Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 40-TC/NN

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 1959

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CÁCH THI HÀNH BIỆN PHÁP THU THUẾ NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Kính gửi: - Ủy ban Hành chính các khu, tỉnh và thành phố

Căn cứ vào Nghị định số 375-TTg ngày 15-10-1959 của Thủ tướng Chính phủ, nay Bộ ra thông tư này nói rõ thêm cách áp dụng cụ thể các địa phương nghiên cứu thi hành.

I. CÁCH TÍNH THUẾ, LẬP SỔ THUẾ VÀ THANH TOÁN THUẾ

A. KÊ KHAI TÍNH THUẾ:

Tại các hợp tác xã cấp thấp cũng như hợp tác xã cấp cao nói chung công việc kê khai, tính thuế vẫn theo đúng những quy định trong điều lệ thuế nông nghiệp hiện hành.

Những điểm cần chú ý trong công việc kê khai tính thuế cho từng nông hộ xã viên:

1. Tất cả ruộng đất của từng nông hộ xã viên đã kê khai tính thuế trước khi vào hợp tác xã (kể cả phần góp vào hợp tác xã và dành lại làm riêng) thì nay vẫn kê khai để tính thuế theo sản lượng đã tuyên bố ổn định.

Những ruộng đất trước đây là ruộng cấy lúa hoặc trồng mầu, nhưng nay hợp tác xã đem sử dụng vào việc khác thuộc trường hợp được miễn giảm thuế thì sau này sẽ tính miễn giảm cho hợp tác xã.

2. Toàn bộ sản lượng ruộng đất của xã viên vẫn tính theo biểu thuế hiện hành nhưng thuế suất tối đa chỉ đến 25%. Như vậy, những nông hộ mà hoa lợi bình quân một nhân khẩu nông nghiệp từ trên 780 cân trở lên đáng lẽ phải chịu thuế theo bậc thuế suất từ 26% trở lên đến 37% nay chỉ tính thuế ở bậc 25% vào toàn bộ sản lượng chịu thuế của nông hộ (kể cả phần để lại làm riêng).

3. Đối với những nông hộ xã viên trước đây có cấy theo ruộng đất vắng chủ nhưng nay đã giao hết cho hợp tác xã (không hưởng hoa lợi) thì hợp tác xã chịu thuế về phần ruộng đất này và tính thuế theo thuế suất bình quân của xã, nhưng tối đa không quá 12%. Nếu ruộng đó đã góp vào hợp tác xã nhưng vẫn hưởng hoa lợi ruộng đất thì nông hộ xã viên phải kê khai, tính thuế theo chế độ cấy thêm (theo thuế suất bình quân của xã như những nông hộ cá thể khác).

Ở hợp tác xã cấp thấp nếu nông hộ xã viên có một phần ruộng đất cho hợp tác xã không thưởng hoa lợi thì nông hộ vẫn phải kê khai tính thuế toàn bộ sản lượng thường niên chịu thuế của nhà mình như thường lệ, để bảo đảm cơ sở tính thuế như cũ, và không mâu thuẫn với cách tính thuế đối với hợp tác xã cấp cao nhưng khi thanh toán thì xã viên chỉ phải chịu phần thuế trên những ruộng mà xã viên có hưởng hoa lợi (sẽ nói rõ ở phần thanh toán thuế cho xã viên).

B. LẬP SỔ THUẾ:

- Để thực hiện việc hợp tác xã thống nhất nộp thuế cho Nhà nước và thanh toán thuế với các nông hộ xã viên, cán bộ phụ trách thuế nông nghiệp xã cùng Ban quản trị hợp tác xã lập sổ thuế riêng và sổ thanh toán cho từng hợp tác xã. Trong số thuế của thôn và xã có thể chỉ ghi những nhân khẩu, diện tích sản lượng và số thuế của toàn hợp tác xã mà không cần ghi riêng từng nông hộ xã viên.

- Số thuế ghi thu của hợp tác xã gồm có:

Tổng số thuế của các nông hộ xã viên cộng lại (kể cả số thuế về phần ruộng đất làm riêng, ruộng đất cấy thêm).

Số thuế tính vào các loại ruộng đất dự trữ, vắng chủ v.v… (kể cả ruộng đất cấy thêm của xã viên đưa vào hợp tác xã mà không hưởng hoa lợi ruộng đất) do tập thể hợp tác xã cày cấy.

Thí dụ: Hợp tác xã A gồm có 35 nông hộ. Số thuế ghi thu của 35 nông hộ cộng lại được 12 tấn. Ngoài ra tập thể hợp tác xã có cấy thêm một mẫu ruộng vắng chủ, sản lượng là 1.400 cân và số thuế của số ruộng cấy thêm này là 168 cân (tạm tính theo thuế suất bình quân của xã là 12% 1.400 x 12% = 168c).

Vậy số thuế ghi thu của hợp tác xã A là:

12.000 + 168c = 12.168 cân

- Sau khi đã có thuế ghi thu của hợp tác xã, hợp tác xã cấp thấp được trích 3% và hợp tác xã cấp cao được tính 5% tổng số thuế ghi thu của hợp tác xã để bỏ vào quỹ hợp tác xã dùng vào những việc có lợi ích chung trong hợp tác xã; số còn lại do hợp tác xã chuyển vào kho thóc của Nhà nước sau khi trừ các khoản giảm miễn khác nếu có. Ban thuế nông nghiệp xã cấp biên lai cho hợp tác xã mà không trực tiếp biên nhận thuế của từng nông hộ xã viên.

C. TÍNH PHẦN THUẾ CỦA XÃ VIÊN PHẢI CHỊU VÀ THANH TOÁN THUẾ GIỮA HỢP TÁC XÃ VÀ XÃ VIÊN:

Đối với hợp tác xã cấp thấp:

“Nông hộ xã viên hợp tác xã cấp thấp chịu thuế về phần ruộng đất để lại làm riêng và chịu từ 40% đến 50% số thuế về phần ruộng đất góp vào hợp tác xã”.

Căn cứ vào quy định trên, cách tính phần thuế của nông hộ xã viên phải chịu có nhiều trường hợp khác nhau như sau:

1. Đối với nông hộ xã viên đã vào hợp tác xã cả năm thì số thuế phải chịu gồm có:

- Thuế về phần sản lượng ruộng đất để lại làm riêng, tính bằng cách nhân sản lượng này với thuế suất của nông hộ.

- 40% hoặc 50% số thuế về phần sản lượng ruộng đất góp vào hợp tác xã tính bằng cách nhân sản lượng này với thuế suất của nông hộ để tìm ra thuế của phần ruộng đất ấy và sau đó tìm 40% hoặc 50% số thuế ấy để thấy phần thuế của nông hộ phải chịu.

Tổng số thuế mà nông hộ xã viên phải chịu là hai phần thuế trên cộng lại.

Thí dụ: Nông hộ ông B có 5 nhân khẩu nông nghiệp, sản lượng thường niên tính thuế là 2.000 cân, thuế suất lá 16%, sản lượng để lại làm riêng là 100 cân, sản lượng thường niên góp vào Hợp tác xã là 1.900 cân. Đại hội xã viên quyết định xã viên phải chịu 50% số thuế tính trên phần ruộng đất góp vào Hợp tác xã. Như vậy số thuế của nông hộ ông B phải chịu thuế như sau:

Số thuế về phần sản lượng ruộng đất làm riêng:

100 x 16

= 16 cân

100

Số thuế về phần sản lượng ruộng đất góp vào hợp tác xã::

1.900 x 16

= 304 cân

100

Số thuế nông hộ ông B phải chịu về phần ruộng đất góp vào Hợp tác xã:

304c x 50

= 152 cân

100

Tổng số thuế do nông hộ ông B phải chịu:

16c + 162c = 168 cân

Trường hợp nông hộ mới vào Hợp tác xã sau vụ chiêm thì nông hộ phải chịu toàn phần thuế về vụ chiêm và 50% số thuế về vụ mùa của số ruộng đất góp vào Hợp tác xã. Để tính riêng thuế về vụ chiêm và vụ mùa, trước hết phải xác định sản lượng của mỗi vụ, rồi lấy sản lượng đó nhân với thuế suất của nông hộ.

Ví dụ: cũng nông hộ ông B nói trên (nếu vụ chiêm còn sản xuất riêng lẻ) sản lượng thường niên của ruộng đất góp vào Hợp tác xã là 1.900c. Ban quản trị cùng ông B xác định sản lượng thuộc vụ chiêm là 800 cân, vụ màu 1.100 cân thì số thuế về phần ruộng đất góp vào Hợp tác xã ông B phải chịu:

- Vụ chiêm:

- Vụ mùa:

Cộng : 216c00

Cộng với số thuế về ruộng đất làm riêng 16c thành số thuế ông B phải chịu tất cả là 232 cân 00.

2. Trường hợp nông hộ xã viên không hưởng hoa lợi trên một phần ruộng đất góp vào Hợp tác xã thì chỉ phải chịu thuế trên những ruộng đất có hưởng hoa lợi mà thôi.

Thí dụ: cũng nông hộ ông B nói trên, trong số 1.900 cân sản lượng thường niên của ruộng đất góp vào Hợp tác xã, ông B không hưởng hoa lợi trên một thửa ruộng, sản lượng 400 cân. Như vậy sản lượng của ông B có hưởng hoa lợi là 1.500 cân.

Số thuế về phần ruộng đất ông B góp vào Hợp tác xã là:

1.500c x 16

= 240 cân

100

Ông B phải chịu 50% là 120 cân cộng với số thuế về ruộng đất làm riêng 16 cân thành số thuế ông B phải chịu 136 cân.

Đối với hợp tác xã cấp cao:

Số thuế mà xã viên phải chịu là phần thuế tính vào hoa lợi ruộng đất của xã viên dành lại làm riêng theo thuế suất của nông hộ.

Nếu nông hộ chỉ mới vào Hợp tác xã từ lúc sản xuất vụ mùa, vụ chiêm còn sản xuất riêng lẻ thì số thuế của xã viên phải chịu là số thuế tính vào phần hoa lợi vụ chiêm cộng với hoa lợi dành làm riêng.

Nếu Hợp tác xã cấp thấp chuyển lên cấp cao sau vụ chiêm thì số thuế xã viên phải chịu là số thuế tình vào sản lượng ruộng đất làm riêng và 40% hoặc 50% số thuế vụ chiêm về phần ruộng đất góp vào hợp tác xã.

D. THANH TOÁN THUẾ VỤ CHIÊM:

- Trong năm nay, vì chính sách thuế nông nghiệp đối với Hợp tác xã mới được ban hành vào cuối năm nên khi thu thuế vụ hạ các nông hộ xã viên đã nộp một phần thuế. Do đó nay phải thanh toán bằng cách như sau:

Lấy tổng số thuế phải nộp cả năm của Hợp tác xã trừ số thuế của các nông hộ xã viên đã nộp trong vụ hạ năm 1959, số còn lại Hợp tác xã sẽ nộp trong vụ Đông này.

Hợp tác xã thanh tóan với các nông hộ xã viên: lấy số thuế nông hộ xã viên phải chịu cả năm trừ số thuế do xã viên đã nộp trong vụ Hạ. Số còn lại sẽ khấu trừ vào hoa lợi chia cho xã viên. Nếu có trường hợp nông hộ đã nộp vụ Hạ qua phần thuế cả năm của nông hộ phải chịu thì hợp tác xã sẽ bù lại lúc chia hoa lợi.

II. CÁCH ÁP DỤNG MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHÁC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ

1. Thương bệnh binh, quân nhân phục viên về xã sản xuất nông nghiệp nếu là xã viên Hợp tác xã vẫn được chiếu cố theo quy định trong điều 23 Điều lệ Thuế nông nghiệp vùng đã cải cách ruộng đất trong phạm vi nhiệm vụ đóng góp trực tiếp của mình.

Cụ thể là:

a) Đối với những thương bệnh binh, quân nhân phục vụ của xã viên Hợp tác xã cấp thấp thì:

Nếu sống riêng một mình thành nông hộ riêng thì vẫn được miễn thuế trong 2 năm. Nếu đã được miễn thuế 1 năm trước khi vào Hợp tác xã thì được tiếp tục miễn 1 năm nữa trong phạm vi số thuế mà nông hộ thương binh hoặc bộ đội phục viên phải chịu.

Cách tính là: nông hộ xã viên quân nhân phục viên vẫn tính thuế trên toàn bộ ruộng đất của mình và số thuế tính riêng về phần ruộng đất góp vào Hợp tác xã và phần làm riêng, nhưng lúc thanh toán, quân nhân phục viên được miễn thuế phần thuế này, số còn lại do Hợp tác xã nộp.

Thí dụ: Nông hộ đồng chí B… sản lượng chịu thuế là 600 cân thuế suất 21% số thuế ghi thư là 126 cân Hợp tác xã quy định xã viên nộp 50% số thuế về phần ruộng đất góp vào hợp tác xã. Như vậy số thuế mà đồng chí B… được miễn là:

126c x 50

= 63cân

100

Nếu thương bệnh binh, quân nhân phục viên về sống chung với gia đình là xã viên hợp tác xã thì gia đình cũng được giảm thuế trong 2 năm, mỗi năm 50 kilô thóc. Nếu số thuế của gia đình phải chịu chưa tới 50 kilô thì thuế bao nhiêu miễn bấy nhiêu.

b) Đối với những thương bệnh binh, quân nhân phục viên là xã viên hợp tác xã cấp cao:

- Nếu là một nông hộ riêng thì được miễn thuế trong 2 năm trên toàn bộ hoa lợi ruộng đất dành làm riêng lẻ; số hoa lợi ruộng đất góp vào Hợp tác xã phải tính thuế, do Hợp tác xã nộp.

- Nếu sống chung với gia đình thì gia đình được giảm một số thuế tình về phần hoa lợi làm riêng là 50 cân. Nếu thuế này chưa tới 50 cân, thì số thuế phải nộp bao nhiêu được miễn bấy nhiêu.

2. Tính nhân khẩu nông nghiệp đối với những người thay đổi nghề ở trong hợp tác xã.

- Đối với những người trước đây chuyên sản xuất nông nghiệp, và nguồn sống chủ yếu là hoa lợi nông nghiệp mà nay do sự phân công của hợp tác xã chuyển sang làm thợ tiểu thủ công, làm nghề khác thì cũng vẫn được tính là nhân khẩu nông nghiệp.

- Đối với những người trước đây chuyên làm thợ tiểu thủ công, làm nghề khác … không được tính là nhân khẩu nông nghiệp nay vào hợp tác xã vẫn tiếp tục chuyên làm những nghề ấy, thì vẫn không được tính là nhân khẩu nông nghiệp. Nhưng nếu đã chuyển sang chuyên sản xuất nông nghiệp thì được tính là nhân khẩu nông nghiệp.

III. CÁCH TÍNH GIẢM THUẾ

Việc tính giảm, miễn thuế đều tính chung cho hợp tác xã mà không tính riêng cho từng nông hộ.

A. GIẢM, MIỄN THUẾ VÌ THIÊN TAI:

1. Hợp tác xã được giảm thuế hay được miễn hẳn thuế khi tổng số thiệt hại hàng năm của hợp tác xã đến tỷ lệ quy định trong Nghị định,

Tìm tỷ lệ thiệt hại của hợp tác xã như sau:

- Lấy sản lượng thường niên tính thuế của từng thửa, hoặc khoảnh đồng của hợp tác xã so với thu hoạch của từng khoảnh ruộng đó để tìm số thiệt hại.

- Cộng tất cả số thiệt hại trên tổng số ruộng đất của hợp tác xã để tìm tổng số thiệt hại của hợp tác xã;

- Đem tổng số thiệt hại này đối chiếu với tổng sản lượng thường niên tính thuế của hợp tác xã để tìm tỷ lệ thiệt hại của hợp tác xã.

Nếu tỷ lệ thiệt hại của hợp tác xã dưới 10% thì hợp tác xã không được giảm thuế. Nếu thiệt hại từ 10% cho đến 40% thì được giảm theo tỷ lệ quy định, trên 40% được miễn hẳn thuế.

Thí dụ: Hợp tác xã A tổng sản lượng thường niên tính thuế là 50 tấn. Số thuế phải nộp là 7r,500. Số hoa lợi bị thiệt hại của các thửa ruộng cộng lại là 6.000. Tỷ lệ thiệt hại của hợp tác xã là . Theo chính sách miễn giảm đối với hợp tác xã thì hợp tác xã A được giảm 5% tổng số thuế. Như vậy hợp tác xã A được giảm thuế như sau:

1c x 7,500 x 15

= 1.125 cân

100

2. Trong hoàn cảnh phong trào hợp tác hóa đang phát triển, có tình trạng hợp tác xã thành lập giữa năm hoặc có những nông hộ vào hợp tác xã sau vụ chiêm. Trong những trường hợp này, cần được thanh toán dứt khoát đối với từng hình thức sản xuất trong vấn đề miễn giảm để việc tính toán được đơn giản, dễ dàng. Do đó, mà khi tính tỷ lệ thiệt hại, chỉ tìm số hoa lợi thiệt hại từng vụ đối chiếu với sản lượng năm của vụ đó để xét giảm hay miễn thuế cho vụ đó mà không đối chiếu với sản lượng cả năm. Cụ thể là:

a) Nếu hợp tác xã thành lập sau vụ chiêm và mới bắt đầu quản lý sản xuất trong vụ mùa thì lấy số hoa lợi bị thiệt hại trong vụ mùa đem đối chiếu với sản lượng thường năm chịu thuế của vụ mùa để tìm tỷ lệ thiệt hại của hợp tác xã và tính giảm, miễn thuế.

b) Nông hộ còn sản xuất riêng lẻ trong vụ chiêm, mùa màng có bị thiệt hại vì thiên tai, nhưng sau vụ chiêm mới vào hợp tác xã, thì cách tính miễn thuế giảm là: lấy số sản lượng bị thiệt hại trong vụ chiêm đối chiếu với sản lượng thường năm chịu thuế của vụ chiêm để tìm tỷ lệ bị thiệt hại của nông hộ đó trong vụ chiêm và thi hành miễn giảm cho nông hộ đó theo chế độ quy định cho nông hộ cá thể (thiệt hại từ 20% trở lên mới được giảm, miễn thuế).

Thí dụ: nông hộ ông T, sản lượng thường niên tính thuế trong vụ chiêm được xác định là 1.000 cân, số thuế phải nộp về vụ chiêm là 150 cân, thiệt hại vì thiên tai trong vụ chiêm là 200 cân; như vậy tỷ lệ mùa màng bị thiệt hại trong vụ chiêm là:

200 : 1000 = 20%

Số thuế được giảm về vụ chiêm là:

150 x 20

= 30 cân

100

B. Cách tính miễn giảm thuế đối với ruộng đất cấy lúa hoặc trồng mầu do hợp tác xã đã sử dụng vào các việc khác và thuộc loại được miễn giảm thuế.

Trong hợp tác xã hiện nay, một số ruộng đất trước đây là ruộng cấy lúa hoặc trồng hoa mầu, nay được đem sử dụng vào các việc khác thuộc loại được miễn giảm thuế như trồng cỏ, gieo mạ, đào giếng, chống hạn v.v…; có trường hợp toàn bộ ruộng đất cấy lúa hoặc trồng mầu của một vài nông hộ đã trở thành ruộng chuyên gieo mạ hoặc trồng cỏ… Việc thay đổi cách sử dụng ruộng đất như trên là hoàn toàn do hợp tác xã định đoạt căn cứ vào lợi ích chung đối với hợp tác xã mà không đối riêng với từng nông hộ.

Do đó mà về phần nông hộ xã viên thì vẫn kê khai tính thuế như thường lệ, nghĩa là theo tình hình ruộng đất của nông hộ khi gia nhập hợp tác xã. Nếu những ruộng đất đã được đem sử dụng như cách nói trên nhưng sau đó không còn có cách gì để cày cấy lại được thì hợp tác xã được giảm, miễn thuế theo cách tính giảm, miễn thuế cho ruộng đất bị thiệt hại mất trắng, tức là lấy thuế suất bình quân hoặc tỷ lệ động viên của hợp tác xã nhân với số sản lượng của ruộng đất đã chuyển hướng vào loại được giảm, miễn thuế.

Lấy trường hợp ruộng mạ để làm thí dụ cách tính:

Đem số ruộng mạ mà hợp tác xã hiện đang chuyên gieo mạ trừ với tổng số ruộng chuyên gieo mạ của các nông hộ đã kê khai để thấy số chênh lệch. Nếu số ruộng đất chuyên gieo mạ hiện nay ít hơn trước không tính lại thuế. Nếu số ruộng đất chuyên gieo mạ hiện nay nhiều hơn thì hợp tác xã được tính giảm thuế trên số diện tích nhiều hơn ấy.

Thí dụ: Hợp tác xã H, ruộng đất sử dụng để gieo mạ hiện nay là 5 mẫu, sau khi nhổ mạ cấy mùa xong đã cấy lại 2 mẫu, còn 3 mẫu dành để gieo mạ chiêm. Tổng số diện tích ruộng đất chuyên gieo mạ mà các nông hộ xã viên kê khai là 2 mẫu. Sản lượng bình quân một mẫu của hợp tác xã là 1.000 cân. Thuế suất bình quân của hợp tác xã là 15%. Hợp tác xã được tính giảm thuế như sau

Diện tích và sản lượng ruộng cấy lúa đã chuyển sang chuyên gieo mạ của hợp tác xã H:

3 mẫu – 2 mẫu = 1 mẫu tức là 1.000 cân sản lượng.

Số thuế hợp tác xã H được giảm về ruộng cấy lúa đã chuyển thành ruộng mạ:

1.000 cân x 15% = 150 cân.

Trên đây chỉ mới nêu lên cách tính thuế ở một số trường hợp trên cơ sở nguyên tắc chung. Khi áp dụng vào thực tế có thể có nhiều trường hợp cụ thể, diễn biến ở nhiều cạnh khía khác nhau. Bộ đề nghị Ủy ban Hành chính các khu, tỉnh và thành phố nghiên cứu cụ thể và căn cứ vào nguyên tắc chung để áp dụng linh hoạt hợp với tình hình cụ thể của từng nơi.

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Văn Bính

MẪU SỔ THANH TOÁN

CỦA HỢP TÁC XÃ

Số thuế của Hợp tác xã cũng làm theo mẫu số thuế của thôn xã đương dùng hiện nay. Sau khi đã có số thuế của hợp tác xã, Ban Quản trị hợp tác xã dựa vào sổ thuế ấy lập sổ thanh toán số thuế phải chịu của từng nông hộ xã viên. Mẫu sổ thanh toán ở dưới đây chỉ là mẫu khái quát, Ban Quản trị hợp tác xã căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của hợp tác xã mình có thể thêm bớy những cột mục đích hợp với yêu cầu thanh toán của hợp tác xã.

A. MẪU SỔ THANH TOÁN GIỮA HỢP TÁC XÃ XÃ VIÊN CẤP THẤP

1. Xã viên vào hợp tác xã từ đầu năm:

TÊN NÔNG HỘ

Sản lượng ruộng đất làm riêng

Thuế suất

Số thuế phải nộp về phần làm riêng

40% hoặc 50% số thuế về phần ruộng đất góp vào hợp tác xã

Cộng số thuế của xã viên phải nộp

Số thuế ưu đãi thương binh, phục viên

Số thuế đã nộp vụ hạ

Số thuế thừa được lấy về

Số thuế thiếu phải nộp thêm

Nguyễn văn A…..

Nguyễn văn B…..

100c

50c

16%

155

16c

7c5

152c

100c

168c

107c5

50c

0

100c

120c

0

12c5

18c

0

2. Xã viên vào hợp tác xã sau khi thu hoạch vụ chiêm:

TÊN NÔNG HỘ

Sản lượng tính thuế vụ chiêm

Sản lượng ruộng đất làm riêng

Cộng sản lượng chịu thuế của nông hộ

Thuế suất

Số thuế phải nộp về phần làm riêng

40% hoặc 50% số thuế về phần ruộng đất góp vào hợp tác xã

Cộng số thuế của xã viên phải nộp

Số thuế ưu đãi thương binh, phục viên

Đã nộp vụ hạ

Số thuế còn thừa được lấy về

Số thuế thiếu phải nộp thêm

Nguyễn văn C …

800c

50c

850c

16%

136c

92c

228c

50c

150c

0

28c

B. MẪU SỐ THANH TOÁN GIỮA HỢP TÁC XÃ VỚI XÃ VIÊN CỦA HỢP TÁC XÃ CẤP CAO

1. Xã viên vào hợp tác xã sau vụ chiêm:

TÊN NÔNG HỘ

Hoa lợi ruộng đất làm riêng

Thuế suất

Thuế phải nộp

Miễn cho thương binh

Thuế phải nộp thêm

2. xã viên vào hợp tác xã sau vụ chiêm:

TÊN NÔNG HỘ

Sản lượng tính thuế vụ chiêm

Hoa lợi ruộng đất làm riêng

Cộng sản lượng làm riêng

Thuế suất

Thuế phải nộp

Miễn thương binh phục viên

Thiếu phải nộp thêm