BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41TC/TCT | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1994 |
Thi hành điểm 5, Điều 2 Quyết định số 763/TTg ngày 19/12/1994 của Chính phủ về một số Chính sách đối với kinh tế Hợp tác xã.
Sau khi trao đổi với Hội đồng Trung ương Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm một số điểm về thuế lợi tức đối với kinh tế Hợp tác xã như sau:
Căn cứ Điều 1 Quyết định số 763/TTg thì đối tượng áp dụng tại Thông tư này là các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Liên hiệp Hợp tác xã (dưới đây gọi chung là Hợp tác xã) hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ được Uỷ ban Nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận Điều lệ và cấp đăng ký kinh doanh.
Thực hiện theo nội dung quy định tại các Luật thuế, Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, nhưng để đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động của Hợp tác xã, Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng một số điểm khi xác định chi phí hợp lý, hợp lệ được trừ để tính lợi tức chịu thuế như sau:
1/ Chi phí khấu hao tài sản cố định:
a) Mức trích khấu hao cơ bản được thực hiện theo Quyết định số 507 TC/DTXD ngày 22/7/1986 của Bộ Tài chính.
b) Các Hợp tác xã được phép tăng mức trích khấu hao cơ bản so với Quyết định số 507 TC/ĐTXD trong các trường hợp sau đây:
+ Những tài sản cố định có tiến bộ kỹ thuật nhanh.
+ Sử dụng vốn vay để đầu tư mua sắm tài sản cố định mà thời hạn trả nợ nhanh hơn thời hạn khấu hao của tài sản cố định và sau khi đã huy động hết các nguồn vốn hợp pháp tại Hợp tác xã (Quỹ đào tạo xây dựng, quỹ phát triển sản xuất...) để trả nợ nhưng vẫn thiếu thì được phép tính tăng nhưng không vượt quá số nợ phải trả trong năm theo khế ước vay hoặc hợp đồng vay có giá trị pháp lý.
+ Những tài sản cố định mà chế độ làm việc thực tế cao hơn mức bình thường do tận dụng công suất máy, tăng ca máy, giờ máy...
- Điều kiện để được trích tăng mức khấu hao cơ bản tài sản cố định là:
Hợp tác xã phải nộp đủ số thuế doanh thu (hoặc thuế thu nhập đặc biệt) mà không bị lỗ sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn năm trước.
- Thủ tục xin trích tăng khấu hao cơ bản:
+ Hợp tác xã phải có công văn đề nghị, giải trình các số liệu, gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
+ Cơ quan thuế trực tiếp quản lý kiểm tra, xác minh các số liệu và có ý kiến đề xuất gửi cơ quan thuế cấp trên.
- Thẩm quyền quyết định việc tăng thêm mức tính khấu hao cơ bản:
+ Nếu mức trích tăng không quá 20% so với mức trích cơ bản do Cục thuế quyết định.
+ Nếu mức trích cao hơn 20% so với mức trích cơ bản do Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế quyết định.
Mức trích tăng khấu hao cơ bản được xét duyệt chính thức khi có báo cáo quyết toán năm. Tài sản cố định sau khi đã khấu hao hết nhưng còn sử dụng không được tính khấu hao cơ bản vào chi phí để xác định lợi tức chịu thuế.
- Mức trích tăng khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện theo Thông tư số 75A TC/TCT ngày 31/8/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế lợi tức.
2/ Chi phí tiền lương:
- Chi phí tiền lương, tiền công được tính trên cơ sở số lao động thực tế (bao gồm cả lương xã viên Hợp tác xã và lao động hợp đồng) tính theo cấp bậc và lương chức vụ (nếu có) phù hợp với chính sách tiền lương của Nhà nước gắn với kết quả sản xuất kinh doanh.
- Trường hợp Hợp tác xã xây dựng được đơn giá tiền lương, tiền công trên cơ sở định mức lao động, cấp bậc công việc phù hợp với chính sách trả lương định mức do Nhà nước quy định cho từng ngành, nghề, có đăng ký với cơ quan trực tiếp quản lý thu thuế thì được tính vào chi phí khi xác định lợi tức chịu thuế theo số tiền lương, tiền công thực tế chi trả phù hợp với khối lượng công việc thực tế và đơn giá lương đã đăng ký.
- Trường hợp Hợp tác xã không xây dựng được đơn giá tiền lương, tiền công thì áp dụng theo mức tiền lương bình quân cho từng ngành, nghề do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quy định trong từng thời kỳ để tính vào chi phí khi xác định lợi tức chịu thuế.
- Các Hợp tác xã đã thực hiện ký kết hợp đồng thoả thuận với người lao động thì chi phí tiền lương được căn cứ vào hợp đồng lao động đã ký, đối chiếu với tiền công do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố đã quy định. Nếu trả cao thì phải tính toán cân đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh đảm bảo nguyên tắc: Tốc độ tăng tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng lợi tức chịu thuế.
Việc xác định chi phí tiền lương theo bất cứ trường hợp nào đều phải bảo đảm nguyên tắc tỷ lệ tăng của quỹ tiền lương phải thấp hơn tỷ lệ tăng lợi tức thuế.
3. Chi phí lãi tiền vay:
Chi phí lãi tiền vay theo hợp đồng, khế ước vay (kể cả tiền vay ngoài hệ thống Ngân hàng Nhà nước) được tính vào chi phí tối đa bằng lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước thông báo trong từng thời kỳ. Để có cơ sở xác định khoản chi phí này, phải có văn bản thoả thuận (khế ước) giữa đơn vị đi vay và người cho vay trong đó có ghi tỷ lệ lãi hàng tháng, thời hạn vay và số tiền vay, phải làm thủ tục nhập quỹ số tiền vay đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Không được tính vào chi phí lãi vay để góp vốn liên doanh, lãi vay để góp vốn pháp định, lãi vay đào tạo xây dựng cơ bản mới.
4. Về việc bảo toàn vốn:
- Các Hợp tác xã có kinh doanh một số mặt hàng Nhà nước quy định giá, được phép bảo toàn vốn theo chế độ như đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
- Nguyên tắc bảo toàn vốn:
+ Số phải bảo toàn: tính trên cơ sở số vốn lưu động đầu năm và hệ số trượt giá bình quân. Hệ số trượt giá bình quân năm của vốn lưu động được xác định trên cơ sở mức tăng giá trị thực tế cuối năm so với đầu năm của một số vật tư chủ yếu do Nhà nước định giá trong cơ cấu kế hoạch (định mức) vốn của từng đơn vị.
+ Nguồn bảo toàn là chênh lệch giá kiểm kê vật tư, hàng hoá thực tế tồn kho tại thời điểm Nhà nước thay đổi giá. Trường hợp không có chênh lệch giá kiểm kê vật tư hàng hoá tồn kho thì Hợp tác xã phải bảo toàn từ lợi nhuận còn lại sau khi đã nộp đủ thuế lợi tức, không được căn cứ vào vốn lưu động đầu năm và Hệ số trượt giá để tính khoản bảo toàn vốn và chi phí.
Việc bảo toàn vốn được xem xét xử lý khi có báo cáo quyết toán năm.
- Hợp tác xã có văn bản đề nghị ghi rõ số vốn lưu động đầu kỳ, hệ số trượt giá trong năm, số tiền chênh lệch giá hàng tồn kho, số vốn lưu động cần bảo toàn gửi cơ quan quản lý trực tiếp và Cục thuế địa phương.
Cục thuế quản lý, kiểm tra, xác định, ghi ý kiến nhận xét, đề nghị số vốn cần bảo toàn trình Bộ Tài chính.
- Thẩm quyền quyết định;
Bộ Trưởng Bộ Tài chính quyết định cho từng trường hợp cụ thể căn cứ vào Công văn đề nghị của Hợp tác xã và ý kiến đề xuất của Cục thuế địa phương.
5. Các khoản chi phí khác:
Thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 75A TC/TCT ngày 31/8/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế lợi tức.
Cơ quan thuế các địa phương có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn các Hợp tác xã thực hiện đúng chính sách thuế hiện hành và nội dung Thông tư này, định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính (Tổng Cục thuế) để theo dõi chỉ đạo. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Trong quá trình triển khai thực hiên, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị Cục thuế các địa phương và các Hợp tác xã cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.
Vũ Mộng Giao (Đã Ký) |
- 1 Quyết định 763-TTg năm 1994 về một số chính sách đối với kinh tế hợp tác xã (tiểu, thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 75A-TC/TCT năm 1993 hướng dẫn thi hành Nghị định 57-CP năm 1990 thi hành Luật thuế lợi tức và Luật thuế lợi tức sửa đổi do Bộ tài chính ban hành
- 3 Quyết định 507-TC/ĐTXD năm 1986 ban hành Chế độ quản lý, khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành