BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2016/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016 |
Căn cứ Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Thông tư này quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) có trách nhiệm tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thẩm định hồ sơ các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây gọi tắt là Hồ sơ đề nghị thẩm định).
Điều 4. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định
1. Tổng cục Môi trường là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định.
2. Cơ quan thường trực Hội đồng có nhiệm vụ sau:
a) Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định thành lập Hội đồng thẩm định;
b) Tổ chức rà soát, đánh giá tính đầy đủ của nội dung Hồ sơ đề nghị thẩm định trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định;
c) Tổ chức lấy ý kiến các tổ chức, các chuyên gia độc lập đối với nội dung hồ sơ đề nghị thẩm định và tổng hợp ý kiến trước khi tổ chức Hội đồng thẩm định;
d) Cung cấp Hồ sơ đề nghị thẩm định và tài liệu tổng hợp ý kiến góp ý của các tổ chức, chuyên gia cho các ủy viên Hội đồng thẩm định; tổ chức cho các ủy viên Hội đồng thẩm định tham gia kiểm tra thực địa khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thẩm định;
đ) Tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định; báo cáo Hội đồng thẩm định các vấn đề liên quan đến các cuộc họp theo quy định tại
e) Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định; thông báo kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị;
g) Lập dự toán, thanh quyết toán các khoản chi phí hoạt động của Hội đồng thẩm định theo quy định;
h) Lưu giữ, quản lý Hồ sơ đề nghị thẩm định và tài liệu về quá trình thẩm định;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao liên quan đến quá trình thẩm định Hồ sơ đề nghị thẩm định.
THÀNH PHẦN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
Điều 5. Thành phần của Hội đồng thẩm định
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, số lượng và thành phần ủy viên Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định.
2. Hội đồng thẩm định bao gồm tối thiểu 11 thành viên là đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia và nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có ít nhất 50% là chuyên gia và nhà khoa học. Thành phần của Hội đồng thẩm định như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng thẩm định là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định là lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định;
c) 02 ủy viên phản biện là các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học;
d) Ủy viên thư ký là lãnh đạo của Cơ quan chuyên môn trực thuộc Tổng cục Môi trường;
đ) Các ủy viên gồm đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Mẫu quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định quy định tại
1. Quyết định triệu tập phiên họp Hội đồng thẩm định.
2. Điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định theo trình tự quy định tại
3. Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng.
4. Xử lý các ý kiến được nêu trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và kết luận các cuộc họp của Hội đồng thẩm định.
5. Ký biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ Tài nguyên và Môi trường về các kết luận đưa ra trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định.
6. Có ý kiến (đồng ý thông qua hoặc đồng ý không thông qua) đối với hồ sơ sau khi đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng thẩm định và căn cứ theo ý kiến đánh giá của 02 ủy viên phản biện.
Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định quy định tại
Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên phản biện
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định quy định tại
1. Viết bản nhận xét theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 Thông tư này.
2. Rà soát, đánh giá và có ý kiến (đồng ý thông qua hoặc đồng ý không thông qua) đối với Hồ sơ đề nghị thẩm định sau khi đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng thẩm định.
Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định
1. Trách nhiệm:
a) Nghiên cứu, đánh giá về các hồ sơ đề nghị thẩm định do Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định cung cấp; viết bản nhận xét theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư này và gửi cho Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định trước khi cuộc họp được tiến hành ít nhất 02 ngày làm việc;
b) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; và các hoạt động khác trong quá trình thẩm định Hồ sơ đề nghị thẩm định theo sự bố trí của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định; trường hợp không thể tham dự cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải thông báo và gửi bản nhận xét cho Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định trước khi cuộc họp được tiến hành ít nhất 02 ngày làm việc;
c) Quản lý các tài liệu được cung cấp đảm bảo không thất thoát, không chuyển thông tin cho bên thứ ba và nộp lại các tài liệu này theo yêu cầu của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khách quan, trung thực của các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với Hồ sơ đề nghị thẩm định và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.
2. Quyền hạn:
a) Đề nghị Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định: cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, số liệu và nội dung liên quan đến hồ sơ đề nghị thẩm định; tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác phục vụ trực tiếp cho công việc thẩm định;
b) Đối thoại trực tiếp với các bên liên quan tại các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; được bảo lưu ý kiến và ghi trong biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định;
c) Được hưởng chế độ thù lao và thanh toán các chi phí liên quan theo quy định pháp luật hiện hành khi thực hiện các hoạt động thẩm định Hồ sơ đề nghị thẩm định.
Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên thư ký
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định quy định tại
1. Cung cấp các mẫu bản nhận xét và phiếu đánh giá Hồ sơ đề nghị thẩm định cho các thành viên Hội đồng thẩm định.
2. Báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định về những tồn tại chính của Hồ sơ đề nghị thẩm định trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp ý kiến của các ủy viên Hội đồng thẩm định và thông tin do Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định cung cấp (nếu có); đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng không tham gia phiên họp của Hội đồng thẩm định.
3. Ghi, hoàn chỉnh biên bản theo Mẫu biên bản họp Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này; ký và trình biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định để Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét, ký.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của Hội đồng thẩm định theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thẩm định và Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định.
5. Trường hợp không tham dự phiên họp của Hội đồng thẩm định, Ủy viên thư ký báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định để cử 01 ủy viên của Hội đồng thẩm định làm thư ký của phiên họp.
Điều 11. Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định
1. Thành phần đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định do Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định lựa chọn và mời tham dự.
2. Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định được phát biểu ý kiến, chịu sự điều hành của Chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật. Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định không được bỏ phiếu trong các phiên họp.
Điều 12. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận công khai, trực tiếp giữa các thành viên của Hội đồng.
2. Phiên họp Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
Điều 13. Điều kiện tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định
Các phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định chỉ tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau:
1. Có sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng thẩm định hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định khi được Chủ tịch Hội đồng thẩm định ủy quyền điều hành phiên họp trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng thẩm định vắng mặt.
2. Có sự tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng thẩm định theo quyết định thành lập, trong đó có ít nhất 01 ủy viên phản biện và 03 chuyên gia, nhà khoa học.
3. Có đầy đủ các bản nhận xét của các thành viên vắng mặt trước phiên họp Hội đồng thẩm định.
Điều 14. Nội dung và trình tự tiến hành các phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định
1. Ủy viên thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, giới thiệu thành phần tham dự và báo cáo tóm tắt về quá trình xử lý Hồ sơ đề nghị thẩm định, cung cấp bản tổng hợp ý kiến góp ý, phản biện của tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học và thông tin về hoạt động của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định diễn ra trước phiên họp Hội đồng thẩm định.
2. Đại diện Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định trình bày tóm tắt nội dung Hồ sơ đề nghị thẩm định và trình bày báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá sơ bộ nội dung hồ sơ, tài liệu liên quan và tổng hợp bản nhận xét đánh giá của các ủy viên Hội đồng thẩm định.
3. Các ủy viên Hội đồng thẩm định và đại biểu tham gia phiên họp Hội đồng thẩm định trao đổi, thảo luận về những vấn đề chưa rõ (nếu có) của Hồ sơ đề nghị thẩm định.
4. Các ủy viên phản biện và các thành viên khác của Hội đồng thẩm định trình bày bản nhận xét và phiếu đánh giá nội dung Hồ sơ đề nghị thẩm định.
5. Ủy viên thư ký đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng thẩm định vắng mặt.
6. Các đại biểu tham dự phát biểu ý kiến.
7. Hội đồng thẩm định có thể họp riêng với sự tham gia của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định (do người chủ trì phiên họp quyết định) để thống nhất nội dung kết luận của Hội đồng thẩm định.
8. Người chủ trì phiên họp công bố dự thảo kết luận của Hội đồng thẩm định.
9. Các thành viên Hội đồng thẩm định, Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định phát biểu ý kiến về dự thảo kết luận của người chủ trì phiên họp đưa ra.
10. Người chủ trì phiên họp thông qua kết luận của Hội đồng thẩm định và tuyên bố kết thúc phiên họp.
Điều 15. Kết luận của Hội đồng thẩm định
1. Kết luận của Hội đồng thẩm định phải thể hiện rõ những nội dung sau đây:
a) Những tồn tại, thiếu sót của Hồ sơ đề nghị thẩm định; các yêu cầu, khuyến nghị liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ (nếu có) dựa trên ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định;
b) Căn cứ kết quả kiểm phiếu đánh giá theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 3 Điều này, kết luận theo 01 trong 03 mức độ: đồng ý thông qua; đồng ý thông qua với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung; không đồng ý thông qua.
2. Nguyên tắc đưa ra kết luận của Hội đồng thẩm định:
a) Đồng ý: khi tất cả thành viên Hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu đánh giá đồng ý;
b) Đồng ý với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ: khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc đồng ý thông qua với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;
c) Không đồng ý: khi có trên 1/3 số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua.
Điều 16. Hồ sơ của phiên họp Hội đồng thẩm định
1. Biên bản phiên họp Hội đồng thẩm định (có chữ ký, ghi rõ họ, tên của Chủ tịch Hội đồng thẩm định và người ghi biên bản).
2. Bản báo cáo tóm tắt việc thẩm định chất lượng nội dung hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thẩm định các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
3. Bản nhận xét của ủy viên và tổng hợp thông tin góp ý, phản biện của tổ chức và chuyên gia về chất lượng nội dung hồ sơ, tài liệu liên quan các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
4. Phiếu đánh giá của các ủy viên Hội đồng thẩm định tham dự phiên họp.
5. Các tài liệu khác có liên quan đến các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Điều 17. Kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định
Kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định được bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định pháp luật hiện hành. Định mức chi cho hoạt động của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.
1. Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, THỰC VẬT HOANG DÃ ĐỀ NGHỊ ĐƯA VÀO HOẶC ĐƯA RA KHỎI DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/QĐ-BTNMT | Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20….. |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, THỰC VẬT HOANG DÃ ĐỀ NGHỊ ĐƯA VÀO HOẶC ĐƯA RA KHỎI DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số / /NĐ-CP ngày tháng năm của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Thông tư số /2016/TT-BTNMT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa ra, đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) bao gồm các ông (bà) có tên sau đây:
TT | Họ và tên | Học hàm, học vị | Nơi công tác | Chức danh Hội đồng |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
… |
Điều 2. Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thẩm định hồ sơ các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trong danh mục dưới đây nhằm đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:
TT | Tên loài | Đề nghị (đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ghi cụ thể nội dung, lý do đề nghị) | Tổ chức, cá nhân đề nghị | |
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | |||
1 | … | |||
2 | … |
Điều 3. Hội đồng thẩm định hoạt động của theo quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được ban hành tại Thông tư số... ngày... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Chánh văn phòng Bộ và các thành viên Hội đồng thẩm định có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
MẪU BẢN NHẬN XÉT CỦA ỦY VIÊN PHẢN BIỆN ĐỐI VỚI HỒ SƠ LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, THỰC VẬT HOANG DÃ ĐỀ NGHỊ ĐƯA VÀO HOẶC ĐƯA RA KHỎI DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
BẢN NHẬN XÉT
HỒ SƠ LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, THỰC VẬT HOANG DÃ ĐỀ NGHỊ ĐƯA VÀO HOẶC ĐƯA RA KHỎI DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………………
2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: ……………………………………………………
3. Đơn vị công tác (tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, e-mail): …………………………...
4. Chức danh trong Hội đồng: ……………………………………………………………….
5. Nhận xét, đánh giá hồ sơ loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:
Tên loài:
Tên Việt Nam:
Tên Khoa học:
5.1. Nhận xét về nội dung hồ sơ của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Đánh giá chung về chất lượng nội dung hồ sơ:
+ Những nội dung đạt yêu cầu
+ Tính chính xác của thông tin trong hồ sơ (tên loài, vùng phân bố,...)
+ Nội dung cần chỉnh sửa
+ Những nội dung còn thiếu cần bổ sung
- Những ý kiến đề xuất, kiến nghị và lưu ý khác
5.2. Mức độ nguy cấp của loài theo hệ thống phân hạng mới nhất của: Công ước CITES, Danh lục đỏ IUCN, Sách đỏ Việt Nam và các Danh mục quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (ghi rõ mức độ nguy cấp theo phân hạng quy định trong từng văn bản)
5.3. Đánh giá hiện trạng số lượng quần thể, phân bố và mức độ bị đe dọa tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam (nêu rõ số lượng quần thể, số lượng cá thể trong các quần thể, vùng phân bố, áp lực tác động đến quần thể như thu hẹp sinh cảnh sống, buôn bán trái phép trên thế giới và ở Việt Nam, khả năng sinh sản,....)
5.4. Đánh giá việc đáp ứng của loài được đề xuất theo tiêu chí công nhận loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 của Nghị định số 160/2013/NĐ-CP (đánh dấu X vào ô tiêu chí đáp ứng)
5.4.1. Xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng
Loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong mười (10) năm gần nhất hoặc ba (03) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba (03) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
b) Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố, nơi cư trú. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
c) Quần thể loài ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành và có một trong các điều kiện: suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng cá thể từ 20% trở lên trong năm (05) năm gần nhất hoặc hai (02) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu trúc quần thể có dạng bị chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể duy nhất. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
d) Quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
đ) Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài từ 20% trở lên trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc năm (05) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ sơ. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... |
5.4.2. Xác định loài có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử
a) Loài có giá trị đặc biệt về khoa học là loài mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
b) Loài có giá trị đặc biệt về y tế là loài mang các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng được sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm y dược. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
c) Loài có giá trị đặc biệt về kinh tế là loài có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
d) Loài có giá trị đặc biệt về sinh thái, cảnh quan và môi trường là loài giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
đ) Loài có giá trị đặc biệt về văn hóa - lịch sử là loài có quá trình gắn với lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... |
6. Ý kiến khác: ……………………………………………………………………………………………
7. Kết luận đối với loài đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (nêu rõ 01 trong 03 mức độ: thông qua, thông qua với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ hoặc không thông qua với hồ sơ loài động vật hoang dã hoặc thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ).
| Hà Nội, ngày…..tháng……năm 20….. |
MẪU BẢN NHẬN XÉT CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG ĐỐI VỚI HỒ SƠ LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, THỰC VẬT HOANG DÃ ĐỀ NGHỊ ĐƯA VÀO HOẶC ĐƯA RA KHỎI DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
BẢN NHẬN XÉT
HỒ SƠ LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, THỰC VẬT HOANG DÃ ĐỀ NGHỊ ĐƯA VÀO HOẶC ĐƯA RA KHỎI DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
1. Họ và tên người nhận xét: …………………………………………………………………
2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: ……………………………………………………..
3. Đơn vị công tác (tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, e-mail): …………………………....
4. Chức danh trong Hội đồng thẩm định: ………………………………………………….
5. Nhận xét, đánh giá hồ sơ loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:
Tên loài:
Tên Việt Nam:
Tên Khoa học:
5.1. Nhận xét về nội dung hồ sơ của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Những nội dung đạt yêu cầu;
- Đánh giá tính chính xác của thông tin trong hồ sơ (tên loài, vùng phân bố,...);
- Nội dung cần chỉnh sửa;
- Những nội dung còn thiếu cần bổ sung;
- Những đề nghị và lưu ý khác.
5.2. Mức độ nguy cấp của loài theo hệ thống phân hạng mới nhất của: Công ước CITES, Danh lục đỏ IUCN, Sách đỏ Việt Nam và các Danh mục quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (ghi rõ mức độ nguy cấp theo phân hạng quy định trong từng văn bản)
5.3. Đánh giá việc đáp ứng của loài được đề xuất theo tiêu chí công nhận loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 của Nghị định số 160/2013/NĐ-CP (đánh dấu X vào ô tiêu chí đáp ứng)
5.3.1. Xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng
Loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong mười (10) năm gần nhất hoặc ba (03) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba (03) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
b) Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố, nơi cư trú. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
c) Quần thể loài ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành và có một trong các điều kiện: suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng cá thể từ 20% trở lên trong năm (05) năm gần nhất hoặc hai (02) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu trúc quần thể có dạng bị chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể duy nhất. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
d) Quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
đ) Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài từ 20% trở lên trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc năm (05) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ sơ. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... |
5.3.2. Xác định loài có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử
a) Loài có giá trị đặc biệt về khoa học là loài mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
b) Loài có giá trị đặc biệt về y tế là loài mang các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng được sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm y dược. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
c) Loài có giá trị đặc biệt về kinh tế là loài có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
d) Loài có giá trị đặc biệt về sinh thái, cảnh quan và môi trường là loài giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... | |
đ) Loài có giá trị đặc biệt về văn hóa - lịch sử là loài có quá trình gắn với lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư. | □ |
Lý do đáp ứng điều kiện: ... |
6. Ý kiến khác: ……………………………………………………………………………………………
7. Kết luận đối với loài đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (nêu rõ 01 trong 03 mức độ: thông qua, thông qua với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ hoặc không thông qua với hồ sơ loài động vật hoang dã hoặc thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ).
| Hà Nội, ngày…..tháng……năm 20….. |
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, THỰC VẬT HOANG DÃ ĐỀ NGHỊ ĐƯA VÀO HOẶC ĐƯA RA KHỎI DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH HỒ SƠ LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, THỰC VẬT HOANG DÃ ĐỀ NGHỊ ĐƯA VÀO HOẶC ĐƯA RA KHỎI DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
1. Họ và tên: …………………………….…………………………….…………………………
2. Đơn vị công tác (tên, địa chỉ, số điện thoại): …………………………….…………….
3. Chức danh trong Hội đồng thẩm định (được thành lập theo Quyết định số /QĐ-BTNMT ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường):
4. Tên loài đề nghị thẩm định:
Tên Việt Nam:
Tên khoa học:
5. Tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ của hồ sơ loài đề nghị thẩm định:
…………………………….…………………………….…………………………………………………..
6. Tính đáp ứng, phù hợp với tiêu chí xác định loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của loài đề nghị thẩm định (đánh dấu X vào ô tiêu chí đáp ứng tương ứng)
6.1. Đáp ứng toàn bộ tiêu chí xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng: | □ |
6.2. Không đáp ứng tiêu chí xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng | □ |
6.3. Đáp ứng toàn bộ tiêu chí loài có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử | □ |
6.4. Không đáp ứng tiêu chí loài có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử. | □ |
7. Ý kiến đánh giá: (Đề nghị ký tên vào ô đánh giá tương ứng)
7.1. Đồng ý thông qua (đáp ứng toàn bộ tiêu chí) | |
| |
7.2. Đồng ý thông qua với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (đáp ứng toàn bộ tiêu chí, nhưng có nội dung hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung như lỗi kỹ thuật, tên khoa học, vùng phân bố,...) | |
| |
7.3. Không đồng ý thông qua (không đáp ứng một trong các tiêu chí) |
8. Ý kiến bổ sung (nếu có):
| Hà Nội, ngày tháng năm 20 |
MẪU BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH HỒ SƠ LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, THỰC VẬT HOANG DÃ ĐỀ NGHỊ ĐƯA VÀO HOẶC ĐƯA RA KHỎI DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày tháng năm 20….. |
BIÊN BẢN CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
I. Tên Hội đồng thẩm định:
Hội đồng thẩm định….. được thành lập theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của...
II. Thành phần tham gia Hội đồng thẩm định:
- Thành viên có mặt: chỉ cần ghi số lượng thành viên có mặt trên tổng số thành viên trong Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.
- Thành viên vắng mặt: ghi đầy đủ số lượng, họ tên và chức danh trong Hội đồng thẩm định của các thành viên vắng mặt, lý do vắng mặt:
1.
2.
…
- Đại biểu tham dự (nếu có):
III. Thời gian và địa điểm cuộc họp Hội đồng thẩm định:
- Thời gian: từ ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ... đến ... giờ... ngày ... tháng ... năm ...
- Địa điểm:
IV. Nội dung và diễn biến cuộc họp: Yêu cầu ghi theo trình tự diễn biến của phiên họp Hội đồng thẩm định, ghi đầy đủ, trung thực các câu hỏi, trả lời, các ý kiến trao đổi, thảo luận của các bên tham gia phiên họp Hội đồng thẩm định.
4.1. Ủy viên Thư ký thông báo lý do cuộc họp và giới thiệu thành phần tham dự; giới thiệu người chủ trì phiên họp (Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch hội đồng ủy quyền) điều hành phiên họp.
4.2. Tổ chức, cá nhân trình bày tóm tắt nội dung hồ sơ đề nghị thẩm định:
4.3. Thảo luận, trao đổi giữa thành viên Hội đồng thẩm định với tổ chức, cá nhân đề nghị: ghi chi tiết và đầy đủ các nội dung trao đổi.
4.4. Ý kiến nhận xét về Hồ sơ đề nghị thẩm định:
4.5. Ý kiến của các đại biểu tham dự (nếu có):
4.6. Ý kiến phản hồi của Chủ tịch Hội đồng thẩm định:
V. Kết luận phiên họp:
5.1. Người chủ trì phiên họp công bố kết luận của Hội đồng thẩm định: được tổng hợp trên cơ sở ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định, trong đó tóm tắt ngắn gọn những nội dung đạt yêu cầu của hồ sơ đề nghị thẩm định, những nội dung của hồ sơ cần phải được chỉnh sửa, bổ sung.
5.2. Ý kiến khác của các thành viên Hội đồng thẩm định (nếu có):
VI. Kết quả kiểm phiếu thẩm định:
6.1. Số phiếu thông qua:
6.2. Số phiếu thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung:
6.3. Số phiếu không thông qua:
VII. Người chủ trì phiên họp tuyên bố kết thúc phiên họp
Biên bản được hoàn thành vào hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ... tại………………./.
NGƯỜI CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP | THƯ KÝ HỘI ĐỒNG |
Ghi chú: Chủ trì phiên họp và Thư ký Hội đồng thẩm định ký phía dưới của từng trang biên bản (trừ trang cuối).
- 1 Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- 2 Công văn 238/CTVN-ÐVHD năm 2018 về loài Tragelaphus strepsiceros (Linh dương sừng xoắn) không thuộc CITES do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam ban hành
- 3 Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2016 giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 154/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã quốc gia tại tỉnh Ninh Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 396/CT-BNN-TCLN năm 2015 tăng cường công tác quản lý cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- 7 Nghị định 21/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 8 Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
- 1 Chỉ thị 396/CT-BNN-TCLN năm 2015 tăng cường công tác quản lý cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 154/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã quốc gia tại tỉnh Ninh Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2016 giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 238/CTVN-ÐVHD năm 2018 về loài Tragelaphus strepsiceros (Linh dương sừng xoắn) không thuộc CITES do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam ban hành
- 5 Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp