUẨN |
|
Hoạt động tàu thuyền năm 201...
TT | SỐ TÀU | NHIỆM VỤ | THỜI GIAN | QUÃNG ĐƯỜNG | GIỜ HOẠT ĐỘNG | KHU VỰC HOẠT ĐỘNG | NHIÊN LIỆU TIÊU THỤ | GHI CHÚ |
THÁNG 1 | ||||||||
01 | 205 | Tuần tiễu | Từ ngày 12 - 16/01/201... | 400 hải lý | 45 giờ | Vịnh Bắc Bộ | .... lít dầu cháy .... lít dầu nhờn | |
02 | 203 | Huấn luyện | 09/01/201... | 60 hải lý | 10 giờ | Vịnh Hạ Long | .... lít dầu cháy .... lít dầu nhờn | |
... | ||||||||
THÁNG 2 | ||||||||
01 | 551 | Vận chuyển hàng ra đảo | Từ ngày 10- 20/02/201... | 200 hải lý | 50 giờ | Vùng biển Quảng Ninh | ... lít dầu cháy ... lít dầu nhờn | |
02 | 206 209 | Diễn tập CH-CN | Từ ngày 22-25/02/201... | 300 hải lý | 30 giờ | Vùng biển Nghệ An, Hà Tĩnh | ... lít dầu cháy ... lít dầu nhờn | |
… | ||||||||
THÁNG 3 | ||||||||
01 | 201 | Tuần tiễu | Từ ngày 12- 16/03/201... | 400 hải lý | 45 giờ | Vịnh Bắc Bộ | ... lít dầu cháy ... lít dầu nhờn | |
02 | 206 209 | Diễn tập CH-CN | Từ ngày 22- 25/02/201... | 300 hải lý | 30 giờ | Vùng biển Nghệ An, Hà Tĩnh | ... lít dầu cháy ... lít dầu nhờn | |
THÁNG .... | ||||||||
Tổng số: hải lý | Tổng số: giờ | Tổng số: |
Nơi nhận: | TƯ LỆNH ................(4) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp;
(2) Tên cơ quan đơn vị ban hành;
(3) Cấp trưởng cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp;
(4) Cấp trưởng cơ quan đơn vị ban hành.
MẪU BÁO CÁO THỰC LỰC TÀU THUYỀN QUÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BQP ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Quốc phòng)
TT | Mẫu số | Tên mẫu |
1 | Mẫu 1 | Báo cáo thực lực phương tiện thủy quân sự |
2 | Mẫu 2 | Biên bản kiểm kê trang bị kỹ thuật |
3 | Mẫu 03 | Biểu thống kê trang bị kỹ thuật |
4 | Mẫu 04 | Biểu thống kê trang bị kỹ thuật |
5 | Mẫu 05 | Biểu thống kê trang bị kỹ thuật |
6 | Mẫu 06 | Báo cáo tăng giảm thực lực trang bị kỹ thuật |
7 | Mẫu 07 | Sổ thống kê trang bị kỹ thuật |
8 | Mẫu 08 | Sổ thống kê thực lực trang bị kỹ thuật |
…………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/BC-……. | ………, ngày ….. tháng ….. năm ….. |
(Dùng cho báo cáo 6 tháng và năm)
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Công tác quán triệt, chỉ đạo, triển khai thực hiện
2. Kết quả quản lý, sử dụng tàu thuyền quân sự và đồng bộ tàu thuyền quân sự
a) Phần lời
- Báo cáo kết quả tổng hợp, phân cấp, phân tích tình hình chất lượng tàu thuyền quân sự.
- Công văn đề nghị Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định trang bị cho các phương tiện chưa có quyết định, được trang bị bằng nhiều nguồn khác nhau
+ Bộ Tổng Tham mưu cấp
+ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cấp
+ Trang bị bằng nguồn vốn quốc phòng
+ Trang bị bằng nguồn vốn của địa phương
+ Đơn vị tự mua sắm...
- Công văn đề nghị Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định cắt thực lực, loại khỏi biên chế các phương tiện cấp 5, phương tiện không còn nhu cầu sử dụng (ghi rõ mục đích thanh xử lý hoặc điều chuyển)
b) Phần biểu
- Báo cáo thực lực phương tiện thủy
+ Thống kê thông số từng phương tiện theo biểu 01/PTTQS.
+ Thực lực phương tiện thủy quân sự theo biểu 02/PTTQS.
(Đối với phương tiện trong biên chế).
- Tổng hợp phương tiện thủy quân sự chưa có quyết định trang bị của BTTM theo biểu 03a/PTTQS
- Tổng hợp phương tiện thủy xin đưa vào trang bị quân sự theo biểu 03b/PTTQS
- Tổng hợp phương tiện thủy quân sự đề nghị cắt thực lực, loại khỏi biên chế theo biểu 04/PTTQS.
- Báo cáo tổng hợp giá trị vật tư, phụ tùng theo mẫu 01/KK-200...
- Báo cáo thực lực vật tư, phụ tùng theo mẫu 03/KK-200...
1. Tồn tại
2. Kiến nghị, đề xuất
* Ghi chú:
- Báo cáo Tổng kiểm kê gồm 04 biểu: 01, 02, 03a, 04/PTTQS
- Báo cáo đề nghị đưa vào trang bị quân sự theo biểu 03b/PTTQS
- Báo cáo đề nghị cắt thực lực, loại khỏi biên chế theo biểu 04/PTTQS
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG (CHỈ HUY) ĐƠN VỊ |
Biên bản kiểm kê trang bị kỹ thuật (dùng cho cấp trung đội, đại đội và tương đương) |
Phụ lục IV
BIÊN BẢN KIỂM TRA TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT (Ban hành kèm theo ………..) Đã kiểm kê trang bị kỹ thuật của ……… Từ…... giờ, ngày……... đến giờ, ngày ………. Kết quả như sau: | Mẫu số 01- TB-N1 Tờ số …………………. |
Mã số | Tên ký hiệu, trang bị | Đơn vị tính | Số lượng theo sổ sách | Số lượng kiểm kê thực tế | So sánh | Phân cấp chất lượng | Thuyết minh | |||||
Thừa | thiếu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||||
TỔ KIỂM KÊ (Ghi họ tên và ký) 1……………………….. 2……………………….. 3……………………….. 4……………………….. | (Dùng cho cấp trung đội, đại đội và đơn vị tương đương) CHỈ HUY ĐƠN VỊ (Ghi họ tên và ký) |
Biểu thống kê trang bị kỹ thuật (tờ ruột của báo cáo cấp tiểu đoàn đến sư đoàn) | Mẫu số 3 |
Mẫu số 02- TB-N1
Mã số | Tên trang bị | Đơn vị tính | Phân cấp | Thực lực 0 giờ | Tăng | Giảm | Thực lực 0 giờ | Thực lực ở các đơn vị | Kho | |||||||||||
+ | ||||||||||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | |||||||||||
Biểu thống kê trang bị kỹ thuật (tờ ruột của báo cáo cấp quân khu, tỉnh, thành phố) | Mẫu số 4 |
Mẫu số 03- TB-N1
Mã số | Tên trang bị | Đơn vị tính | Phân cấp | Thực lực 0 giờ | Tăng | Giảm | Thực lực 0 giờ | Phân bố | THỰC LỰC Ở CÁC ĐƠN VỊ | |||||||||
Bộ đội chủ lực | Bộ đội địa phương | Bộ đội biên phòng | Huấn luyện và nhà trường | Xây dựng kinh tế | Dân quân tự vệ | Kho | ||||||||||||
Biểu thống kê trang bị kỹ thuật (tờ ruột của báo cáo cấp quân đoàn, quân chủng, binh chủng) | Mẫu số 5 |
Mẫu số 04-TB-N1
MÃ SỐ | TÊN TRANG BỊ | Đơn vị tính | Phân cấp | Thực lực 0 giờ …….. | Tăng | Giảm | Thực lực 0 giờ ……. | PHÂN BỔ | THỰC LỰC Ở CÁC ĐƠN VỊ | |||||||||
Chiến đấu | Huấn luyện và nhà trường | Xây dựng kinh tế | Kho | |||||||||||||||
(Tờ ruột của báo cáo cấp Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng)
Mẫu số 6 |
Mẫu số 05- TB-N1
BÁO CÁO TĂNG GIẢM THỰC LỰC TRANG BỊ KỸ THUẬT
Ngày ………. tháng ………. năm 20………….
MÃ SỐ | TÊN TRANG BỊ | Đơn vị tính | Phân cấp | Thực lực ngày ….. | Lý do tăng | Lý do giảm | Thực lực ngày .............. | ||||||||||
Cộng tăng | Cộng giảm | ||||||||||||||||
Mẫu Sổ đăng ký thống kê trang bị kỹ thuật |
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM SỔ ĐĂNG KÝ THỐNG KÊ TRANG BỊ KỸ THUẬT (Dùng cho cấp trung đội, đại đội và đơn vị tương đương) Đơn vị ………………………. BỘ TỔNG THAM MƯU CỤC QUÂN LỰC |
Mục 1. | Tổng hợp tình hình thực lực trang bị hàng tháng |
Mục 2. | Theo dõi tình hình tăng giảm |
Mục 3. | Theo dõi tình hình mất mát, hư hỏng |
Mục 4. | Danh sách cá nhân và tập thể giữ các loại trang bị |
Mục 5. | Nhận xét công tác trang bị |
Mục 6. | Bàn giao |
Sổ này có 104 trang……………………………………………. Ngày bắt đầu dùng…………………………………………….. Ngày kết thúc …………………………………………………. |
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG I. TÁC DỤNG Sổ này dùng để đăng ký tình hình thực lực, tình hình tăng giảm, tình hình mất mát hư hỏng của tất cả các loại trang bị trong đơn vị, đồng thời dùng để đăng ký cụ thể từng trang bị đã giao cho từng người hoặc từng tập thể giữ. Ngoài ra sổ này còn dùng để gửi lên trên thay báo cáo hàng tháng. II. NGƯỜI SỬ DỤNG Thủ trưởng trung đội, đại đội có trách nhiệm giữ và ghi sổ này. III. CÁCH GHI CHÉP Toàn bộ sổ này gồm 6 mục, mỗi mục có nội dung và yêu cầu cụ thể. Mục 1. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC LỰC TRANG BỊ HÀNG THÁNG Mục này nhằm đăng ký tình hình thực lực và tình hình thay đổi trang bị trong đơn vị qua từng tháng một cách tổng quát. Yêu cầu ghi chép: - Tùy theo chủng loại trang bị đơn vị hiện có đối chiếu với bản danh mục trang bị đã ban hành mà viết theo đúng thứ tự và đúng tên trang bị và mã số. - Thời điểm đăng ký là 0 giờ ngày 01 hàng tháng. Mục 2. THEO DÕI TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM Mục này nhằm đăng ký tình hình thay đổi thực lực hàng ngày, hàng tháng trong đại đội, nội dung gồm 2 phần: phần tăng và phần giảm. Yêu cầu ghi chép: - Ghi lần lượt từng lần tăng (hoặc giảm) theo thời gian và hàng tháng có tổng hợp vào ngày cuối cùng của tháng đó. - Từng lần tăng (hoặc giảm) phải ghi lần lượt từng trang bị với số hiệu và phân cấp chất lượng của trang bị đó. - Từng lần tăng (hoặc giảm) phải ghi rõ lý do: Những lý do tăng gồm: trên cấp, điều đến, thu nhặt... Những lý do giảm gồm: tổn thất tiêu thụ trong chiến đấu, trong huấn luyện, tổn thất do địch, do ta, do thiên tai, trên thu hồi, điều đi, đi sửa chữa (có quyết định cắt thực lực) xử lý hủy, mất mát... Nếu là do trên cấp, điều đến (tăng) hoặc trên thu hồi điều đi (giảm) thì ghi rõ số lệnh và cấp quyết định |
MỤC I. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC LỰC TRANG BỊ HÀNG THÁNG
Mã số | TÊN TRANG BỊ | Phân cấp | Thực lực 0 giờ ngày 1/1/20... | Tháng 1 - 20... | Tháng 2 - 20... | tháng 3 - 20... | ||||||||||
Tăng | Giảm | Thực lực 0 giờ ngày 1/2 | Tăng | Giảm | Thực lực 0 giờ ngày 1/3 | Tăng | Giảm | Thực lực 0 giờ ngày 1/4 | Số lượng ở các đơn vị | |||||||
b1 | b2 | … | ||||||||||||||
………………………………
Mã số | TÊN TRANG BỊ | Phân cấp | Tháng 10 - 20... | Tháng 11 - 20... | tháng 12 - 20... | ||||||||||
Tăng | Giảm | Thực lực 0 giờ ngày 1/11 | Tăng | Giảm | Thực lực 0 giờ ngày 1/12 | Tăng | Giảm | Thực lực 0 giờ ngày 1/1/... | Số lượng ở các đơn vị | ||||||
b1 | b2 | ... | |||||||||||||
MỤC II. THEO DÕI TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM
I. TĂNG | II. GIẢM | |||||||||
Ngày tháng | Tên trang bị kỹ thuật | Số hiệu | Phân cấp | Lý do | Ngày tháng | Tên trang bị kỹ thuật | Số hiệu | Phân cấp | Lý do | |
MỤC III. THEO DÕI TÌNH HÌNH MẤT MÁT HƯ HỎNG
1. MẤT MÁT | 2. HƯ HỎNG | |||||||||
Ngày tháng | Tên trang bị | Số hiệu | Phân cấp | LÝ DO Người, đơn vị làm mất, nguyên nhân và cách xử lý | Ngày tháng | Tên trang bị | Số hiệu | Phân cấp | LÝ DO Người, đơn vị làm hỏng, nguyên nhân và cách xử lý | |
MỤC V. NHẬN XÉT CÔNG TÁC TRANG BỊ
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. |
Mục 3. THEO DÕI TÌNH HÌNH MẤT MÁT, HƯ HỎNG - Mục này nhằm giải thích rõ thêm phần giảm trong mục 2, dựa vào đó để đánh giá tình hình quản lý giữ gìn trang bị trong đơn vị. Nội dung gồm 2 phần: phần mất mát và phần hư hỏng. - Yêu cầu ghi chép: Ghi lần lượt từng lần mất (hoặc hỏng) theo thời gian và hàng tháng có tổng hợp vào ngày cuối cùng của tháng đó + Từng lần mất (hoặc hỏng) phải ghi lần lượt từng trang bị với số hiệu và phân cấp chất lượng của trang bị đó + Từng lần mất (hoặc hỏng) phải ghi rõ tên người hoặc đơn vị làm mất (hoặc hỏng) nguyên nhân, tình trạng và cách xử trí của đơn vị. Mục 4. DANH SÁCH CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ GIỮ CÁC LOẠI TRANG BỊ Mục này nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm chính trị của từng người, từng tập thể đối với các trang bị mà Đảng, Nhà nước và cấp trên giao cho giữ gìn, sử dụng, đồng thời cũng nhằm để đại đội nắm được cụ thể từng trang bị trong đơn vị (hiện nằm ở phân đội nào, do ai giữ, tình trạng ra sao...) một cách cụ thể. - Yêu cầu ghi chép: + Ghi theo thứ tự c bộ a hoặc b chỉ huy, b1, b2, b3... trong từng b cũng ghi theo thứ tự a1, a2, a3 hết mỗi a để chừa một số dòng để ghi tiếp khi có sự thay đổi về người giữ và trang bị. + Đăng ký trang bị do cá nhân giữ trước, trang bị do tập thể giữ sau. + Ghi đúng số hiệu, phân cấp chất lượng của từng trang bị do từng người hoặc tập thể giữ. + Phụ tùng đi theo ghi thành bộ, hoặc hòm như bộ phụ tùng súng bộ binh, bộ phụ tùng súng B40, B41, hòm phụ tùng khẩu đội pháo... không ghi từng thứ dụng cụ hoặc từng thứ phụ tùng thay thế vì trong bản lý lịch từng trang bị đã có đăng ký cụ thể. + Sau khi giao trang bị phải có ký nhận. Mục 5. NHẬN XÉT CÔNG TÁC TRANG BỊ - Hàng tháng đơn vị căn cứ vào tình hình thực lực và tình hình quản lý giữ gìn trang bị mà nhận xét đánh giá theo nội dung sau: + Để bảo đảm cho chiến đấu và huấn luyện thì tình trạng trang bị trong đơn vị có vấn đề gì. + Tình hình chấp hành các chế độ quản lý trang bị có ưu điểm gì, khuyết điểm gì, nguyên nhân và phương hướng khắc phục. + Có yêu cầu đề nghị gì: bổ sung, thu hồi, đi sửa chữa... Mục 6. BÀN GIAO Khi thủ trưởng trung đội, đại đội thuyên chuyển đi đơn vị khác hoặc phải vắng mặt ở đơn vị trong một thời gian dài, theo chế độ quy định phải tiến hành bàn giao cho người thay thế, nội dung bàn giao như biểu đã in sẵn trong sổ |
Mẫu Sổ thống kê thực lực trang bị kỹ thuật |
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
----------
Đơn vị …………………………..
Số………………………..
| TỐI MẬT |
|
(Dùng cho cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn và tương đương)
BỘ TỔNG THAM MƯU
CỤC QUÂN LỰC
MỤC LỤC
Sổ này có 2 phần:
Phần 1: Tổng hợp tình hình thực lực trang bị kỹ thuật.
Phần 2: Thuyết minh tăng giảm
Sổ này có 100 trang
Ngày bắt đầu dùng:…………………………
Ngày kết thúc : …………………………..
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC LỰC TRANG BỊ KỸ THUẬT
Ngày……..tháng.... năm ……………
Mã số | TÊN TRANG BỊ | Đơn vị tính | Phân cấp | Thực lực ……... | Tăng | Giảm | Thực lực ……... | Thực lực ở các đơn vị | |||||||||
THUYẾT MINH TĂNG GIẢM
Tháng, năm | TÊN TRANG BỊ | Đơn vị tính | Phân cấp | Thực lực ………. | Lý do tăng | Lý do giảm | Thực lực | ||||||||
+ | + | ||||||||||||||
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC TÀU THUYỀN (QUÝ, 6 THÁNG, 9 THÁNG, NĂM)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BQP ngày 24/01/2017 của Bộ Quốc phòng)
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../BC-….. | Địa danh, ngày ….. tháng ….. năm ……… |
BÁO CÁO
Kết quả công tác Tàu thuyền (Quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm)
Phương hướng, nhiệm vụ (Quý II, 6 tháng cuối năm, quý IV)
Phần I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÀU THUYỀN
(QUÝ I, 6 THÁNG, 9 THÁNG, NĂM)
* Tóm tắt một số đặc điểm tình hình chung
I. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRANG BỊ
1. Tiếp nhận trang bị
- Tiếp nhận tàu thuyền
- Tiếp nhận vũ khí
- Tiếp nhận đạn dược
(Nêu rõ số lượng, chủng loại, trọng lượng, đơn vị cấp)
2. Cấp phát, thu hồi trang bị
a) Cấp phát trang bị
- Cấp phát tàu thuyền
- Cấp phát vũ khí
- Cấp phát đạn dược
(Nêu rõ số lượng, chủng loại, trọng lượng, đơn vị nhận)
b) Thu hồi trang bị
- Thu hồi theo QĐ của BTTM
- Thu hồi theo quyết định nội bộ
3. Xử lý VKTB
- Xử lý vũ khí trang bị kỹ thuật (tàu thuyền)
- Xử lý Vật tư, trang thiết bị Tàu thuyền
4. Dự án cải tiến VKTBKT
- Tình hình thực hiện các dự án
II. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM KỸ THUẬT
1. Công tác bảo quản, bảo dưỡng, niêm cất Tàu thuyền
- Bảo quản
- Bảo dưỡng kỹ thuật
- Niêm cất
(Nêu rõ số lượng thực hiện/kế hoạch năm, % thực hiện)
2. Công tác sửa chữa Tàu thuyền
a) Sửa chữa tại đơn vị
- Sửa chữa nhỏ
- Sửa chữa vừa
- Sửa chữa tại xí nghiệp
- Sửa chữa VKTBKT (Tàu thuyền)
- Sửa chữa, sản xuất VTKT
(Nêu rõ số lượng thực hiện/kế hoạch năm, % thực hiện)
3. Công tác củng cố cơ sở BĐKT
a) BĐKT kho tàng
- Đầu tư nâng cấp
+ Xây mới (m2)
+ Củng cố (m2)
- Bổ sung trang thiết bị
- Hệ thống PCCN (chống sét, ụ chống nổ lây, trang bị PCCC).
b) BĐKT trạm xưởng
- Đầu tư nâng cấp (làm mới) mặt bằng công nghệ:
+ Cơ sở sửa chữa cấp chiến dịch
+ Cơ sở sửa chữa cấp chiến thuật.
(Nêu rõ khối lượng thực hiện/kế hoạch năm, % thực hiện)
- Bổ sung trang thiết bị công nghệ:
+ Cơ sở sửa chữa cấp chiến dịch
+ Cơ sở sửa chữa cấp chiến thuật.
(Nêu rõ số lượng thực hiện/kế hoạch năm, % thực hiện)
4. Đầu tư chiều sâu công nghệ
- Đầu tư xây dựng cơ bản.
- Đầu tư trang thiết bị, tài liệu công nghệ.
(Nêu rõ khối lượng, số lượng thực hiện/kế hoạch năm, % thực hiện)
5. Công tác TTKTAT & BHLĐ
- Công tác KTAT, Vệ sinh LĐ, BHLĐ
- Công tác thanh tra, kiểm định kỹ thuật an toàn
- Tổng hợp tai nạn lao động
- Thực hiện Nghị định 148/2006/NĐ-CP ngày 04/12/2006.
III. CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN TÀU THUYỀN
1. Công tác huấn luyện Tàu thuyền tại đơn vị
- Huấn luyện khai thác sử dụng Tàu thuyền (huấn luyện sử dụng và BĐKT).
- Huấn luyện nghiệp vụ CTKT.
- Huấn luyện chiến thuật ngành.
- Hội thi, hội thảo kỹ thuật.
- Đào tạo cán bộ nhân viên kỹ thuật.
- Bồi dưỡng và thi nâng bậc thợ, giữ bậc thợ.
2. Thực hiện CVĐ50
3. Công tác xây dựng ngành (công tác xây dựng Tổ chức lực lượng, Xây dựng chính quy; Xây dựng đơn vị điểm....)
IV. CÔNG TÁC KHCNMT VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN KHKTQS
1. Công tác KHCNMT
- Các đề tài nghiên cứu.
- Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
2. Hoạt động Thông tin KHKTQS
- Xây dựng hệ thống thông tin tư liệu.
V. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀU THUYỀN
1. Công tác quản lý kỹ thuật chuyên ngành
- Quản lý VKTBKT.
- Quản lý cơ sở kỹ thuật.
- Quản lý CB, NVKT.
- Công tác kiểm tra kỹ thuật.
2. Công tác chỉ đạo ngành
3. Công tác khác
VI. CÔNG TÁC ĐỘNG VIÊN KỸ THUẬT
- Công tác BĐKT trong xây dựng, huy động và tiếp nhận LLDBĐV
- Công tác xây dựng, huy động và tiếp nhận LLDBĐV Tàu thuyền
- Động viên công nghiệp cho BĐKT
- Tổ chức HLKT quân DBĐV
ĐÁNH GIÁ CHUNG
(Kết quả thực hiện công tác kỹ thuật)
* Ghi chú:
1. Đối với "Báo cáo kết quả công tác Tàu thuyền 6 tháng đầu năm'':
- Báo cáo rõ những nhiệm vụ đã triển khai, thực hiện trong Quý II;
- Phần số liệu tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ trong 6 tháng.
2. Đối với "Báo cáo kết quả công tác Tàu thuyền 9 tháng”:
- Báo cáo rõ những nhiệm vụ đã triển khai, thực hiện trong Quý III;
- Phần số liệu tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ trong 9 tháng.
Phần II
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TÀU THUYỀN
(QUÝ II, 6 THÁNG CUỐI NĂM, NĂM)
* Khái quát một số nét lớn về đặc điểm tình hình
I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CHUNG
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Công tác bảo đảm trang bị
2. Công tác bảo đảm kỹ thuật
3. Công tác huấn luyện kỹ thuật
4. Hoạt động KHCNMT và Thông tin KHKTQS
5. Công tác quản lý tàu thuyền
6. Công tác động viên kỹ thuật
* Ghi chú. Phần "Phương hướng nhiệm vụ CTTT..." cần chú ý một số điểm sau đây:
1. Đối với "Báo cáo kết quả công tác Tàu thuyền quý I": Báo cáo phương hướng nhiệm vụ thực hiện trong Quý II.
2. Đối với "Báo cáo kết quả công tác Tàu thuyền 6 tháng": Báo cáo phương hướng nhiệm vụ thực hiện trong Quý III và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm; đồng thời dự báo phương hướng nhiệm vụ CTTT của năm sau.
3. Đối với "Báo cáo kết quả công tác Tàu thuyền 9 tháng": Báo cáo phương hướng nhiệm vụ thực hiện trong Quý IV.
4. Đối với "Báo cáo kết quả công tác Tàu thuyền năm": Báo cáo phương hướng nhiệm vụ CTTT của năm sau.
Phần III
CÁC KIẾN NGHỊ
I. KIẾN NGHỊ VỚI TCHC, TCKT
II. KIẾN NGHỊ VỚI CỤC VẬN TẢI/TCHC
III. CHỈNH VÀ BỔ SUNG CHỈ TIÊU NHIỆM VỤ NGÂN SÁCH KỸ THUẬT 6 THÁNG CUỐI NĂM (dùng cho Báo cáo kết quả CTTT 6 tháng đầu năm)./.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
* Ghi chú: Báo cáo kèm theo các phụ lục về kết quả thực hiện các chỉ tiêu CTTT
- 1 Thông tư 138/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép lên bờ cho thuyền viên nước ngoài, giấy phép xuống tàu nước ngoài, giấy phép cho người điều khiển phương tiện Việt Nam cặp mạn tàu nước ngoài và giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch có liên quan đến tàu, thuyền nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 34/2016/QĐ-TTg quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4 Quyết định 62/2014/QĐ-TTg quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 6 Luật biển Việt Nam 2012
- 7 Nghị định 148/2006/NĐ-CP về việc quy hoạch, xây dựng, quản lý và bảo vệ Vành đai an toàn các kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ do Bộ Quốc phòng quản lý
- 8 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 9 Công ước về Luật biển năm 1982
- 1 Quyết định 62/2014/QĐ-TTg quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 138/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép lên bờ cho thuyền viên nước ngoài, giấy phép xuống tàu nước ngoài, giấy phép cho người điều khiển phương tiện Việt Nam cặp mạn tàu nước ngoài và giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch có liên quan đến tàu, thuyền nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 34/2016/QĐ-TTg quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành