- 1 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2 Luật dự trữ quốc gia 2012
- 3 Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 4 Nghị định 94/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia
- 5 Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 322/2016/TT-BTC | Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2016 |
VỀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI PHAO ÁO CỨU SINH DỰ TRỮ QUỐC GIA
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2017 và thay thế Thông tư số 131/2012/TT-BTC ngày 13/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao nhận (nhập, xuất), bảo quản và quản lý phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI PHAO ÁO CỨU SINH DỰ TRỮ QUỐC GIA
National technical regulation on life-jackets for national reserve
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Giải thích từ ngữ
1.4. Tài liệu viện dẫn
2. YÊU CẦU KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
2.2. Căn cứ quy định yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1. Kiểm tra ngoại quan
3.2. Kiểm tra đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
4. QUY ĐỊNH VỀ GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN
4.1. Vận chuyển
4.2. Yêu cầu đối với vật tư, thiết bị, dụng cụ
4.3. Quy trình kiểm tra khi nhập kho
4.4. Bảo quản
4.5. Quy trình xuất kho
4.6. Quy định về báo cáo chất lượng phao áo
5. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
5.1. Kiểm tra chất lượng
5.2. Yêu cầu về nhà kho
5.3. Thẻ lô hàng
5.4. Chế độ ghi chép sổ sách và theo dõi hàng hóa
5.5. Phòng chống cháy nổ
5.6. Công bố hợp quy
6. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Lời nói đầu
QCVN 07: 2016/BTC thay thế QCVN 07: 2012/BTC Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước biên soạn, trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư số 322/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2016.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI PHAO ÁO CỨU SINH DỰ TRỮ QUỐC GIA
National technical regulation on life-jackets for national reserve
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, giao nhận (nhập, xuất), bảo quản và yêu cầu quản lý đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao nhận (nhập, xuất), bảo quản và quản lý phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia.
1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia là loại phao thiết kế theo kiểu áo véc, có yêu cầu kỹ thuật thỏa mãn theo Mục 2 Quy chuẩn này, được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận kiểu sản phẩm công nghiệp và các quy định hiện hành khác để sử dụng trong công tác cứu hộ cứu nạn, sau đây viết tắt là phao áo.
1.3.2. Lô phao áo là số lượng phao áo được chế tạo theo kiểu sản phẩm đã được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam công nhận tại cùng một cơ sở chế tạo.
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.4.1. QCVN 85: 2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra thiết bị cứu sinh dùng cho phương tiện thủy nội địa của Bộ Giao thông vận tải;
1.4.2. TCVN 4636: 1988 Vật liệu giả da - Phương pháp xác định khối lượng 1m2 và độ dày;
1.4.3. TCVN 4635: 1988 Vật liệu giả da - Phương pháp xác định độ bền kéo đứt;
1.4.4. BS 5131: Section 5.11: 1981. Methods of test for footwear and footwear materials. Testing of complete footwear. Determination of the strength of buckle fastening assemblies (Phương pháp thử đối với giày dép và vật liệu giày dép. Kiểm tra giày dép hoàn chỉnh. Xác định lực của cụm khóa chặt);
1.4.5. TCVN 5823: 1994 Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với ánh sáng nhân tạo, dùng đèn thủy ngân cao áp.
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
Phao áo phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra thiết bị cứu sinh dùng cho phương tiện thủy nội địa (QCVN 85: 2015/BGTVT) của Bộ Giao thông vận tải; trong đó đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
2.1.1. Yêu cầu về vật liệu
- Cốt phao (vật liệu nổi) là Xốp LDPE (LDPE-FOAM);
- Vải bọc ngoài là loại vải sợi Polyeste và có màu da cam;
- Chỉ may phao áo là sợi Polyeste.
2.1.2. Yêu cầu về kết cấu
2.1.2.1. Kiểu dáng phao áo: Kiểu áo véc, không có cổ; phao áo gồm 1 thân trước và 1 thân sau; thân trước được chia thành 2 vạt, mỗi vạt một tấm liền; thân sau là một tấm liền, không có gối đỡ đầu.
2.1.2.2. Vật liệu phản quang: Phao áo được gắn vật liệu phản quang với tổng diện tích ≥ 200 cm2. Vật liệu phản quang gồm 4 tấm bằng nhau ở các vị trí đối xứng nhau (2 tấm ở 2 vạt thân trước phía trên ngực áo, 2 tấm ở cầu vai thân sau).
