- 1 Thông tư liên tịch 58/2008/TTLT-BNN-BKH-BTC hướng dẫn Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 - 2010 do Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC hướng dẫn Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành
- 1 Quyết định 696/QĐ-BNN-PC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015
- 2 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT - | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/2009/TTLT-BNN-KHĐT-TC | Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2009 |
Căn cứ Quyết định số 164/2008/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Liên tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi và bổ sung một số điểm như sau:
1. Đối với Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 02 tháng 5 năm 2008:
1.1. Sửa đổi tiết e mục 2 phần I như sau:
e) Việc trồng mới rừng phòng hộ chỉ thực hiện đối với những khu vực không thể tự phục hồi rừng như đất trống đồi núi trọc (trạng thái Ia, Ib), đất cát hoang hóa, đất ngập mặn, ngập phèn. Ưu tiên trồng rừng cho các dự án vùng phòng hộ chống cát bay, chắn sóng ven biển, rừng phòng hộ các hồ đập, công trình thủy điện trọng điểm và dự án rừng phòng hộ biên giới;
1.2. Sửa đổi, bổ sung mục 4 phần II như sau:
4. Trồng rừng:
a) Đối với rừng đặc dụng:
- Mức đầu tư trồng rừng mới bình quân để lập kế hoạch là 10 triệu đồng/ha (cho cả trồng và chăm sóc các năm tiếp theo); Cơ cấu cây trồng, mật độ, phương thức, phương pháp, thời gian trồng, chăm sóc và mức đầu tư cụ thể đối với từng khu vực được tính trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật lâm sinh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo thiết kế dự toán được cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt. Cơ quan quyết định đầu tư có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn của mình phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình.
- Cho phép đơn vị chủ rừng tự tổ chức thực hiện hoặc hợp đồng khoán với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và tổ chức ngoài quốc doanh để thực hiện công trình trồng, chăm sóc rừng đến khi thành rừng (cây giống được phép tự sản xuất hoặc tự mua nhưng phải đảm bảo thủ tục về quản lý chất lượng giống). Mức đầu tư cho trồng và chăm sóc rừng năm đầu tiên khoảng 60-70% tổng mức đầu tư, còn lại 30-40% chia cho các năm sau. Mức cụ thể do cơ quan quyết định đầu tư quy định. Đối với các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lâm sinh vẫn phải áp dụng các qui định của pháp luật đấu thầu.
b) Đối với rừng phòng hộ:
- Những diện tích đất trồng rừng phòng hộ tập trung do các chủ rừng của nhà nước trực tiếp quản lý: thực hiện như quy định đối với rừng đặc dụng (điểm a, mục 4, phần II nêu trên).
- Những diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng phòng hộ đã giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và các tổ chức ngoài quốc doanh: nếu tự nguyện tham gia trồng rừng được hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/ha cho cả trồng và chăm sóc các năm tiếp theo và được hưởng lợi từ rừng theo các quy định hiện hành (mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định). Ban quản lý dự án cơ sở tự tổ chức thiết kế kỹ thuật và phê duyệt theo tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng của Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau đó ký hợp đồng hỗ trợ trồng rừng phòng hộ với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và tổ chức ngoài quốc doanh (theo mẫu kèm theo) để thực hiện.
- Chi phí gián tiếp trong trồng rừng phòng hộ, đặc dụng (bao gồm chi phí thiết kế, dự toán, thẩm định, lập hồ sơ giao khoán) không quá 5% tổng dự toán chi phí 1ha trồng rừng. Mức cụ thể do UBND tỉnh quy định.
1.3. Sửa đổi tiết b mục 8 phần II như sau:
b) Cơ quan quyết định đầu tư phân bổ kinh phí còn lại cho việc đào tạo tập huấn khuyến lâm, thông tin tuyên truyền về khuyến lâm, xây dựng các mô hình trồng rừng giống mới được công nhận và tổ chức tham quan các mô hình trồng rừng giống mới trong nước. Mức chi theo hướng dẫn của liên Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác khuyến nông, khuyến ngư hiện hành. Đối tượng được thực hiện việc xây dựng các mô hình trồng rừng giống mới là các tổ chức trong và ngoài quốc doanh, các hộ gia đình. Mô hình được trồng trên đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng của các đối tượng này.
1.4. Bổ sung Khoản 9 Mục II như sau:
9. Kinh phí quản lý dự án được tính chung là 10% tổng vốn ngân sách đầu tư cho dự án, phân bổ cho các Bộ, ngành trung ương 0,7%; tỉnh 1,3% và chủ dự án cơ sở là 8%. Nội dung chi bao gồm: thẩm định và xét duyệt dự án, chi hội nghị sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng, văn phòng phẩm cho hoạt động chỉ đạo quản lý, trang thiết bị cần thiết (như: Phương tiện đi lại, trang thiết bị văn phòng ... phục vụ cho quản lý và chỉ đạo thực hiện Dự án), chi cho công tác quản lý điều hành, lương, phụ cấp lương cho các Ban quản lý dự án, công tác phí, công tác quyết toán sử dụng vốn hàng năm và quyết toán dự án hoàn thành.
Riêng đối với khoản 0,7% ngân sách của Trung ương: Ngoài chi cho các nhiệm vụ nêu trên còn được chi vào việc xây dựng một số cơ chế, chính sách cấp thiết phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và một số nhiệm vụ do Ban điều hành dự án Trung ương đề ra để thực hiện cho dự án. Chủ trương chi được thông qua Ban điều hành Trung ương và mức chi theo phê duyệt của cơ quan quyết định đầu tư.
2. Đối với Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-KH-NN-TC ngày 23 tháng 6 năm 2008:
2.1. Huỷ bỏ tiết a, điểm 3.1, khoản 3, Mục II.
2.2. Hủy bỏ tiết h, điểm 7.1, khoản 7, Mục II:
2.3. Sửa đổi tiết b, điểm 7.2, khoản 7, Mục II như sau:
b) Hỗ trợ trước: cây giống trồng phân tán cho tổ chức, hộ gia đình được hỗ trợ 100% giá cây giống, nhưng không vượt quá mức hỗ trợ sau đầu tư.
2.4. Sửa đổi, bổ sung khoản 9, mục II, như sau:
- Sửa đổi câu cuối cùng của khoản 9:
Đối với khoản hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm 100.000đ - 200.000đ/ha/4năm: chủ yếu dùng để trả lương, đào tạo, công tác phí cho cán bộ.
- Bổ sung nội dung:
Sử dụng mức hỗ trợ khảo sát, thiết kế 50.000 đồng/ha:
+ Đối với những diện tích đã giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Chỉ cần bản thuyết minh thiết kế đơn giản, trong đó nêu rõ trồng loài cây gì và có hướng dẫn kỹ thuật trồng (kèm bản sao giấy chứng nhận QSD đất, trích lục sơ đồ).
Trong quá trình lập hồ sơ thiết kế, có thể vận dụng kết hợp một lần ngay từ đầu giữa kinh phí hỗ trợ thiết kế (50.000 đồng/ha) với kinh phí lập bản đồ số hoàn công (30.000 đồng/ha) và sử dụng bản đồ này để báo cáo giám sát đánh giá cuối kỳ kế hoạch như qui định tại khoản 6, mục II.
+ Đối với diện tích đất chưa giao, cho thuê và chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Kết hợp nguồn kinh phí hỗ trợ giao, khoán đất (200.000đ/ha) với kinh phí hỗ trợ khảo sát, thiết kế (50.000đ/ha) để thực hiện: đo tính xác định diện tích, vị trí lô rừng, vẽ sơ đồ theo tỷ lệ qui định; Sau đó, lập bản thuyết minh thiết kế như đối với trường hợp trên (kèm theo sơ đồ diện tích lô rừng sau khi xác định vị trí, diện tích).
Chi phí nghiệm thu cơ sở lấy từ nguồn quản lý phí hàng năm của Dự án.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc các địa phương, đơn vị cần kịp thời có văn bản báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, KHCN, TNMT, QP, CA,
Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- VPCP, UB Dân tộc; Ngân hàng NNVN; Kho bạc
NNTW, Hội ND VN, TW đoàn TN CS HCM;
- UBND các tỉnh,TP trực thuộc TW;
- Các Sở NN và PTNT, Chi cục LN, Chi cục KL (có dự án 661);
- Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc NN các tỉnh;
- Thành viên Ban Điều hành TW;
- Công báo và Website Chính phủ;
- Lưu: VT (BNN ), CLN (BNN).
- 1 Thông tư liên tịch 58/2008/TTLT-BNN-BKH-BTC hướng dẫn Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 - 2010 do Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC hướng dẫn Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 696/QĐ-BNN-PC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015
- 4 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 5 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1 Quyết định 696/QĐ-BNN-PC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015
- 2 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018