Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2023/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2023

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA, KHU NEO ĐẬU

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 54/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phân cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến phân cấp thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 3. Nguyên tắc phân cấp

Việc phân cấp bảo đảm theo các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Điều 4. Điều kiện phân cấp

Bộ Giao thông vận tải phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có tổ chức, bộ máy cảng vụ đường thủy nội địa theo quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa.

2. Đảm bảo số lượng công chức, viên chức, người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm và biên chế được phê duyệt theo quy định.

3. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và điều kiện cần thiết khác để tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu được phân cấp theo quy định.

Điều 5. Nội dung và phạm vi phân cấp

1. Nội dung phân cấp: thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa.

2. Phạm vi phân cấp: cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có vùng đất, vùng nước vừa trên đường thủy nội địa quốc gia và trên đường thủy nội địa địa phương trừ các tuyến đường thủy nội địa giáp ranh giữa 02 tỉnh, thành phố trở lên, đường thủy nội địa quốc gia qua biên giới hoặc trên biên giới; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa quốc gia.

Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ Giao thông vận tải trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

3. Tiếp nhận công chức, viên chức, người lao động đang thực hiện các nhiệm vụ tại các cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và các cơ sở vật chất khác trong phạm vi được phân cấp.

4. Báo cáo kết quả thực hiện các các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp theo quy định tại Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 35/2020/TT- BGTVT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường thủy nội địa).

Điều 7. Trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

1. Tổng hợp, thống kê, bàn giao công tác quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong phạm vi phân cấp theo quy định tại Thông tư này.

2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được phân cấp của các địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Định kỳ hàng năm tổng hợp, đánh giá việc thực hiện các nội dung của cơ quan được phân cấp và báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo quy định về chế độ báo cáo tại Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 35/2020/TT- BGTVT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường thủy nội địa).

4. Đề xuất, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải:

a) Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu khi đáp ứng các nguyên tắc, điều kiện quy định tại Thông tư này;

b) Kết thúc phân cấp trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không duy trì các nguyên tắc, điều kiện phân cấp theo quy định tại Thông tư này hoặc việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp không hiệu quả.

Điều 8. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2024.

2. Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Các Sở Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cục Kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Sang

PHỤ LỤC

DANH SÁCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH ĐƯỢC PHÂN CẤP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA, KHU NEO ĐẬU TRÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

STT

Danh mục UBND tỉnh được phân cấp

Chiều dài (km)

Phạm vi

Ghi chú

Điểm đầu

Điểm cuối

I

UBND tỉnh Quảng Ninh được phân cấp thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên các tuyến đường thủy nội địa sau:

1

Sông Khê Nữ

3,0

Ngã ba sông Uông

Thượng lưu cảng xuất sét nhà máy xi măng Hải Phòng

ĐTNĐ chuyên dùng

2

Sông Chanh

6,0

Hạ lưu cầu Mới 200m

Ngã ba Sông Chanh - Bạch Đằng

3

Luồng Bài Thơ

7,0

Hòn Đầu Mối

Núi Bài Thơ

4

Nhánh

12,0

Bìa Đồng

Vạ Ráy ngoài giuộc giữa

5

Luồng Sậu Đông - Cửa Mô

10,0

Sậu Đông

Cửa Mô

6

Luồng Hòn Gai

16,0

Hòn Đũa

Hòn Tôm

7

Lạch Đầu Xuôi

9,0

Hòn Sãi Cóc

Hòn Mười

8

Lạch Giải

6,0

Hòn Sãi Cóc

Hòn Một

9

Lạch Buộm

11,0

Hòn Buộm

Hòn Đũa

10

Luồng Vũng Đục

2,5

Vũng Đục

Hòn Buộm

11

Luồng Hạ Long – Yên Hưng

24,5

Đèn Quả Xoài

Bến khách Hòn Gai

12

Luồng Bái Tử Long – Lạch Sâu

25,0

Hòn Vụng dại

Hòn Đũa

13

Luồng Sậu Đông - Tiên Yên

31,0

Cửa Mô

Thị trấn Tiên Yên

14

Luồng Hòn Đũa - Cửa Đối

46,6

Hòn Đũa

Cửa Đối

15

Luồng Vân Đồn - Cửa Đối

37,0

Cửa Đối

Cảng Cái Rồng

16

Luồng Cửa Đối - Cô Tô

18,0

Cửa Đối

Cô Tô

17

Luồng Lạch Ngăn

16,0

Ghềnh Đầu Phướn

Hòn Một

18

Lạch Cẩm Phả - Hạ Long

29,5

Hòn Tôm

Vũng Đục

19

Luồng Móng Cái - Vân Đồn - Cẩm Phả

96,0

Hòn Buộm

Vạn Tâm

20

Sông Móng Cái

17,0

Vạn Tâm

Thị xã Móng Cái

II

UBND Thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên các tuyến đường thủy nội địa sau:

1

Kênh Tẻ

4,5

Ngã ba Sông Sài Gòn

Ngã ba Kênh Đôi

2

Kênh Đôi

8,5

Ngã ba Kênh Tẻ

Ngã ba Sông Chợ Đệm - Bến lức

3

Rạch Ông Lớn

5,0

Ngã ba Kênh Tẻ

Ngã ba Kênh Cây Khô

4

Kênh Cây Khô

3,5

Ngã ba sông Cần Giuộc

Ngã ba Rạch Ông Lớn

5

Sông Chợ Đệm - Bến Lức

9,5

Ngã ba Kênh Đôi

Hạ lưu ngã tư bến đò Tân Bửu 150m

6

Sông Cần Giuộc

3,5

Ngã ba kênh Cây Khô

Rạch Dơi

7

Sông Sài Gòn

20,4

Ngã ba Rạch Bến Nghé

Ngã ba Rạch Vĩnh Bình

8

Rạch Đào 1

1,1

Ngã ba Sông Sài Gòn

Đường nội bộ tổng kho Thủ Đức

ĐTNĐ chuyên dùng

9

Rạch Đào 2

1,5

Rạch Chiếc

Đường nội bộ tổng kho Thủ Đức

III

UBND thành phố Đà Nẵng được phân cấp thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên các tuyến đường thủy nội địa sau:

1

Sông Hàn

8,8

Đèn Xanh Bắc của đập Nam Bắc

Ngã ba sông Hàn - Vĩnh Điện - Cẩm Lệ

2

Sông Vĩnh Điện

11,1

Ngã ba sông Hàn - Vĩnh Điện - Cẩm Lệ

Hạ lưu cầu Tứ Câu