BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2023/TT-BTC | Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2023 |
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính.
Thông tư này quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định pháp luật (sau đây gọi là lĩnh vực tài chính).
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Các đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật có hoạt động sự nghiệp công thuộc lĩnh vực tài chính.
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính.
2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (nếu có).
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính và Sở Tài chính tỉnh, thành phố hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo và sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác ngoài lĩnh vực tài chính.
c) Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoặc tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực tài chính hoạt động theo cơ chế như đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Đơn vị sự nghiệp quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 2 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
Việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính phải phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 120/2020/NĐ-CP).
Điều 4. Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính
1. Phân loại theo thẩm quyền thành lập
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Chính phủ.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
c) Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
d) Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phân loại theo mức độ tự chủ
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Điều 5. Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính
1. Việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, Thông tư số 04/2022/TT-BTC ngày 28/01/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tài chính địa phương thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện.
2. Ngoài các điều kiện chung quy định tại khoản 1 Điều này, việc thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính còn phải đáp ứng điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
3. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, Thông tư số 04/2022/TT-BTC ngày 28/01/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tài chính địa phương thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện và tự đảm bảo từ 30% trở lên chi thường xuyên hoặc có 30% số lượng người làm việc trở lên được hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp (trừ trường hợp đơn vị chỉ cung cấp dịch vụ công cơ bản, thiết yếu).
Điều 6. Điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính
1. Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được thực hiện khi cơ quan, tổ chức có đơn vị sự nghiệp công lập khác phù hợp về chức năng, nhiệm vụ với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tài chính để sáp nhập, hợp nhất và đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tài chính đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
b) Hai năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Không đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
d) Không đảm bảo mức độ tự chủ từ 30% trở lên chi thường xuyên hoặc có 30% số lượng người làm việc trở lên được hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này (đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực) hoặc không còn khả năng đảm bảo mức độ tự chủ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP (đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập từ ngày Thông tư này có hiệu lực).
đ) Không đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).
2. Việc sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập có mức độ tự chủ tài chính như nhau đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của các đơn vị; trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập hình thành sau khi sáp nhập, hợp nhất phải đáp ứng đủ điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 5 Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan.
Điều 7. Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính
1. Việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện khi có một trong các điều kiện sau:
a) Không còn chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP
b) Không xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
c) Không đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và cơ quan, đơn vị không có đơn vị sự nghiệp công lập khác phù hợp về chức năng, nhiệm vụ để sáp nhập, hợp nhất.
d) Không đảm bảo mức độ tự chủ từ 30% trở lên chi thường xuyên hoặc có 30% số lượng người làm việc trở lên được hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này (đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực) hoặc không còn khả năng đảm bảo mức độ tự chủ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP (đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập từ ngày Thông tư này có hiệu lực) và cơ quan, đơn vị không có đơn vị sự nghiệp công lập khác phù hợp về chức năng, nhiệm vụ để sáp nhập, hợp nhất.
đ) Không đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).
e) Đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện giải thể sau khi hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các nghĩa vụ khác có liên quan và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Giám đốc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Bộ Tài chính để hướng dẫn, giải quyết theo quy định./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |