Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/2016/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN VỀ HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, ĐỔI, CẤP LẠI VÀ THU HỒI THẺ NHÀ BÁO

Căn cứ Luật báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo theo quy định tại Điều 28 Luật báo chí.

Điều 2. Thời điểm xét cấp thẻ nhà báo

Hàng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp thẻ nhà báo vào hai (02) đợt, thời điểm xét cấp thẻ nhà báo là ngày 01 tháng 01 và ngày 21 tháng 6.

Điều 3. Cấp thẻ nhà báo theo kỳ hạn mới

Kỳ hạn cấp thẻ nhà báo là 05 năm, Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp thẻ nhà báo theo kỳ hạn mới vào ngày 01 tháng 01 của năm bắt đầu kỳ hạn mới. Kỳ hạn của thẻ nhà báo hiện hành được tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Chương II

HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, ĐỔI, CẤP LẠI VÀ THU HỒI THẺ NHÀ BÁO

Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo

Hồ sơ gồm có:

1. Bản khai đăng ký cấp thẻ nhà báo do người được đề nghị cấp thẻ nhà báo kê khai theo mẫu; được người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo ký duyệt, đóng dấu (Mẫu số 1);

2. Bản sao bằng đại học, cao đẳng (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật báo chí) có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu);

3. Bản sao quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động và các văn bản khác có liên quan để chứng minh thời gian công tác liên tục hai (02) năm trở lên tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ hoặc tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương (đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu), được cơ quan báo chí xác nhận hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

4. Danh sách tác phẩm báo chí đối với trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 26 Luật báo chí (Mẫu số 2);

5. Bản tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo có chữ ký, đóng dấu xác nhận của người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo (Mẫu số 3).

Điều 5. Thủ tục xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo

1. Người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo duyệt hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo cho những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong cơ quan mình và chịu trách nhiệm về toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo.

2. Cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo (bao gồm cả bản khai điện tử Mẫu số 1 và Mẫu số 3) trước ngày 01 tháng 11 và ngày 21 tháng 4 hàng năm và trước 120 ngày tính đến thời điểm thẻ nhà báo hết thời hạn sử dụng được quy định trên thẻ đến các cơ quan:

a) Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng thuộc các cơ quan báo in, báo điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, hội nhà báo các cấp và giảng viên chuyên ngành về báo chí;

b) Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ xét cấp thẻ nhà báo đối với hồ sơ và danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo hợp lệ.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông trực tiếp trao thẻ cho đại diện cơ quan báo chí ở trung ương và chuyển thẻ nhà báo đến Sở Thông tin và Truyền thông để trao cho cơ quan báo chí ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các cơ quan báo chí tổ chức trao thẻ nhà báo cho những người được cấp thẻ, đồng thời phổ biến các quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo, các quy định về sử dụng thẻ nhà báo, quy định về đạo đức nghề nghiệp báo chí để nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của người được cấp thẻ nhà báo.

Điều 6. Đổi thẻ nhà báo

1. Người đã được cấp thẻ nhà báo khi chuyển sang làm việc tại cơ quan, đơn vị công tác khác mà vẫn thuộc đối tượng được cấp thẻ nhà báo theo quy định tại Điều 26 Luật báo chí thì phải làm thủ tục đổi thẻ nhà báo về cơ quan mới.

2. Hồ sơ đề nghị đổi thẻ nhà báo gồm:

a) Công văn đề nghị của cơ quan, đơn vị mà người đề nghị được đổi thẻ nhà báo chuyển đến làm việc;

b) Bản sao quyết định tiếp nhận công tác hoặc hợp đồng lao động có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Bản sao thẻ nhà báo đã được cấp tại cơ quan, đơn vị trước khi chuyển công tác;

d) Văn bản của cơ quan, đơn vị trước khi chuyển công tác xác nhận người đề nghị đổi thẻ nhà báo không thuộc một hoặc các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 27 Luật báo chí;

đ) Danh sách tác phẩm báo chí đã đăng, phát (Mẫu số 2).

3. Hồ sơ đề nghị đổi thẻ nhà báo gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông (các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này).

4. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xét đổi thẻ nhà báo.

5. Người được đổi thẻ nhà báo thuộc cơ quan, đơn vị ở trung ương có trách nhiệm nộp lại thẻ nhà báo đã được cấp tại cơ quan, đơn vị trước khi chuyển công tác cho Bộ Thông tin và Truyền thông (các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này).

Người được đổi thẻ nhà báo thuộc cơ quan, đơn vị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm nộp lại thẻ nhà báo đã được cấp tại cơ quan, đơn vị trước khi chuyển công tác cho Sở Thông tin và Truyền thông để gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông (các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này).

Điều 7. Cấp lại thẻ nhà báo

1. Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng làm mất, làm hỏng muốn được cấp lại thẻ phải có đơn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này).

2. Đơn đề nghị cấp lại thẻ nhà báo phải có ý kiến xác nhận của cơ quan báo chí, cơ quan, đơn vị công tác và giấy báo mất có xác nhận của công an thị trấn, xã, phường nơi mất thẻ về trường hợp mất thẻ; trường hợp thẻ bị hỏng phải gửi kèm theo thẻ cũ.

3. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp lại thẻ nhà báo.

Điều 8. Thu hồi thẻ nhà báo

1. Đối với các trường hợp bị thu hồi thẻ nhà báo được quy định tại khoản 6 Điều 28 Luật báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quyết định thu hồi thẻ nhà báo.

2. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi thẻ nhà báo, người đứng đầu cơ quan báo chí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người bị thu hồi thẻ nhà báo có trách nhiệm thu lại thẻ nhà báo của người bị thu hồi thẻ nhà báo nộp về Bộ Thông tin và Truyền thông.

Các cơ quan báo chí ở trung ương nộp trực tiếp về Bộ Thông tin và Truyền thông (các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này).

Các cơ quan báo chí ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nộp cho Sở Thông tin và Truyền thông để gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông (các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này).

3. Đối với trường hợp được quy định tại điểm b khoản 6 Điều 28 Luật báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lại thẻ nhà báo bị thu hồi sau khi nhận được:

a) Văn bản đề nghị trả lại thẻ nhà báo của cơ quan báo chí, cơ quan, đơn vị của người bị thu hồi thẻ nhà báo được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này;

b) Tài liệu chứng minh nhà báo bị thu hồi thẻ được cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên nhà báo đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2017.

2. Thông tư 07/2007/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn cấp, đổi thu hồi thẻ nhà báo hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các PTTgCP;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Hội nhà báo Việt Nam;
- Các cơ quan báo chí;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ TT&TT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ, cổng thông tin điện tử của Bộ;
- Lưu: VT, CBC (30), BV.1000.

BỘ TRƯỞNG




Trương Minh Tuấn

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

4 ảnh 2x3

BẢN KHAI ĐĂNG KÝ CẤP THẺ NHÀ BÁO

Kỳ hạn: …………….. (1)

Tên cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo: ………………………………………..

1. Họ và tên khai sinh (2): ………………………………………………………… Nam/nữ ....................

2. Ngày, tháng, năm sinh:

3. Dân tộc:

4. Quê quán:

5. Nơi ở hiện nay:

6. Chức vụ (3):

7. Bút danh thường dùng:

8. Trình độ:

- Giáo dục phổ thông(4):

- Chuyên môn(5):

+ Trường học:

+ Ngành học:

+ Hình thức đào tạo (6):

+ Năm tốt nghiệp:

- Lý luận chính trị (7):

- Ngoại ngữ (8):

9. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (nếu có):

10. Đảng viên:

11. Chức danh báo chí hiện nay (9):

- Số thẻ nhà báo và kỳ hạn cũ (nếu có)

- Quá trình hoạt động báo chí 5 năm gần nhất:

Thời gian
(từ tháng, năm nào đến tháng, năm nào)

Chức danh báo chí

Công tác tại cơ quan báo chí nào

Lương

Khen thưởng, kỷ luật
(thời gian cụ thể)

Ngạch lương

Bậc lương

Người đứng đầu cơ quan
đề nghị cấp thẻ nhà báo
(Ký tên, đóng dấu xác nhận)

……., ngày.... tháng …. năm ……
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lưu ý: Bản khai phải ghi đầy đủ các yêu cầu đã nêu, không bỏ mục nào. Nếu bỏ, bản khai được coi là không hợp lệ.

Ghi chú:

(1) Ghi theo kỳ hạn của thẻ nhà báo đề nghị cấp (ví dụ: 2016 - 2020).

(2) Viết chữ in hoa đủ dấu.

(3) Ghi rõ chức vụ được bổ nhiệm (ví dụ: Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập, Trưởng ban...)

(4) Ghi rõ đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ nào.

(5) Ghi rõ trình độ chuyên môn cao nhất (ví dụ: Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, cao đẳng...).

(6) Chính quy, tại chức, đào tạo từ xa....

(7) Cao cấp, trung cấp, sơ cấp và tương đương.

(8) Tên ngoại ngữ và trình độ (ví dụ: A, B, C, D...).

(9) Ghi rõ chức danh nghề nghiệp (ví dụ: Phóng viên, biên tập viên…).

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH SÁCH TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐÃ ĐĂNG, PHÁT

STT

Tên tác phẩm báo chí

Loại hình báo chí

Tác giả, nhóm tác giả

Ngày, tháng, năm đăng, phát

Cơ quan báo chí đăng, phát

Người đứng đầu cơ quan báo chí đăng, phát tác phẩm báo chí
(Ký tên, đóng dấu xác nhận)

……., ngày.... tháng …. năm ……
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 03

TỔNG HỢP DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ NHÀ BÁO

Kỳ hạn ………….(1)

Cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo: ………………………………………. + Điện thoại: ……………………………….

+ Địa chỉ:............................................................................................... + Fax: ……………………………………….

Cơ quan chủ quản: ……………….………………………………………. + Điện thoại: ……………………………….

+ Địa chỉ:............................................................................................... + Fax: ……………………………………….

Số TT

Họ và tên

Số giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân

Giới tính

Ngày, tháng, năm sinh

Quê quán

Dân tộc

Nơi ở hiện nay

Trình độ giáo dục phổ thông

Trình độ chuyên môn

Trình độ lý luận chính trị

Trình độ ngoại ngữ

Đảng viên

Bậc lương hiện nay

Chức vụ

Chức danh báo chí

Ngày, tháng, năm ký HĐLĐ(4) có đóng BHXH(5)

Số thẻ nhà báo đã cấp (nếu có)

Bút danh

Báo chí

Chuyên ngành khác

Hình thức đào tạo

SĐH(2)

ĐH(3)

SĐH(2)

ĐH(3)

Người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo
(Ký tên, đóng dấu)

Lưu ý: Bản tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo phải tổng hợp đầy đủ các yêu cầu trong các mục, nếu thiếu một mục sẽ bị coi là không hợp lệ.

Ghi chú:

(1) Kỳ hạn: Ví dụ: 2016 - 2020.

(2) SĐH: Sau đại học.

(3) ĐH: Đại học.

(4) HĐLĐ: Hợp đồng lao động.

(5) BHXH: Bảo hiểm xã hội.