Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 69/2001/TT-BTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2001

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 69/2001-TT-BTC NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2001 VỀ HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM KHOÁN THU, KHOÁN CHI TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Thực hiện Quyết định số 87/2001/QĐ-TTg ngày 1/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi tài chính đối với hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1/ Toàn bộ các khoản thu (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) từ hoạt động quảng cáo truyền hình và các hoạt động dịch vụ khác của Đài Truyền hình Việt Nam (kể cả các đài khu vực Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ) nộp vào tài khoán tiền gửi của Đài Truyền hình Việt Nam tại Kho bạc nhà nước Trung ương và Bộ Tài chính thực hiện ghi thu, ghi chi qua ngân sách nhà nước.

2/ Mức khoán:

- Số khoán thu: 230 tỷ đồng/năm.

- Số khoán chi: 230 tỷ đồng/năm (bao gồm các nội dung chi theo quy định tại Điểm 3 Phần II của Thông tư này).

3/ Số kinh phí do tăng thu, tiết kiệm chi sau khi đảm bảo các nhiệm vụ chi quy định tại Điều 7 Quyết định số 87/2001/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ, nếu không chi hết trong năm được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

II. QUV ĐỊNH CỤ THỂ

1/ Về việc mở tài khoản:

- Đài Truyền hình Việt Nam mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước Trung tướng do Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam làm chủ tài khoản.

- Các đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để tiếp nhận kinh phí do Kho bạc nhà nước Trung ương chuyển về theo phân bổ của Đài Truyền hình Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ được giao.

2/ Công tác lập dự toán, quản lý tài chính, .quyết toán chi ngân sách nhà nước:

a/ Dự toán ngân sách năm:

Hàng năm Đài Truyền hình Việt Nam lập dự toán thu, chi theo quy định gửi Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước trung ương, trong đó thuyết minh rõ số giao thu và phân bổ các khoản chi cho các đơn vị trực thuộc.

b/ Dự toán ngân sách quí:

Hàng quí căn cứ vào số thu của Đài và yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ chi trong quí. Đài Truyền hình Việt Nam lập dự toán thu, chi quí gửi Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước làm căn cứ kiểm soát chi.

c/ Công tác quản lý tài chính:

Hàng quý, căn cứ lệnh chuẩn chi của Thủ trưởng đơn vị (Đài Truyền hình Việt Nam, các đơn vị trực thuộc Đài) và hồ sơ thanh toán, Kho bạc nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ thanh toán, các điều kiện quy định tại Điều 48 Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước đế thực hiện thanh toán, chi trả.

Bộ Tài chính thực hiện ghi thu cho ngân sách Nhà nước và ghi chi cho Đài Truyền hình Việt Nam số tiền đã thực chi sáu tháng một lần (bắt đầu từ quí 3 năm 2001) trên cơ sở báo cáo của Đài về số thu, số thực rút 6 tháng trước (theo loại, khoản, mục, tiểu mục) kèm hồ sơ theo quy định.

d/ Kế toán và quyết toán ngân sách: Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chế độ kế toán và quyết toán các khoán thu, chi đảm bảo hoạt động của Đài theo quy định tại Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Thông tư số l03/1998/BTC-TT ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cáp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước và các văn bản hiện hành.

Đài Truyền hình Việt Nam lập báo cáo quyết toán năm số kinh phí thực thu, thực chi theo mục lục ngân sách nhà nước, kèm thuyết minh tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi; số kinh phí tăng thu, tiết kiệm chi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ.

3/ Nội dung chi theo mức khoán chi 230 tỷ đồng bao gồm:

- Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương: Đài được vận dụng quy .định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương, thu nhập đối với doanh nghiệp nhà nước để xác định việc chi trả tiền lương, tiền công cho cán bộ, công nhân viên trong biên chế và lao động hợp đồng theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành.

- Chi nghiệp vụ phục vụ công tác chuyên môn thường xuyên: chi sản xuất chương trình truyền hình, phát sóng chương trình truyền hình, mua bản quyền chương trình truyền hình, vật tư, bảo hộ lao động, sách, tài liệu phục vụ chuyên môn... mức chi do Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định phù hợp với đặc điểm của Đài trong phạm vi số khoán chi.

- Mua sắm các loại vật tư, hàng hoá, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, thiết bị.

- Chi nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định hiện hành, trừ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ hoạt động thu quảng cáo trên truyền hình và các hoạt động dịch vụ khác.

- Chi khác có liên quan đến hoạt động quảng cáo trên truyền hình và các hoạt động dịch vụ của Đài (đổi quảng cáo lấy chương trình truyền hình,...).

4/ Ngân sách nhà nước cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu quốc gia, nghiên cứu khoa học đề tài chương trình cấp nhà nước, đào tạo tại các trường thuộc Đài Truyền hình Việt Nam theo dự án hoặc dự toán chi hàng năm được duyệt.

5/ Sử dụng số tăng thu, tiết kiệm chi như sau:

Đài lập phương án sử dụng số thu vượt hoặc số chi tiết kiệm gửi Bộ Tài chính và Kho bạc nhà nước Trung ương.

a/ Số tăng thu: trường hợp số thu thực lễ tăng hơn mức khoán 230 tỷ đồng thì được tính chi tăng tương ứng 34% số thu tăng thêm (chi phí để có nguồn thu quảng cáo tăng thêm). Phần tăng thu còn lại được sử dụng 70% chi xây dựng cơ bản, 30% chi cho các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 87/2001/QĐ-TTg.

b/ Số tiết kiệm chi: Là số tiết kiệm chi so với mức khoán chi 230 tỷ đồng, được sử dụng cho các nội dung chi quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 87/2001/QĐ-TTg.

c/ Số 30% tăng thu (nêu tại khoản a trên) và số tiết kiệm chi (nêu tại khoản b trên), Đài Truyền hình Việt Nam được chi cho các nội dung sau:

- Tăng tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, nhuận bút, các khoản đóng góp cho người lao động...

- Mua sắm trang thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất theo quyết định của Tổng giám đốc.

- Trích 2 quỹ khen thướng, phúc lợi tối đa bằng 3 tháng tiền lương, tiền công thực tế bình quân của cán bộ, công nhân viên trong Đài.

- Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác truyền hình; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên, hỗ trợ sáng tác kịch bản truyền hình, thưởng cho các chương trình truyền hình đạt giải tại các cuộc liên hoan.

- Chi hỗ trợ thêm ngoài chế độ Nhà nước quy định về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức dôi ra do thực hiện sắp xếp lại tổ chức, tăng năng suất lao động.

Mức chi cụ thể cho các nội dung nêu trên do Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định.

6/'Trong thời kỳ thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi, nếu phát sinh chế độ mới của nhà nước hoặc nhiệm vụ chính trị đột xuất, Đài tự sắp xếp trong số thu. chi của Đài. Trường hợp đặc biệt Đài Truyền hình Việt Nam lập dự toán kinh phí gửi Bộ Tài chính xem xét giải quyết hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

7/ Việc quản lý, sử dụng tài sản của Đài: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước, Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/2/1999 của Bộ Tài chính về quy chế quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và các văn bản hiện hành.

8/ Việc kiểm tra, thanh tra, khen thương và xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hiện hành. Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra định kỳ, thường xuyên tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của các đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.

9/ Hàng năm Đài Truyền hình Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo nguyên tắc khoán thu, khoán chi để trình Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam trong những năm sau.

III. KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2001 (ngày Quyết định số 87/2001/QĐ-TTg ngày 1/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành).

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Nguyễn Thị Kim Ngân

(Đã ký)