Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 38/TT-XB

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 1994

THÔNG TƯ

CỦA BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN SỐ 38/TT-XB NGÀY 7 THÁNG 5 NĂM 1994 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 79/CP NGÀY 6 THÁNG 11 NĂM 1993 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT XUẤT BẢN

Căn cứ Luật xuất bản ngày 7 tháng 7 năm 1993;
Căn cứ Nghị định số 79/CP ngày 6 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản:
Bộ Văn hoá Thông tin hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Về việc đăng ký lại các nhà xuất bản, cơ sở in, tổ chức phát hành.

Căn cứ Điều 32 Nghị định số 79/CP ngày 6/11/1993 của Chính phủ, Bộ Văn hoá Thông tin quy định về việc đăng ký lại các nhà xuất bản, cơ sở in, tổ chức phát hành như sau:

1.1. Đối với nhà xuất bản.

a) Tất cả các nhà xuất bản đang hoạt động phải đăng ký lại theo nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 79/CP.

b) Đối với các cơ sở nhà nước đang sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình thay sách hoặc kèm theo sách nhưng chưa làm thủ tục thành lập nhà xuất bản thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải làm quy hoạch, sắp xếp lại, hướng dẫn cho cơ quan chủ quản làm thủ tục xin thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Văn hoá Thông tin theo quy định tại các Điều 9, 12 Luật xuất bản và Điều 5 Nghị định số 79/CP.

c) Chỉ có các nhà xuất bản mới được phép sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình dưới hình thức xuất bản phẩm.

1.2. Đối với cơ sở in, nhân bản

a) Các doanh nghiệp in, nhân bản Nhà nước đang hoạt động phải đăng ký lại theo nội dung quy định tại Điều 16 Nghị định số 79/CP.

b) Các cơ sở in, nhân bản của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội không phải là doanh nghiệp in nhà nước quy định tại Điều 17 Nghị định số 79/CP phải đăng ký tại Bộ Văn hoá Thông tin. Hồ sơ đăng ký gồm có:

- Đơn xin phép hoạt động in (Mẫu số 1 phụ lục).

- Danh mục thống kê các thiết bị (Mẫu số 2 phụ lục)

- Danh sách cán bộ, công nhân kỹ thuật (Mẫu số 3 phụ lục)

- Tài sản - vốn (Mẫu số 4 phụ lục).

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để làm nghề kinh doanh đặc biệt của cơ quan công an sở tại theo quy định tại Nghị định số 17/CP ngày 23/12/1992 về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt.

c) Các cơ sở in, nhân bản của cá nhân, tập thể kinh doanh các nghề quy định tại Điều 18 Nghị định số 79/CP phải đăng ký tại Sở Văn hoá Thông tin sở tại. Hồ sơ đăng ký gồm có:

- Đơn xin phép hoạt động (Mẫu số 5 phụ lục)

- Bản kê danh mục thiết bị;

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để làm nghề kinh doanh đặc biệt của cơ quan công an sở tại theo quy định tại Nghị định số 17/CP về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt.

- Sơ yếu lý lịch của người đứng tên xin phép hoạt động có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường.

1.3. Đối với tổ chức phát hành xuất bản phẩm

a) Các tổ chức phát hành Nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký tại Bộ Văn hoá Thông tin theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 79/CP.

b) Các đại lý, cửa hàng bán, cho thuê xuất bản phẩm, mua bán sách cũ, tuyên truyền, giới thiệu, bán xuất bản phẩm phải đăng ký với Sở Văn hoá Thông tin sở tại. Hồ sơ đăng ký gồm có:

- Đơn xin phép hoạt động (Mẫu số 5 phụ lục):

- Sơ yếu lý lịch của người trực tiếp kinh doanh có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường.

1.4. Trong khi làm thủ tục đăng ký theo quy định của Thông tư này, nhà xuất bản, cơ sở in, nhân bản, tổ chức phát hành, các đại lý, cửa hàng bán sách, cho thuê xuất bản phẩm, mua bán sách cũ đã có giấy phép vẫn được tạm thời hoạt động cho tới khi có quyết định mới.

1.5. Thời hạn đăng ký và việc xét đăng ký

- Thời hạn đăng ký chậm nhất là ngày 30-6-1994.

Căn cứ vào quy hoạch của toàn ngành và của từng địa phương, cơ quan nhận đăng ký xét và trả lời chậm nhất là ngày 31/8/1994.

2. Về các cơ sở in, nhân bản, tổ chức phát hành hoạt động không có giấy phép.

Các cơ sở in, nhân bản, tổ chức phát hành hoạt động mà không có giấy phép phải ngừng hoạt động. Muốn được xem xét để tiếp tục hoạt động phải làm thủ tục xin phép thành lập theo quy định tại các Điều 17, 18, 22, 23 Nghị định 79/CP.

3. Về trường hợp tác phẩm bị kiểm duyệt.

Khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định kiểm duyệt một tác phẩm, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin chịu trách nhiệm trước Thủ tướng thực hiện các biện pháp sau:

a) Đình chỉ mọi hoạt động liên quan cho việc xuất bản tác phẩm bị kiểm duyệt, nhà xuất bản phải nộp bản thảo cho Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin.

b) Tổ chức kiểm duyệt nội dung tác phẩm

c) Quyết định xử lý đối với tác phẩm có nội dung vi phạm Luật xuất bản theo các hình thức sau:

- Cấm xuất bản và sử dụng bản thảo dưới bất kỳ hình thức nào.

- Cắt bỏ từng phần trước khi xuất bản; cấm sử dụng phần đã bị cắt bỏ dưới bất kỳ hình thức nào.

Thời hạn kiểm duyệt tối đa là 30 ngày kể từ khi có quyết định kiểm duyệt.

4. Về những tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám, trong vùng tạm bị chiếm cũ và sách dịch của nước ngoài cần thẩm định nội dung.

4.1. Những tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám, trong vùng tạm bị chiếm cần thẩm định nội dung bao gồm các loại sau đây:

- Chính trị;

- Lịch sử, địa lý;

- Văn học

Những tác phẩm thuộc các loại trên mà đã được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cho phép xuất bản không phải thẩm định.

1.2. Những sách dịch của nước ngoài cần thẩm định nội dung gồm các loại sau đây:

- Sách chính trị;

- Sách văn học.

Những sách thuộc các loại trên đã được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép xuất bản nay cần tái bản không cần phải thẩm định.

4.3. Thể thức thẩm định theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/CP.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị và bản thảo cần thẩm định. Bộ Văn hoá Thông tin phải trả lời về kết quả thẩm định.

Kinh phí thẩm định do nhà xuất bản chịu trách nhiệm

5. Về việc đăng ký kế hoạch xuất bản và cấp giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản.

5.1. Chậm nhất đến ngày 30/10 năm trước năm kế hoạch, các nhà xuất bản đăng ký kế hoạch xuất bản tại Cục xuất bản Bộ Văn hoá Thông tin.

Kế hoạch xuất bản phải ghi rõ các nội dung chính sau đây: Tên tác phẩm, tên tác giả, dịch giả, tóm tắt nội dung, đối tượng phục vụ, số trang, số bản in, thời gian in. Đối với tác phẩm liên doanh phải ghi rõ đối tượng liên doanh, nội dung liên doanh.

5.2. Cục xuất bản có trách nhiệm xem xét và cấp giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được kế hoạch. Trong giấy chấp nhận phải ghi rõ các nội dung sau:

a) Tên tác phẩm được chấp nhận; tác giả; số lượng in.

b) Tên các tác phẩm chưa được chấp nhận cần phải giải trình hoặc phải thẩm định nội dung.

5.3. Căn cứ vào giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản, nhà xuất bản làm trích ngang đưa in theo mẫu thống nhất (Mẫu số 6 phụ lục) gửi cơ sở in, cục xuất bản, sở Văn hoá Thông tin nơi in, mỗi nơi một bản.

5.4. Số giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản ghi trên xuất bản phẩm theo hướng dẫn của Cục xuất bản.

5.5. Cục xuất bản chỉ xem xét và giải quyết việc thay đổi, bổ sung kế hoạch xuất bản vào các tháng 3, 6, 9 của năm kế hoạch.

6. Liên doanh về in và phát hành xuất bản phẩm.

6.1. Nhà xuất bản có tác phẩm liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước về in, phát hành phải trực tiếp ký hợp đồng in với cơ sở in.

6.2. Xuất bản phẩm chỉ giao cho tổ chức, cá nhân tham gia liên doanh sau khi đã được Giám đốc nhà xuất bản ký duyệt cho phát hành.

7. Việc in gia công cho nước ngoài

Việc in gia công cho nước ngoài phải tuân theo những quy định của pháp luật và những thủ tục sau đây:

7.1. Phải có đơn xin phép kèm theo mẫu sản phẩm gửi cục Xuất bản Bộ Văn hoá thông tin. Chậm nhất là 10 ngày kể từ khi nhận được đơn xin phép, cục xuất bản phải trả lời.

7.2. Ấn phẩm in gia công cho nước ngoài phải nộp lưu chiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 79/CP.

8. Việc in xuất bản phẩm và các sản phẩm khác cho tổ chức, người nước ngoài để phát hành tại Việt Nam.

Trong khi chưa có Nghị định của Chính phủ quy định tại Điều 42 Luật xuất bản, Bộ Văn hoá Thông tin quy định tạm thời như sau:

8.1. Các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ phải có đơn xin phép gửi Bộ Văn hoá Thông tin (Cục xuất bản), kèm theo bản thảo, bản mẫu đưa in, và ý kiến của Bộ Ngoại giao.

8.2. Các tổ chức kinh tế phải có đơn xin phép gửi Bộ Văn hoá Thông tin (Cục xuất bản), kèm theo bản thảo, bản mẫu đưa in, giấy phép hoạt động và ý kiến của cơ quan cấp giấy phép đó.

9. Về nộp lưu chiểu.

9.1. Thời hạn nộp lưu chiểu ít nhất là bảy ngày trước khi phát hành xuất bản phẩm. Thời hạn này được tính từ khi Cục xuất bản hoặc Sở Văn hoá Thông tin nhận được xuất bản phẩm nộp lưu chiểu. Khi nhận được xuất bản phẩm nộp lưu chiểu các cơ quan trên có trách nhiệm thông báo cho nhà xuất bản biết. Trường hợp cần kéo dài thời gian để xem xét, các cơ quan trên phải báo cho nhà xuất bản trước khi hết thời hạn 7 ngày.

9.2. Xuất bản phẩm in từ Thừa Thiên Huế trở ra nộp cho Cục xuất bản ở Hà Nội. Xuất bản phẩm in từ Quảng Nam Đà Nằng trở vào nộp cho đại diện Cục xuất bản tại Thành phố Hồ Chí Minh.

9.3. Tờ khai lưu chiểu theo mẫu số 7, 8 phụ lục.

10. Xuất, nhập khẩu trang thiết bị ngành in

Chỉ những doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiết bị ngành in đã được Bộ Văn hoá Thông tin cho phép mới được hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu thiết bị ngành in. Muốn xuất nhập khẩu các doanh nghiệp phải có đơn gửi Bộ Văn hoá Thông tin (Cục xuất bản) kèm theo danh mục thiết bị xin xuất, nhập khẩu.

Sau khi được Bộ Văn hoá Thông tin cho phép các doanh nghiệp làm tiếp các thủ tục xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

11. Về việc đình chỉ, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ xuất bản phẩm vi phạm Luật xuất bản.

11.1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Đình chỉ in, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu xuất bản phẩm của các nhà xuất bản thuộc địa phương hoặc do địa phương cho phép xuất bản và báo cáo cho Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin.

b) Tạm đình chỉ in, tạm ngừng phát hành xuất bản phẩm của các nhà xuất bản Trung ương hoặc xuất bản phẩm của các địa phương khác in và phát hành ở địa phương mình. Ngay sau khi quyết định tạm đình chỉ in, tạm ngưng phát hành phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin.

c) Việc tiêu huỷ xuất bản phẩm in và phát hành ở địa phương phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin.

11.2. Bộ Văn hoá Thông tin có quyền đình chỉ in, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ xuất bản phẩm của tất cả các nhà xuất bản hoặc các tổ chức được phép xuất bản.

12. Thành lập thanh tra chuyên ngành về hoạt động xuất bản.

Tổ chức thanh tra chuyên ngành về hoạt động xuất bản là tổ chức trong hệ thống Thanh tra Nhà nước thuộc Bộ Văn hoá Thông tin.

Nội dung thanh tra xuất bản theo Điều 36 Luật xuất bản.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của tổ chức Thanh tra chuyên ngành về hoạt động xuất bản theo Pháp lệnh Thanh tra và quy chế Thanh tra chuyên ngành về hoạt động xuất bản của Bộ Văn hoá Thông tin.

Chương trình thanh tra chuyên ngành từng thời gian do Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin quyết định và chỉ đạo thực hiện.

Kèm theo Thông tư này có phụ lục gồm các biểu mẫu từ số 1 đến số 8.

Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trần Hoàn

(Đã ký)

PHỤ LỤC

Kèm Thông tư số 38/XB ngày 7/5/1994 của Bộ Văn hoá Thông tin

MẪU SỐ 1

ĐƠN XIN PHÉP HOẠT ĐỘNG IN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN PHÉP HOẠT ĐỘNG IN

Kính gửi: Bộ Văn hoá Thông tin (Cục xuất bản)

1. Tên cơ sở in:

- Ngày, tháng, năm thành lập:

- Số quyết định thành lập:

- Cơ quan quyết định thành lập:

2. Địa chỉ cơ sở in:

- Số nhà, đường phố:

- Số điện thoại, Telex, fax:

3. Cơ quan chủ quản của cơ sở in:

4. Họ và tên: Giám đốc: (ghi năm sinh, trình độ văn hoá, chính trị, nghiệp vụ kỹ thuật).

5. Số, ngày, tháng, năm của giấy phép hoạt động hiện tại do cơ quan nào đã cấp cho cơ sở in:

6. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở in;

7. Sản lượng thực tế (trang in 13x19cm)

- Chia theo tỷ lệ typô offsét

- Chia theo chủng loại sản phẩm: sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm, giấy tờ quản lý kinh tế, tem nhãn...

Ngày...... tháng ..... năm ......
Giám đốc

Xác nhận của cơ quan

chủ quản cơ sở in

(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 2

THỐNG KÊ CÁC THIẾT BỊ

Số

thứ tự

Tên thiết bị khuôn khổ, quy cách, nước sản xuất, năm sản xuất

Số lượng

(cái)

Công suất thực tế sản phẩm/giờ

Giá trị % còn lại sau kiểm kê

Ghi chú: Tự động, bán tự động

Lưu ý: Chỉ thống kê những thiết bị đang hoạt động trong dây chuyền sản xuất của cơ sở.

MẪU SỐ 3

CÔNG NHÂN KỸ THUẬT

(Đơn vị tính: người)

Số thứ tự

Phân theo ngành nghề cụ thể

Số lượng

Bậc thợ

Ghi chú

2

3

4

5

6

7

- Ghi tuần tự theo: sắp chữ, chế bản, in typô, in offset, gia công sản phẩm. Chỉ thống kê số công nhân kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất chính, không kể lao động phụ trợ.

- Kết thúc biểu thể hiện các số liệu tổng quát: Tổng số lao động hiện có của cơ sở (người). Phân theo giới tính nam, nữ; trong đó ghi số có trình độ đại học và tương đương, số có trình độ trung cấp và tương đương.

MẪU SỐ 4

VỐN SẢN XUẤT

(Đơn vị tính: 1000 đồng)

Chỉ tiêu

Tổng số (1000đ)

Chia ra

Ghi chú

Ngân sách Nhà nước cấp

Vốn tự bổ sung

Quỹ khen thưởng phúc lợi

Vốn liên doanh liên kết

Vốn vay

Vốn trong thanh toán

I. Tài sản cố định (giá trị còn lại sau kiểm kê)

II. Tài sản lưu động

- Tài sản dự trữ

- Vốn bằng tiền

Tài sản trong liên doanh liên kết.

- Các khoản phải thu

Tổng số (I+II)

Ngày.....tháng......năm......
Xác nhận của Giám đốc cơ sở in
cơ quan chủ quản (Ký, đóng dấu)

MẪU SỐ 5

MẪU ĐƠN XIN PHÉP HOẠT ĐỘNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN PHÉP HOẠT ĐỘNG

Kính gửi: Sở Văn hoá Thông tin tỉnh (thành phố)......

Tôi tên là................................... sinh ngày................

Chứng minh thư nhân dân số............... do Sở Công an.............

Cấp ngày.......... tháng....... năm...........

Địa chỉ thường trú tại.................................................

Trình độ văn hoá........................................................

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ................................

Sau khi nghiên cứu Luật xuất bản ngày 7 tháng 7 năm 1993, Nghị định số 79/CP ngày 6 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản, tôi nhận thấy bản thân không thuộc diện nói tại Điều 3 Nghị định số 17/CP ngày 23/12/1992 của Chính phủ về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt.

Vì vậy, tôi làm đơn này xin phép được sản xuất, kinh doanh như sau:

1. Tên mặt hàng sản xuất, kinh doanh:........................................

2. Tên cơ sở kinh doanh, tên bảng hiệu:......................................

3. Tên gọi tắt................................................................................

4. Trụ sở và địa điểm sản xuất, kinh doanh.................................

5. Chuyên ngành sản xuất, kinh doanh........................................

6. Vốn đầu tư ban đầu..................................................................

Trong đó bằng tiền, vàng, ngoại tệ...............................................

7. Bảo vệ môi trường....................................................................

Tôi xin cam kết, nếu được cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh, tôi xin làm đầy đủ thủ tục để đăng ký kinh doanh và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp Luật.

Tôi xin bảo đảm những lời khai trên là đúng sự thật, nếu có gì gian dối, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày...... tháng..... năm
Kính đơn
Giấy tờ kèm theo:

MẪU SỐ 6

GIẤY TRÍCH NGANG KẾ HOẠCH XUẤT BẢN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN NHÀ XUẤT BẢN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY TRÍCH NGANG KẾ HOẠCH XUẤT BẢN

Số đăng ký:

1. Tên xuất bản phẩm:

2. Tác giả: Dịch giả:

3. Thể loại: Phân loại:

4. Khuôn khổ: Số trang:

5. Số lượng in: In tại nhà in:

Là tác phẩm số....... mục...... của kế hoạch xuất bản đã đựơc Cục xuất bản chấp nhận đăng ký ngày...../...../199....

Bản sao, chụp không có giá trị ký hợp đồng.

.......ngày ......tháng.....năm 199...

Giám đốc Nhà xuất bản

MẪU SỐ 7 (*)

TỜ KHAI NỘP LƯU CHIỂU ẤN PHẨM ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ IN

Cơ sở in:

Địa chỉ:

Điện thoại:

TỜ KHAI NỘP LƯU CHIỂU ẤN PHẨM

1. Tên ấn phẩm (xuất bản phẩm):

2. Khuôn khổ ấn phẩm:

3. Số trang và phụ bản:

4. Tên cơ quan đặt in:

5. Số lượng in:

6. Số hợp đồng in:

7. Ngày đặt in:

8. Ngày giao ấn phẩm:

9. Ngày nộp lưu chiểu:

10. Cơ quan nhận lưu chiểu:

......Ngày.....tháng....năm 19...
Người đứng khai
(Ký tên và đóng dấu)

Xác nhận của

cơ quan nhận

lưu chiểu

(*) Từ ngày 15-8-1998 thực hiện theo Quyết định số 01/1998/QĐ/BVHTT ngày 30-7-1998 của Bộ Văn hoá- Thông tin

MẪU SỐ 8 (*)

MẪU TỜ KHAI NỘP LƯU CHIỂU XUẤT BẢN PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT BẢN

Nhà xuất bản:

Địa chỉ:

TỜ KHAI LƯU CHIỂU XUẤT BẢN PHẨM

1. Tên xuất bản phẩm nộp lưu chiểu:

2. Tên tác giả:

3. Trường hợp sách dịch:

- Tên tác giả: Người dịch:

- Tên tác phẩm gốc:

- Tác phẩm của nước nào:

- Dịch từ ngôn ngữ nước nào:

- Tên nhà xuất bản và năm xuất bản của tác phẩm dùng để dịch:

4. Số trang và phụ bản:

5. Số thứ tự của lần xuất bản:

6. Số giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản (hoặc số giấy phép xuất bản).

7. Số lượng bản in:

8. In tại cơ sở in:

9. Địa chỉ của cơ sở in:

10. Ngày nộp lưu chiểu:

Cơ quan nhận lưu chiểu.... ngày..... tháng.... năm..... đã nhận đủ ngày.....

(Ký tên và đóng dấu) Người đứng khai

(Ký tên và đóng dấu)

(*) Từ ngày 15-8-1998 thực hiện theo Quyết định số 01/1998/QĐ/BVHTT ngày 30-7-1998 của Bộ Văn hoá- Thông tin.