BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 33-TC/TDT/P1 | Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 1958 |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ VỐN KIẾN THIẾT CƠ BẢN
Kính gửi:Các Bộ
Tiếp theo Thông tư số 015/TDT/P1 ngày 14/2/1958, Bộ tôi nói rõ thêm dưới đây về điểm 3, nói về việc quản lý và cấp phát vốn kiến thiết cơ bản.
Hiện nay Ngân hàng Kiến thiết mới quản lý vốn Kiến thiết cơ bản của các ngành kiến thiết kinh tế và văn hóa ở trung ương, chưa quản lý vốn kiến thiết cơ bản của các cơ quan hành chính trung ương và vốn Kiến thiết cơ bản của địa phương, do đó:
Lấy thí dụ một Bộ: Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc:
- Vốn Kiến thiết cơ bản của các Cục Bao thầu xây dựng, Cục Bao thầu lắp máy, Cục Cơ khí điện nước. Vốn Kiến thiết cơ bản làm đê và các công trình thủy lợi, vốn Kiến thiết cơ bản các trạm thủy văn do kinh phí sự nghiệp trung ương đài thọ đều nằm trong chỉ tiêu thủy lợi kiến trúc của Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc, và do Ngân hàng Kiến thiết cấp phát.
Vốn Kiến thiết cơ bản (xây dựng và mua sắm tài sản cố định) của trường Trung cấp Thủy lợi kiến trúc cũng nằm trong chỉ tiêu giáo dục của Bộ Thuỷ lợi Kiến trúc và do Ngân hàng Kiến thiết cấp phát.
- Vốn Kiến thiết cơ bản (xây dựng và mua sắm tài sản cố định) của Văn phòng Bộ Thủy lợi nằm trong chỉ tiêu tổng hợp về xây dựng cơ quan hành trên kế hoạch Nhà nước và cấp phát do Bộ Tài chính phối hợp cho Bộ Thủy lợi kiến trúc, và cấp phát.
- Vốn xây dựng các trạm thủy văn thuộc kinh phí sự nghiệp địa phương do cơ quan Tài chính địa phương cấp phát và không nằm trong các chỉ tiêu Thủy lợi Kiến trúc của Bộ.
K. T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
- 1 Quyết định 354-TTg về biện pháp tăng cường quản lý công tác kiến thiết cơ bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 232-NĐ-TC-TCCB năm 1957 quy định chi tiết tổ chức Ngân hàng kiến thiết Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Nghị định 1163-TTg năm 1956 về việc thành lập lại Bộ Tài chính một vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành