TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 45-ĐC/N | Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 1970 |
THÔNG TƯ
VỀ THỂ THỨC THUÊ ĐƯỜNG ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNGDÀI
Kính gửi | - Các sở, ty bưu điện |
Nghị định về cước phí số 330-NĐ ngày 23-10-1957 của Bộ Giao thông và bưu điện có quy định tại điều 71 về giá cước thuê đường điện thoại đường dài:
“Tính cước như mỗi ngày nói chuyện 100 đơn vị điện thoại thường, mỗi tháng tính 30 ngày”.
Điều khoản ấy đến nay vẫn còn hiệu lực, nhưng trên thực tế áp dụng, các sở, ty có gặp một số mắc mứu. Nhằm giải quyết những mắc mức ấy, Tổng cục quy định và hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể sau đây về thể thức thanh toán:
I. ĐỊNH NGHĨA – QUY ĐỊNH CHUNG.
1. Đường điện thoại đường dài nói ở đây có thể là đường phổ thông hay đường điện tải ba.
2. Đường điện cho thuê, nối thẳng hai nhà thuê bao nhất định; có thể qua hay không qua tổng đài bưu điện.
Trong cả hai trường hợp có qua và không qua tổng đài bưu điện, và nếu dây máy bình thường, bưu điện đều có trách nhiệm bảo đảm cho hai thuê bao ở hai đầu đường điện nói chuyện nhanh chóng, thông suốt, bất kỳ ngày đêm.
3. Đường điện cho thuê chủ yếu là để cho hai nhà thuê bao ở hai đầu đường điện nói chuyện với nhau, khôngđượcdùng nó để cho cơ quan, đoàn thể khác hay tư nhân nói chuyện, cũng không được dùng nó để cho một trong hai nhà thuê bao ở hai đầu đường điện nói chuyện với nơi khác, trừ trường hợp quy định ở điểm 4 dưới đây.
4. Trường hợp đường điện cho thuê có qua tổng đài bưu điện, nếu một trong hai nhà thuê bao ở hai đầu đườngđiệnyêu cầu được dùng đường điện ấy để nói chuyện với một máy khác (ngoài máy thuộc nhà thuê bao ở đầu kia), thì yêu cầu ấy cũng được thoả mãn, nhưng phải trả cước điện thoại đường dài như là trường hợp dùng điện thoại công cộng của bưu điện.
II. THỜI HẠN THUÊ – GIÁ CƯỚC – THÔI THUÊ
1. Cước thuê đường điện tính theo tháng dương lịch, mỗi tháng nhất loạt tính 30 ngày; dù trên thực tế là tháng 28, 29 hay 31 ngày; cước ấy lại được thu trước tháng sử dụng.
2. Trường hợp thu cước lẻ tháng, thì ngày bắt đầu dùng đường điện không phải trả cước, nhưng ngày thôi dùng phải trả cước.
3. Việc thuê đường điện được mặc nhiên tiếp tục từng tháng, nếu giữa bưu điện và nhà thuê bao không có ý kiến gì trước trái ngược. Nếu thôi dùng, cũng như nếu vì một yêu cầu cấp thiết phải lấy lại đường dây điện, thì đôi bên nhà thuê bao và bưu điện phải có giấy báo cho nhau biết trước ít nhất là hai tuần lễ.
4. Trường hợp thôi dùng cũng như lấy lại đường điện, thì phần cước liên quan đến những ngày không dùng được, bưu điện hoàn lại đủ cho nhà thuê bao.
5. Mỗi lần nhận được giấy xin thanh toán cước thuê đường điện, lập đúng nguyên tắc giá cước, nhà thuê bao phải xúc tiến thanh toán sòng phẳng, không được để dây dưa.
III. MIỄN, GIẢM CƯỚC THUÊ ĐƯỜNG ĐIỆN.
1. Trường hợp đường điện cho thuê, cũng như đường dây trung kế (nối giữa tổng đài bưu điện và nhà thuê bao) do bưu điện bảo quản toàn bộ, bị chướng ngại, không thỏa mãn được yêu cầu thông tin của nhà thuê bao, thì số tiền cước thuê đường điện (đường dài) được miễn giảm theo nguyên tắc sau đây:
a) Mỗi lần đường điện cho thuê mất liên lạc, bưu điện phải tìm cách tiếp thông qua một đường điện công cộng khác, để duy trì liên lạc cho nhà thuê bao, nhưng nếu do khó khăn không thể khắc phục được nên không duy trì được liên lạc, và nếu mất liên lạc liên tục dưới 3 giờ, thì thời gian mất liên lạcấy không tính để được miễn, giảm cước.
b) Mất liên lạc liên tục từ 3 giờ trở lên, thì thời gian mất liên lạc ấyđượctính để miễn, giảm cước theo tỷ lệ nói ở điểm 2 tiếp theo đây;
2. Tỷ lệ miễn, giảm cước: Mỗi thời gian hạn 3 giờ mất liên lạc liên tục: hoànmột phần năm (1/5) giá cước ngày; phần lẻ 3 giờ mất liên lạc liên tục: không tính (xem điểm a trên đây); mất liên lạc liên tục mười lăm (15) giờ trong một ngày: ngày ấy phải hoàn cước toàn bộ, dù sau đó có một số giờ được khôi phục liên lạc lại.
Tất nhiên, nếu mất liên lạc liên tục từ 3 giờ trở lên mà được điều chuyển sang đường điện công cộng, và liên lạc được duy trì, thì thời gian liên lạc được duy trì ấy không coi là thời gian mất liên lạc để miễn, giảm cước.
3. Sở, ty bưu điện hữu quan có trách nhiệm hướng dẫn nhà thuê bao ghi chép và tự mình ghi chép đầy đủ, cụ thể số giờ mất liên lạc để làm cơ sở cho việc miễn, giảm cước.
4. Ngoài việc miễn, giảm cước nóiở các điểm từ 1 đến 3 trên, theo điều lệ về sử dụng, khai thác điện bao, điện thoại, đính kèm nghị định số 44-CP, ngày 24-4-1961 của Hội đồng Chính phủ, bưu điện không bồi thường những thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp do việc mất liên lạc của đường điện cho thuê gây ra cho nhà thuê bao.
IV. THỜI HẠN TRUY THU, TRUY TRẢ CƯỚC.
1. Thời hạn dài nhất, có hiệu lực để truy thu cước thuê đường điện là bốn tháng; quá thờihạn đó, không kể vì nguyên nhân nào, không kểsố tiền lớn hay nhỏ, không được truy thu.
2. Trường hợp bưu điện đã lập giấy xin thanh toán, đúng với nguyên tắc giá cước, gửi cho nhà thuê bao, nếu nhà thuê bao kéo dài thời gian thanh toán, thì khoảng thời gian kéo dài đó không coi là thời hạn có hiệu lực để được miễn truy trả cước.
Đối với tiền cước thuê đường điện thu thừa, so với nguyên tắc giá cước, thì dù đã thu quá bốn tháng, bưu điện cũng phải truy trả đủ cho nhà thuê bao.
V. TRÁCH NHIỆM KÝ HỢP ĐỒNG – TRÁCH NHIỆM THU CƯỚC.
1. Đối với đườngđiệnnội tỉnh, nằm trong phạm vi tỉnh nào, sở, ty bưu điện tỉnh ấy sẽ tùy theo khả năng thiết bị kỹ thuật và căn cứ vào giấy xin thuê đường điện của nhà thuê bao mà tiến hành ký hợp đồng cho thuê đường điện, theo tinh thần thông tư này, nhưng sau đó, phải báo cáo Tổng cục Bưu điện (Cục điện chính) biết để theo dõi; trách nhiệm thu cước thuê đường điện thuộc sở, ty ấy.
2. Việc cho thuê đường điện liên tỉnh do Tổng cục Bưu điện (Cục điện chính) giải quyết. Khi đã có chủ trương cho thuê thì sở, ty sở tại của cơ quan thuê bao (tức cơ quan thanh toán) có trách nhiệm ký hợp đồng và thu cước; số tiền cước thu được nằm trong doanh thu của sở, ty ấy.
VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Những quy định từ trước, trái với thông tư này, đều bãi bỏ.
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN |