BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/TCBH | Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 1988 |
Thi hành Nghị định số 30/HĐBT ngày 10-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Quyết định 66/TC-BH ngày30-3-1988 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm, sau khi trao đổi với các Bộ Giao thông vận tải, Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điểm sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, VI PHẠM BẢO HIỂM
1. Các chủ xe cơ giới nói ở đây bao gồm: các đơn vị sản xuất kinh doanh, các đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, hiệp hội, đoàn thể, cá nhân trong nước và chủ xe cơ giới là người nước ngoài (cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, thương mại, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện khác, tổ chức dịch vụ, đoàn chuyên gia và các cá nhân) có giấy phép sử dụng xe trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Xe cơ giới nói ở đây là tất cả các loại xe chạy trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó.
3. Một số loại xe sau đây không bắt buộc phải bảo hiểm:
- Xe đạp máy: loại xe mà nếu không dùng động cơ thì có thể đạp đi như xe đạp. Thí dụ: Babetta, Mobi-letta, Peugeot 102...
- Xe, máy công tác chỉ hoạt động trong phạm vi nhà máy, xí nghiệp, nông trường, lâm trường... (những xe này khi lưu hành trên đường giao thông, hoặc khi chuyển đi mà phải tháo rời ra hoặc nhờ xe khác kéo. Thí dụ: máy cày, xe cần trục tại các bến bãi, máy ủi đất...).
A. ĐỐI VỚI CÁC CHỦ XE TRONG NƯỚC
1. Chủ xe là đơn vị sản xuất kinh doanh, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh tế độc lập, phí bảo hiểm được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông.
2. Chủ xe là đơn vị hành chính sự nghiệp, hiệp hội, đoàn thể (Trung ương cũng như địa phương), lực lượng vũ trang (quân đội, công an) thì phí bảo hiểm được tính vào dự toán kinh phí chi thường xuyên của đơn vị. Khi nộp phí bảo hiểm, ghi vào chương, loại, khoản, hạng tương ứng của đơn vị và tiểu mục 74 của Mục lục ngân sách Nhà nược hiện hành.
Riêng đối với chủ xe là các đơn vị quân đội đang làm nhiệm vụ khinh tế, có hạch toán riêng, phí bảo hiểm được nộp cho cơ quan bảo hiểm qua một đầu mối là Cục Tài vụ - Bộ Quốc phòng.
3. Việc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thuộc lực lượng vũ trang được tiến hành theo hình thức bảo hiểm toàn bộ nên cơ quan bảo hiểm không cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho riêng từng xe.
4. Các đơn vị chủ xe nói trên đều tính phí bảo hiểm tương ứng với tổng số đầu xe hoạt động của đơn vị theo kế hoạch sử dụng xe trong năm. Nếu trong năm có thay đổi (bổ sung, thanh lý) số đầu xe hoạt động thì điều chỉnh (thêm, bớt) phí bảo hiểm vào quý I năm sau. Phí bảo hiểm có thể nộp bằng séc hoặc tiền mật.
B. ĐỐI VỚI CHỦ XE LÀ ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO NƯỚC NGOÀIỞ VIỆT NAM VÀ CHỦ XE LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1. Các chủ xe là người nước ngoài nói ở điểm 2 mục I nêu trên đều đóng phí bảo hiểm tại chi của Công ty bảo hiểm Việt Nam ở địa phương mà chủ xe liên hệ thuận lợi nhất.
2. Phí bảo hiểm được thu như sau:
- Các nước xã hội chủ nghĩa: thu đồng Việt Nam B gốc ngoại tệ Rúp phi mậu dịch.
- Các nước khác và các tổ chức quốc tế: thu ngoại tệ tự do chuyển đổi (séc ngoại tệ hoặc ngoại tệ tiền mặt).
- Các nước Lào và Campuchia: thu đồng Việt Nam B gốc Kíp hoặc Riêl.
1. Việc bồi thường thiệt hại cho công dân Việt Nam hay người nước ngoài được tiến hành theo phát luật hiện hành của nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mức trách nhiệm bồi thường theo luật là số tiền định ra theo thiệt hại thực tế ghi trong biên bản hoà giải (trường hợp xác định theo sự thảo thuận giữa Công ty bảo hiểm Việt Nam, chủ xe và người bị thiệt hại) hoặc theo phán quyết của Toà án nhân dân, Toà án quân sự (trường hợp xét sử theo quyết định của Toà án).
2. Đối với người nước ngoài bị thiệt hại: trong trường hợp cần thiết, cơ quan bảo hiểm phối hợp với cơ quan ngoại giao và các cơ quan khác có liên quan để xem xét giải quyết bồi thường.
Người nước ngoài bị thiệt hại có thể được nhận bồi thường bằng loại ngoại tệ thích hợp theo yêu cầu của nguươì đó (hoặc người thừa kế hợp pháp) hoặc bằng tiền Việt Nam.
Loại tiền này do người bị thiệt hại và Công ty bảo hiểm Việt Nam thoả thuận.
3. Công ty bảo hiểm Việt Nam và các đơn vị trực thuộc bàn bạc thống nhất với cơ quan Ngân hàng Nhà nước để có tiền mặt (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) sử dụng vào việc bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại.
4. Một số loại xe nói ở điểm 3 mục I không mua bảo hiểm, nếu có di chuyển trên đường mà gây tai nạn thuộc trách nhiệm dân sự, thì trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân hoan toàn thuộc về chủ phương tiện đã gây ra tai nạn đó, Công ty bảo hiểm Việt Nam không có trách nhiệm bồi thường.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-4-1988.
Những quy định trước đây trái với thông tư này đều bị bãi bỏ.
Ngô Thiết Thạch (Đã Ký) |