Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2019/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM”

n cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

n cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Namˮ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đối tượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn, trình tự thủ tục xét và trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam”.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức, viên chức, Thanh niên xung phong chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, người lao động đã, đang công tác trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam (sau đây gọi chung là cá nhân trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam), gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã, đang làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải;

b) Cán bộ, công chức, viên chức đã và đang làm việc tại các vị trí việc làm về giao thông vận tải thuộc cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải của tỉnh (gồm cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);

c) Người quản lý doanh nghiệp, người lao động đã và đang làm việc trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam tại doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp là công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

2. Cá nhân khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam (sau đây gọi chung là cá nhân ngoài ngành Giao thông vận tải Việt Nam).

3. Các tổ chức có liên quan đến việc đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.

Điều 3. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam”

1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam” (sau đây gọi chung là Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Bộ Giao thông vận tải cho cá nhân có nhiều cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam,

2. Kỷ niệm chương có hình dáng, kích cỡ, màu sắc thể hiện đặc trưng của ngành Giao thông vận tải Việt Nam và phù hợp với quy định chung của Nhà nước. Kèm theo Kỷ niệm chương là Bằng chứng nhận tặng Kỷ niệm chương của Bộ Giao thông vận tải (theo mẫu đã được Bộ Giao thông vận tải đăng ký).

Điều 4. Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương

1. Kỷ niệm chương được xét tặng hoặc truy tặng một lần cho cá nhân.

2. Việc xét tặng Kỷ niệm chương được tiến hành hằng năm, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai, kịp thời, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự thủ tục quy định tại Thông tư này.

3. Trường hợp cá nhân có thời gian trước đây bị xử lý kỷ luật, thì trong thời gian thi hành kỷ luật không được tính vào thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương và xem xét tặng Kỷ niệm chương sau 01 năm kể từ khi hết thời hạn thi hành kỷ luật.

Chương II

TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG

Điều 5. Đối với cá nhân trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam

Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian công tác được xét tặng Kỷ niệm chương khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

1. Có thời gian cống hiến trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam, cụ thể:

a) Cá nhân công tác trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam có thời gian công tác từ đủ 20 năm trở lên đối với nam và từ đủ 15 năm trở lên đối với nữ.

b) Cá nhân ở các ngành khác chuyển về ngành Giao thông vận tải Việt Nam hoặc từ ngành Giao thông vận tải Việt Nam chuyển sang các ngành khác có đủ 25 năm công tác liên tục, trong đó thời gian công tác trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam đủ 10 năm trở lên đối với nam và đủ 08 năm trở lên đối với nữ.

c) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a và b Khoản này, nếu có thời gian công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo được hưởng chế độ phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên theo quy định thì thời gian công tác thực tế tại các địa bàn trên được nhân với hệ số 1,5.

d) Đối với trường hợp là Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (đương chức hoặc nghỉ chế độ chính sách hay chuyển công tác) khi xét tặng không tính thâm niên công tác.

2. Đối với công chức có thời gian ít nhất 05 năm giữ chức vụ lãnh đạo cấp Vụ, Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (hoặc tương đương) trở lên hoặc là lãnh đạo Sở Giao thông vận tải: Có nhiều công lao, thành tích góp phần xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản xác nhận, ghi nhận.

3. Cá nhân trong Ngành có nhiều công lao hoặc có đóng góp nguồn lực góp phần xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản xác nhận, ghi nhận, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có sáng kiến hoặc công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn, hiệu quả cho sự phát triển đối với ngành Giao thông vận tải Việt Nam;

b) Có đóng góp công lao, nhân lực, tài chính hoặc vật chất khác có giá trị thực tiễn, hiệu quả cho sự phát triển đối với ngành Giao thông vận tải Việt Nam.

Điều 6. Đối với cá nhân ngoài ngành Giao thông vận tải Việt Nam

Cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư này được xét tặng Kỷ niệm chương khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

1. Có công lao, thành tích suất xắc trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý góp phần xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, ngành có văn bản xác nhận, ghi nhận.

2. Có sáng kiến, giải pháp hoặc công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển đối với ngành Giao thông vận tải Việt Nam được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, ngành có văn bản xác nhận, ghi nhận.

3. Có đóng góp nguồn lực (trí tuệ, tài chính hoặc vật chất) góp phần xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, ngành có văn bản xác nhận, ghi nhận.

4. Có công lao trong xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế, góp phần xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam.

5. Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Điều 7. Các đối tượng không được xét tặng Kỷ niệm chương

1. Cá nhân trong Ngành tự ý bỏ việc, bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc đang bị điều tra, truy tố, xét xử, đang trong thời gian thi hành kỷ luật.

Chương III

HỒ SƠ, QUY TRÌNH, TRÁCH NHIỆM XÉT TẶNG VÀ TRAO TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG

Điều 8. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương

1. Thành phần hồ sơ, gồm:

a) Tờ trình của đơn vị đề nghị theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này (01 bản chính);

b) Danh sách đề nghị theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này (01 bản chính);

c) Bản tóm tắt thành tích và quá trình công tác của cá nhân có xác nhận của đơn vị trình và của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (01 bản chính). Cá nhân trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam bản tóm tắt theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Cá nhân ngoài ngành Giao thông vận tải Việt Nam bản tóm tắt theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Các Quyết định (bản sao) liên quan đến việc xét tặng Kỷ niệm chương đối với người đã nghỉ theo chế độ và đối tượng theo quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 5 của Thông tư này;

đ) Đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 (trừ đối tượng là lãnh đạo cấp Vụ thuộc Bộ Giao thông vận tải trở lên) và khoản 3 Điều 5 của Thông tư này phải có văn bản hiệp y khen thưởng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, ngành chủ quản.

2. Hồ sơ được lập thành 01 bộ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc hình thức khác về Bộ Giao thông vận tải.

Điều 9. Quy trình xét và trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương

1. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong ngành Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, lập danh sách và đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị của mình quản lý (bao gồm cả những trường hợp đã nghỉ công tác theo chế độ; đối với trường hợp cơ quan, đơn vị giải thể hoặc sát nhập thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận nhiệm vụ có trách nhiệm xem xét, đề nghị) và các đối tượng có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 của Thông tư này.

2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định hồ sơ, lập danh sách và đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý và các đối tượng có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 6 của Thông tư này.

3. Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ thẩm định hồ sơ, lập danh sách, đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương cho các đối tượng là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài hoặc làm việc cho các tổ chức nước ngoài.

4. Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ tổng hợp, rà soát, thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến Bộ phận Thường trực Hội đồng, trình Bộ trưởng quyết định.

5. Trong các trường hợp đặc biệt, Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ đề xuất và lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Điều 10. Thời gian nộp hồ sơ và thời hạn giải quyết

1. Hằng năm, các cơ quan, đơn vị trong ngành Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải xét, lập danh sách, hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, gửi về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 01 tháng 6 (bao gồm các đối tượng quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này; trừ các trường hợp đặc biệt).

Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ kiểm tra, giải quyết hồ sơ:

Đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ có văn bản thông báo, trả lại đơn vị trình;

Đối với trường hợp đầy đủ hồ sơ theo quy định, trình Bộ trưởng quyết định trước ngày 30 tháng 10 hằng năm (trừ các trường hợp đặc biệt).

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định khen thưởng, Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan, đơn vị trình kết quả xét khen thưởng.

3. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày được thông báo, cơ quan, đơn vị trình khen cử đại diện đến Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ nhận Quyết định, Kỷ niệm chương, Bằng chứng nhận và ký nhận vào hồ sơ quản lý.

Điều 11. Trao tặng Kỷ niệm chương

1. Bộ Giao thông vận tải tổ chức trao tặng: Kỷ niệm chương cho các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí Lãnh đạo các bộ, ban ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương và các trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng quyết định.

2. Bộ Giao thông vận tải đề nghị Lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân thuộc phạm vi đơn vị quản lý của mình.

3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân thuộc đơn vị quản lý.

Chương IV

QUYỀN LỢI, TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG, THU HỒI HIỆN VẬT

Điều 12. Quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được tặng Kỷ niệm chương

1. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương, Quyết định và Bằng chứng nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam” và được ghi tên vào sổ vàng truyền thống của ngành Giao thông vận tải Việt Nam.

2. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm sau:

a) Gìn giữ, bảo quản và sử dụng Kỷ niệm chương trong các ngày lễ hội và truyền thống của ngành Giao thông vận tải Việt Nam;

b) Gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tiếp tục phát huy truyền thống của ngành Giao thông vận tải Việt Nam;

c) Không cho người khác mượn Kỷ niệm chương.

3. Tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị đồng thời có quyền kiến nghị về việc đề nghị và xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 13. Hủy bỏ quyết định tặng Kỷ niệm chương, thu hồi hiện vật

1. Cá nhân bị hủy bỏ quyết định tặng Kỷ niệm chương và bị thu hồi hiện vật khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Gian dối trong việc kê khai, xác nhận thành tích, tiêu chuẩn để được tặng Kỷ niệm chương;

b) Xác nhận sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ để được xét tặng Kỷ niệm chương;

c) Có hành vi xúc phạm, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành Giao thông vận tải.

2. Căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền xác định việc cá nhân vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này để được tặng Kỷ niệm chương, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm đề nghị Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tặng Kỷ niệm chương và thu hồi hiện vật.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2020 và thay thế Thông tư số 40/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục xét, tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Namˮ.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Tổ chức cán bộ là Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị và các Sở Giao thông vận tải thực hiện Thông tư này;

b) Hằng năm lập kế hoạch dự toán kinh phí làm Kỷ niệm chương, khung, in Bằng chứng nhận Kỷ niệm chương gửi Văn phòng Bộ tổng hợp vào dự toán chi ngân sách hằng năm theo quy định.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức, thực hiện Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 15;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ:
- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Công báo;
- Báo Giao thông;
- Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, TCCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Đông

PHỤ LỤC

MẪU VĂN BẢN ÁP DỤNG TRONG HỒ SƠ KHEN THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/TT-BGTVT ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Mẫu số 01

Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.

Mẫu số 02

Danh sách đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.

Mẫu số 03

Bản tóm tắt thành tích và quá trình công tác đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương (cá nhân đã và đang công tác trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam).

Mẫu số 04

Bản tóm tắt thành tích đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương (cá nhân ngoài ngành Giao thông vận tải Việt Nam).

Mẫu số 01. Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương

Tên CQ, TC CHỦ QUẢN
Tên CƠ QUAN, TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/…

Tỉnh, thành phố, ngày … tháng … năm 20…

TỜ TRÌNH

V/v đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam”

Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải

Căn cứ Thông tư số …/2019/TT-BGTVT ngày …/.../… của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về xét, tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam”;

Căn cứ kết quả cuộc họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngày … tháng .... năm …. (của cơ quan, tổ chức...);

Cơ quan, tổ chức ……………….. đề nghị tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam” cho cá nhân, có danh sách và hồ sơ kèm theo.

Trong đó:

- Đối tượng là cá nhân trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam:

a) Đang công tác ………….. …. người;

b) Đã nghỉ công tác ……………. người;

c) Đã mất ………………………. người.

- Đối tượng là cá nhân ngoài ngành Giao thông vận tải Việt Nam:

a) Đang làm việc ………………. người;

b) Đã nghỉ công tác …………… người.

(Co quan, tổ chức) …………………………. trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Ký tên, đóng dấu
(Ghi rõ họ tên)

Mẫu số 02. Danh sách đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM”

(Kèm theo Tờ trình số: /…. ngày …. tháng .... năm … )

TT

Họ và tên

Năm sinh

Dân tộc

Chức vụ, đơn vị

(Ghi rõ tổ, đội, phòng, đơn vị)

Ngày vào biên chế

Số năm công tác

Đang công tác

Đã nghỉ chế độ

Ghi chú

Nam

Nữ

Trong ngành

Ngoài ngành


Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Tỉnh, thành phố, ngày … tháng … năm 20...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
tên, đóng dấu
(Ghi rõ họ tên)

Mẫu số 03. Bản tóm tắt thành tích và quá trình công tác

Tên CQ, TC CHỦ QUẢN
Tên CƠ QUAN, TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/…

Tỉnh, thành phố, ngày … tháng … năm 20…

BẢN TÓM TẮT THÀNH TÍCH VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam”

(Đối với cá nhân đã và đang công tác trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam)

I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ BẢN THÂN:

- Họ và tên: Nam, nữ:

- Ngày, tháng, năm sinh: Dân tộc:

- Nơi ở hiện nay:

- Chức vụ và nơi công tác hiện nay (hoặc trước khi nghỉ hưu):

- Ngày vào biên chế:

- Số năm công tác trong ngành Giao thông vận tải:

- Ngày nghỉ công tác:

II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

Thời gian công tác

(Từ ngày… /tháng... /năm... đến ngày…/tháng... /năm...)

Chức vụ, đơn vị công tác

(Ghi rõ tổ, đội, phòng ... đơn vị công tác)

Thời gian công tác

(tính cả hệ số, nếu có)

Trong ngành

Ngoài ngành

Tổng cộng:

xxxxx

III. KHEN THƯỞNG: 1

+ Huy chương hoặc Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giao thông vận tải” trước đây:

+ Danh hiệu “Anh hùng Lao động”; “Anh hùng Lực lượng vũ trang”; “Chiến sỹ Thi đua toàn quốc”; Bằng “Dũng sỹ Giao thông vận tải”; “Huân chương Lao động hạng Ba” trở lên:

IV. KỶ LUẬT: 2

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
tên, đóng dấu
(Ghi rõ họ tên)

NGƯỜI KHAI
(Ký, ghihọ tên)

XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN THƯỞNG 3

1 Ghi rõ hình thức khen thưởng, số Quyết định, ngày, tháng, năm và cơ quan ban hành.

2 Ghi rõ hình thức bị kỷ luật, ngày tháng năm bị kỷ luật và ngày tháng năm hết hạn kỷ luật (nếu có).

3 Đối với cá nhân đã nghỉ công tác theo chế độ do cơ quan quản lý ra Quyết định nghỉ chế độ xác nhận (đối với trường hợp cán bộ đã nghỉng tác theo chế độ, nay cơ quan, đơn vị giải thể hoặc sát nhập thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận nhiệm vụtrách nhiệm xem xét, xác nhận)

Mẫu số 04. Bản tóm tắt thành tích

Tên CQ, TC CHỦ QUẢN
Tên CƠ QUAN, TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/…

Tỉnh, thành phố, ngày … tháng … năm 20…

BẢN TÓM TẮT THÀNH TÍCH

Đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam”

(Đối với cá nhân ngoài ngành Giao thông vận tải Việt Nam)

I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ BẢN THÂN:

- Họ và tên: Nam, nữ:

- Ngày, tháng, năm sinh: Dân tộc:

- Quốc tịch:

- Nơi ở hiện nay:

- Chức vụ và đơn vị công tác (hiện nay hoặc trước khi nghỉ hưu):

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:

Ghi rõ những thành tích đạt được, công lao đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam.

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
tên, đóng dấu
(Ghi rõ họ tên)

NGƯỜI KHAI
(Ký, ghihọ tên)

XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN THƯỞNG 1

1 Đối với nhân không thuộc cơ quan, đơn vị nào thì phải có xác nhận thành tích của chính quyền địa phương cấp xã trở lên nơi mà cá nhân có đóng góp trực tiếp về nghiên cứu khoa học, tài chính, vật chất, nhân công...