2.1.2.3. Mỗi phao áo phải có một chiếc còi nhựa được buộc chặt với phao bằng một sợi dây.
2.1.2.4. Các đường khâu của phao áo phải đều mũi, bền vững và chỗ cuối của đường khâu phải lại mũi. Các mối khâu ở mép phải gấp mép vào trong không ít hơn 10 mm.
2.1.2.5. Các thông số kỹ thuật cơ bản của phao áo phải đáp ứng theo quy định tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Thông số kỹ thuật cơ bản phao áo
Các bộ phận của phao áo | Kiểu thứ nhất | Kiểu thứ hai |
Khối lượng | (635 ± 32) g | (735 ± 37) g |
Thân trước (dài x rộng) x 2 vạt | (610 x 252) mm ± 20 mm | (640 x 282) mm ± 20 mm |
Chiều dày vật nổi thân trước | (40 ± 5) mm | (40 ± 5) mm |
Thân sau (dài x rộng) | (610 x 530) mm ± 20 mm | (640 x 560) mm ± 20 mm |
Chiều dày vật nổi thân sau | (20 ± 2) mm | (20 ± 2) mm |
Chiều rộng cổ | (300 ±15) mm | (300 ± 15 ) mm |
Chiều dài ve áo | (250 ±15) mm x 2 | (250 ± 15) mm x 2 |
Khoảng cách phía ngoài giữa 2 cầu vai | (460 ± 20) mm | (480 ± 20) mm |
Chiều rộng cầu vai | (100± 10) mm | (110±10) mm |
2.1.2.6. Dây đai, khóa và dây viền
- Dây đai gồm 3 chiếc, màu trắng đen, bằng sợi Polyeste bản rộng không nhỏ hơn 25 mm;
- Khóa: Có 3 khóa cài bằng nhựa và 6 khóa rút bên cạnh sườn (mỗi bên sườn 3 khóa);
- Dây viền quanh áo màu đỏ, bằng sợi Polyeste bản rộng không nhỏ hơn 25 mm.
2.1.3. Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu sản xuất phao áo
2.1.3.1. Vải Polyeste may bọc ngoài phao áo
- Khối lượng: Từ 70 g/m2 đến 90 g/m2
- Độ bền kéo đứt băng vải 20 mm x 100 mm:
+ Dọc: Không nhỏ hơn 185 N/mm2;
+ Ngang: Không nhỏ hơn 135 N/mm2.
2.1.3.2. Dây đai áo, dây viền quanh áo
- Lực kéo đứt dây đai áo: Không nhỏ hơn 1,4 kN;
- Lực kéo đứt dây viền quanh áo: Không nhỏ hơn 1,2 kN.
2.1.3.3. Khóa phao áo
- Độ bền chịu kéo của khóa cài: Không nhỏ hơn 0,8 kN;
- Độ bền chịu kéo của khóa rút: không nhỏ hơn 0,8 kN.
2.1.3.4. Xốp LDPE (LDPE - FOAM)
Độ biến dạng dưới tác dụng của một lực không đổi 0,44 kN trong 3 h của vật nổi thân trước không lớn hơn: 50 %.
2.1.4. Độ bền màu lớp vải bọc ngoài phao áo: Đạt tối thiểu cấp 4 sau 100 h chiếu sáng.
2.2. Căn cứ quy định yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này và tình hình điều kiện cụ thể, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia quy định tiêu chuẩn kỹ thuật phao áo đưa vào dự trữ quốc gia.
Phao áo trước khi nhập kho (đưa vào) dự trữ quốc gia phải được kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật. Các đơn vị dự trữ quốc gia lấy mẫu kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho theo các nội dung sau:
3.1. Kiểm tra ngoại quan
3.1.1. Lấy mẫu
Mẫu được lấy ngẫu nhiên trong số phao áo nhập kho (quá trình giao nhận và bảo quản) để kiểm tra ngoại quan; số lượng tối thiểu là 2% số lượng phao áo của lô hàng nhưng không ít hơn 20 chiếc.
3.1.2. Nội dung kiểm tra
Thực hiện theo quy định tại điểm 4.3.2.3 của Quy chuẩn này.
3.2. Kiểm tra đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
3.2.1. Lấy mẫu
Đối với mỗi lô phao áo giao nhận không lớn hơn 5 000 chiếc, lấy ngẫu nhiên tối thiểu hai mẫu (mỗi mẫu 01 chiếc). Nếu mẫu lấy đi kiểm tra có một chỉ tiêu không đảm bảo chất lượng thì tiến hành kiểm tra lại một mẫu bất kỳ trong lô hàng. Nếu sau hai lần kiểm tra không đạt thì đơn vị dự trữ quốc gia lập biên bản không chấp nhận lô hàng, yêu cầu đơn vị cung cấp thay lô hàng khác và kiểm tra lại theo quy định.
3.2.2. Các yêu cầu kỹ thuật phải kiểm tra
Kiểm tra vật liệu cốt phao (vật liệu nổi); vật liệu vải bọc ngoài, chỉ may, dây đai, dây viền; các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu sản xuất phao áo và độ bền màu của vải bọc ngoài phao áo theo quy định tại khoản 2.1, Mục 2 của Quy chuẩn này.
3.2.3. Phương pháp thử
3.2.3.1. Khối lượng của vải: Theo TCVN 4636: 1988 Vật liệu giả da - Phương pháp xác định khối lượng 1m2 và độ dày;
3.2.3.2. Độ bền kéo đứt của vải may bọc ngoài, dây đai, dây viền quanh áo: Theo TCVN 4635:1988 Vật liệu giả da - Phương pháp xác định độ bền kéo đứt;
3.2.3.3. Độ bền chịu kéo (khóa cài, khóa rút) theo các phương pháp thử sau: TCVN 4635: 1988. Vật liệu giả da - Phương pháp xác định độ bền kéo đứt hoặc BS 5131: Section 5.11: 1981. Methods of test for footwear and footwear materials. Testing of complete footwear. Determination of the strength of buckle fastening assemblies (Phương pháp thử đối với giày dép và vật liệu giày dép. Kiểm tra giày dép hoàn chỉnh. Xác định lực của cụm khóa chặt);
3.2.3.4. Phương pháp thử vật liệu cốt phao, vải bọc ngoài, chỉ may, dây đai, dây viền thực hiện theo một trong các phương pháp sau:
- Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Theo Tiêu chuẩn quốc gia;
- Theo Tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài.
3.2.4. Tổ chức kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm
Phòng thử nghiệm được chỉ định (nếu có) hoặc phòng thử nghiệm được công nhận (Vilas, Las).
4. QUY ĐỊNH VỀ GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN
- Phương tiện vận chuyển có thùng chứa hàng, che mưa, che nắng và sạch sẽ;
- Khi xếp các thùng hàng lên phương tiện vận chuyển phải xếp theo chiều thẳng đứng (để bảo đảm cho từng phao áo vẫn nằm trải ngang và 10 phao áo chồng lên nhau trong mỗi thùng), các thùng xếp khít cạnh nhau, không chèn quá chặt; có thể xếp chồng 3 hoặc 4 thùng lên nhau; không vận chuyển chung với hóa chất và các chất gây ảnh hưởng đến chất lượng phao áo;
- Trong quá trình vận chuyển hàng hóa phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định, đảm bảo an toàn hàng hóa.
4.2. Yêu cầu đối với vật tư, thiết bị, dụng cụ
Đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý phao áo có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho quá trình trình nhập, xuất và bảo quản phao áo gồm:
- Giá kê: Dùng để kê xếp phao áo;
- Vật tư phục vụ nhập, xuất hàng: Giẻ lau, chổi, xà phòng, vải bạt Polypropylen (PP); thuốc xử lý côn trùng và vi sinh vật có hại; công cụ vận chuyển, kê xếp hàng, văn phòng phẩm;
- Vật tư dùng cho bảo quản: Chổi, giẻ lau, xà phòng, vải bạt PP, máy hút bụi (nếu có), thuốc xử lý côn trùng và vi sinh vật có hại;
- Vật tư liên quan đến điện, nước: Dây điện, bóng điện thắp sáng trong và ngoài kho, điện cho văn phòng kho, điện dùng cho các thiết bị liên quan đến bảo quản; nước phục vụ cho nhập, xuất, bảo quản và phòng cháy chữa cháy;
- Dụng cụ, thiết bị phòng chống lụt bão, phòng cháy chữa cháy.
4.3. Quy trình kiểm tra khi nhập kho
Đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện kiểm tra theo các nội dung sau:
4.3.1. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
4.3.1.1. Giấy tờ do đơn vị cung cấp hàng cung cấp:
- Bản vẽ thiết kế;
- Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm công nghiệp do cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp (còn hiệu lực);
- Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp của lô hàng phù hợp với Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm công nghiệp. Nội dung Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nêu rõ: Loại sản phẩm (ký mã hiệu nếu có), nơi (cơ sở) chế tạo, công dụng, phạm vi sử dụng, năm chế tạo và các đặc tính kỹ thuật đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy định tại Mục 2 của Quy chuẩn này. Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp của lô hàng do cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp.
4.3.1.2. Giấy tờ do đơn vị dự trữ quốc gia phối hợp với đơn vị cung cấp hàng thành lập:
- Biên bản kiểm tra hồ sơ kỹ thuật;
- Biên bản kiểm tra ngoại quan của lô hàng;
- Biên bản lấy mẫu đưa đi kiểm tra chất lượng và biên bản bàn giao mẫu cho đơn vị kiểm tra chất lượng;
- Phiếu kết quả kiểm tra vật liệu cốt phao (vật liệu nổi); vật liệu vải bọc ngoài, chỉ may, dây đai, dây viền; các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu sản xuất phao áo; độ bền màu của vải bọc ngoài phao áo;
- Biên bản giao nhận và các tài liệu kèm theo.
4.3.2. Kiểm tra sản phẩm khi giao nhận
4.3.2.1. Kiểm tra bao gói
Mỗi phao áo được đựng trong một túi màng nhựa Polyetylen (PE). Các túi đựng phải mới, sạch sẽ, không thủng rách và rộng hơn thân áo. Phần đầu túi được gấp lại không được ngắn hơn 1/2 thân phao áo;
Thùng đựng phao áo là thùng các tông, sạch, cứng, nắp thùng được khép kín. Phao áo được xếp nằm trải ngang trong thùng, không bị chèn chặt, cuộn gấp, không bị nén bẹp, mỗi thùng đựng 10 phao áo. Mặt ngoài thùng các tông ghi đủ nội dung: Kiểu sản phẩm, tên cơ sở chế tạo, năm chế tạo, số lượng phao áo; các nội dung phải phù hợp với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp do cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp cho lô hàng.
4.3.2.2. Kiểm tra số lượng
Số lượng phao áo trong mỗi lô hàng phải phù hợp với số lượng phao áo ghi trong Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp của lô phao áo do cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp. Tổng số phao áo giao nhận đúng với số lượng trong hợp đồng đã ký.
4.3.2.3. Kiểm tra ngoại quan
Nội dung kiểm tra gồm:
4.3.2.3.1. Kiểm tra nhãn hiệu phao áo
Mỗi phao áo phải được gắn nhãn hiệu theo quy định hiện hành và tối thiểu phải có các nội dung sau:
- Nhà chế tạo;
- Ký hiệu của phao;
- Số duyệt sản phẩm mẫu;
- Số lô;
- Ký hiệu tiêu chuẩn, Quy chuẩn;
- Tháng, năm chế tạo;
- Ấn chỉ và số kiểm tra của cơ quan Đăng kiểm Việt Nam.
Nhãn hiệu của phao áo được gắn ở thân phao, chữ in rõ ràng bằng loại sơn hoặc mực không phai hoặc loại vật liệu tương đương.
Các nội dung trên phải phù hợp với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp của lô phao áo do cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp cho lô hàng.
4.3.2.3.2. Kiểm tra lớp vải bọc ngoài phao áo, đường may, kích thước, khối lượng phao áo
- Vải may phao áo có màu da cam đồng nhất trong cùng lô hàng và không có sự chênh lệch màu khi kiểm tra bằng mắt thường;
- Yêu cầu mặt vải phải nhẵn, không được xước, thủng;
- Các thông số kỹ thuật cơ bản của phao áo phù hợp với yêu cầu theo quy định;
- Yêu cầu đường may phù hợp theo quy định.
4.3.2.3.3. Nếu một trong số phao áo kiểm tra theo quy định nêu trên không đạt yêu cầu thì tiến hành kiểm tra 50% số phao áo trong lô hàng. Nếu sau hai lần kiểm tra không đạt thì đơn vị dự trữ quốc gia lập biên bản không chấp nhận lô hàng và yêu cầu đơn vị cung cấp thay thế lô hàng khác và kiểm tra lại theo quy định.
4.3.2.4. Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng phao áo: Thực hiện theo quy định tại khoản 3.2, Mục 3 của Quy chuẩn này.
4.4.1. Kê xếp phao áo trong kho
- Cần bảo quản phao áo ở kho riêng. Nếu tận dụng kho lớn thì phải ngăn ra từng khu vực bảo quản cho từng loại hàng hóa riêng biệt;
- Phao áo được xếp theo lô hàng, để riêng từng chủng loại, quy cách, kích thước, thời gian nhập kho;
- Có sơ đồ vị trí hàng hóa đang bảo quản trong kho để thuận tiện quan sát, theo dõi và kiểm tra hàng hóa;
- Thùng đựng phao áo được xếp trên giá kê;
- Giá kê làm bằng kim loại hoặc vật liệu tổng hợp bảo đảm chắc chắn, dễ tháo lắp, an toàn trong bảo quản:
+ Giá kê có từ 2 tầng đến 3 tầng, mặt tầng của giá kê có các thanh đỡ ngang chắc chắn hoặc bằng tấm gỗ nhẵn phẳng (cũng có thể dùng tấm gỗ ván ép công nghiệp);
+ Giá kê đặt cách tường, cột nhà kho tối thiểu 0,5 m, khoảng cách giữa 2 hàng giá là 1,5 m tạo lối đi theo hướng từ phía trước cửa đi vào phía trong kho.
- Thùng hàng xếp trên giá kê theo phương thẳng đứng, ở mỗi tầng có thể xếp chồng các thùng lên nhau nhưng không được lớn hơn 3 thùng;
- Khoảng cách giữa mặt trên của thùng hàng trên cùng và trần kho không nhỏ hơn 2,0 m;
- Khoảng cách giữa tầng cuối cùng của giá kê với mặt nền kho không nhỏ hơn 0,3 m.
4.4.2. Bảo quản lần đầu
Sau khi nhập phao áo xong, tiến hành bảo quản lần đầu: Lau chùi, vệ sinh bao bì đựng phao áo. Đối với miệng bao bì đựng phao áo bị tuột thì dùng băng dính dán lại cho chắc chắn. Sau khi vệ sinh, hoàn thiện bao bì đựng phao áo thì tiến hành kê xếp hàng hóa trên giá kê cho ngay ngắn và hoàn thiện thẻ lô hàng, sổ bảo quản.
4.4.3. Bảo quản thường xuyên
4.4.3.1. Hằng ngày phải kiểm tra kho, bên ngoài các thùng hàng; nếu phát hiện có sự xâm nhập của chuột, mối, nấm mốc, các loại sinh vật gây hại khác hoặc dấu hiệu mất an toàn về hàng hóa thì phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý ngay, nếu vượt quá khả năng và quyền hạn thì báo cáo ngay với lãnh đạo đơn vị hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý để có biện pháp giải quyết. Kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ trong kho, thực hiện thông gió tự nhiên hoặc thông gió cưỡng bức (nếu cần thiết) để đảm bảo điều kiện bảo quản bình thường (nhiệt độ không quá 35°C và độ ẩm không khí không quá 85%);
Mỗi tuần tối thiểu hai lần dùng chổi mềm hoặc máy hút bụi làm sạch bụi, mạng nhện, vệ sinh xung quanh thùng hàng, giá đỡ, trần tường và nền kho.
4.4.3.2. Ba tháng một lần đảo các thùng hàng theo tuần tự “trên xuống, dưới lên”.
Sáu tháng một lần (kể từ khi nhập kho) mở nắp các thùng hàng, kiểm tra phao áo bằng mắt thường. Mở khóa cài ra cho ngạnh khóa nghỉ từ 5 phút đến 10 phút. Dùng giẻ mềm, sạch, khô lau bụi từng túi màng nhựa PE đựng phao áo và phần trong thùng. Khi kiểm tra nếu thấy phao áo có hiện tượng ẩm, mốc thì phải có biện pháp xử lý ngay bằng cách dùng bàn chải mềm để chải nhẹ cho hết mốc. Tiếp đến dùng bàn chải thấm xăng chải lại chỗ bị mốc thật kỹ cho đến khi sạch mốc đem phơi phao áo ở nơi thoáng gió, không có ánh nắng trực tiếp từ 1 giờ đến 2 giờ; sau đó để nguội và cất đi như lúc ban đầu (lúc chải bằng xăng tuyệt đối không hút thuốc và tránh xa lửa);
Mỗi năm một lần (kể từ khi nhập kho) lấy phao áo ra khỏi túi màng nhựa PE dùng giẻ mềm, sạch, khô hoặc máy hút bụi làm sạch từng chiếc áo, phơi dưới nắng nhẹ từ 1 giờ đến 2 giờ; sau đó để nguội và cho vào túi như lúc ban đầu đồng thời tổng vệ sinh kho và các dụng cụ khác.
- Trước khi xuất kho: Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cần thiết và các giấy tờ, sổ sách chứng từ có liên quan đến việc xuất phao áo;
- Xuất theo nguyên tắc: Phao áo nhập trước xuất trước, phao áo nhập sau xuất sau;
- Xuất đúng số lượng, đúng chủng loại;
- Khi xuất xong phải hoàn chỉnh các thủ tục, chứng từ giao nhận theo đúng quy định.
4.6. Quy định về báo cáo chất lượng phao áo
- Chậm nhất một tháng sau khi kết thúc nhập kho, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia chỉ đạo các cơ quan chuyên môn báo cáo chất lượng phao áo nhập kho về cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách;
- Hàng quý, tổng hợp, báo cáo cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách tình hình chất lượng phao áo đang bảo quản trước ngày 20 của tháng cuối quý. Trường hợp đột xuất đơn vị gửi báo cáo riêng;
- Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia chỉ đạo các cơ quan chuyên môn báo cáo chất lượng phao áo về cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách trước khi xuất kho.
5.1.1. Kiểm tra trước khi nhập kho
5.1.1.1. Cơ quan Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm công nghiệp, Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp đối với phao áo nhập kho dự trữ quốc gia.
5.1.1.2. Đơn vị dự trữ quốc gia kiểm tra theo quy định tại Mục 3 và Mục 4 của Quy chuẩn này.
5.1.2. Kiểm tra trước thời gian hết hạn bảo hành và trong quá trình lưu kho
5.1.2.1. Kiểm tra trước thời gian hết hạn bảo hành
Trước thời điểm hết hạn bảo hành 3 tháng, đơn vị dự trữ quốc gia lấy ngẫu nhiên tối thiểu một mẫu (số lượng là 02 chiếc phao áo):
- 01 chiếc: Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý theo quy định ở điểm 2.1.3 tại đơn vị kiểm tra chất lượng theo quy định tại khoản 3.2, Mục 3 của Quy chuẩn này;
- 01 chiếc: Kiểm tra các chỉ tiêu độ bền, tính nổi tại cơ quan Đăng kiểm Việt Nam.
Phao áo có các chỉ tiêu cơ lý phải lớn hơn hoặc bằng 85 % so với yêu cầu kỹ thuật khi nhập kho và đồng thời các chỉ tiêu độ bền, tính nổi thỏa mãn theo quy định là đạt yêu cầu. Nếu mẫu lấy đi kiểm tra có một chỉ tiêu không đảm bảo chất lượng theo quy định thì đơn vị dự trữ quốc gia mời đơn vị cung cấp hàng lấy mẫu bất kỳ để kiểm tra. Nếu sau hai lần kiểm tra không đạt yêu cầu thì đơn vị dự trữ quốc gia yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp phao áo có trách nhiệm thay thế phao áo mới đảm bảo chất lượng.
Phao áo trong quá trình kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý bị phá hủy thì được tính hao hụt theo quy định.
5.1.2.2. Kiểm tra trong quá trình lưu kho
Trước thời gian hết hạn lưu kho 6 tháng đơn vị dự trữ quốc gia lấy ngẫu nhiên tối thiểu một mẫu (số lượng là 01 chiếc phao áo) đi kiểm tra các chỉ tiêu độ bền, tính nổi tại cơ quan Đăng kiểm Việt Nam và báo cáo kết quả về cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách.
5.1.2.3. Kiểm tra trước khi xuất kho
Đơn vị dự trữ quốc gia tổ chức kiểm tra ngoại quan như sau:
- Lấy mẫu: Theo quy định tại khoản 3.1.1, Mục 3 của Quy chuẩn này;
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra bao gói, vật liệu phản quang, dây đai, dây viền, khóa cài...
5.1.3. Thời gian sản xuất, bảo hành và lưu kho phao áo
5.1.3.1. Thời gian từ khi chế tạo (sản xuất) đến khi nhập kho dự trữ quốc gia: Không quá 9 tháng, kể cả thời gian vận chuyển.
5.1.3.2. Thời gian bảo hành tối thiểu 24 tháng tính từ ngày ký biên bản giao nhận đối với phao áo nhập kho dự trữ quốc gia;
5.1.3.3. Thời gian lưu kho bảo quản: Không quá 4 năm kể từ ngày nhập kho dự trữ quốc gia.
Kho chứa phao áo là kho chứa hàng vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn có cùng điều kiện bảo quản, có yêu cầu cơ bản sau:
- Phải là loại kho có tường bao, mái che chống nắng mưa gió bão, có trần chống nóng;
- Nền kho phẳng, cứng, chịu được tải trọng tối thiểu 3 tấn/m2;
- Kho được trang bị đủ quạt thông gió để bảo đảm trong kho luôn khô ráo, thoáng mát; có dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm không khí;
- Phải có hệ thống chống chim, chuột, phòng trừ mối và sinh vật gây hại khác, có hệ thống điện chiếu sáng phục vụ công tác bảo quản, bảo vệ;
- Phải xa các nguồn hóa chất, nơi dễ cháy nổ, đường điện cao thế, hạn chế tối đa bụi bẩn, bức xạ nhiệt;
- Có nội quy, phương tiện và phương án phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt.
Mỗi lô hàng đều được lập thẻ lô hàng bao gồm các nội dung sau:
- Ký hiệu sản phẩm;
- Quy cách;
- Tên cơ sở chế tạo, địa chỉ;
- Năm chế tạo;
- Số lượng;
- Ngày nhập kho.
5.4. Chế độ ghi chép sổ sách và theo dõi hàng hóa
5.4.1. Cùng với việc lập các chứng từ theo chế độ kế toán dự trữ quốc gia phải lập sổ theo dõi bảo quản (gọi tắt là sổ bảo quản).
5.4.2. Sổ bảo quản
Sổ bảo quản phải đóng dấu giáp lai, có đủ các thành phần ký tên và đóng dấu đơn vị;
Thủ kho hàng ngày phải mở cửa kho, kiểm tra hàng hóa và các điều kiện đảm bảo chất lượng; ghi chép đầy đủ các diễn biến về số lượng, chất lượng, nội dung công việc bảo quản, các hư hỏng phát sinh và kết quả xử lý trong sổ bảo quản;
Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia 02 lần/tháng; bộ phận kỹ thuật bảo quản đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia 01 lần/tuần ghi chép tình hình diễn biến về số lượng, chất lượng và đánh giá công tác bảo quản hàng hóa trong sổ bảo quản;
Định kỳ 3 tháng một lần, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia phải kiểm tra và ghi nhận xét đánh giá công tác bảo quản vào sổ bảo quản.
Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật; bảo đảm chất lượng hàng hóa và kho dự trữ quốc gia an toàn.
Phao áo thực hiện công bố hợp quy theo quy định (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) của Bộ quản lý chuyên ngành.
6. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
6.1. Các tổ chức, cá nhân cung cấp phao áo có trách nhiệm cung cấp sản phẩm có chất lượng phù hợp với quy định tại Mục 2 của Quy chuẩn này.
6.2. Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác giao nhận và bảo quản phao áo theo đúng quy định tại Mục 4 và Mục 5 của Quy chuẩn này.
7.1. Tổng cục Dự trữ Nhà nước (cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách) có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này.
7.2. Trong trường hợp các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, hướng dẫn được dẫn chiếu thực hiện tại Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.
- 1 Thông tư 321/2016/TT-BTC về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BTC về Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia
- 3 Thông tư 149/2016/TT-BTC về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thuốc thú y dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 53/2014/TT-BTC về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thóc dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 6 Nghị định 94/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia
- 7 Luật dự trữ quốc gia 2012
- 8 Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 9 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 1 Thông tư 131/2012/TT-BTC về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 53/2014/TT-BTC về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thóc dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 149/2016/TT-BTC về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thuốc thú y dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 321/2016/TT-BTC về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành