BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT |
Số: 76-TC/HCVX | Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 1970 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Thông tư số 141-TTg ngày 29-12-1969 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã quy định việc cải tiến cấp phát kinh phí công đoàn như sau:
“Đối với các xí nghiệp, công trường và cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc các ngành trung ương quản lý, Bộ Tài chính cấp trực tiếp cho Tổng công đoàn bằng nguồn kinh phí của ngân sách trung ương.
Đối với các xí nghiệp, công trường và cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc các Ủy ban hành chính địa phương quản lý, các sở, ty tài chính cấp trực tiếp cho các liên hiệp công đoàn bằng nguồn kinh phí của ngân sách địa phương” (Thông tư số 23-TC/VP ngày 14-01-1970 của Bộ Tài chính)
Sau khi đã thống nhất ý kiến với Tổng công đoàn Việt-nam và Ngân hàng Nhà nước Việt-nam, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thi hành quy định trên như sau:
I.CĂN CỨ ĐỂ TÍNH KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN VÀ GHI VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Hằng năm, Tổng công đoàn (ở Trung ương), liên hiệp công đoàn (ở địa phương) - dưới đây đều gọi tắt là cơ quan công đoàn, căn cứ vào chỉ tiêu quỹ tiền lương kế hoạch Nhà nước của cả hai khu vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất đã được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn, để lập dự trù kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ lương kế hoạch, và gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp xét và ghi vào dự toán chi của Ngân sách, loại II, khoản 49 mục 7. (Kinh phí công đoàn ghi chung vào khoản 49 của mục lục Ngân sách, không ghi theo từng ngành).
II. CẤP PHÁT VÀ THANH TOÁN KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN
Cuối mỗi quý, cơ quan công đoàn lập kế hoạch cấp phát kinh phí cho quý sau, gửi đến cơ quan tài chính. Dựa vào kế hoạch quỹ tiền lương quý do các ngành báo cáo, cơ quan tài chính tính toán số kinh phí kế hoạch phải cấp.
Trong 10 ngày đầu tháng thứ nhất của quý, cơ quan tài chính phải cấp phát cho cơ quan công đoàn số kinh phí đó, bằng lệnh chi, vào tài khoản “quỹ công đoàn” của cơ quan công đoàn mở tại Ngân hàng Nhà nước, để kịp phân phối cho các công đoàn cơ sở.
Trường hợp ngân sách có khó khăn, thì cơ quan tài chính thương lượng với cơ quan công đoàn để cấp phát làm hai lần, nhưng phải bảo đảm kịp thời nhu cầu chi của các công đoàn cơ sở.
Sau mỗi quý, cơ quan công đoàn đề nghị với cơ quan tài chính thanh toán lại với cơ quan công đoàn, căn cứ vào số tiền lương mà cơ quan tài chính (đối với cơ quan hành chính sự nghiệp), ngân hàng Nhà nước (đối với các xí nghiệp sản xuất, kinh doanh), ngân hàng kiến thiết (đối với các nông trường) thực tế đã trả trong quý. Số tiền lương thực tế đã trả nói ở đây:
a) Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, là số liệu ghi trong báo cáo, lập theo chế độ hiện hành, để quyết toán chi về tiền lương thuộc khu vực không sản xuất vật chất của từng ngành.
b) Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ bản, là số liệu ghi trong báo cáo của ngân hàng Nhà nước kiến thiết, lập theo chế độ hiện hành, để thống kê tình hình chi tiêu quỹ tiền lương thuộc khu vực sản xuất vật chất của các ngành.
Ở trung ương, Ngân hàng Nhà nước trung ương và Ngân hàng kiến thiết trung ương cung cấp cho Bộ Tài chính các tài liệu thống kê về kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch quỹ tiền lương quý, năm của các ngành thuộc trung ương quản lý; ở các địa phương, các chi nhánh ngân hàng Nhà nước và các chi nhánh ngân hàng kiến thiết cung cấp cho các sở, ty tài chính các tài liệu thống kê về kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch quỹ tiền lương quý, năm của các ngành thuộc địa phương quản lý.
Các cơ quan tài chính, ngân hàng Nhà nước, ngân hàng kiến thiết cần tăng cường công tác quản lý chi tiêu quỹ tiền lương ở các xí nghiệp, cơ quan, theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, giám đốc việc hạch toán và bảo đảm việc thống kê quỹ tiền lương được kịp thời và chính xác, dựa vào đó mà thanh toán kinh phí công đoàn cho kịp thời và đầy đủ.
Các cấp công đoàn ở địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tài chính và ngân hàng Nhà nước, ngân hàng kiến thiết trong công tác tác này.
Việc cải tiến cấp phát kinh phí công đoàn theo Thông tư này thi hành kể từ ngày 01-01-1970.
Để bảo đảm cho việc hạch toán vào ngân sách Nhà nước năm 1970 theo đúng các chế độ thu chi, và mục lục ngân sách mới ban hành, các đơn vị đã nộp kinh phí công đoàn quý I-1970 theo quy định cũ, nay cần giải quyết như sau:
Riêng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp trung ương đóng ở địa phương, thì sau khi nộp kinh phí 2% cho công đoàn, phải báo cáo ngay về Bộ chủ quản để Bộ chủ quản tổng hợp, gửi Bộ Tài chính trước ngày 30-05-1970:
- Số tiền lương thực trả của đơn vị trong quý I-1970.
- Số tiền đã nộp cho liên hiệp công đoàn địa phương về kinh phí công đoàn quý I-1970 (ghi rõ từng địa phương).
Các tài liệu trên đây rất cần thiết cho việc điều chỉnh ghi chép số thu, chi của kế toán ngân sách 1970 theo đúng các chế độ mới ban hành.
2. Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh và kiến thiết cơ bản.
Để bảo đảm thi hành quy định mới từ 01-01-1970, đồng thời bảo đảm việc các đơn vị phải nộp trả ngân sách Nhà nước số tiền đã trích từ lợi nhuận để nộp kinh phí công đoàn của quý I-1970.
a) Cơ quan công đoàn lập kế hoạch đề nghị cấp phát kinh phí công đoàn (kinh phí này tính từ 01-01-1970 theo như quy định ở phần II trên) gửi đến cơ quan tài chính, kèm theo danh sách các đơn vị đã trích lợi nhuận để nộp kinh phí công đoàn quý I-1970. Danh sách này cần ghi rõ số tiền mỗi đơn vị đã trích nộp và phải làm thành 3 bản:
- 1 bản gửi cơ quan ngân hàng Nhà nước,
- 1 bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp,
- 1 bản gửi Tổng công đoàn Việt-nam.
Căn cứ vào danh sách này, cơ quan công đoàn:
- Một mặt làm giấy chuyển khoản để chuyển trả lại vào tài khoản của từng đơn vị (kể cả đơn vị trung ương đóng ở địa phương) số tiền mà đơn vị đã nộp về kinh phí công đoàn quý I-1970.
- Mặc khác, báo ngay cho đơn vị được trả tiền biết, và đơn vị này có trách nhiệm làm giấy ủy nhiệm chi và giấy nộp tiền (có ghi rõ loại, khoản, hạng, mục thu mà đơn vị phải nộp lợi nhuận theo đúng mục lục ngân sách mới) gửi đến cơ quan ngân hàng Nhà nước để cơ quan ngân hàng làm thủ tục chuyển nộp vào ngân sách, theo quy định ở đoạn c sau đây.
b) Cơ quan tài chính xét duyệt và cấp phát kịp thời kinh phí cho cơ quan công đoàn. Trên lệnh chi tiền, cần ghi rõ vào phần “chú thích đối với ngân hàng” số tiền mà cơ quan công đoàn phải chuyển trả cho các đơn vị, theo danh sách đã gửi đến cơ quan tài chính và ngân hàng Nhà nước.
Sau khi cấp phát, các sở, ty tài chính có trách nhiệm, cùng với cán bộ chuyên quản xí nghiệp, theo dõi, đôn đốc các đơn vị nộp trả ngân sách Nhà nước khoản tiền đã trích từ lợi nhuận, và báo cáo về Bộ Tài chính trước ngày 30-05-1970;
- Số tiền các đơn vị trung ương đóng ở địa phương đã trích từ lợi nhuận để nộp kinh phí công đoàn quý I-1970,
- Số tiền các đơn vị này đã thu hồi và nộp trả ngân sách Nhà nước.
- Lý do chưa nộp trả đủ (nếu có).
Các tài liệu trên đây rất cần thiết cho việc điều chỉnh ghi chép số thu, chi của kế toán ngân sách 1970 theo đúng các chế độ mới ban hành.
c) Cơ quan ngân hàng Nhà nước giám đốc các việc làm trên; theo sự thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan ngân hàng Nhà nước phải căn cứ vào các giấy tờ nhận được (lệnh chi tiền có phần chú thích của cơ quan tài chính, giấy chuyển khoản của cơ quan công đoàn, giấy ủy nhiệm chi và giấy nộp tiền của đơn vị) mà kiểm soát lại; nếu đủ thì làm thủ tục sau đây:
- Chuyển khoản từ ghi Nợ tài khoản cơ quan công đoàn qua chi Có tài khoản đơn vị, để phản ánh việc công đoàn hoàn trả cho đơn vị số tiền đơn vị đã trích nộp kinh phí công đoàn;
- Đồng thời liền theo đó, ghi chép ngay việc chuyển nộp từ ghi Nợ tài khoản đơn vị sang ghi Có tài khoản thu ngân sách, để phản ánh số tiền đơn vị nộp trả ngân sách.
Cần chúý điểm có tính chất nguyên tắc là số tiền do công đoàn chuyển trả phải bảo đảm được nộp ngay vào ngân sách mà không được rút ra chuyển hoặc sử dụng vào việc khác.
Các việc trên đây cần tiến hành song song trong một thời gian do các ngành thống nhất quy định, và phải làm xong trước ngày 30-05-1970, để bảo đảm sổ sách kế toán ngân sách 1970 phản ánh đúng kết quả thi hành các chế độ thu, chi mới.
Thông tư này không thi hành đối với các tổ chức do các nguồn vốn khác, ngoài vốn ngân sách Nhà nước gánh chịu tiền lương, như: quỹ đảng, quỹ công đoàn, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí, quỹ nhà trẻ, nhà ăn, v.v…; các tổ chức này vẫn lấy nguồn vốn của mình để nộp kinh phí 2% cho cơ quan công đoàn.
Bộ Tài chính và Tổng công đoàn Việt-nam đã thỏa thuận là Tổng công đoàn sẽ quy định việc trích nộp cho thuận tiện, sau khi bàn bạc với các tổ chức có liên quan.
Thông tư số 07-TC/HCP ngày 31-01-1959 của Bộ Tài chính về việc nộp kinh phí công đoàn nay bãi bỏ.
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |